Top 9 Tục lệ chôn cất người chết kỳ quái nhất trên thế giới
Với niềm tin vào kiếp luân hồi, hoặc tưởng nhớ, biết ơn, mong muốn người đã khuất được siêu thoát, nhiều nơi trên thế giới đã có những cách mai táng kỳ lạ và ... xem thêm...có phần rùng rợn. Tục mộc táng, huyền quan, chung sống với người đã chết hay mai táng lộ thiên... là những tục lệ mai táng khiến chúng ta không khỏi “lạnh sống lưng” khi chứng kiến. Hãy cùng nhìn xem các nước trên thế giới họ đưa tiễn người đã mất về nơi yên nghỉ như thế nào trong bài viết dưới đây.
-
Đây được coi là một tục lệ lâu đời của người Ấn Độ giáo. Và nó gần như là một hình phạt dã man dành cho những góa phụ. Theo đó, những người góa phụ phải tự thiêu chính mình để bày tỏ lòng tôn kính, sự tôn sùng đối với cái chết của người chồng. Sở dĩ vậy là bởi người góa phụ không còn có vị trí nào nữa trong xã hội, và cũng không còn lí do để họ tồn tại sau khi chồng chết và phải hy sinh bản thân trước sự chứng kiến của các vị thần.
Người ta tin rằng nếu góa phụ thực hiện sati thì người nhà cô ta sẽ gặp may mắn đến bảy thế hệ sau. Ngược lại, những góa phụ không tự thiêu sẽ phải đối mặt với sự khinh thường của người đời. Sati dựa trên sự tự nguyện nhưng trên thực tế hầu hết các góa phụ bị ép buộc phải thực hiện hủ tục kinh hoàng này. Hiện nay, hủ tục này hầu như không còn tồn tại và được coi như một hành động vi phạm pháp luật ở Ấn Độ.
-
Đây là một trong những tục lệ kỳ quái nhất vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay. Theo đó, thiên táng hiện vẫn được thực hiện ở khu vực Nội Mông Trung Quốc, Tây Tạng, Thanh Hải. Được biết trong tục lệ này, xác của người quá cố sẽ bị mang lên núi rồi sau đó họ sẽ xắt nhỏ ra cho chim đến ăn thịt. Vì đa số người Tây Tạng và Nội Mông theo Kim cương thừa Phật giáo họ tin rằng sau khi chết thì cơ thể chỉ còn là một cái vỏ rỗng không. Bởi vậy xác chết nên để cho chim ăn mà không cần phải chôn cất.
Đa số người Tây Tạng theo Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayana), họ tin rằng các linh hồn người chết đã rời khỏi cơ thể và cái xác còn lại chỉ là phần "con". Còn kền kền được tôn kính như linh vật thiêng liêng ở đây. Chúng không phải loài ăn xác thối ma quái mà là "thánh đại bàng". Người Tây Tạng tin rằng việc an táng người chết bằng cách nuôi kền kền cũng giống như đức Phật tổ Như Lai lấy xác mình nuôi hổ dữ để khỏi hại các sinh linh khác trong thế giới. Vì thế, thi thể người chết được chim ăn sẽ nhanh chóng lên thiên đàng.
-
Đây được coi là một trong những tục lệ kỳ quái nhất từng tồn tại ở khu vực Papua New Guinea và đất nước Brazil. Hiện nay đã không còn tồn tại nữa. Theo tập tục khi có người qua đời, dân trong làng sẽ mở tiệc và ăn thịt người đã khuất đó. Được biết tục lệ này xuất phát từ các quốc gia nghèo đói và họ cần phải tìm thêm nguồn thực phẩm để nuôi sống bản thân mình. Nên gia đình người quá cố sẽ tập trung lại quanh xác chết sau đó họ sử dụng lửa và các công cụ hỗ trợ khác để làm chín thịt cái xác và ăn. Các tập tục kinh dị như vậy thường hay xuất hiện ở những quốc gia có cư dân sống chủ yếu trong các khu vực rừng rậm, hoặc là khi nguồn thực phẩm tự nhiên không được dồi dào.
Khi trong bộ tộc có người chết, tang lễ sẽ được tổ chức theo những nghi thức rất trang nghiêm chứ không có sự u buồn hay nặng trĩu. Sau một vài ngày tổ chức các nghi lễ tưởng nhớ, họ bắt đầu quá trình mai táng. Tộc trưởng sẽ là người làm lễ và cầm dao mổ xác. Thịt của người chết được chia cho tất cả mọi người để cùng chia sẻ sự mất mát và chia sẻ sức mạnh của người quá cố. Tù trưởng sẽ ăn phần não để tiếp nhận trí tuệ của người chết. Người thân nhất như vợ, con sẽ ăn phần tim để cảm nhận tình yêu thương sẽ còn mãi trong cơ thể. Khi tiến hành nghi lễ, họ thực hiện một cách cẩn thận bằng cách dùng que xiên, tuyệt đối không chạm tay vào thịt. Cuối cùng những phần còn lại (xương, tóc…) được hỏa thiêu và tang lễ kết thúc.
-
Mai táng là hành động mang tính nghi lễ của việc đưa xác người hoặc động vật chết, thường là có đồ chôn theo, xuống dưới đất. Tuy nhiên trên thế giới vẫn có những tục lệ chôn cất kì lạ như tục táng cùng người chết. Được biết tục lệ này bắt nguồn từ một nghi lễ thời cổ xưa của người dân Sati. Và trong tang lễ truyền thống ở Fiji sẽ có một người thân yêu của người quá cố sẽ bị thắt cổ đến chết. Bởi lẽ họ quan niệm rằng làm như vậy thì người chết sẽ không phải đơn độc một mình ở thế giới bên kia.
Dù ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, sinh ra là con người, không ai muốn người thân của mình phải ra đi vào cõi vĩnh hằng nhưng quy luật của cuộc sống là thế, sinh - lão - bệnh - tử, đâu ai tránh được, phải học cách chấp nhận sự thật dù không muốn. Người ta vẫn có thể ôm nỗi nhớ bằng những kỷ niệm đã qua hoặc những kỷ vật mà người quá cố để lại, mạnh mẽ sống tiếp để thời gian xoa dịu nỗi đau nhưng chẳng mấy ai lại nghĩ đến việc giữ lại thi thể người đã chết bên mình suốt một thời gian dài như cách bộ tộc này vẫn làm trong suốt hàng ngàn năm qua. Có lẽ đây là tục lệ có phần hơi ác liệt đối với người thân của người đã khuất.
-
Được biết phong tục này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Theo đó, phần còn lại của thi thể sau khi hỏa táng sẽ được đem cho vào một cái bình và làm theo di nguyện của người đã mất. Và có người mong muốn được bên cạnh người thân, nhưng có người lại muốn được rải tro của mình ra sông, biển hoặc lên núi, một số người Ấn Độ thì lại muốn được rải tro của mình xuống dòng sông Hằng. Ở nhiều nước, sự hỏa thiêu được thực hiện trong lò hỏa táng. Trong khi một số nước khác như Nepal và Ấn Độ, họ sử dụng nhiều cách khác, như là thiêu sống ngoài trời (open-air cremation).
Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh. Trong đó, đạo Hindu chiếm tới 80,5 % dân số. Cái nôi của tôn giáo này nằm ở thành phố Varanasi, bên bờ sông Hằng thiêng liêng. Đây cũng là nơi tiến hành một trong những phong tục hỏa táng người chết được cho là... đáng sợ nhất trên thế giới. Thiêu xác chết rồi thả trôi xuống dòng sông mẹ thiêng liêng là một nghi lễ truyền thống của người theo đạo Hindu. Trong nhiều thế kỉ, người sống đến với Varanasi để tĩnh tâm, thiền định, cầu nguyện và đắm mình trong dòng nước của sông Hằng. Và rồi đến khi chết đi, họ có ước vọng muốn được trở về với sông Mẹ.
-
Ngôi làng Terunyan (thuộc đảo Bali) nằm bên bờ hồ Batur, quận Bangli (Indonesia) nổi tiếng về tập tục mai táng lộ thiên. Những người chết được đưa đến nghĩa trang bằng phương tiện đặc biệt, gọi là xuồng ba lá Pedau. Sau khi tiến hành các nghi lễ, xác chết được đặt xuống huyệt sâu khoảng 20 m nhưng không lấp đất. Xung quanh được dựng lên một hàng rào bằng tre nứa bao bọc như một chiếc lồng thô sơ và đơn giản. Thi hài người chết gần như phơi ra hoàn toàn trước mưa nắng gió sương.
Quá trình phân hủy diễn ra hoàn toàn tự nhiên nhưng không bốc mùi hôi thối. Người dân ở đây cho rằng nhờ cây thần có tên gọi Tarumenyan (một loài cây đặc hữu trong vùng, cùng họ với cây đa), ngay trong khu vực nghĩa trang. Sau khi thi hài phân hủy hoàn toàn, hộp sọ của người chết được đặt lên bàn thờ đá dưới gốc cây. Sau nhiều thập kỷ, số hộp sọ tại bàn thờ ngày càng nhiều. Xuất phát từ điều này, người dân địa phương còn gọi nơi đây bằng cái tên "đảo sọ người". Tuy nhiên, không phải bất cứ người dân nào ở làng Trunyan nào cũng được thực hiện tập tục mai táng này mà chỉ có những người đã lập gia đình thì sau khi chết mới được tổ chức tang lễ theo cách trên. Trong khi ấy, những đối tượng còn lại được chôn cất xuống đất như bình thường tại nghĩa địa. -
Tục treo quan tài được thực hiện bởi người Trung Quốc ở thời phong kiến xa xưa. Theo đó, họ tin rằng các cỗ quan tài của người đã chết càng ở gần bầu trời thì linh hồn người chết càng sớm được lên thiên đàng nhanh hơn. Và những chiếc quan tài này được phát hiện ra bởi các nhà khảo cổ học nó nằm trong một khu quần thể di tích. Các di vật được tìm thấy trong những chiếc quan tài này cho thấy rằng những người được chôn cất ở đây đã từng có địa vị rất cao trong xã hội thời bấy giờ.
Cách đây hơn 2.000 năm, tộc người Igorot tại vùng núi Sagada ở phía bắc của Philippines đã có tập tục an táng những người quá cố trong các cỗ quan tài gỗ và đóng đinh hoặc treo lên vách núi cao. Theo quan niệm của họ, việc chôn cất ở nơi cheo leo sẽ giúp linh hồn người chết về gần với tổ tiên hơn. Thông thường, những người già sẽ tự làm cỗ quan tài cho mình rồi khắc hoặc vẽ tên ở bên hông. Xác chết sẽ được đặt lên một chiếc ghế gỗ sau đó quấn lá cây xung quanh rồi phủ một chiếc khăn phía trên. Lễ cầu nguyện cho người chết diễn ra trong nhiều ngày nên xác chết sẽ được hun khói để làm chậm quá trình phân huỷ.
-
Phong tục này được cho là hết sức đơn giản bởi chỉ là treo người chết lên một cây cổ thụ trong làng. Và nghi thức này được thực hiện bởi những người vô thần, họ không có bất kỳ một sự ràng buộc nào về truyền thống hay là vấn đề văn hóa. Chính điều này đã khiến những người đã khuất sẽ mãi ở trong trái tim của những người thân và nghi thức này cũng là một lời để nhắc nhở những người còn sống rằng một ngày nào đó họ cũng sẽ đến lúc phải sang thế giới bên kia.
Người Nyingchi và Kangbei sống ở Tây Tạng (Trung Quốc) duy trì tập tục mộc táng dành cho những đứa trẻ không may qua đời sớm bằng cách tắm rửa sạch và cho vào một chiếc hộp gỗ nhỏ, mang treo lên cây (mộc táng). Bé trai được treo trên cao, còn bé gái được mắc ở phía dưới. Bố mẹ hay người nhà thường treo quan tài các bé lên những cây cao mọc trong rừng hay tại các ngã ba của con sông với niềm tin, linh hồn các bé sẽ dễ dàng bay tới thiên đàng và không quay về phá quấy, làm hại những đứa trẻ khác.
-
Theo tập tục của người Xơ Đăng, khi cha mẹ chết, con trai là người phải cõng xác cha mẹ đi chôn để tỏ lòng hiếu thảo. Nếu chẳng may, người con chết trước thì sự thương tiếc của cha mẹ được thể hiện qua việc cõng xác con đến nơi an nghỉ cuối cùng. Xác sẽ được chôn trong một cánh rừng già phía tây của làng, nơi vẫn được xem là cánh rừng thiêng, cánh rừng ma của cả làng.Trong trường hợp cha mẹ chết đi khi người con còn quá nhỏ, không đủ sức cõng cha mẹ đi chôn thì phải nhờ người khác có quan hệ huyết thống trong dòng họ cõng thay.
Người Xơ Đăng để nguyên xác người chết như vậy và cõng đi chôn. Trong quan niệm tâm linh, người ta cho rằng điều đó sẽ giúp linh hồn người chết dễ siêu thoát hơn. Khi chôn, đầu người chết luôn hướng về phía bản để hồn ma không còn được quay về. Đồng thời của cải của người sống như thế nào thì khi chết sẽ được mang theo như thế, bằng cách bỏ vào quan tài. Họ quan niệm rằng, người chết đi xuống dưới suối vàng sang thế giới bên kia cũng cần của cải, tiền bạc để sinh sống để chờ ngày linh hồn được siêu thoát về chốn thần tiên. Sau khi chôn cất người chết, thân nhân sẽ không bao giờ trở lại thăm mồ mả trong một khoảng thời gian khá dài, để linh hồn người chết không vương vấn trần gian. Hồn ma còn vương vấn sẽ mãi mãi không siêu thoát, mà có thể đầu thai làm kiếp người trở thành những kẻ độc ác.