Top 13 Vận động viên thể thao nổi tiếng nhất Việt Nam

Thương Hiền 28400 1 Báo lỗi

Việt Nam đã sản sinh ra không ít những huyền thoại thể thao với tài năng và nỗ lực phi thường, khiến cho tên tuổi họ trở nên vững chãi không chỉ trong lòng ... xem thêm...

  1. Nguyễn Thị Ánh Viên sinh ngày 9 tháng 11 năm 1996 tại ấp Ba Cau, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, là cựu nữ vận động viên bơi lội thuộc Đoàn Thể thao Quân đội và Đội tuyển Bơi lội Quốc gia Việt Nam. Khi 19 tuổi cô đã giành 8 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng cho Việt Nam và phá 8 kỷ lục và được công nhận là vận động viên ngoài Singapore xuất sắc nhất tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015 ở Singapore. với 8 huy chương vàng giành được, Ánh Viên là người giành nhiều huy chương vàng thứ 2 sau vận động viên bơi lội nam Joseph Schooling của Singapore tại Seagame 28. Cô còn đứng thứ 25 thế giới cự ly 400m tự do của nữ và thứ 9 thế giới nội dung 400m hỗn hợp. Năm 2015, cô là đại úy quân đội trẻ nhất tại Việt Nam và được tặng Huân chương lao động hạng nhì. Cô cũng là vận động viên duy nhất của Việt Nam, từ khi hội nhập 1993, được đầu tư trọng điểm. Việc tập huấn dài hạn trong 6 năm tại Florida, Hoa Kỳ, cường quốc số 1 về bơi lội, của cô có kinh phí lên tới gần 7 tỷ đồng.


    Tại Thế vận hội Mùa hè 2020, Ánh Viên thất bại ngay từ vòng bảng các nội dung bơi, các thông số cũng chỉ ra phong độ của cô không còn như trước đây. Thất bại này khiến báo chí Việt Nam đặt câu hỏi lý do thất bại khi dù đã được đầu tư đến hơn 20 tỷ đồng và tập huấn dài hạn ở Mỹ đến 7 năm. Theo báo chí Việt Nam trích dẫn Tổng cục Thể dục Thể thao, việc Ánh Viên thất bại được chỉ ra là do "đã chạm ngưỡng giới hạn" và "đầu tư không định hướng đúng" được cho là nguyên do chính. Báo chí còn dẫn việc tập luyện thực chất chỉ "đi tập nhờ bể bơi, rồi thi đấu tranh huy chương ở các giải đấu dành cho sinh viên", cho rằng việc "sai lầm trong khâu đầu tư, tập luyện sai quy trình", đầu tự sự nghiệp của cô chỉ để tranh thành tích huy chương ở Sea Games khiến cô không thể vươn xa ở Olympic hay các giải tầm châu lục khác. Ngày 8 tháng 10 năm 2021, Ánh Viên tuyên bố giải nghệ, với lý do để chăm lo bản thân và tiếp tục việc học. Việc tuyên bố khiến Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam bất ngờ, nhưng do Ánh Viên nằm trong kế hoạch chuẩn bị Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 nên vẫn chưa đồng ý giải nghệ.

    Nguyễn Thị Ánh Viên
    Nguyễn Thị Ánh Viên
    Nguyễn Thị Ánh Viên
    Nguyễn Thị Ánh Viên

  2. Nguyễn Tiến Minh sinh ngày 12 tháng 2 năm 1983, là vận động viên cầu lông người Việt Nam. Thứ hạng cao nhất của anh từng đạt được là hạng 4 trên thế giới theo Bảng xếp hạng của Liên đoàn cầu lông thế giới. Với việc được tham dự Thế vận hội mùa hè Tokyo 2021 anh đi vào lịch sử khi trở thành vận động viên đầu tiên của Việt Nam 4 lần góp mặt ở Thế vận hội, anh cũng là tay vợt nhiều tuổi nhất thế giới thi đấu tại kỳ thế vận hội này. Anh sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh trong một gia đình tương đối khá giả, đến với bộ môn cầu lông từ khá sớm. 10 tuổi anh đã đạt hạng nhất ở giải cấp phường. Tuy nhiên chỉ thực sự có tiếng vào năm 2004 khi anh đoạt chức vô địch giải quốc tế Malaysia Mở rộng vào tháng 11 năm 2004. Là vận động viên đi lên chuyên nghiệp từ các giải phong trào, Tiến Minh không giống các vận động viên đẳng cấp cao khác khi anh dường như thiếu sự đào tạo bài bản từ nhỏ. Chính điều đó khiến anh thường xuyên bị hụt hơi trong các trận đấu, các giải đấu căng thẳng và kéo dài do thể lực không đảm bảo. Tuy nhiên, cũng chính vì lẽ đó mà Tiến Minh đã tự tìm cho mình những người thầy và những giáo án riêng, để từ đó cùng với năng khiếu bẩm sinh trở thành vận động viên khác biệt hoàn toàn với mọi vận động viên cầu lông khác ở Việt Nam.


    Được cha cho làm quen với cầu lông vào năm 10 tuổi, Tiến Minh ngay lập tức bị cuốn hút bởi môn thể thao này. Niềm yêu thích sớm trở thành đam mê khi năm 2001, khi 18 tuổi, anh đã đưa ra quyết định: trở thành vận động viên cầu lông chuyên nghiệp thay vì theo đuổi nghiệp học hành như mong muốn của gia đình. Quyết tâm của anh sớm được chứng minh bởi những thành quả khi cũng trong năm đó, anh được chọn vào đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, Nguyễn Tiến Minh chỉ thực sự được biết đến khi năm 2002, ở tuổi 19, anh giành thắng lợi trước tay vợt kỳ cựu Nguyễn Phú Cường để đoạt huy chương vàng ở nội dung đơn nam tại giải vô địch quốc gia. Năm 2002, Nguyễn Tiến Minh chính thức được thi đấu chuyên nghiệp và có tên trong danh sách của Liên đoàn cầu lông thế giới BWF. Trong vòng 7 năm, thứ hạng của Tiến Minh đã tăng vượt bậc. Từ vị trí 252 năm 2002, tới năm 2006, anh đã có mặt trong top 50 thế giới và tới đầu năm 2008, Tiến Minh đã có vị trí thứ 28 - vị trí vừa đủ để anh có một suất tại Olympic Bắc Kinh. Năm 2019. Nguyễn Tiến Minh đã lần được Huy chương đồng Giải vô địch cầu lông châu Á sau khi bại trận trước Kento Momota (số 1 thế giới lúc đó).

    Nguyễn Tiến Minh
    Nguyễn Tiến Minh
    Nguyễn Tiến Minh
    Nguyễn Tiến Minh
  3. Hoàng Xuân Vinh sinh 6 tháng 10 năm 1974 tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội, là một vận động viên bắn súng của Việt Nam. Nhờ thành tích huy chương vàng ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam tại Thế vận hội Mùa hè 2016, anh trở thành vận động viên thể thao Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính đến nay giành được huy chương vàng tại đấu trường Thế vận hội. Từ SEA Games 21 cho đến SEA Games 28, không một kỳ SEA Games nào anh không đoạt huy chương. Trong kỳ Thế vận hội Mùa hè 2012 tổ chức tại Luân Đôn, tại nội dung 10m súng ngắn hơi nam, anh về thứ 9 còn tại nội dung 50m súng ngắn nam tự chọn, anh lại đáng tiếc để mất huy chương đồng với 0,1 điểm trước người giành Huy chương đồng Olympic nội dung này là Vương Trí Vĩ và chấp nhận đứng vị trí thứ 4. Nhưng ngay sau đó, vào cuối năm 2012, anh vô địch châu Á. Và đến đầu năm 2013, anh vô địch thế giới,[8][9] đều ở nội dung 10m súng ngắn hơi. Vì hai lần liên tiếp giành chức vô địch đấu trường châu lục và thế giới nên anh là người đầu tiên đã đem về những chức vô địch thế giới và châu Á đầu tiên cho các xạ thủ bắn súng của Việt Nam.


