Top 10 Trường hợp bướng bỉnh ở trẻ mầm non và cách xử lý hay nhất
Từ khi biết nhận thức thì trẻ bắt đầu xuất hiện những biểu hiện bướng bỉnh, không chịu phục tùng theo một số yêu cầu của người lớn. Đây là tâm lý chung của tất ... xem thêm...cả các trẻ dù là ở nhà hay ở lớp. Những lúc như thế, cha mẹ/cô giáo nên bình tĩnh, nhẹ nhàng tìm những giải pháp để giúp trẻ hết bướng bỉnh và nghe lời. Hôm nay, các bạn hãy cùng Toplist tìm hiểu về những trường hợp bướng bỉnh ở trẻ mầm non và cách xử lý hay nhất nhé!
-
Tình huống: Trẻ gây hấn, giành đồ chơi và đánh bạn. Đây được xem là một trường hợp xảy ra khá phổ biến ở các lớp mầm non. Điều này luôn khiến các cô giáo cảm thấy mệt mỏi, đau đầu trong việc đưa các con vào nề nếp. Ở một vài trường hợp, khi trẻ tranh giành đồ chơi thì cô có thể khuyên bảo một cách nhẹ nhàng để trẻ nghe lời, thế nhưng nếu gặp phải trẻ bướng bỉnh thì việc nhẹ nhàng có vẻ cũng không giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên điều này cũng không có nghĩa là cô la mắng và trách phạt bé mà hãy thật khéo léo xử lý như sau.
Cách xử lý:
- Trước khi cho các bé chơi, cô giáo cần có sự chuẩn bị. Tốt nhất, cô nên cho bé đó làm nhóm trưởng, nhờ bé phát đồ chơi và chỉ cách chơi cho các bạn. Lúc này, bé sẽ cảm thấy rất hãnh diện về mình khi được cô tin tưởng giao nhiệm vụ cho và tất nhiên sẽ làm theo ngay sau đó. Khi bé làm xong, cô đừng quên tán thưởng và khen để bé cảm thấy việc làm vừa rồi của mình thật đúng đắn, thật hữu ích, tự cảm thấy vai trò của bé thật quan trọng trong lớp học.
- Tại gia đình, tính tranh giành đồ chơi, gây hấn ở trẻ cũng có thể xảy ra, thế nhưng bố mẹ có thể cảm thấy khó khăn hơn trong việc tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng này so với các cô giáo mầm non. Bởi lẽ, các cô có một lợi thế đó chính là tập thể cả lớp. Ở lứa tuổi mầm non, các trẻ luôn muốn các bạn chơi với mình, để ý đến mình. Khi làm việc tốt, ngoan và được khen trước lớp, chắc chắn rằng các bé sẽ rất sung sướng và bắt chước nhau để cũng được khen. Chính vì thế tính gây hấn, giành đồ chơi và đánh bạn ở trẻ cũng sẽ được giảm thiểu một cách đáng kể.
-
Tình huống: Trẻ nhất quyết nói ''không'' trong mọi tình huống. Đây được xem là một biểu hiện rõ ràng nhất của các trẻ bướng bỉnh, không nghe lời. Dù là hoạt động vui chơi hay học tập trẻ đều nhất quyết nói ''không'' với cô giáo. ''Con không muốn đóng kịch'', ''Con không muốn rửa tay'', ''Con không muốn chơi ở góc này'', ''Con không thích hát'',... đủ kiểu, đủ dạng, đủ mọi hình thức để trẻ từ chối làm theo những việc cô giáo bảo.
Cách xử lý:
- Cách 1: Thay vì quát tháo, trừng mắt hay dùng đến đòn roi dọa nạt trẻ thì cô hãy đưa ra một chọn lựa có giới hạn: “Con muốn đóng vai rùa hay thỏ?”, “Con muốn uống sữa hay nước cam?”, “Con muốn chơi với bạn hay muốn chơi một mình?”… Giải pháp 2 chọn lựa đủ tốt cho giai đoạn này. Cách này có thể tránh được tiếng “không” ở các trẻ bướng bỉnh.
