Top 7 Vị thần may mắn phù hộ tài lộc và của cải
Trong suốt lịch sử, con người đã tìm kiếm sự giàu có và may mắn dưới nhiều hình thức, đó là tiền bạc, hạnh phúc, mùa màng bội thu... Mọi nền văn hóa trên toàn ... xem thêm...cầu đều có một vị thần đại diện sự giàu có, tài lộc, may mắn, thịnh vượng. Trong bài viết này, hãy cùng Toplist tìm hiểu một số Thần giàu có được tôn thờ nhiều nhất trên thế giới.
-
Trong thần thoại Hy Lạp, Plutus được mệnh danh là Thần của sự sung túc và giàu có. Ông đã được nhiều nhà văn và nghệ sĩ miêu tả trong nhiều năm, thường là bên cạnh một cây sung túc vốn là biểu tượng nổi tiếng của sự giàu có, phong phú và dư giả. Tuy nhiên, nguồn gốc của vị thần này vẫn chưa được rõ ràng.
Có lẽ câu chuyện nổi tiếng nhất thường được lưu truyền về vị thần này đó là ông vốn là con trai của Demeter (Nữ thần mùa màng) và người anh hùng con người, Iasion. Do đó, lời chúc giàu có của ông thường có nghĩa là mùa màng bội thu và thức ăn dồi dào hơn là tiền bạc. Plutus từng thề rằng sẽ ban phát cho những người tốt, công bằng và thông thái. Tuy nhiên, thần Jesus lại giáng lên ông một đôi mắt mù loà nên nhiều khi ông ban phát của cải cho cả những kẻ xấu xa.
Trong xã hội hiện đại, thần Plutus có thể đại diện cho sự giàu có dưới dạng tiền bạc nhưng cũng là sự giàu có cá nhân chẳng hạn như một gia đình lành mạnh.
-
Lakshmi là một trong những Nữ thần nổi tiếng nhất trong Ấn Độ giáo gắn liền với sự giàu có, quyền lực, may mắn, sắc đẹp và thịnh vượng. Lakshmi thường được thể hiện trong tác phẩm điêu khắc ngồi trên hoa sen, ngực đầy đặn, hông rộng, nở nụ cười nhân từ và đôi khi bị một đôi voi dội nước lên người với thú nuôi là một con cú trắng, các đồng xu bằng vàng rơi ra từ lòng bàn tay của thần.
Trong một số miêu tả, sự giàu có, sung túc được thể hiện qua đôi bàn tay của thần, nó được tuôn ra dưới dạng các đồng xu hoặc đôi khi qua hình ảnh hũ vàng nữ thần cầm trên tay. Biểu tượng này có nghĩa là sự giàu có mà nữ thần Lakshmi ban phát là cả sự giàu có về vật chất cũng như tinh thần. Khuôn mặt và bàn tay mở rộng của người đang ở trong thủ ấn biểu thị lòng từ bi và sự cho đi.
Lakshmi thường mặc một chiếc váy đỏ thêu chỉ vàng, tượng trưng cho sự may mắn và giàu có. Nữ thần Lakshmi, thần của sự giàu có và thịnh vượng, thường được khắc hoạ chung cùng với chồng là Vishnu, vị thần duy trì cuộc sống con người bằng công lý và hòa bình. Biểu tượng này ngụ ý sự giàu có và thịnh vượng đi đôi với việc duy trì sự sống, công lý và hòa bình. Đến nay, Nữ thần vẫn được những người theo đạo Hindu tôn thờ.
-
Trong thần thoại Nhật Bản, Thất Phúc Thần hay Bảy vị thần may mắn (七福神, shichifukujin trong tiếng Nhật) được cho là ban sự may mắn và thường được thể hiện trong các tượng gỗ nhỏ netsuke và trong các tác phẩm nghệ thuật. Một trong bảy vị thần là Jurōjin được dựa trên một nhân vật có thật lịch sử.
Ban đầu, họ được biết đến như những vị thần xa lạ và vô cảm, nhưng dần dần trở thành những nhân vật kinh điển gần gũi hơn nhiều đối với một số ngành nghề và nghệ thuật Nhật Bản. Trong suốt lịch sử, sự ảnh hưởng lẫn nhau của các nền văn hoá đã tạo ra sự nhầm lẫn về việc ai trong số họ là người bảo trợ cho ngành nghề nào, nên tuỳ theo địa phương mà mỗi vị thần sẽ bảo trợ cho một ngành nghề khác nhau.
Việc tôn thờ nhóm các vị thần này cũng là do tầm quan trọng của số 7 ở Nhật Bản, được cho là dấu hiệu của sự may mắn. Mỗi vị thần trong số 7 vị thần đại diện cho một loại may mắn khác nhau như sau:
- Benzaiten - Vị thần của nghệ thuật và văn thơ
- Hotei - Vị thần của hạnh phúc, hiện thân của tài sản, vận mệnh gia đình,hoà bình và yên ổn,bất lão và trường thọ
- Jurojin - Vị thần của sự trường thọ
- Ebisu - Vị thần của biển cả, dân chài và nhà buôn
- Bishamonten - Thần chiến tranh, vị thần của sự bảo hộ
- Daikokuten - Vị thần của giàu có,vụ mùa bội thu
- Fukurokuju - Vị thần của hạnh phúc, phú quý và trường thọ
-
Fortuna là Nữ thần may rủi, người được tôn thờ rộng rãi trên khắp nước Ý. Fortuna thường được miêu tả với gubernaculum (bánh lái của con tàu), một quả bóng hoặc Rota Fortunae (bánh xe may mắn, lần đầu tiên được đề cập bởi Cicero) và một chiếc sừng (sừng sung túc).
Nữ thần có thể mang lại điều may mắn hoặc xui rủi. Fortuna thường được miêu tả là che mặt và bị mù, như trong các mô tả thời hiện đại về Quý bà Công lý, ngoại trừ việc Fortuna không thể giữ thăng bằng. Fortuna thường đến để đại diện cho sự thất thường của cuộc sống.
Người cũng là một nữ thần của số phận: với tư cách là Atrox Fortuna, nữ thần đã cướp đi sinh mạng của các cháu trai của hoàng tử Augustus là Gaius và Lucius, những người thừa kế tương lai của Đế chế. Fortuna đã được tôn thờ rộng rãi ở Ý từ những thời kỳ đầu tiên.
Tại Praeneste, đền thờ của nữ thần là một ngôi đền tiên tri nổi tiếng, cũng như đền thờ của thần ở Antium. Người La Mã cầu khẩn Nữ thần này bất cứ khi nào họ cần sự may mắn trong cuộc đời của mình.
-
Kubera trong thần thoại Ấn Độ giáo là vua của Yakshas (tinh linh tự nhiên) và là vị thần của sự giàu có. Thần được liên kết với trái đất, núi non, tất cả các kho báu như khoáng sản và châu báu nằm dưới lòng đất, sự giàu có nói chung.
Theo hầu hết các sử thi ghi chép, đầu tiên thần sống ở Lanka (Sri Lanka), nhưng cung điện của Ngài đã bị người anh cùng cha khác mẹ của thần - Ravana lấy đi khỏi Ngài. Hiện thần Kubera đang sống trong một dinh thự trên núi xinh đẹp gần cung điện của thần Shiva trên núi Kailasa, nơi người được tham dự bởi tất cả các loại á thần.
Kubera là người bảo vệ phương Bắc thường được miêu tả là một người lùn với cái bụng to, tay cầm một túi tiền hoặc một quả lựu, đôi khi cưỡi trên một người đàn ông. Ngài còn được gọi là Vaishravana và Jambhala, đây cũng là một nhân vật nổi tiếng trong thần thoại Phật giáo và đạo Jain. Trong các tác phẩm điêu khắc Phật giáo, Ngài thường được thể hiện cùng với một con cầy mangut.
Thần Kubera được cho là sẽ mang lại sự giàu có cho những người tôn thờ Ngài.
-
Gefion (Người cho) là một Nữ thần Bắc Âu cổ đại gắn liền với sự thịnh vượng, phong phú và khả năng sinh sản. Biểu tượng của cô ấy là chiếc cày, thường được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng mà vào thời kỳ này sự trù phú phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất canh tác.
Nữ thần được coi là người bảo trợ của các trinh nữ và là người mang lại may mắn và thịnh vượng. Mọi cô gái chết đồng trinh sẽ trở thành người hầu của nữ thần. Người đã kết hôn với Vua Skjold hoặc Scyld, con trai của Odin và sống ở Leire - Đan Mạch. Các vị vua Thụy Điển sau này cũng được cho là hậu duệ của bà.
Theo truyền thuyết, người ta cho rằng Gefion đã tạo ra hòn đảo Zealand (“Sjaelland” trong tiếng Đan Mạch) bằng cách cày đất ra khỏi khu vực miền trung Thụy Điển với sự giúp đỡ của các con trai bà (bốn con bò Thụy Điển), tạo ra các hồ lớn của Thụy Điển. Ở Copenhagen - Đan Mạch, có một đài phun nước lớn tạc hình Ngài đang cày ruộng.
-
Đức Jambala (Dzambala) được biết đến là vị thần Tài Bảo và là một thành viên của gia đình Châu Báu (Bảo Bộ), còn được gọi là Ngũ Phật Dhyani, gắn liền với sự phát triển tôn giáo Tây Tạng. Tại một số nước Đông Nam Á, Jambala được tôn là Hoàng thần tài vì người ta tin rằng Ngài có thể cung cấp cho bạn các nhu cầu vật chất để bạn có thể tập trung vào sự giác ngộ tâm linh.
Ngài có năm dạng màu khác nhau đại diện cho các loại của cải khác nhau:
- Đen: Được thờ phụng bởi những người đang sống trong cảnh nghèo đói cùng cực vì thần có thể diệt trừ tội phạm và bệnh tật.
- Màu đỏ: Duy trì hoạt động kinh doanh thành công và có thể hỗ trợ đạt được các hợp đồng có lợi.
- Màu xanh lá cây: Lục hoàng thần tài có thể giúp bạn vượt qua sự ghen tị và có thể mang lại thành công cho mọi nỗ lực của bạn.
- Màu trắng: Vị thần này có thể giúp bạn đạt được sự giàu có và đồng thời khuyến khích bạn tham gia vào các hoạt động từ thiện. Bạch hoàng thần tài có thể giúp bạn nhìn thấy những ràng buộc cảm xúc tiêu cực trong quá khứ để bạn có thể tập trung vào tâm hồn mình.
- Màu vàng: Đây là vị Thần bảo vệ sẽ mang đến cho bạn sự thịnh vượng và giàu có.