Top 8 Vị tiên trong văn hóa và Đạo giáo Trung Quốc

Triệu Triệu Thành 68 0 Báo lỗi

Trong văn hóa Trung Quốc và một số quốc gia khác, các vị tiên của Đạo giáo là một chủ đề phổ biến trong mỹ thuật, hội họa và đồ gốm. Tượng các vị tiên được sử ... xem thêm...

  1. Hán Chung Ly tên thật là Chung Ly quyền, nguyên mẫu là một vị đại tướng dưới thời Đông Hán. Vị tiền này thường được coi là người đứng đầu trong Bát tiên (có người cho rằng Lã Động Tân là người đứng đầu). Hán Chung Ly được Toàn Chân giáo tôn là Bắc Ngũ Tổ, đạo hiệu là "Chính Dương chân nhân"


    Vẻ ngoài của ông mập mạp cùng với bộ râu xoăn. Trên người mặc chiếc áo phanh trần, để lộ chiếc bụng tròn. Ông sử dụng một chiếc quạt có khả năng cải tử hoàn sinh. Do đó, Chung Ly Quyền tượng trưng cho sức khỏe dồi dào.


    Truyền thuyết về Hán Chung Ly xuất hiện từ thời Ngũ Đại Thập Quốc cho đến đầu thời nhà Tống. Có ghi chép về ông trong các sách như Tuyên Hòa niên phổ, Tống thư, Di kiên chí. Theo truyền thuyết, căn phòng nơi ông sinh ra được chiếu sáng rực rỡ. Sau khi sinh, ông không ngừng khóc cho đến khi được 7 ngày tuổi. Đạo giáo đời sau tổ chức sinh nhật vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.

    Hán Chung Ly
    Hán Chung Ly
    Ảnh minh họa (nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (nguồn Internet)

  2. Lã Động Tân, tên húy là Lã Nham còn có hiệu là Hồi Đạo Xuân. Ông là vị tiên nổi tiếng trong Đạo giáo, được tôn là một trong "Ngũ Ấn Chủ Ngũ Văn Xương". Trong Đạo giáo Trung Hoa thì phái Toàn chân tôn Lã Động Tân là một trong Ngũ Dương Tổ - nhân vật tiêu biểu của phái Nội Đan, cũng như dòng tư tưởng Tam giáo đồng lưu. Trong dân gian Lã Động Tân được thờ làm thần giải mộng, thần văn cụ, thần khoa khảo, thần đào vàng và các loại mỏ kim loại, thần tổ nghề tóc, cũng như thờ ông làm thần dạy võ hay thần tài.


    Dân gian coi Lã Động Tân là vị tiên có pháp lực cao siêu, hay tế thế cứu khổ, giúp dân trừ nạn nên rất tôn kính ở miền bắc Trung Quốc gọi ông là Lã tiên ông. Ở Đài Loan thì xưng là Lã tiên công, gọi tắt là Tiên Công hay Tiên Công chủ. Lã Động Tân cùng với quan Thánh Đế Quân (Quan Vũ), Nhạc Ngạc Vương (tức Nhạc Phi), Táo Quân và Vương Linh Quan thường được thờ chung là Ngũ Ân Chủ.


    Do ông là người xuất thân từ Đạo gia nên thường sử dụng phất trần và kiếm phép để xua đuổi tà ma và chữa bệnh cứu người. Do đó, khi đặt ngài trong nhà tức là cầu mong bình an, tránh được bệnh tật.

    Lã Động Tân
    Lã Động Tân
    Ảnh minh họa (nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (nguồn Internet)
  3. Tào Quốc Cữu là con ruột của Tào Thái hậu, đời vua Tống, nên gọi là Quốc Cữu. Ông được minh họa như một người mặc quan phục với thẻ bài bằng ngọc, đôi khi ông cũng cầm phách thẻ. Thẻ bài ngọc của ông có tác dụng làm trong sạch môi trường. Tào Quốc Cữu được coi là vị tiên bảo trợ cho các nghệ sĩ. Ông có nghề gõ phách nhịp, nên còn được người đời xưng tụng là ông Tổ của các kịch sĩ, diễn viên.


