Top 10 Vị nữ Pharaoh của Ai Cập cổ đại
Có thể gọi các nữ hoàng Ai Cập là Pharaoh bởi Pharaoh là một tước hiệu thông dụng để chỉ những vị vua trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Họ là những người cầm quyền, ... xem thêm...xây dựng đất nước, mở rộng lãnh thổ, dựng lên các cung điện, lăng mộ, để lại những dấu tích huy hoàng của một đế chế Ai Cập từng tồn tại...Trong dòng chảy của lịch sử thế giới, việc một nữ vương cầm quyền không phải là hiếm, nhưng nhìn chung vẫn ít hơn hẳn so với các bậc quân vương là nam giới. Và không ngoại lệ, Ai Cập cổ đại cũng tồn tại khá nhiều nữ Pharaoh xinh đẹp, quyền lực và có đóng góp lớn cho xã hội, góp phần xoay chuyển bánh xe lịch sử. Cùng Toplist điểm lại một vài những nữ Pharaoh nổi tiếng nhất thời Ai Cập cổ đại dưới đây.
-
Nitocris còn được gọi là nữ hoàng Neterkare hoặc Nitiqrty. Cô là con gái của Pharaoh Pepi đệ nhị và nữ hoàng Neith. Cô được biết đến như là vị Pharaoh cuối cùng của vương triều thứ 6. Theo một số tài liệu cô đã mời "king of Egypt", người đã giết anh trai cô tới một bữa tiệc, sau đó cô đã giết hắn ta bằng cách làm ngập một căn phòng kín bằng nước của sông Nile. Nhưng sau đó, cô đã phải tự sát nhằm tránh những âm mưu khác từ những người trong hoàng tộc. Một số nhà sử học hiện đại cho rằng Nitocris là nam giới, trong khi một số lại cho rằng cô chỉ là nhân vật hư cấu và không tồn tại trong lịch sử. Tuy nhiên, họ lại không có nhiều chứng cứ để chứng minh điều đó.
Nitocris đã được tuyên bố là pharaoh cuối cùng của triều đại thứ sáu của Ai Cập cổ đại. Tên của cô được tìm thấy trong Lịch sử của Herodotus và trong các tác phẩm của Manetho, nhưng tính lịch sử của cô là nghi vấn. Nếu cô ấy thực sự là một người trong lịch sử, thì cô ấy có thể là một nữ hoàng interregnum, em gái của Merenre Nemtyemsaf II, con gái của Pepi II và Nữ hoàng Neith. Ngoài ra, nhà Ai Cập học và nhà giải phẫu Kim Ryholt đã lập luận rằng Nitocris là huyền thoại nhưng xuất phát từ một nhân vật lịch sử, nam pharaoh Neitiqerty Siptah, người kế vị Merenre Nemtyemsaf II trong giai đoạn chuyển tiếp giữa Vương quốc cũ và Trung cấp thứ nhất.
-
Nữ hoàng Twosret hoặc Tausret. Bà cũng được biết đến với cái tên hoàng gia của mình là "Sitre Meryamun" nghĩa là "Con gái Re, người yêu quý Amun". Bà là vị Pharaoh cuối cùng của triều đại thứ 19. Bà được sách Manetho (Sách của nhà sử học cổ đại Ai Cập Manetho) chép rằng bà có thể đã trị vì Ai Cập 7 năm, nhưng trong đó kể cả 6 năm đầu bà làm nhiếp chính cho ông vua trẻ Siptah, người tiền nhiệm bà. Bởi vậy, thời kì tự cai trị của bà muốn có người cuối cùng cho triều đại chỉ ngắn ngủi đúng 1 năm. Tên của Twosret và Seti được phát hiện trong ngôi mộ đầy vàng KV56. Nhiều đồ vật trong mộ cũng mang tên của Rameses II. Một số nhà khoa học cho rằng ngôi mộ này thuộc về con gái của Twosret và Seti, số khác cho rằng đây là kho tài sản của riêng Twosret
Cha mẹ của Twosret vẫn còn nhiều bí ẩn. Bà có thể là một người con gái của pharaon Merneptah. Theo một số giả thuyết thì mẹ của bà là hoàng hậu tên Takhat. Takhat được sắc phong là "Vợ của Vua" và "Con gái của Vua", vì vậy bà là người hoàng tộc. Takhat có thể là con gái hoặc là cháu nội của Ramesses II, bà có lẽ đã lấy Merneptah hoặc Seti II. Hoàng hậu Takhat cũng xuất hiện trên nhiều bức tượng của Amenmesse, vì thế bà cũng được cho là mẹ của ông, nếu thế thì Twosret và Amenmesse là anh em ruột. Twosret được nghĩ rằng đã kết hôn với pharaon Seti II và là kế hậu của ông (nếu Takhat là vợ của Seti). Không có một người con nào được biết đến giữa hai người, ngoại trừ ngôi mộ KV56 có nhắc đến một công chúa, có thể là con của 2 người. Và nếu Siptah là con của Seti II, thì bà là mẹ kế của vị vua trẻ này. Bởi Siptah lên ngôi khi còn là trẻ con, bà đã làm nhiếp chính cho nhà vua.
-
Merneith còn được biết dưới các cái tên Meritnit, Meryet-Nit hoặc Meryt-Neith là một Vương hậu nhiếp chính của Ai Cập cổ đại thuộc Vương triều thứ nhất. Bà có thể đã tự mình cai trị Ai Cập, dựa theo một số ghi chép chính thức - nếu điều này là chính xác thì bà sẽ là vị nữ Pharaon đầu tiên và còn là vị Nữ vương đầu tiên được ghi lại trong các ghi chép lịch sử. Bà trị vì vào khoảng thế kỷ 30 TCN, và vẫn chưa được xác định rõ. Tên của Merneith có nghĩa là "Tình yêu của Neith" và tấm bia của bà có chứa các biểu tượng của vị thần này. Bà có thể là con gái của Djer, và có lẽ là chính cung vương hậu của Djet. Bà cũng là mẹ của Den, vị vua kế vị bà. Nữ hoàng Merneith hay còn gọi là Meryet-Nit, Meryt-Neith. Bà được coi là vị Pharaoh đầu tiên và đương vị nữ hoàng đầu tiên của vương triều đầu tiên của Ai Cập cổ đại. Bà là em gái của Pharaoh Djet và là mẹ của Pharaoh Den, những tuyên bố trên được chứng minh từ những dấu vết ấn triện và nhữn dòng chữ trên tấm bia đá Palermo.
Merneith được tin là đã lên ngôi Pharaoh sau khi Djet qua đời. Tuy nhiên, tước hiệu của bà lại đang nằm trong vòng tranh cãi. Có lẽ người con trai của bà, vua Den, còn quá nhỏ tuổi để có thể cai trị vào lúc vua Djet qua đời, vì vậy có thể bà đã cai trị như là người nhiếp chính cho đến khi Den đủ tuổi để có thể tự mình cai trị. Trước đó, Neithhotep cũng được cho là đã cai trị theo cách thức tương tự như vậy sau khi người chồng của bà ta, Narmer, qua đời và người con trai của ông ta cũng còn quá nhỏ tuổi để có thể tự mình cai trị. Tên của bà ta còn được viết theo cách giống như cách viết tên của các vị vua đó là nằm trong một serekh và trên một dấu triện được tìm thấy ở Naquada. Điều này có nghĩa là Merneith có thể thực sự là người phụ nữ thứ hai thuộc vương triều đầu tiên của Ai Cập đã thực sự cai trị như một Pharaon. Bằng chứng chắc chắn nhất cho thấy Merneith thực sự đã cai trị Ai Cập như một pharaon là đến từ ngôi mộ của bà.
-
Pharaoh Ahhotep 1 hay là Ahhotpe có nghĩa là "Hòa bình của mặt trăng" là một nữ hoàng của Ai Cập cổ đại. Bà trị vì Ai Cập vào khoảng những năm 1560 - 1530 trước Công nguyên vào đầu thời Tân vương quốc. Bà là con gái của Nữ hoàng Tetisheri hoặc "Teti Small" và Senakhtenre Ahmose. Theo một số tài liệu, bà là một người quan trọng đóng vai trò trong việc tạo lập nên vương triều thứ 8 của Ai Cập cổ đại. Là một nữ hoàng chiến tranh, bà có những đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ lãnh thổ Ai Cập cổ đại trước những thế lực khác. Trên một bia tưởng niệm Ahhotep I có ghi rõ: "Bà là người đã hoàn thành các nghi lễ chăm lo cho Ai Cập... Bà đã quan tâm tới quân lính Ai Cập, bảo vệ đất nước. Bà cũng đưa những người lưu vong quay trở lại và tập hợp những kẻ đào tẩu. Bà đã bình định Thượng Ai Cập và trục xuất những kẻ phiến loạn".
Ahhotep I là một Vương hậu có thể đóng vai trò then chốt trong việc tạo lập Vương triều thứ 18. Bà là một Vương hậu chiến tranh, bà đã lãnh đạo quân đội chống lại người Hyksos và được chôn cất cùng những vũ khí tượng trưng và 3 cờ danh dự vốn được tặng thưởng cho những chiến tích quân sự đặc biệt. Nội dung các dòng chữ khắc trên một bia tưởng niệm Ahhotep I cho hay: "Bà là người đã hoàn thành các nghi lễ chăm lo cho Ai Cập... Ahhotep được nhắc đến trên bia CG 34003 của người cháu là Amenhotep I và trên tấm bia CG 34009 của tổng quản Iuf. Trên tấm bia của Iuf, ông có nhắc đến tên của Ahhotep và Vương hậu Ahmose (vợ của Thutmose I, kế vị Amenhotep I). Vì vậy Ahhotep được cho là qua đời ở tuổi khá thọ. Không rõ nơi chôn cất ban đầu của Ahhotep I nhưng cỗ quan tài ngoài cùng của bà được phát hiện tại ngôi mộ TT320, được trang trí như của Ahmose-Nefertari và Ahmose-Meritamon (con gái riêng của Seqenenre). Tuy nhiên không tìm thấy xác ướp.
-
Ankhkheperure Neferneferuaten là một người phụ nữ đã trị vì như một pharaon vào cuối thời Armana thuộc Vương triều thứ 18. Nhiều khả năng bà là công chúa Meritaten - con gái của pharaoh Akhenaten và nữ hoàng Nefertiti hoặc có thể chính là nữ hoàng Nefertiti. Bà được xác định là nữ giới dựa vào tên hiệu Akhet-en-hyes (tạm dịch: "Có ảnh hưởng đến chồng của cô ấy", được tìm thấy trên một khung vỏ đạn (cartouche). Nếu đúng Neferneferuaten là nữ hoàng Nefertiti, thì theo nhà Ai Cập học Zahi Hawass, triều đại của bà đánh dấu sự sụp đổ của thời kỳ Armana và phải quay về thành phố cũ Thebes. Những vua kế vị thời này rất khó hiểu, do các vua đời sau, bắt đầu từ Horemheb, xóa bỏ.
Sự cai trị ngắn ngủi của Smenkhkare và Neferneferuaten cùng những bằng chứng ít ỏi nhưng khá mơ hồ về thời kỳ chuyển tiếp từ Akhenaten sang Tutankhamun khiến các nhà khảo cổ khó hình dung rõ ràng được những sự kiện diễn ra vào thời đó. Theo nhà Ai Cập học Aidan Dodson, Smenkhkare đồng nhiếp chính khoảng 1 năm với Akhenaten kể từ năm thứ 13, trong khi James Allen thì cho rằng Smenkhkare là người kế vị Neferneferuaten. Tại Hội nghị chuyên đề về pharaoh Horemheb diễn ra vào năm 2011, người ta cho rằng, Neferneferuaten đã cai trị ít nhất 2 năm. Manetho là một giáo sĩ sống vào thời Ptolemaios thế kỷ 3 TCN. Theo Bảng tóm tắt của Manetho, thì Acencheres cai trị trong 2 năm 1 tháng. Theo Marc Gabolde, Acencheres chính là Neferneferuaten. Tuy nhiên, bằng chứng này cũng vẫn không đủ tin cậy vì nhiều hạn chế.
-
Khentkaus I là một nữ hoàng Ai Cập cổ đại trong triều đại thứ 4. Cô được cho là con gái của Pharaoh Menkaure. Theo một số tài liệu cô là vợ của Shepseskaf và là mẹ của userkaf. Cô được nhiều người tin là nữ hoàng lâu đời nhất đã sử dụng danh hiệu Vua của Thượng và Hạ Ai Cập. Khentkaus được chôn cất ở quần thế kim tự tháp Giza. Danh hiệu của Khentkaus I có thể được dịch là "Mẹ của hai vị vua Thượng và Hạ Ai Cập" hoặc "Vua của Thượng và Hạ Ai Cập, và Mẹ của vua Thượng và Hạ Ai Cập". Điều này khá mơ hồ, hoặc bà có hai người con đều lên làm vua hoặc bà sẽ làm nhiếp chính cho con trai, hoặc hơn thế nữa là bà đã có riêng một triều đại độc lập cho mình. Tuy nhiên, người ta lại chưa thể xác định được những người con của bà.
Một số nhà Ai cập học khác đều cho rằng, Khentkaus I là con gái của pharaon Menkaure, do Mastaba của Khentkaus I nằm rất gần với Kim tự tháp của Menkaure. Trên tường đền thờ của Menkaure có nhắc đến một cái tên (đã bị mất một phần) là "...kau...", có thể ám chỉ đến Khentkaus I. Silke Roth lại nghi ngờ điều này và cho rằng, đó là tên của một người khác. Tất cả chỉ là phỏng đoán, vì bà không mang danh hiệu "Con gái của Vua", nên có lẽ bà không phải là một công chúa. Về hôn nhân của Khentkaus I, phần lớn các nhà Ai Cập học tin rằng, bà đã kết hôn với pharaon Shepseskaf. Shepseskaf có lẽ là con của Menkaure với một người thiếp, nếu vậy, Khentkaus I và Shepseskaf là anh chị em cùng cha với nhau. Shepseskaf có thể phải lấy Khentkaus I để hợp thức hóa việc lên ngôi của mình. Borchardt và Grdseloff đều nghĩ rằng, Khentkaus I đã tái giá với vua Userkaf sau cái chết của người chồng trước. Lúc này, các con của bà còn quá nhỏ nên Userkaf đã đăng cơ trở thành vua. Hai vua Sahure và Neferirkare Kakai sẽ là con của Khentkaus I và Shepseskaf, theo Borchardt. -
Sobekneferu hay Nefrusobek là con gái của pharaon Amenemhat III và em gái pharaon Amenemhat IV. Sau khi Amenemhat IV băng hà thì Sobekneferu lên ngôi pharaon và trị vì Vương triều thứ 12 của Ai Cập cổ đại trong vòng 4 năm từ khoảng 1806 - 1802 TCN. Bà là một nữ vương quyền lực. Cái chết của bà năm 1802 TCN đánh dấu sự kết thúc của Vương triều thứ 12 cũng như Trung vương quốc Ai Cập. Sau khi Sobekneferu băng hà, có thể là Wegaf đã lên nối ngôi và sáng lập Vương triều thứ 13. Tên của bà có nghĩa là "Vẻ đẹp của Sobek". Bà là con gái của pharaon Amenemhat III. Manetho cũng nói rằng bà là em gái của Amenemhat IV, nhưng tuyên bố này chưa được chứng minh. Sobekneferu có một người chị gái tên là Nefruptah vốn được coi là người thừa kế vương vị sau này. Tên Neferuptah đã xuất hiện trên một ấn triện (cartouche) và bà ta còn có kim tự tháp của riêng mình tại Hawara. Tuy nhiên, Neferuptah đã qua đời khi còn trẻ.
Sobekneferu là vị nữ pharaon đầu tiên được biết đến thông qua những bằng chứng đã được xác minh, mặc dù Nitocris có thể đã cai trị trước đó vào vương triều thứ sáu. Amenemhat IV nhiều khả năng đã qua đời mà để lại người con trai nào kế vị, do đó người con gái của Amenemhat III, Sobekneferu đã lên nối ngôi. Theo cuộn giấy Turin, bà đã cai trị 3 năm, 10 tháng và 24 ngày vào cuối thế kỷ 19 TCN. Bà sau đó qua đời mà không có người kế vị nào khác và vương triều của bà đánh dấu sự kết thúc vương triều thứ mười hai rực rỡ của Ai Cập cũng như thời đại hoàng kim của Trung Vương Quốc. Chỉ có một vài di tích đã được phát hiện là của bà, mặc dù nhiều bức tượng (không đầu) của bà đã được bảo tồn bao gồm cả một cái đế miêu tả con gái hoàng gia của đức vua đã được phát hiện ở Gezer và mang tên bà. Một bức tượng có đầu khác cũng được biết đến. Một bức tượng bán thân tại Bảo tàng Ai Cập ở Berlin (Inv. số 14.476) đã bị mất trong thế chiến thứ hai, có thể được xác định là thuộc về bà.
-
Hatshepsut còn được gọi là Hatshepsut là pharaoh thứ năm của triều đại thứ mười tám của Ai Cập cổ đại. Hatshepsut là con gái của Pharaoh Thutmose I và hoàng hậu Ahmes, bà là một trong những vị pharaoh vĩ đại nhất của Ai Cập cổ đại bên cạnh vua Tut hay Nefertiti. Bà đã lên ngôi năm 1479 TCN làm nhiếp chính cho cậu con trai nhỏ của Thutmosis II và thứ phi Iset là Thutmosis III (10 tuổi) lên ngôi và Hatshepsut đã đồng cai trị với ông. Sau khi Hatshepsut mất, Thutmosis III đã đập phá lăng mộ của Hatshepsut nhằm mục đích xoá bỏ hình ảnh Hatshepsut trong tâm trí người Ai Cập. Xác ướp của bà đã được nhà Ai Cập học Zahi Hawass tìm thấy vào tháng 6 năm 2007.
Dù một phụ nữ cầm quyền là điều hiếm xảy ra ở Ai Cập, điều này cũng không phải chưa từng xảy ra. Với tư cách nhiếp chính, Hatshepsut là người thứ hai sau Merneith của Vương triều thứ Nhất - người đã được chôn cất với danh dự cao nhất của một pharaon và có thể đã đích thân cầm quyền. Nimaethap của Vương triều thứ Ba có thể từng là người thừa kế tước hiệu của Khasekhemwy, nhưng chắc chắn đã làm nhiếp chính cho con trai bà là vua Djoser và có thể đã cai trị như một pharaon. Vương hậu Sobekneferu của Vương triều thứ Mười hai được biết là đã nắm quyền lực chính thức như Nữ vương của "Thượng và Hạ Ai Cập" ba thế kỷ trước Hatshepsut. Ahhotep I, được tán dương như một Nữ vương chiến binh, có thể từng là một nhiếp chính dưới triều hai vua con Kamose và Ahmose I, vào thời kỳ cuối của Vương triều thứ mười bảy và thời kỳ đầu của Vương triều thứ mười tám - vương triều của chính Hatshepsut.
-
Nefertiti là hoàng hậu của Pharaoh Akhenaten. Nefertiti và chồng được biết đến với cuộc cách mạng tôn giáo, trong đó họ chỉ thờ một thần, Aten, hay đĩa Mặt Trời. Nefertiti đã được ca ngợi bằng nhiều danh xưng như Nữ thần sắc đẹp, tuyệt phẩm của tạo hoá, người phụ nữ kiều diễm, vẻ đẹp ngọt ngào, chính cung hoàng hậu, biểu tượng của vẻ đẹp nữ giới, và chủ nhân của vùng Thượng và Hạ Ai Cập. Bà được coi là vị nữ hoàng đẹp nhất Ai Cập cổ đại. Hiện bức tượng bán thân của bà được lưu giữ tại bảo tàng Neues - Berlin, Đức. Một số học giả cho rằng Nefertiti chính là công chúa Tadukhipa (hay Tadukhepa) của Vương quốc Mitanni. Theo lịch sử, công chúa Tadukhipa kết hôn với Pharaoh Amenhotep III để củng cố mối quan hệ của hai đế chế. Amenhotep III qua đời sau khi Tadukhipa tới Ai Cập không lâu. Vì thế, công chúa lại tái giá với con trai của chồng là Amenhotep IV.