Cách 2: Thỉnh thoảng, cô giáo cũng nên dùng giải pháp đếm từ 1 tới 10 đối với những trẻ hay do dự: “Cô sẽ đếm đến 10 và sau đó cô chọn nhé, hay cô sẽ chọn cho con”. Trẻ sẽ sẵn sàng để quyết định khi bạn bắt đầu đếm. Tuy nhiên, hình thức này nên là giải pháp cuối cùng, sau khi đã đưa ra giải pháp chọn lựa vì cách này dễ bị mất hiệu lực khi bạn dùng quá nhiều lần và chắc chắn sẽ không còn tác dụng đối với trẻ bướng bỉnh ở những lần sau.
- Cách 1: Thay vì quát tháo, trừng mắt hay dùng đến đòn roi dọa nạt trẻ thì cô hãy đưa ra một chọn lựa có giới hạn: “Con muốn đóng vai rùa hay thỏ?”, “Con muốn uống sữa hay nước cam?”, “Con muốn chơi với bạn hay muốn chơi một mình?”… Giải pháp 2 chọn lựa đủ tốt cho giai đoạn này. Cách này có thể tránh được tiếng “không” ở các trẻ bướng bỉnh.
-
Tình huống: Chê cô giáo đủ kiểu, sai vặt cô và dọa mách phụ huynh nếu cô la mắng bé. Có thể cô giáo chê trò là hợp lý hơn, thế nhưng ở môi trường giáo dục mầm non thì mọi chuyện đều có thể xảy ra và việc ''trò chê cô'' không phải là chuyện hiếm. ''Cô hát dở quá'', ''cô đọc truyện còn thua mẹ con'' và thậm chí sai bảo cô như với người làm, dọa nếu cô mà la sẽ mách mẹ đuổi việc. Đây chắc chắn là một trường hợp hay xảy ra đối với những trẻ được ba mẹ nuông chiều mà sinh ra bướng bỉnh, không nghe lời. Đứng trước một học sinh như vậy, các cô không nên phản ứng gay gắt vì càng như thế thì sẽ càng tiêu cực. Giáo viên hãy thật bình tĩnh, xử lý để không chỉ giải quyết được cái tính bướng bỉnh ở trẻ mà còn giúp trẻ yêu thương và thân thiện với cô giáo hơn.
Cách xử lý:
- Trước trường hợp hay chê cô thì cô giáo hãy thật bình tĩnh và đừng quá nóng giận với lời nhận xét của bé. Trước tiên, cô hãy khen bé vì đã biết góp ý cho cô giáo, đồng thời cũng nên nhắc nhở bé rằng: ''Lần sau nếu muốn phát biểu thì các bé hãy giơ tay xin phát biểu không được nói leo như thế nhất là khi cô giáo đang hát, đang đọc truyện và các con nên nói nhỏ vào tai cô thôi''.
- Và nếu bé hay sai vặt và nói những lời khó nghe với cô giáo thì cô nên giải thích với bé rằng việc nói như vậy là không ngoan. Nếu bé hư thì các bạn sẽ không chơi với nữa và cô sẽ không tặng cho bông hoa cháu ngoan. Đến cuối tuần, bé thấy ai cũng được nhắc tên khen ngợi, tặng bông hoa mà mình không có thì cũng…chờ đợi, muốn được quà như các bạn. Và đương nhiên, cái tính bướng bỉnh cũng sẽ thay đổi từ đây.
-
Tình huống: Không làm theo đúng yêu cầu của cô giáo cũng là một kiểu bướng bỉnh ở lứa tuổi mầm non. Trẻ chỉ muốn làm theo ý thích của mình và tự quyết định. Đối với những trẻ thuộc nhóm này, sự điều khiển của cô giáo khiến trẻ khó chịu và cứ giống như cô đang xâm lấn vào những gì trẻ đang làm, vậy nên trẻ hoàn toàn không thích sự sắp đặt từ cô giáo. Lấy một trường hợp cụ thể là: Trong giờ vẽ theo mẫu (vẽ con chó) chủ đề “Động vật”, mọi trẻ đều say sưa vẽ và cô quan sát thấy Hùng đang vẽ con gà, cô giáo bảo: ''Con vẽ không đúng chủ đề rồi, chủ đề hôm nay là con chó mà". Hùng đáp lại: ''Con không thích vẽ con chó, con chỉ thích vẽ ô tô''.
Cách xử lý:- Cô giáo hãy thử khen trẻ và hướng trẻ vào chủ đề bài vẽ: “cô biết Hùng có thể vẽ được con chó và vẽ rất đẹp, đẹp hơn nhiều bạn trong lớp cơ. Con hãy thử vẽ nhé, nếu con thấy khó thì cô sẽ vẽ cùng con”.
- Nếu Hùng vẫn bướng bỉnh, nhất quyết không vẽ, cô giáo hãy giúp trẻ bằng cách gợi ý hay giải thích trình tự, cũng như cách trình bày mẫu tùy thuộc vào khả năng của trẻ.
- Nếu trẻ vẫn nói không và tiếp tục ngồi vẽ ô tô thì cô hãy cho trẻ vẽ vì như thế cũng đã đạt được mục đích của giờ vẽ theo mẫu, nếu trẻ vẽ xong theo sở thích thì cô hãy động viên trẻ thực hiện bài học trên.
- Cuối giờ, khi nhận xét bài vẽ của cả lớp, thì bạn hãy giành ít thời gian nhận xét bài vẽ của Hùng và nhắc nhở nhẹ nhàng để Hùng thực hiện nhiệm vụ của giờ học như các bạn trong lớp.
-
Tình huống: Tại gia đình, trường hợp này thường hay xảy ra hơn vì trẻ biết bố mẹ luôn thương yêu và chắc chắn sẽ chiều theo ý mình. Cách tốt nhất để bố mẹ có thể khắc phục tính bướng bỉnh ở trẻ là hãy làm lơ trẻ, coi như không thấy trẻ khóc. Cha mẹ nên hiểu rằng, nếu trẻ khóc mà cha mẹ quan tâm ngay lập tức, làm theo ý trẻ để trẻ ngưng khóc thì trẻ sẽ biết điểm yếu của cha mẹ và tiếp tục làm theo.
Cách xử lý:
- Việc phớt lờ trẻ của cha mẹ như một lời nhắc nhở trẻ rằng giải pháp mè nheo, khóc ăn vạ của trẻ đã không thành công và cha mẹ sẽ không đáp ứng theo yêu cầu của trẻ. Sau khi thấy trẻ ngưng khóc, cha mẹ nên hỏi thăm xem trẻ gặp phải vấn đề gì và cha mẹ có thể hỗ trợ gì cho trẻ.
- Có thể cha mẹ sẽ phải đợi trẻ rất lâu nhưng để hiểu con trẻ thì không có gì là lãng phí thời gian. Việc cha mẹ lắng nghe trẻ còn giúp cho trẻ cảm thấy bản thân mình được tôn trọng, được lắng nghe. Những lời khuyên, lời phân tích của cha mẹ đối với trẻ những lúc như vậy mới thực sự phát huy tác dụng.
-
Tình huống: Trong giờ hoạt động góc, các bạn đã vào cuộc chơi, thế nhưng có một trẻ không tham gia chơi vào góc nào cả, nếu là giáo viên của lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?
Cách xử lý:
- Trong trường hợp này, cô giáo hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ lại như vậy để có hướng giải quyết thích hợp: Nếu vì lý do sức khoẻ của trẻ không tốt thì giáo viên cần có biện pháp chăm sóc cho phù hợp.
- Nếu do chủ đề chơi không phù hợp với nhu cầu, ý tưởng chơi của trẻ thì giáo viên hãy trò chuyện với trẻ để nắm bắt được ý tưởng chơi của trẻ, thông qua đó biết cách chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ tham gia chơi.
- Do trẻ thiếu kỹ năng chơi nên cô hãy cùng trò chuyện và chơi cùng trẻ, kịp thời khen ngợi, động viên trẻ để tạo hứng thú chơi cho trẻ.
-
Tình huống: Trong lớp có một trẻ cứ đến giờ ăn thì lại không chịu ăn các loại thịt mà chỉ ăn cơm với canh, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?
Cách xử lý:
- Tìm hiểu nguyên nhân thông qua phụ huynh học sinh, qua theo dõi các bữa ăn của trẻ tại lớp.
- Trò chuyện cùng trẻ hoặc một nhóm trẻ về các món ăn có thịt, lợi ích của món ăn với cơ thể.
- Tổ chức cũng như động viên trẻ tham gia vào các hoạt động Bé tập làm nội trợ chế biến các món ăn từ thịt: làm nem, phở cuốn…
- Đến bữa ăn, cô giáo giới thiệu món ăn, động viên trẻ ăn ít một. Phối hợp cùng với phụ huynh chế biến món ăn khác từ thịt tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều.
-
Tình huống: Trong lớp có một bé, bé đang học lớp mẫu, trong giờ học bé thường hay nói leo. Cô giáo chưa hỏi đến mình đã nói, đôi khi còn nói tục làm ảnh hưởng tới lớp học. Là giáo viên bạn nên làm gì ?
Cách xử lý:
- Trước tiên, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi trên của bé, sau đó đưa ra cách giải quyết phù hợp
- Bé có hành vi nói trên có thể là do bé nói leo hoặc cô giáo chưa cho phép bé đã nói, giáo viên có thực hiện theo các gợi ý sau: Khi thấy bé sắp có biểu hiện nói tự do giáo viên hãy thể hiện sự không vừa lòng bằng các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cho bé biết.
- Luôn khen ngợi những trẻ giơ tay để phát biểu; để bé học tập theo. Sử dụng bức tranh “Trẻ giơ tay để phát biểu” treo trên bảng lớp để nhắc nhở bé và cả lớp luôn thực hiện hành vi đúng.
- Khi bé nói tự do, giáo viên nên yêu cầu bé ngồi xuống sau đó cho em giơ tay và phát biểu lại. Sau mỗi lần như vậy giáo viên nên động viên, khen ngợi bé để em hiểu được đó mới là hành vi đúng. Khen thưởng kịp thời khi bé biết giơ tay xin phát biểu.
-
Tình huống: Trẻ chơi đồ chơi cùng bạn xong, nhưng đến khi giáo viên yêu cầu sắp xếp lại đồ chơi vào đúng vị trí hệt như ban đầu thì trẻ lại không chấp hành và làm theo. Trong trường hợp đó thì giáo viên mầm non sẽ giải quyết như thế nào?
Cách giải quyết:
- Điều đầu tiên bạn cần làm là đừng nóng lên và quát mắng trẻ, mà hãy nhẹ nhàng nhắc trẻ cất đồ chơi vào đúng chỗ. Nếu trẻ vẫn bướng bỉnh không nghe lời thì bạn có thể đưa ra một số quy định cũng như hình phạt dành cho những ai không chịu sắp xếp đồ chơi đúng vị trí như ban đầu.
- Làm như thế, bạn có thể rèn cho trẻ tính kỷ luật, cũng như tuân thủ theo các quy định trong lớp học.
-
Tình huống: Trong giờ ngủ trưa, có một số bé không chịu đi ngủ hay vẫn chưa ngủ được. Bé thì nằm mở mắt thao láo, trằn trọc suốt buổi trưa, còn có bé thì nằm mãi cảm thấy thừa chân, thừa tay cấu véo bạn bên cạnh để bạn khóc ré lên om sòm, có bé thì lại khóc thút thít đòi về với mẹ… Là một giáo viên mầm non, trong trường hợp này bạn sẽ xử lí như thế nào để không ảnh hưởng tới các bé khác?
Cách xử lý:
- Khi lần đầu tiên tới lớp, các cô cần tạo cho trẻ thói quen đi ngủ khi đến giờ ngủ.
- Cô có thể kể vài câu chuyện cổ tích cho bé nghe, không nên kể to mà hãy kể nhè nhẹ để trẻ trật tự, im lặng nghe và đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Cô cũng có thể hát ru và quan tâm đến những bé khó ngủ.
- Trong trường hợp, bé không muốn ngủ thì bạn cũng không nên ép buộc trẻ, hãy tách trẻ sang phòng khác cho trẻ chơi những trò chơi tĩnh chẳng hạn như: xếp hình, vẽ, nặn và đồng thời trao đổi với phụ huynh để đảm bảo rằng cho trẻ được ngủ đủ số thời gian quy định trong một ngày.