    Tào Quốc Cửu quen biết với Lã Động Tân và Hán Chung Ly, nhưng sau đó đã từ bỏ chủ nghĩa phồn hoa phú quý. So với các vị tiên khác, cách ăn mặc của ông khác biệt khi mặc áo nhà quan toát lên sự cao quý. Vì vậy, Cao Quốc Cửu tượng trưng cho sự thăng tiến trong sự nghiệp và mọi việc suôn sẻ.


    Một thuyết cho rằng ông là em trai Từ Thánh Quang Hiến Tào hoàng hậu của Tống Nhân Tông nhưng các tài liệu khác đưa ra thông tin khác về quê quán của ông. Có thuyết cho rằng ông là người Chân Định (nay là Ninh Tấn, Hình Đài, tỉnh Hà Bắc), do Từ Thánh Quang Hiến Tào hoàng hậu là người Chân Định, nhưng lại có thuyết cho rằng ông là người Từ Châu (nay là Từ Châu, tỉnh Giang Tô).

    Tào Quốc Cữu
    Tào Quốc Cữu
    Ảnh minh họa (nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (nguồn Internet)
  4. Trương Quả Lão, còn có tên gọi là Trương Quả, cùng với Hán Chung Ly và Lã Động Tân. Ông là vị tiên có nguyên mẫu là nhân vật có thật trong lịch sử, các vị tiên còn lại chỉ có trong truyền thuyết. Ông có tên thật là Trương Quả, được ghi chép trong Cựu Đường thư, hay Tân Đường thư hoặc Đại Đường Tân ngữ. Sự xuất hiện của ông được cho là bắt đầu từ khoảng giữa hay cuối thế kỷ VII và kết thúc vào khoảng giữa thế kỷ VIII như là một thuật sĩ giang hồ được dân gian sau này thêu dệt thành thần tiên.


    Ông là một vị tiên giỏi về thuật sĩ và những điều huyền bí. Hình tượng của ông gắn liền với cái trống cơm và con lừa. Khi cưỡi ông sẽ ngồi ngược, khi không cưỡi thì ông sẽ gói con lừa vào một cái bị cói đeo ở sau lưng. Trên tay ông còn mang một nhạc cụ giống ống tre, ừa đi vừa thong thả vừa hát. Trường Quả Lão tượng trưng cho trí tuệ, sự thông thái của người lớn tuổi trong gia đình.

    Trương Quả Lão
    Trương Quả Lão
    Ảnh minh họa (nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (nguồn Internet)
  5. Lam Thái Hòa là vị tiên ít được biết đến trong Bát tiên, tiền thân là Phi Phát tiên nhân, sư huynh là Xích Cước đại tiên. Hiện tại chưa rõ vị tiên này là nam tiên hay nữ tiên. Truyền thuyết kể rằng Lam Thái Hòa là người sống vào thời nhà Đường. Nam Thái Hòa thường được minh họa với y phục dễ gây mơ hồ về giới tính, nhưng nói chung thường được vẽ bằng hình ảnh của một cậu bé hoặc một cô bé, một thanh niên/phụ nữ, hay một ông lão, bà già mang theo một lãng hoa.


    Ngài thường mặc một chiếc áo màu xanh rộng, với buộc dây lưng đen, đi một chân trần và một chiếc giày. Mùa hè mặc áo bông không biết nóng, mùa đông mặc áo đơn không biết lạnh. Hình ảnh ngài thường gắn theo một đôi nhạc cụ bằng gỗ, gọi là phách, cất lên tiếng hát những người qua đường có thể dừng lại xem và cho tiền, do Lam Thái Hòa là ăn xin. Ngài thường xâu những đồng tiền mà người ta bố thí thành một xâu tiền mang theo bên mình.

    Lam Thái Hòa
    Lam Thái Hòa
    Ảnh minh họa (nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (nguồn Internet)
  6. Thiết Quải Lý hay còn gọi là Lý Thiết Quải, vị tiên này đôi khi được miêu tả như một người dễ nóng tính và hay gắt gỏng nhưng lại là người nhân từ đối với những người nghèo khổ, ốm đau, bệnh tật. Những người được ông giúp giảm nhẹ nỗi buồn phiền trong lòng của mình bằng một loại thuốc đặc biệt của ông lấy từ quả bầu mà ông hay đeo trên vai.


    Thiết Quải Lý được xem là vị tiên có quyền năng nhất, cũng là người thành tiên sớm nhất, giúp các vị kia thoát tục thành tiên như ông.


    Ông thường được miêu tả như một ông già xấu xí, với khuôn mặt bẩn thỉu, râu ria lởm chởm, tóc tai bù xù và một chiếc đai vàng trên đầu. Ông đi lại với sự hỗ trợ của một chiếc thiết trượng và thường đeo theo một quả bầu trên vai hay cầm trong tay. Một số người miêu tả ông như một nhân vật hài hước, hạ trần trong hình dạng của một kẻ ăn mày và sử dụng quyền năng của mình để giúp đỡ những người nghèo khổ và bị áp bức. Hình tượng của Thiết Quải Lý gắn liền với y học, tại Trung Quốc biểu tượng thiết trượng vẫn được treo ở ngoài những tiệm bán thuốc bắc. Quả bầu chứa thuốc tiên là biểu tượng phổ biến nhất của ông mà các thầy phù thủy chuyên nghiệp thích sử dụng.

    Lý Thiết Quải
    Lý Thiết Quải
    Ảnh minh họa (nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (nguồn Internet)
  7. Hàn Tương Tử, theo truyền thuyết ông bái Lã Động Tân làm thầy học đạo và âm nhạc của Đạo giáo gọi là "Thiên hoa dẫn" tương truyền là do ông sáng tác. Dân gian sau này cho rằng ông là cháu của Hàn Dũ đời Đường có tên gọi là Hàn Tương. Tuy nhiên, hai nhận vật này có nhiều điểm bất đồng nên khó có thể khẳng định được Hàn Tương Tử là Hàn Tương.


    Hàn Tương Tử có tài thổi sáo và có thể sáng tác những bản nhạc êm dịu bằng cây sáo thần mà mình sở hữu. Đặc biệt âm thanh của sáo sẽ thu hút những điều tốt lành xung quanh, chẳng hạn như khi anh ấy thổi sáo, cây cối sẽ trở nên tươi tốt và phát triển nhanh chóng. Khả năng đặc biệt của Hàn Tương Tử là có thể làm cho cây cối mọc nhanh trong tích tắc. Hình ảnh Hàn Tương Tử với rất nhiều những mầm cây trong chiếc bao tải đeo sau lưng ngụ ý cho một cuộc sống viên mãn.

    Hàn Tương Tử
    Hàn Tương Tử
    Ảnh minh họa (nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (nguồn Internet)
  8. Hà Tiên Cô hay còn gọi là Hà Quỳnh hay Hà Tú Cô, và có lẽ vị tiên nữ duy nhất trong số các vị Tiên của Đạo Giáo. Trong hình ảnh minh họa về vị tiên này thường là hình ảnh của một người phục nữ xinh đẹp, tay cầm hoa sen. Người ta cho rằng, bông hoa sen mà Hà Tiên Cô mang theo làm cho sức khỏe của con người trở nên tốt hơn. Đôi khi, người ta còn minh họa Tiên Cô mang theo một nhạc cụ gọi là sênh hoặc đôi khi có cả chim phượng hoàng đi theo, mang theo một chiếc thìa bằng tre hoặc chiếc phất trần.


    Tương truyền lúc nhỏ bà tên là Hứa Sinh (tên nam), sau bị coi là kỹ nữ (có nhiều tài liệu nói rằng bà chuyển giới từ nam sang nữ). Cô rất hiếu thảo, hết lòng chăm sóc mẹ già bệnh tật, nhờ đó mà bà đắc đạo thành tiên. Khi còn nhỏ Tiên Cô này có sáu vòng xoáy trên đầu, ai cũng cho là kỳ tướng. Sau khi thành tiên, Hà Tiên Cô thường cầm hoa sen linh thiêng và cây phất trần. Đặt bà trong nhà tượng trưng cho sự sung túc, gặp nhiều may mắn.

    Hà Tiên Cô
    Hà Tiên Cô
    Ảnh minh họa (nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (nguồn Internet)



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |