Top 4 Truyện cổ tích về nguồn gốc loài người hay và ý nghĩa nhất
Đi tìm nguồn gốc của loài người chính là trở về với cội nguồn sâu xa của chúng ta, đây là điều gây tò mò nhất trong lịch sử nhân loại. Cho đến bây giờ vấn đề ... xem thêm...này vẫn luôn gây tranh cãi. Và đã có rất nhiều truyện cổ tích ra đời nói về nguồn gốc loài người. Mỗi ngày toplist hy vọng sẽ giới thiệu đến bạn thật nhiều câu chuyện hay và hôm nay sẽ là Top các Truyện cổ tích về nguồn gốc loài người hay và ý nghĩa nhất.
-
Thưở xa xưa ở miền Lạc Việt có một vị thần, nòi rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai của nữ thần Lạc Long Nữ nơi thuỷ cung tráng lệ.
Lạc Long Quân có sức khoẻ phi thường, lắm phép lạ, đã vì dân mà ra tay diệt Hồ Tinh, Ngư Tinh, Mộc Tinh và nhiều yêu quái khác. Thần còn dạy dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn, chài lưới, cách làm nhà để ở,…
Cũng thuở ấy, ở vùng núi phương Bắc có nàng Âu Cơ, thuộc dòng dõi Thần Nông, tuyệt trần xinh đẹp. Nghe tin vùng đất Lạc Việt phương Nam là một xứ sở nhiều hoa thơm cỏ lạ, Âu Cơ bèn du ngoạn tới thăm.
Âu Cơ gặp Lạc Long Quân yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Sau mối kỳ duyên hạnh ngộ, Âu Cơ đẻ ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm đứa con trai khôi ngô, tuấn tú tuyệt trần. Cuộc sống đang diễn ra vô cùng hạnh phúc, thì một hôm Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: Ta vốn nòi rồng sống ở nước, nàng là dòng tiên ở non cao. Khó ở với nhau một nơi lâu dài được. Ta sẽ đưa năm mươi con xuống biển; nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau trấn giữ các phương khi cớ sự nhớ giúp nhau, chớ sai lời hẹn….
Âu Cơ đưa năm mươi con lên núi sinh cơ lập nghiệp. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, truyền ngôi mười mấy đời uy danh rạng rỡ tứ phương. Con cháu ngày một thêm đông đúc.
Con Rồng cháu Tiên là một trong trong những truyền thuyết phổ biến nhất nói về nguồn gốc của dân tộc Việt, thể hiện sự tự hào về gốc gác của mình, cũng như lời khẳng định tất cả người dân Việt Nam đều cùng cha mẹ sinh ra, phải đoàn kết và cùng nhau phát triển đất nước.
-
Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra.
Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng thoát nạn. Sau bảy ngày, họ chui ra. Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người.
Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp. Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu.
Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ Mú nhanh nhảu ra trước, dính than nên hơi đen. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba Na, người Kinh,… lần lượt ra theo. Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.
Câu chuyện được viết ra vừa nhằm mục mục đích giải thích về nguồn gốc của các dân tộc khác nhau trên đất nước Việt Nam, vừa là lời khuyên chân thành cho các thế hệ mai sau. Các dân tộc tuy khác nhau về màu da, về giọng nói nhưng thực thực chất đều là anh em trong một gia đình, phải biết yêu thương đùm bọc, giúp đỡ nhau.
-
Truyền thuyết kể rằng, sau khi Bàn Cổ Thị qua đời, trời đất vẫn vắng vẻ, trống trải, tịnh không một bóng người. Không biết đã trải qua biết bao nhiêu năm, mới lại xuất hiện một vị thủy tổ của loài người tên gọi là Nữ Oa Thị. Nữ Oa là một người đàn bà đơn độc giữa trời đất, cảm thấy quá cô thân liền tạo ra nhiều người để cùng chung sống. Một hôm, Nữ Oa Thị dùng nước hòa trộn một đống bùn vàng, dùng bùn vàng nặn thành người đất. Một lúc bà nặn một người đàn ông, lúc sau bà lại nặn người đàn bà. Nói ra kể cũng kỳ lạ, Nữ Oa Thị nặn xong một người, thổi một hơi vào người đó, rồi đặt xuống đất, người đất này liền biến thành người sống, biết chạy nhảy, biết nói cười. Nặn một người, sống một người, nặn hai người, sống hai người. Bà nặn bao nhiêu người thì sống bấy nhiêu người.
Những người đó biến thành đoàn thành tộc vây xung quanh Nữ Oa Thị, nhảy múa hò hét nhiệt tình gọi Nữ Oa Thị là Mẹ. Nữ Oa Thị cứ nặn mãi, nặn mãi, nặn liên tục không ngừng, nặn cho tới khi cảm thấy thực sự quá mệt mỏi, bà mới tạm ngơi tay. Thế nhưng số bùn vàng hòa trộn vẫn còn thừa rất nhiều. Nữ Oa Thị có vẻ không vui, bà tiện tay nhặt từ dưới đất lên một sợi dây thừng to, nhằm trúng đống đất vàng đã hòa trộn mà vung mạnh. Nào ngờ, bà vừa vung sợi dây thừng, lại hệt như lúc dùng tay nặn, đám bùn vàng bắn tung tóe, tất thảy đều biến thành đám người sống, lớn, nhỏ khác nhau. Những con người được Nữ Oa Thị tạo ra này cứ lớn dần lên, cùng lao động, cùng chung sống, sinh sôi ra con cháu đời sau. Những đứa bé chơi đùa nhảy nhót, về sau cũng phương trưởng, cũng làm cha, làm mẹ, cứ thế sự sinh tồn kéo dài hết đời này qua đời khác.
Nữ Oa là một vị thần trong truyền thuyết Trung Quốc, tương truyền là con của Bàn Cổ, vị thần khai thiên lập địa. Câu chuyện giải thích về sự ra đời của loài người đồng thời thể hiện tấm lòng biết ơn của người dân Trung Hoa đến vị thần đã sáng tạo ra con người.
-
Một ngày nọ, một cây tươi tốt có tên “Si” đứng trên núi, bị một cơn bão mạnh quật ngã. Từ đây sinh ra 2 chú chim, chúng làm tổ trong hang Hào – mà ngày nay là “Hang Ma Chung Dien” ở làng Phù Nhiên, xã Ngọc Hào, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
Chúng đẻ ra 100 quả trứng và 3 quả trong số trứng đó đáng chú ý vì kích thước của chúng và bởi chúng biến thành người. Từ đó sinh ra “Ay” và “Ua”, những người đầu tiên của tộc người thổ. 5 tháng trôi qua mà không có quả trứng nào nữa nở. Tuyệt vọng, Ay và Ua đi vào trong rừng. Hai người gặp “Dam-Cu-Cha” và “Gia-Cha-Giang” và bày tỏ sự lo lắng của mình với họ. Các bà mụ khuyên rằng: ở loạt 50 quả trứng đầu, hãy xếp chúng xen giữa những tấm lót làm bằng cỏ thần này… Xếp xuống mặt đáy những quả trứng đang nằm trên cùng và đảo ngược chúng lại. Trong 50 ngày, 100 quả trứng sẽ nở.
Ay và Ua chỉ vừa kịp cảm ơn các vị thần thì họ đã mất hút vào khu rừng. Khi trở về hang của mình, Ay và Ua nhất nhất làm theo lời khuyên của các bà tiên. 50 ngày sau, 97 quả trứng đã nở thành các tộc người khác nhau; 50 sống ở đồng bằng và 47 sống ở vùng núi. Từ đó tạo ra dân Mường, Mán, Mèo, Tho-Dan và Tho-Trang.
Câu chuyện là sự sáng tạo của dân tộc thiểu số, thể hiện rõ mong muốn đi tìm nguồn cội cũng như lời khẳng định cho sự gắn kết các dân tộc anh em.