Top 6 Vị thần thủ hộ trong Phật giáo Mật Tông Tây Tạng
Mật Tông là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ 5 - 6 tại Ấn Độ. ... xem thêm...Sau đó, Mật Tông sớm du nhập vào Tây Tạng và trở thành một trong những tôn giáo chính ở đây. Trong bài viết này, hãy cũng Toplist tìm hiểu những vị thần thủ hộ được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Mật Tông Tây Tạng.
-
Ngũ Phương Phật còn có tên gọi khác là Ngũ Thiền Định Phật, Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Trí Phật hay đôi khi còn gọi là Ngũ Phật. Ngũ Phật là tên gọi để chỉ năm vị chư Phật trong phái Mật Tông, lấy Đại Nhật Như Lai tức Phật Thích Ca Mâu Ni làm tôn chủ và có sự phân biệt Ngũ Phật giới Thai Tạng và Ngũ Phật giới Kim Cương.
Năm vị Đức Phật này đại diện cho năm tính cách và năm khía cạnh tương ứng với năm loại trí tuệ trong cuộc đời mỗi con người. Ứng với mỗi vị Phật sẽ có một con đường riêng để đạt cảnh giới Niết Bàn và tạo dựng nên chứng quả Bồ Đề. Nếu có duyên và nguyện tâm thì khi chúng ta muốn đi theo Đạo tu của vị Phật nào ắt sẽ được tái sanh về thế giới đó.
Ngũ Phật là năm bộ giác ngộ là hiện thực đã hoàn chỉnh với sáu căn, sáu thức, sáu trần, năm uẩn và năm đại. Năm vị Phật cũng tương ứng với năm loại trí tuệ tương ứng là: đại viên trí, bình đẳng tính trí, diệu quan sát trí và thành sở tác trí.
Ngũ Trí Như Lai gồm 5 vị Phật tối cao của Phật Giáo Mật Tông :- Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Như Lai, Vairochana)
- A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya)
- Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava)
- A Di Đà Như Lai (Amitabha)
- Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi)
-
Quán Thế Âm Bồ Tát là danh hiệu của một vị Phật đáng lẽ đã chứng quả Phật, nhưng còn nguyện lẫn lộn ở cõi ta bà để cứu độ chúng sinh. Người ta cũng gọi Ngài là Quan Âm Phật, Quan Âm Như Lai, Quan Thế Âm, Quan Âm Nam Hải, Phổ Đà Phật Tổ,..
Bồ Tát Quán Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện sự từ bi đến cùng tận trong đời vị lai nếu chúng sinh vẫn còn còn đau khổ. Vì chỉ có Từ Bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có Trí Tuệ mới diệt được u minh. Do đó, Bồ Tát Quan Thế Âm thiết lập tâm đại từ, đại bi mà thực hiện đại thệ nguyện độ sanh của Ngài.
Câu nguyện nổi tiếng của Đức Quán Thế Âm “Con nguyện không thành chánh giác khi tất cả chúng sanh chưa thành" đã thể hiện được tấm lòng từ bi vô cùng của Người.
Quan Thế Âm thường được miêu tả là cầm viên ngọc Như Ý trong tay và hướng về phía tim mình, điều này thể hiện cho Trí tuệ siêu việt ngụ ý rằng sự tử tế sẽ đem lại may mắn cho con người.
-
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng được gọi là Mạn Thù Thất lỵ, có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy. Ngài là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí tuệ, là một trong những vị Bồ Tát quan trọng Phật Giáo Mật Tông.
Văn Thù Sư Lợi Bồ tát thường được miêu tả là một người đàn ông với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Đặc biệt, tay phải Ngài giương lên cao trên đầu và cầm trên tay một lưỡi gươm rực lửa. Nó mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ nầy sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận và đưa con người đến trí tuệ viên mãn.
Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được Phật Thích-ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây và Ngũ Đài sơn chính là nơi Bồ Tát thuyết pháp. Vì vậy, Ngũ Đài sơn cũng được xem là trụ xứ của Ngài. Một thuyết khác bảo rằng, Bồ Tát đã từng xuất hiện tại Trung Quốc trong thế kỉ 1, đời Hán Minh Đế. Câu niệm danh hiệu của vị bồ tát này là: "Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát".
-
Đức Phổ Hiền Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa. Trong đó, Phổ có nghĩa là phổ biến còn Hiền là Đẳng giác Bồ tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, Ngài tuỳ vào mong cầu cá nhân mà hiện thân hoá độ.
Ngài thường được miêu tả là một vị Bồ Tát mang vương miện và y phục đầy ắp châu báu như một vị vua giàu có. Ngài cưỡi voi trắng 6 ngà. Pháp khí của Ngài là viên bảo châu mà ngài thường cầm nơi tay trái hoặc tay phải cầm hoa sen, trên đó hoa là viên bảo châu. Hình ảnh này tượng trưng cho sự chiến thắng.
Bồ Tát Phổ Hiền là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải. Trong khi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đại diện cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật thì Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chúng Phật.
-
Địa Tạng hay Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị Bồ Tát được tôn thờ trong Phật giáo Đông Á, thường được mô tả như một tỉ-khâu phương Đông. Địa Tạng Vương Bồ tát là một trong Sáu vị bồ tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa.
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.
Ngài là vị Bồ Tát cứu độ chúng sinh lầm than đang chịu phạt nơi Địa ngục A Tỳ khổ đau, trẻ em yểu mệnh và đôi khi là những lữ khách lạc đường nơi phương xa. Ngài cũng là vị Bồ Tát duy nhất có bạch hào (lông trắng xoáy nằm giữa 2 mắt) trên trán, đây là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Ngài thường được miêu tả qua tranh và tượng thờ là một tỳ kheo trọc đầu với vầng hào quang, một tay cầm ngọc Như Ý, tay còn lại cầm Tích trượng có 6 vòng, biểu lộ sự phổ độ chúng sinh của Ngài trong khắp Lục đạo luân hồi.
-
Hộ Pháp hiểu đơn giản là các vị thần bảo hộ Phật pháp, Tăng ni, Phật tử và những người có hạnh nguyện truyền bá chánh pháp tới mọi người. Trong tiếng Phạn các Ngài được gọi là dharmapala hay dhammapala. Mở rộng ra, các vị thần Hộ Pháp cũng được hiểu là những vị thần nguyện đi theo Phật.
Những hộ thần này thường có các dạng hình tướng phẫn nộ, xấu xí và khủng khiếp. Điều này đi ngược lại hoàn toàn với quan niệm 72 tướng tốt trong Phật giáo. Tuy nhiên những tướng này không chỉ sự xấu xa, man rợ mà nó thể hiện cho sự mạnh mẽ, dũng mãnh của thực tại căn bản của vũ trụ nói chung, và tượng trưng cho tâm thức của con người nói riêng Ngoài ra, nó còn thể hiện cho sự đánh bại những tham, sân, si của mỗi người và sự bảo hộ cho lòng tín, đức tin. Những vị hộ thần giận dữ còn đại biểu cho sự chế ngự dục vọng, đánh bại những điều xấu xa.
Bát Đại Hộ Pháp gồm 8 vị hộ thần:
- Yama (Dạ Ma)
- Mahakala (Đại Hắc Thiên)
- Yamantaka (Hàng Phục Dạ Ma)
- Kubera (Vaisravana, Jambhala, Tài Bảo Thiên Vương)
- Hayagriva (Mã Đầu Minh Vương)
- Palden Lhamo (Vị nữ thần)
- Tshangs Pa hay "White Brahma" (Phạm Thiên Trắng)