Cuộc đời trước của bà hết sức bí ẩn, dù nhiều học giả cho rằng bà là công chúa Tadukhipa của Mitanni. Nefertiti được đề cập lần đầu khi người ta tìm thấy mộ (TT188) của Parennefer, một cố vấn của Akhenaten, vị Pharaoh trẻ được tháp tùng bởi một phụ nữ hoàng tộc và đó là miêu tả sớm nhất về Nefertiti. Vị vua và vợ của ông đang được mô tả thờ phụng thần Aten. Trong mộ của Tể tướng Ramose, Nefertiti được mô tả đứng phái sau Akhenaten trong một buổi lễ chào đón Ramose. Vào những năm đầu trị vì ở Thebes, Akhenaten có nhiều ngôi đền được dựng lên ở Karnak. Và một trong số đó, Mansion of the Benben (hwt-ben-ben) được dành cho Nefertiti. Bà được khắc họa cùng cô con gái Meritaten, đôi khi có cả Meketaten. Trong một số Talatat, Nefertiti xuất hiện thường xuyên bên cạnh Akhenaten. Có thể kết luận, bà vừa được miêu tả như một Vương hậu giúp đỡ chồng mình là Pharaoh, lại vừa xuất hiện trong vài tình huống vốn chỉ đặc quyền của một Pharaoh.
-
Cleopatra VII Philopator được biết đến với cái tên nổi tiếng Cleopatra. Bà cũng là một nữ hoàng nổi tiếng nhất trong thế giới ngày nay. Bà cai trị với tư cách Nữ vương trong giai đoạn năm 51 TCN tới khi qua đời ở tuổi 39 vào năm 30 TCN. Tên Cleopatra có nguồn gốc từ tên tiếng Hy Lạp Kleopatra có nghĩa là "Vinh quang của người cha". Cleopatra ban đầu trị vì cùng với cha cô, Ptolemy XII Auletes, và sau đó, với anh em mình, Ptolemy XIII và Ptolemy XIV, người mà cô thay thế và cuối cùng trở thành người cai trị duy nhất. Cleopatra sống sót sau một cuộc đảo chính do các cận thần của Ptolemy XIII tiến hành, bà lập được một liên minh với Gaius Julius Caesar nhằm củng cố ngôi vị. Năm 44 TCN, Julius Caesar bị ám sát, bà liên kết với Marcus Antonius để chống lại Gaius Julius Caesar Octavianus.
Sau Trận Actium cùng với sự thất bại của Marcus Antonius trước quân đội của Đế chế La Mã dưới sự lãnh đạo của Octavianus, Antonius tự sát. Cleopatra cũng tự sát vào ngày 12 tháng 8 năm 30 TCN, bàng cách để rắn mào cắn vào người. Con trai bà là Caesarion về sau bị Octavianus ra lệnh giết chết vào ngày 23 tháng 8 cùng năm. Đến ngày nay, Cleopatra là một hình tượng nổi tiếng trong văn hóa phương Tây. Danh tiếng của bà được truyền tải dưới hình thức nhiều câu chuyện được sân khấu hóa, là đề tài của những tác phẩm hội họa, sân khấu, kịch và âm nhạc. Câu chuyện về bà được miêu tả trong nhiều tác phẩm như vở kịch Antony và Cleopatra của William Shakespeare, Caesar và Cleopatra của George Bernard Shaw; vở Opera Cléopâtre của Jules Massenet và bộ phim điện ảnh Cleopatra (1963).