    Tại Thế vận hội Mùa hè 2016 tổ chức tại Rio de Janeiro, Brasil, Hoàng Xuân Vinh là người mang về tấm huy chương vàng đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam tại một kỳ Thế vận hội với nội dung 10m súng ngắn hơi nam với tổng điểm 202,5 điểm, thiết lập kỷ lục Olympic mới và cũng là kỷ lục đầu tiên cho nội dung 10m súng ngắn hơi nam (nội dung này trước đó chưa có kỷ lục được thiết lập vì Liên đoàn bắn súng quốc tế (ISSF) áp dụng thể thức mới từ năm 2013). Ở nội dung 50m súng ngắn, Hoàng Xuân Vinh cũng giành vé vào loạt bắn chung kết và đạt huy chương bạc với thành tích 191.3 điểm. Hoàng Xuân Vinh được bình chọn là "Vận động viên tiêu biểu" năm 2016 của thể thao Việt Nam. Do có những thành tích đóng góp vào sự nghiệp thể thao nước nhà, anh được phong cấp bậc quân hàm đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Khác với phần lớn các xạ thủ, Hoàng Xuân Vinh theo nghiệp bắn súng chuyên nghiệp khá muộn. Năm 1994, sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Công binh, anh về làm việc tại Lữ đoàn 239 Công binh tại Thường Tín, Hà Tây. Trong quân đội, việc phải biết sử dụng súng gần như là điều bắt buộc. Hoàng Xuân Vinh được cử đi tham dự các giải phong trào và thường mang thành tích tốt về cho đơn vị.

    Hoàng Xuân Vinh
    Hoàng Xuân Vinh
    Hoàng Xuân Vinh
    Hoàng Xuân Vinh
    Inventory Aventure 2017-03-14 17:44:28
    xuất sắc
  4. Ngô Văn Kiều sinh ngày 25 tháng 3 năm 1984, là cầu thủ bóng chuyền Việt Nam. Anh từng được xem là hiện tượng của thể thao Việt Nam nói chung và bóng chuyền nói riêng với biệt danh "oanh tạc cơ" với việc có công đóng góp rất lớn trong chiến thắng lịch sử trước Thái Lan tại SEA Games 24. Ngô Văn Kiều là VĐV bóng chuyền đầu tiên của Việt Nam được một CLB nước ngoài mời thi đấu với mức lương 3000USD/tháng. Năm 2008, anh sang chơi cho Samator của Indonesia và được xếp vào đội hình chính thức trong vai trò trụ cột.


    Chàng trai quê Hà Nam đến với bóng chuyền khá muộn, mãi đến năm 2001 anh còn đang chơi trong tuyển năng khiếu ở Khánh Hoà. Tên tuổi của anh được nhắc đến nhiều nhất tại giải bóng chuyền Seagame năm 2007, năm đó chính Kiều đã giúp đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam giành chiến thắng đầu tiên trước kì phùng địch thủ là Thái Lan với tỉ số 3-0. Chiều cao 1,96m với lối đánh dũng mãnh và khôn khéo đã giúp Kiều như "oanh tạc cơ" phá tan mọi hàng thủ. Anh cũng là vận động viên bóng chuyền nam duy nhất được CLB nước ngoài. Tất cả đã tạo nên một chủ công xuất sắc nhất trong lịch sử bóng chuyền nam Việt Nam.

    Ngô Văn Kiều
    Ngô Văn Kiều
    Ngô Văn Kiều
    Ngô Văn Kiều
  5. Vũ Thị Hương sinh năm 1986, là một cựu vận động viên chạy nước rút người Việt Nam. Do thành tích thi đấu nổi bật trên đấu trường Đông Nam Á, cô được giới truyền thông Việt Nam mệnh danh là "nữ hoàng tốc độ" chạy cự ly ngắn của thể thao Việt Nam. Trước thềm SEA Games 28 (năm 2015) cô quyết định giải nghệ. Hiện cô đang điều hành một công ty chuyên về truyền thông thể thao do mình lập ra. Ngay từ thời phổ thông, cô được phát hiện năng khiếu về bộ môn điền kinh và bắt đầu được đào tạo để thi đấu các giải phong trào. Năm 2003, cô bắt đầu chuỗi thành tích quốc tế với Huy chương đồng Seagames 22 cự ly 100m. Hai năm sau, cô trở thành vận động viên Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương vàng Seagames cự ly 100m kể từ sau năm 1975. Hiện tại, dù là vận động viên quốc gia, cô lại thuộc biên chế của Sở VH-TT-DL An Giang và là Sinh viên khoa Huấn luyện, Đại học Thể dục Thể thao Từ Sơn (Bắc Ninh).


    Từng được mệnh danh là "Nữ hoàng tốc độ" chạy cự li ngắn của thể thao Việt Nam - Vũ Thị Hương với những thành tích đáng khâm phục của mình trên đấu trường khu vực và thế giới đã liên tục mang lại nhiều vinh quang cho cá nhân cô nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, trước thềm Seagame 28 cô dã giải nghệ vì lí do cá nhân, nhưng nhắc lại bảng thành tích mà cô gái Thái Nguyên này đạt được thì chắc hẳn ai cũng phải nể phục và tự hào. Bắt đầu được phát hiện năng khiếu trong bộ môn điền kinh từ những năm cấp 3, năm 2003 cô đã tham gia Seagame 22 và đạt HCĐ, tiếp đó đến Seagame 23 cô đã vinh dự mang về tấm HCV cho nước nhà ở bộ môn điền kinh sau hơn 25 năm thi đấu. Tiếp tục thành với thành công ở tấm HCV tại Seagame 26, vào đại hội thể thao châu Á, một lần nữa cô lại giành HCV và phá vỡ kỉ lục của giải đấu ở cự li 100m sở trường của mình. Có thể nói, những gì mà cô mang lại cho đất nước mãi mãi là niềm tự hào. niềm tự tôn của con người, của cả dân tộc Việt Nam.

    Vũ Thị Hương
    Vũ Thị Hương
    Vũ Thị Hương
    Vũ Thị Hương
  6. Hoàng Anh Tuấn sinh ngày 12 tháng 2 năm 1985 tại Quế Võ, Bắc Ninh, là một vận động viên môn cử tạ người Việt Nam. Ở hạng cân 56 kg, Tuấn đã nhiều lần vô địch Việt Nam. Tuy nhiên, anh được mọi người chú ý sau khi liên tục đạt thành tích cao trong năm 2005: huy chương vàng (tổng 2 nội dung), 2 huy chương bạc (nội dung cử giật và cử đẩy) ở giải vô địch cử tạ trẻ thế giới; 1 huy chương vàng (tổng 2 nội dung), 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng ở giải vô địch châu Á; 1 huy chương bạc (cử giật), 1 huy chương đồng (cử đẩy) ở giải vô địch thế giới. Ngày 2 tháng 12 năm 2006, tại Đại hội Thể thao châu Á 2006 (Doha, Qatar), anh đã đoạt huy chương bạc ở hạng cân 56 kg. Đây là huy chương đầu tiên của đoàn thể thao Việt Nam.


    Là vận động viên cử tạ hàng đầu tại Việt Nam, Hoàng Anh Tuấn luôn được xem là hạt giống và trong nhiều cuộc thi anh luôn mang lại huy chương về cho nước nhà. Trong đó nổi bật nhất là trong Olympic Bắc Kinh 2008 anh đã xuất sắc giành HCB trong môn cử đẩy và cử giật với tổng số cử hoàn toàn thuyết phục là 290kg. Là chàng trai trẻ sinh năm 1985 tại Bắc Ninh anh đã trở thành một vận động viên cử tạ xuất sắc khi liên tục anh giành vô địch tại nhiều cuộc thi cử tạ trong nước và hơn thế anh còn mang vinh quang về cho đất nước trong bộ môn cử tạ được tổ chức trong khu vực và trên thế giới. Nói về sự nghiệp của anh, phải kể đến những thành tích đáng nể như HCB Đại hội thể thao châu Á 2006, 1 HCV, 1HCB, 1HCĐ tại giải vô địch trẻ toàn thế giới. Với những thành tích của mình, anh chính là niềm tự hào của người dân Việt Nam, của đất nước Việt Nam.

    Hoàng Anh Tuấn
    Hoàng Anh Tuấn
    Hoàng Anh Tuấn
    Hoàng Anh Tuấn
  7. Phạm Thị Kim Huệ là một vận động viên bóng chuyền Việt Nam. Kim Huệ và Nguyễn Thị Ngọc Hoa đã từng là cặp đôi Phụ công hàng đầu Đông Nam Á, ngoài ra, cô còn được mệnh danh là hoa khôi của Bóng chuyền Việt Nam trong hơn một thập kỷ. Ở tuổi 16, Kim Huệ đã giành một suất chính thức tại CLB cũng như ĐTQG. Tại SEA Games 2003 trên sân nhà, Huệ đã chính thức được khẳng định với tư cách mũi đánh nhanh vào loại hay nhất Đông Nam Á, đặc biệt với cú đánh một chân ở vị trí số 2 đủ khuất phục mọi dàn chắn. Chưa đầy 19 tuổi, Phạm Thị Kim Huệ được giao chiếc băng đội trưởng ở cả CLB lẫn đội tuyển quốc gia - trẻ nhất trong lịch sử.


    Thời đỉnh cao 2002 - 2007, không ai ở khu vực Đông Nam Á có thể chơi hay hơn chị ở vị trí phụ công, cũng như có sức ảnh hưởng đến một đội tuyển quốc gia, một CLB như Kim Huệ. Năm 2007, Kim Huệ từng gặp phải một chấn thương khá nặng khiến cô phải nghỉ thi đấu gần 2 năm. Năm 2012 Kim Huệ quyết định chuyển sang CLB Ngân hàng Công Thương, chia tay Bộ tư lệnh Thông tin sau 16 năm gắn bó. Trong sự nghiệp của mình, Kim Huệ từng nhiều năm là đội trưởng đội tuyển nữ BCVN, cũng như tại Bộ tư lệnh Thông tin. Kim Huệ đã mang về tổng cộng 6 HCB trong 6 lần tham dự SEA Games. Hiện tại, Kim Huệ đang giữ kỷ lục là nữ cầu thủ duy nhất của bóng chuyền Việt Nam dự 17 mùa giải vô địch quốc gia liên tiếp.

    Phạm Thị Kim Huệ
    Phạm Thị Kim Huệ
    Phạm Thị Kim Huệ
    Phạm Thị Kim Huệ
  8. Đoàn Kiến Quốc sinh ngày 24 tháng 3 năm 1979 tại Nha Trang, là vận động viên bóng bàn người Việt Nam. Anh từng nắm giữ thứ hạng 171 của Liên đoàn Bóng bàn Quốc tế và hai lần liên tiếp được góp mặt ở Thế vận hội Mùa hè. Đoàn Kiến Quốc sinh ra trong một gia đình mà cả nhà đều yêu thích bóng bàn. Vì lý do đó mà ngay khi ở tuổi mẫu giáo Kiến Quốc đã biết cách cầm vợt. Năm 7 tuổi, anh thường đi theo anh trai mình trong các buổi tập của vận động viên năng khiếu tỉnh Phú Khánh, chủ yếu là để nhặt bóng cho các anh chị lớn tập. Đến một ngày huấn luyện viên cho anh thử sức và bất ngờ nhận anh vào tập luyện
    đã bắt đầu thi đấu cho đơn vị tỉnh Khánh Hòa từ các giải ở lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên cho đến Giải Cây vợt trẻ. Sau đó, anh bước vào con đường thi đấu chuyên nghiệp, tham dự ở Giải Đội mạnh cùng với Giải Vô địch Bóng bàn toàn quốc Báo Nhân dân. Do quá bận rộn với việc thi đấu nên mãi đến năm 2003, tức là lúc 23 tuổi, anh mới có được tấm bằng bổ túc Trung học Phổ thông. Sau 20 năm cống hiến cho Khánh Hòa, vào ngày 24 tháng 3 năm 2009 anh đã nộp đơn xin nghỉ tập luyện và thi đấu.

    Sau đó, anh về đầu quân cho Câu lạc bộ bóng bàn Petro Việt Nam. Kiến Quốc cũng đã được tuyển thẳng vào Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh khóa tại chức hệ 5 năm. Tuy nhiên do phải thường xuyên tham dự các giải đấu trong nước và quốc tế nên anh có rất ít thời gian để theo học. Sau ba năm thi đấu cho Petro Việt Nam Kiến Quốc đã quyết định không ký tiếp hợp đồng mặc dù câu lạc bộ đã mời anh tiếp tục gắn bó trong vai trò vận động viên lẫn huấn luyện viên. Từ tháng 11 năm 2012, anh rơi vào cảnh thất nghiệp. Đến tháng 2 năm 2013, Kiến Quốc quyết định trở về đầu quân cho Khánh Hòa với mong muốn được gần gũi với gia đình tại Nha Trang cũng như góp phần giúp cho bóng bàn Khánh Hòa vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Tại giải vô địch bóng bàn toàn quốc Báo Nhân dân lần thứ 31 tranh Cúp Dầu khí Việt Nam - Đạm Cà Mau tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Kiến Quốc đã thất bại ở trận chung kết diễn ra vào ngày 28 tháng 4 năm 2013 trước tay vợt Dương Văn Nam của đơn vị Quân đội với tỷ số 1 - 4 và đành chấp nhận chiếc huy chương bạc. Ở giải quốc tế, sau màn trình diễn tương đối tốt ở Thế vận hội Mùa hè 2008 tại Bắc Kinh, Đoàn Kiến Quốc đã nhận được một lời đề nghị thi đấu tại Thổ Nhĩ Kỳ cùng Câu lạc bộ Istanbul với mức lương 1000 USD một tháng cùng với việc câu lạc bộ sẽ lo toàn bộ chi phí ăn ở, đi lại của anh trong thời gian thi đấu, tập luyện.

    Đoàn Kiến Quốc
    Đoàn Kiến Quốc
    Đoàn Kiến Quốc
    Đoàn Kiến Quốc
  9. Lê Tú Chinh sinh 4 tháng 7 năm 1997, là một nữ vận động viên điền kinh Việt Nam. Lê Tú Chinh đến với điền kinh khi đang học lớp 5, được thầy giáo dạy thể dục đăng ký đi thi giải chạy cấp trường và bất ngờ giành giải nhất. Năm 2008, khi Thành phố Hồ Chí Minh tuyển vận động viên ở quận 8, Tú Chinh được huấn luyện viên Nguyễn Thị Thanh Hương chọn nhờ tố chất và sự quyết tâm. Tháng 11 năm 2016, Lê Tú Chinh tham dự Giải vô địch điền kinh quốc gia và giành chức vô địch cư ly 100 m nữ với thành tích 11 giây 64. Đây là huy chương vàng đầu tiên 100 m nữ của Thành phố Hồ Chí Minh sau 21 năm (kể từ 1995). Đầu năm 2017, lần đầu tiên Lê Tú Chinh được triệu tập đội tuyển quốc gia. Tháng 6 năm 2017, cô vô địch cự ly 100 m nữ và 200 m nữ ở Giải điền kinh Thái Lan mở rộng với thành tích lần lượt là 11 giây 47 và 23 giây 52.

    Tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017 (SEA Games) tổ chức ở Kuala Lumpur, Malaysia, Lê Tú Chinh đăng ký tham dự ba nội dung và giành cả ba huy chương vàng ở các nội dung mình tham dự. Ở nội dung 100 m nữ, cô đạt thành tích 11 giây 56, nội dung 200 m nữ là 23 giây 32, và là thành tích cá nhân tốt nhất tính đến thời điểm đó. Trong nội dung tiếp sức 4x100 m nữ, Lê Tú Chinh chạy lượt cuối, đã cùng các đồng đội Nguyễn Thị Mộng Tuyền, Đỗ Thị Quyên và Trần Thị Yến Hoa giành huy chương vàng với thành tích 43 giây 88, đồng thời phá kỷ lục SEA Games. Đây là lần đầu tiên đội điền kinh Việt Nam có huy chương vàng ở nội dung này.

    Tú Chinh
    Tú Chinh
    Tú Chinh
    Tú Chinh
  10. Lê Văn Công sinh ngày 20 tháng 6 năm 1984. Anh bị chứng teo tóp chân từ nhỏ do mẹ bị sốt xuất huyết khi mang thai song đã sớm thể hiện nghị lực vươn lên, chiến thắng số phận. Do ở quê nhà Hà Tĩnh điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, năm 2005, khi mới 19 tuổi, Lê Văn Công đã xin phép bố mẹ vào Thành phố Hồ Chí Minh học nghề và gia nhập CLB hướng nghiệp dành cho người khuyết tật. Chính thời gian này, Lê Văn Công bắt đầu tham gia tập luyện cử tạ. Hai năm sau đó, Lê Văn Công giành HCV hạng cân 48kg tại ASEAN Para Games 2007 với thành tích 152,2kg. Năm 2011, do tập luyện quá sức, lực sỹ Lê Văn Công bị chấn thương nặng ở vai, phải điều trị trong 2 năm. Trở lại sau chấn thương năm 2013, anh đã giành HCV châu Á hạng cân 49kg.


    Tại ASEAN Para Games ở Myanmar đầu năm 2014, Lê Văn Công xuất sắc giành HCV hạng cân 49kg với thành tích 176kg, phá kỷ lục châu Á. Tại giải cử tạ người khuyết tật VĐTG 2014 ở Dubai (UAE) hồi tháng Tư, anh cũng giành HCB với thành tích 180kg. Giờ đây, cột mốc tiếp theo mà lực sĩ này xác lập được là tấm HCV Paralympic đầu tiên mang về cho Thể thao Việt Nam và thành tích của bản thân được nâng lên 183kg. Ngay sau khi giành HCV với mức tổng cử 181kg, Lê Văn Công được quyền cử thêm một lần nữa. Trong sự hưng phấn tột độ, anh chinh phục thành công mức tạ 183kg, xác lập kỷ lục thế giới ở hạng 49kg nam. Thành tích mới nhất của Lê Văn Công cũng gấp gần 4 lần trọng lượng cơ thể anh.

    Lê Văn Công
    Lê Văn Công
    Lê Văn Công
    Lê Văn Công
  11. Lê Quang Liêm, vị đại kiện tướng cờ vua sinh năm 1991 tại Thành phố Hồ Chí Minh, không chỉ là người đứng đầu danh sách kỳ thủ cờ vua Việt Nam mà còn là một trong những tài năng hàng đầu của châu Á. Đánh dấu sự nghiệp của mình bằng những thành tích ấn tượng, anh từng vô địch thế giới nội dung cờ chớp vào năm 2013 và giành ngôi vô địch châu Á năm 2019. Không ngừng vươn lên, Liêm đã chiến thắng ở Giải cờ vua Aeroflot mở rộng hai lần và giành ba lần vô địch tại Giải cờ vua quốc tế HDBank. Sự xuất sắc của anh không chỉ hiện diện ở đẳng cấp quốc tế mà còn được bắt đầu từ khi còn rất trẻ, khi anh đoạt ngôi vô địch cờ vua thế giới lứa tuổi dưới 14 vào năm 2005 và giành huy chương ở nhiều giải đấu quốc tế và khu vực Đông Nam Á.


    Thành tích ấn tượng tại Giải Olympiad cờ vua thế giới năm 2006 tại Ý đã góp phần quan trọng để Liêm được đặc cách lên đại kiện tướng quốc tế. Tháng 11 năm 2008, khi mới 17 tuổi, anh tham dự Giải cờ vua thanh niên thế giới và cùng năm đó, Liêm đã góp phần quan trọng giúp đưa đội tuyển cờ vua Việt Nam lần đầu tiên vào top 10 tại Giải Olympiad cờ vua thế giới. Với tài năng và thành tích ấn tượng, Lê Quang Liêm không chỉ là biểu tượng của cờ vua Việt Nam mà còn là một tượng đài của thể thao quốc tế, đầy kiên trì và đẳng cấp.

    Lê Quang Liêm
    Lê Quang Liêm
    Lê Quang Liêm
    Lê Quang Liêm
  12. Nguyễn Thúy Hiền, sinh năm 1979 tại Gia Lâm, Hà Nội, là một tên tuổi đình đám trong làng Wushu Việt Nam và quốc tế. Sự nghiệp của cô bắt đầu từ khi mới 14 tuổi khi giành huy chương vàng tại Giải vô địch Wushu thế giới năm 1993, mở ra hành trình đầy huy hoàng và thành công không ngừng. Được nuôi dưỡng trong một gia đình có truyền thống thể thao, Thúy Hiền đã có những bước đầu tiên tại Trường Phổ thông Đức Giang, học võ Thiếu Lâm từ năm 12 tuổi. Khả năng thiên bẩm và sự nỗ lực không ngừng giúp cô nhanh chóng vượt qua đồng môn và đạt nhiều huy chương vàng tại giải võ cổ truyền quốc gia và khu vực. Nhờ sự du nhập của môn Wushu vào Việt Nam, Thúy Hiền được huấn luyện bởi các thầy giáo xuất sắc từ Trung Quốc và nhanh chóng nổi tiếng trong giới Wushu. Đỉnh cao của sự nghiệp đến từ năm 1993 khi cô giành huy chương vàng thế giới lần đầu tiên, chỉ mới 14 tuổi, là vận động viên Việt Nam đầu tiên đạt được thành tích ấn tượng này.


    Kỳ tích của Thúy Hiền không chỉ dừng lại ở đó, mà còn tiếp tục với hàng loạt thành công ở các giải quốc tế và khu vực, từ SEA Games đến giải vô địch thế giới. Khát vọng chiến thắng và lòng quyết tâm không ngừng đã giúp cô vượt qua những thất bại, từ đó mạnh mẽ trở lại với những chiến thắng lịch sử cho thể thao Việt Nam. Sau khi chấm dứt sự nghiệp thi đấu vào năm 2005, Thúy Hiền chuyển sang vai trò huấn luyện viên và trọng tài môn Wushu, góp phần trong việc đào tạo thế hệ mới và phát triển môn thể thao này tại Hà Nội. Sự nỗ lực, kiên trì và lòng đam mê của cô đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử thể thao Việt Nam và là nguồn cảm hứng không ngừng cho các thế hệ sau.

    Nguyễn Thúy Hiền
    Nguyễn Thúy Hiền
    Nguyễn Thúy Hiền
    Nguyễn Thúy Hiền
  13. Thạch Kim Tuấn, một trong những tên tuổi nổi bật của đội tuyển cử tạ Việt Nam, đã chứng minh bản lĩnh và sức mạnh của mình qua hàng loạt thành tích ấn tượng trên đấu trường quốc tế. Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Bình Thuận, gia đình anh đã phải vượt qua những khó khăn, đặc biệt sau khi mẹ anh qua đời trong một tai nạn giao thông. Điều quan trọng nhất là đam mê và quyết tâm của Tuấn, khi anh bắt đầu tập luyện cử tạ cùng anh trai vào năm 2006 với hy vọng thoát khỏi cảnh nghèo đói. Dù anh trai sau đó bỏ cuộc, nhưng Tuấn vẫn kiên trì, và sự kiên nhẫn này đã đưa anh đến với Huấn luyện viên Huỳnh Hữu Chí và đội tuyển cử tạ Thành phố Hồ Chí Minh.


    Với nỗ lực không ngừng, Tuấn đã lấn sân tới đấu trường quốc tế và gặt hái được những thành công đáng kinh ngạc. Từ 3 huy chương đồng tại Giải vô địch cử tạ thế giới 2013, đến ba huy chương vàng ở Giải cử tạ trẻ châu Á 2011 và huy chương bạc tại Đại hội Thể thao châu Á 2014, anh đã ghi dấu ấn của mình trong làng cử tạ quốc tế. Sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh khó khăn, Tuấn đã biến những khó khăn thành động lực để vươn lên. Tinh thần kiên trì và quyết tâm phi thường đã giúp anh vượt qua mọi thử thách và trở thành một biểu tượng, không chỉ trong thể thao mà còn là minh chứng cho sức mạnh của ý chí và nỗ lực không ngừng của con người.

    Thạch Kim Tuấn
    Thạch Kim Tuấn
    Thạch Kim Tuấn
    Thạch Kim Tuấn



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |