Top 5 Vaccine covid 19 sớm nhất trên thế giới hiện nay

Trịnh Ngân 59 0 Báo lỗi

Hiện nay vắc-xin Covid-19 là điều mong chờ nhất trên toàn thế giới. Các nhà khoa học đang nghiên cứu và phát triển chúng ngày đêm trong phòng thí nghiệm. Mỹ đã ... xem thêm...

  1. Vắc-xin này ban đầu được phát triển bởi một công ty Đức (BioNTech), sau đó hợp tác cùng với hãng dược phẩm Fosun (Trung Quốc) và công ty Pfizer (Mỹ) để hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng, vận chuyển và sản xuất. Tiến trình thử nghiệm lâm sàng bắt đầu từ tháng 4/2020 với hơn 40.000 tình nguyện viên tham gia trong ba giai đoạn thử nghiệm.


    Qua phân tích sơ bộ cho thấy, hiệu quả ngăn ngừa nhiễm bệnh có thể lên tới 90% trong vòng 07 ngày sau khi tiêm mũi thứ hai. Đây là loại vắc-xin đầu tiên được cho phép sử dụng khẩn cấp và rộng rãi. Tháng 12/2020, nước Anh là nước đầu tiên cấp phép sử dụng vắc-xin này, tiếp đó là Mỹ, Liên minh châu Âu và một số quốc gia khác.


    Một số tác dụng phụ đã được báo cáo của vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19 bao gồm: đau nơi tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ bắp, ớn lạnh, đau khớp, sốt, vết tiêm sưng tấy, đỏ, buồn nôn, cảm thấy không khỏe, nổi hạch. Phản ứng dị ứng cũng có thể xảy ra sau khi tiêm từ vài phút đến 1 giờ.


    Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y Tế, có thể Việt Nam sẽ được cung cấp khoảng 31 triệu liều vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19 trong quý 3 và quý 4 năm 2021.

    Vắc-xin COVID-19 của Pfizer–BioNTech
    Vắc-xin COVID-19 của Pfizer–BioNTech

  2. Vắc-xin Moderna được công ty tại Mỹ phát triển và hiện đang được hơn 45 quốc gia trên thế giới sử dụng. Qua thử nghiệm lâm sàng, vắc-xin Moderna có hiệu quả lên tới 94%, giúp phòng ngừa bệnh covid-19 khi tiêm đến liều thứ hai nếu không bị nhiễm bệnh trước đó. Những người có sẵn bệnh nền cũng có hiệu quả rất cao sau khi tiêm loại vắc-xin này.


    Tác dụng phụ của vắc-xin Moderna là: Đau, mẩn đỏ, sứng tấy vùng tiêm; mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn. Ảnh hưởng này thường bắt đầu trong một hoặc hai ngày sau khi tiêm vắc-xin. Hiện tại Việt Nam đang tiến hành đàm phán với nhà sản xuất loại vắc-xin này để đa dạng hoá vắc-xin phục vụ người dân.

    Mỹ đầu tư gần 1 tỷ USD để điều chế vắc xin phòng ngừa Covid-19
    Mỹ đầu tư gần 1 tỷ USD để điều chế vắc xin phòng ngừa Covid-19
  3. Vắc-xin Johnson & Johnson được sản xuất bởi Công ty dược phẩm Janssen của & Johnson, là loại vắc-xin véc – tơ virus. Nếu đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) thì không nên tiêm vắc-xin J&J này. Ngoài các loại tác dụng phụ giống như vắc-xin Moderna, Mỹ đang nghi ngờ J&J có những dấu hiệu tiềm ẩn về trường hợp bị đông máu sau khi tiêm. Đồng thời cũng xảy ra một số ít trường hợp bị ngất choáng (thường không nghiêm trọng).


    Vắc-xin J&J có hiệu quả 66,3% qua thử nghiệm lâm sàng sau 2 tuần tiêm vắc-xin đối với trường hợp không nhiễm bệnh trước đó (một mũi tiêm duy nhất). Vắc-xin này cũng có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa tình hình nguy kịch ở những người đã bị bệnh.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt để dùng trong tình huống khẩn cấp đối với vắc xin phòng Covid-19 của hãng Johnson & Johnson (J&J)
    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt để dùng trong tình huống khẩn cấp đối với vắc xin phòng Covid-19 của hãng Johnson & Johnson (J&J)
  4. Loại vắc-xin này đang được nước Anh cho phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, dựa trên thử nghiệm 3 giai đoạn tại Vương Quốc Anh và các quốc gia khác. Hàng chục quốc gia đang sử dụng vắc-xin AstraZeneca, nhưng Hoa Kỳ không cho phép sử dụng khẩn cấp nó.


    Tương tự vắc-xin J&J, AstraZeneca đã được Mỹ xác nhận có hiện tượng đông máu sau tiêm, cụ thể, lượng tiểu cầu của họ bị giảm xuống. Tuy nhiên tác dụng phụ này rất hiếm, xảy ra 222 trường hợp được báo cáo trong số 34 triệu người được tiêm chủng trên khắp Châu Âu và Vương Quốc Anh, nhưng chỉ một số ít trường hợp tử vong.


    Vắc-xin này chỉ cần bảo quản trong tủ lạnh và có giá thành thấp hơn các loại vắc-xin khác. Hiện tại Việt Nam đang chuẩn bị tiếp nhận 30 triệu liều vắc-xin AstraZeneca sau khi khẩn trương đàm phán, làm việc với nhiều quốc gia, nhà sản xuất.

    WHO:
    WHO: "Lúc này lợi ích vắc xin AstraZeneca nhiều hơn rủi ro, nên tiếp tục tiêm"
    Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin COVID-19
    Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin COVID-19
  5. Hiện tại, vắc-xin này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Tuy nhiên đã bước đến giai đoạn cuối với khoảng 37.000 người từ các quốc gia trên thế giới tham gia thử nghiệm. Vắc-xin này hứa hẹn là ứng cử viên tiềm năng giúp tiêm chủng cho nhiều người và hiệu quả đối với cả biến thể virus tại Nam Phi, có thể cả những biến thể khác.


    Sanofi-GSK là một phần quan trọng trong chiến dịch tiêm chủng của Liên Minh Châu Âu, rất được Tổng thống Pháp tin tưởng. Nhà sản xuất đang lên kế hoạch sản xuất khoảng 1 tỷ liều hàng năm và họ đã ký các thoả thuận cung cấp cho Mỹ, Canada và các nước đang phát triển.

    Sanofi-GSK công bố thành công trong nghiên cứu vaccine
    Sanofi-GSK công bố thành công trong nghiên cứu vaccine




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |