Top 10 Trường đại học tốt nhất châu Á

Ki-eu Hoàng 1334 0 Báo lỗi

Thông qua bảng xếp hạng trường đại học trên thế giới, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong top những trường đại học tốt nhất châu Á có nhiều trường đã vào ... xem thêm...

  1. Đại học Quốc gia Singapore thường được gọi tắt là NUS là viện đại học lâu đời và lớn nhất về số lượng sinh viên tại Singapore. Trường được đánh giá là một trong những đại học hàng đầu châu Á và thế giới có khuôn viên tại Singapore cùng với Đại học Công nghệ Nanyang. Năm 2021, NUS đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng các trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới và là đại học đứng đầu châu Á theo bảng xếp hạng đại học QS World University Ranking.


    Trường có khuôn viên trải dài trên diện tích 1,5km2 (150ha) nằm ngay sát trung tâm của thành phố Singapore. NUS có 42.598 sinh viên trong đó có 30.473 sinh viên đại học, 12.125 sinh viên sau đại học và đội ngũ giảng viên gồm 1.820 người. Trường đã chuyển mình từ Đại học Malaya trở thành đại học Singapore vào năm 1962 và cuối cùng là đại học quốc gia Singapore vào năm 1980. Có thể nói sự phát triển của đại học quốc gia Singapore gắn liền với sự phát triển của đảo quốc sư tử. Kể từ khi thành lập cho đến nay, trường đã ghi nhận được nhiều thành tựu đáng tự hào trong lĩnh vực giáo dục.


    Đại học quốc gia Singapore luôn góp mặt trong các bảng xếp hạng trường đại học danh tiếng ở Châu Á và thế giới. Năm 1980, NUS được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai trường đại học tại Singapore là: Viện Đại học Singapore (University of Singapore) và Viện Đại học Nanyang (Nanyang University). Năm 1981, Viện Công nghệ Nanyang thuộc Viện Đại học Quốc gia Singapore được thành lập. Năm 1991, Viện này trở thành Đại học Công nghệ Nanyang.


    Website: https://www.nus.edu.sg/
    Fanpage:
    www.facebook.com/nus.singapore

    Đại học quốc gia Singapore (NUS)
    Đại học quốc gia Singapore (NUS)
    Đại học quốc gia Singapore (NUS)
    Đại học quốc gia Singapore (NUS)

  2. Đại học Công nghệ Nanyang thường được gọi tắt là NTU là một trong những trường đại học công lập tại Singapore. Đây là một trong số ít những trường đại học danh tiếng thế giới có khuôn viên ở tại Đông Nam Á. Năm 2020, trường đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng các trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới và đứng thứ 4 về nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin theo bảng xếp hạng QS World University Ranking.


    Trường có khuôn viên trải dài trên diện tích 2 km² (200 ha), gồm 24.579 sinh viên đại học, 7.767 sinh viên sau đại học và đội ngũ giảng viên gồm 3.846 người. Năm 1991, NTI sát nhập với Viện đào tạo Giáo dục Quốc Gia để thành lập Đại học Công nghệ Nanyang (NTU). Các cựu sinh viên của Đại học Nanyang cũ đã được chuyển đến NTU vào năm 1996. Trước kia, Đại học Công nghệ Nanyang và Đại học Quốc Gia Singapore có cùng quy chế tuyển sinh, sinh viên chỉ cần nộp một đơn đăng ký là có thể sẽ được chấp nhận bởi một trong hai trường đại học.


    Đến 2004, hai trường được tách biệt hoàn toàn với nhau và tự tổ chức tuyển sinh cho riêng mình. NTU trở thành đại học công lập tự chủ vào năm 2006 và là một trong hai trường đại học công lập lớn nhất ở Singapore hiện nay. NTU được đánh giá là một trong những đại học có kiến trúc đẹp nhất thế giới với cảnh quan gồm các công trình kiến trúc mang tính chất đặc trưng như tòa nhà của Trường Nghệ thuật, thiết kế và truyền thông (School of Art, Design and Media) và khu học tập hình tổ ong (The Hive) cùng với rất nhiều tòa nhà mang kiến trúc độc đáo khác.


    Kể từ khi chưa thành lập, tiền thân của NTU thời bấy giờ là NTI, cũng đã có khuôn viên gồm các tòa nhà và toàn North Spine được thiết kế bởi kiến trúc sư Nhật Bản nổi tiếng thế giới Tange Kenzou (người đoạt giải Pritzker vào năm 1987). Toà Notrth Spine được chính thức đưa vào sử dụng từ năm 1986. Toà nhà của Trường Nghệ thuật, thiết kế và truyền thông (School of Art, Design and Media), được giới thiệu trên tạp chí Travel + Lesiure được Lee Cheng Wee (một nhà thiết kế trẻ người Singapore) thiết kế. Khu học tập hình tổ ong (The Hive), được đề cập trên trang xếp hạng đại học Times Higher Education, cũng được thiết kế bởi nhà thiết kế người Anh nổi tiếng Thomas Heatherwick.

    Website: https://www.ntu.edu.sg/

    Fanpage: www.facebook.com/NTUsg

    Đại học công nghệ Nanyang (NTU)
    Đại học công nghệ Nanyang (NTU)
    Đại học công nghệ Nanyang (NTU)
    Đại học công nghệ Nanyang (NTU)
  3. Đại học Bắc Kinh (PKU) là một trường đại học tại Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trường được thành lập năm 1898 thay thế Quốc Tử Giám cổ và là một trong những trường đại học lâu đời nhất Trung Quốc. Đến năm 1920, nó đã trở thành trung tâm của những tư tưởng cấp tiến. Hiện nay, rất nhiều bảng xếp hạng quốc gia và quốc tế thường xuyên xếp đại học Peking là đại học hàng đầu của Trung Quốc.


    Ngoài học thuật, Đại học Bắc Kinh đặc biệt nổi tiếng với vẻ đẹp kiến trúc truyền thống của Trung Hoa và khu vực khuôn viên trường. Đại học Bắc Kinh là một trong những trường có đông sinh viên quốc tế theo học nhất Trung Quốc. Các ký túc xá của sinh viên quốc tế nằm ở Shao Yuan (Shao Viên). Mỗi năm, Đại học Bắc Kinh có khoảng 2000 sinh viên quốc tế theo học. Khoảng 40% sinh viên quốc tế là người Triều Tiên, 60% là các nước khác bao gồm Tây Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Á, Úc cũng như châu Phi. Đại học Bắc Kinh là một thành viên của Universitas 21, một tổ chức quốc tế các đại học nghiên cứu.


    Đại học Bắc Kinh là một trường đại học trọng điểm cũng như đại học trọng điểm quốc gia. Trường có 30 viện và 12 bộ môn với 93 chuyên ngành đại học, hai chuyên ngành văn bằng 2, 199 chuyên ngành cho các ứng viên thạc sĩ và 173 chuyên ngành cho ứng viên tiến sĩ. Trong khi vẫn đặt trọng tâm vào khoa học cơ bản, trường cũng đã đặc biệt chú ý đến việc phát triển khoa học ứng dụng. Hiện tại, Đại học Bắc Kinh có 216 viện và trung tâm nghiên cứu trong đó có 2 trung tâm nghiên cứu kỹ thuật quốc gia. Phần lớn các cuộc xếp hạng các trường đại học Trung Quốc đều xếp Đại học Bắc Kinh trong nhóm các trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc.


    Khuôn viên của Đại học Bắc Kinh nằm ở Tây Bắc Bắc Kinh, ở quận Haidian giành riêng cho các trường đại học. Trường nằm ở khu vực các khu ngự uyển của Nhà Thanh trước đây với những cảnh quan và tòa nhà tạo dựng theo phong cách Trung Hoa. Cùng với Đại học Thanh Hoa kề bên, Đại học Bắc Kinh được biết đến khắp Trung Quốc là trường có khuôn viên đẹp nhất. Ngoài khuôn viên của Đại học Bắc Kinh là Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Bắc Kinh nằm ở đường Xue Yuan nơi có các viện danh tiếng nhất Trung Quốc tọa lạc.


    Website: https://www.pku.edu.cn/

    Fanpage: www.facebook.com/PKU1898

    Đại học Bắc Kinh được rất nhiều bảng xếp hạng quốc gia và quốc tế xếp là đại học hàng đầu của Trung Quốc
    Đại học Bắc Kinh được rất nhiều bảng xếp hạng quốc gia và quốc tế xếp là đại học hàng đầu của Trung Quốc
    Đại học Bắc Kinh
    Đại học Bắc Kinh
  4. Đại học Hồng Kông (HKU) là một trường đại học nghiên cứu công lập ở Hồng Kông. Được thành lập vào năm 1911, nguồn gốc của nó bắt nguồn từ Đại học Y khoa Hồng Kông dành cho người Trung Quốc, được thành lập vào năm 1887. Đây là tổ chức đại học lâu đời nhất ở Hồng Kông. HKU cũng là trường đại học đầu tiên được thành lập bởi Đế quốc Anh ở Đông Á.


    HKU là một trong những trường đại học tốt nhất ở Hồng Kông và Châu Á. Tính đến năm 2019, HKU đứng thứ hai ở châu Á theo QS và thứ tư theo THE, và khoảng 30 quốc tế hàng đầu. Nó thường được coi là một trong những trường đại học quốc tế nhất trên thế giới cũng như là một trong những trường đại học uy tín nhất ở châu Á. Ngày nay, HKU có mười khoa học thuật với tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy chính. HKU cũng được xếp hạng cao về khoa học, nha khoa, y sinh, giáo dục, nhân văn, luật, kinh tế, quản trị kinh doanh, ngôn ngữ học, khoa học chính trị và các ngành khoa học xã hội.


    HKU có 10 khoa ngành bao gồm: kiến trúc, nghệ thuật, kinh tế & kinh doanh, nha khoa, giáo dục, kỹ thuật, y tế, khoa học và khoa học xã hội. Điều này sẽ giúp các bạn sinh viên thỏa sức lựa chọn những ngành học đa dạng, phù hợp với sở thích và tố chất của từng người. Đại học Hồng Kông có 02 trường chuyên ngành và nhiều trung tâm học tập nghiên cứu. Trường Giáo dục Chuyên môn Thường xuyên (SPACE) của HKU được đánh giá là đơn vị cung cấp chương trình giáo dục thường xuyên bậc Đại học lớn nhất Hồng Kông. Với đội ngũ cán bộ giảng viên hùng hậu trên 1400 người.


    Ngoài ra trường còn có rất nhiều cơ sở vật chất hiện đại có thể đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của học sinh. Trong số hơn 128.000 sinh viên đã tốt nghiệp từ trường Đại Học Hongkong, có rất nhiều người đã trở thành những nhà lãnh đạo, những chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực: giáo dục, nghệ thuật, công nghiệp, kinh doanh... đóng góp tài năng và trí tuệ vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội Hồng Kông.


    Website: https://www.hku.hk/

    Fanpage: www.facebook.com/hkuofficial

    Đại học Hồng Kông (HKU) là trường đại học giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh tốt nhất châu Á
    Đại học Hồng Kông (HKU) là trường đại học giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh tốt nhất châu Á
    Đại học Hồng Kông (HKU)
    Đại học Hồng Kông (HKU)
  5. Đại học Thanh Hoa (THU) là một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Trường này được xem là trường đại học danh tiếng nhất ở Trung Quốc và Châu Á, luôn có tên trong thứ hạng cao nhất của bảng xếp hạng các trường đại học danh giá nhất châu Á. Trường được thành lập năm 1911 như là một trường dự bị cho những người Trung Quốc đã tốt nghiệp trung học chuẩn bị học lên cao hơn ở các trường đại học tại Hoa Kỳ, sau đó trường mở rộng phạm vi và cung cấp các chương trình sau đại học 4 năm vào năm 1925.


    Chương trình dự bị của trường tiếp tục đến năm 1949. Từ năm 2015, Đại học Thanh Hoa đã vượt qua MIT để đứng đầu danh sách các trường đại học xuất sắc nhất thế giới về kỹ thuật và khoa học máy tính, được bình chọn bởi US News. Theo danh sách các trường xuất sắc nhất thế giới 2022 do THE bình chọn, Thanh Hoa hiện đang đứng thứ 16, đồng hạng với Đại học Bắc Kinh. Đại học Thanh Hoa được xem là trường khoa học và công nghệ tốt nhất Trung Quốc. Viện y học hiệp hòa Bắc Kinh của Đại học Thanh Hoa là trường y tốt nhất Trung Quốc trong khi Đại học Bắc Kinh thì nổi tiếng hơn về luật và nghệ thuật.


    Việc được trúng tuyển Thanh Hoa phải cạnh tranh rất quyết liệt. Đa số sinh viên được tuyển chọn là những học sinh phổ thông xuất sắc nhất Trung Quốc. Nhiều nhà khoa học, kỹ sư, nhà kinh doanh, nhà chính trị hàng đầu của Trung Quốc tốt nghiệp từ Thanh Hoa, trong đó có Hồ Cẩm Đào. Năm 2003, Thanh Hoa có 12 trường đại học và 48 khoa, 41 viện nghiên cứu, 35 trung tâm nghiên cứu, 167 phòng thí nghiệm bao gồm 15 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Tháng 9 năm 2006, Viện y học hiệp hòa Bắc Kinh đã được đổi tên thành Viện y học hiệp hòa Bắc Kinh Đại học Thanh Hoa.


    Thanh Hoa có 51 chương trình đào tạo cử nhân, 139 chương trình đào tạo thạc sĩ và 107 chương trình đào tạo tiến sĩ. Thanh Hoa cũng là đại học Trung Quốc đầu tiên có chương trình đào tạo thạc sĩ luật Hoa Kỳ thông qua một chương trình hợp tác với Trường luật Beasley Đại học Temple. Thanh Hoa là thành viên của LAOTSE, một hệ thống quốc tế của các đại học hàng đầu ở châu Âu và châu Á. Học viện Hạt nhân và Công nghệ năng lượng nguyên tử nằm ở một khu riêng biệt ở ngoại ô phía bắc Bắc Kinh.


    Website:
    https://www.tsinghua.edu.cn/
    Fanpage:
    www.facebook.com/Tsinghua
    Đại học Thanh Hoa được xem là một trong những trường đại học danh tiếng nhất ở Trung Quốc
    Đại học Thanh Hoa được xem là một trong những trường đại học danh tiếng nhất ở Trung Quốc
    Đại học Thanh Hoa
    Đại học Thanh Hoa
  6. Đại học Khoa học và công nghệ Hồng Kông (HKUST) là một trường đại học nghiên cứu công lập ở Clear Water Bay , Hồng Kông . Được thành lập vào năm 1991 bởi Chính phủ Hồng Kông thuộc Anh, nó là tổ chức thứ ba của lãnh thổ được cấp trạng thái đại học. HKUST thường được coi là một trong những trường đại học phát triển nhanh nhất trên thế giới.


    Vào năm 2019, trường đại học này được QS xếp hạng thứ bảy ở châu Á và thứ ba của The Times và nằm trong top 40 quốc tế, xếp hạng 27 trên thế giới và thứ hai ở Hồng Kông theo QS năm 2021. Nó cũng xếp hạng nhất trong Times Higher Education Young University Rankings vào năm 2019 và thứ hai bởi các trường đại học dưới 50 tuổi trên thế giới của QS vào năm 2020. Ngày nay, trường đại học này bao gồm bốn các trường đào tạo chính, cung cấp các chương trình về khoa học, kỹ thuật, kinh doanh và quản lý, khoa học xã hội và nhân văn, cùng với Văn phòng Chương trình liên ngành, Trường Cao học HKUST Fok Ying Tung / Viện nghiên cứu HKUST Fok Ying Tung ở Quảng Châu, Viện nghiên cứu nâng cao HKUST Jockey Club và Viện Chính sách Công HKUST.


    Rất ít biểu tượng đại diện cho một tổ chức như đồng hồ mặt trời đại diện cho HKUST, mang tên Vòng tròn thời gian, tác phẩm điêu khắc đứng ở trung tâm của lối vào Piazza do câu lạc bộ đua xe Hồng Kông và được tạo ra bởi hai nhà điêu khắc gốc Ailen, sống tại Perth (Tây Úc), nhóm của vợ chồng Charles và Joan Walsh-Smith. Tác phẩm điêu khắc dựa trên một trong những phát minh khoa học đầu tiên của nhân loại: đồng hồ mặt trời. Khả năng tích hợp công nghệ và thiên nhiên vào một hình thức liền mạch nhân cách hóa họ là một trường đại học. Sự sang trọng của nó kết hợp các yếu tố của quá khứ, trong khi vẫn tồn tại vượt thời gian, gợi mở tương lai với các đường nét tối giản của nó, mặc dù có thể được nhận ra ngay lập tức như một dạng lửa, sự thống nhất của ý tưởng phi lý này là minh chứng cho những gì có thể đạt được bằng tham vọng của con người.


    Đồng hồ mặt trời được làm bằng thép và được gắn trên một bục lát bằng các bậc thang rộng ở trung tâm của một vũng nước chảy, một phép ẩn dụ cho thời gian trôi qua. Bục cũng kết hợp một bức tranh tường chạm khắc mô tả 39 thành tựu của Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Việc lắp đặt diễn ra vào ngày 8 tháng 10 năm 1991. Đồng hồ mặt trời màu đỏ sau đó đã trở thành biểu tượng của trường Đại học, với các khía cạnh phản ánh sự tác động lẫn nhau của hình thức, chức năng, lịch sử và chủ nghĩa tương lai.


    Website: https://hkust.edu.hk/

    Fanpage: www.facebook.com/hkust

    Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST) được xem là một trường đại học trẻ tuổi và tạo dựng được nhiều sự khác biệt
    Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST) được xem là một trường đại học trẻ tuổi và tạo dựng được nhiều sự khác biệt
    Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST)
    Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST)
  7. Đại học Giao thông Thượng Hải (SJTU) là một đầu nghiên cứu trường đại học công cộng đặt tại Thượng Hải, Trung Quốc. Đại học Giao thông Thượng Hải được biết đến như một trong những trường đại học lâu đời nhất ở Trung Quốc. Nó cũng là một thành viên của Liên đoàn C9 ở Trung Quốc. Được thành lập vào năm 1896, Đại học giao thông Thượng Hải (Shanghai Jiao Tong University - SJTU) là một trong những đại học top đầu tại Trung Quốc.


    Trong năm học 2016 - 2017, trường đã đạt được 1 số thành tựu đáng nể trên bảng xếp hạng QS của Top Universities như: hạng 62 những trường Đại học tốt nhất thế giới, hạng 24 về đào tạo lĩnh vực kĩ thuật công nghệ. Hạng 33 những trường mà sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm tốt. Với kì tuyển sinh vào mùa xuân hàng năm, Shanghai Jiao Tong University thu hút khá nhiều ứng viên quốc tế ứng tuyển vào trường. Do vậy, mặc dù điều kiện đầu vào không quá khó nhưng tỉ lệ chọi đã khiến việc được nhận vào trường, bạn cần phải sở hữu thành tích học tập vượt bậc. Hiện nay, SJTU đang cung cấp cả chương trình đào tạo ở bậc đại học và sau đại học với đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, 3 ngôn ngữ giảng dạy bao gồm tiếng Trung, Anh và Pháp.


    Nơi này trước đây là khuôn viên chính tọa lạc tại Xujiahui tại quận Xuhui, Thượng Hải. Phần lớn các tòa nhà chịu ảnh hưởng bởi lối kiến trúc Mỹ trong khi cổng chính xây năm 1935 xây theo phong cách truyền thống Trung Hoa. Đường vào cổng đi qua một loạt các cây cầu cẩm thạch tương tự như ở Thiên An Môn. Tuy nhiên, việc mở rộng đường gần đây đã phá hủy con sông cũng như hầu hết các cây cầu. Một bản sao của cái cổng nổi tiếng nay đã được xây ở phía Đông khuôn viên Minhang. Trường Giáo dục Quốc tế của đại học tọa lạc tại đây, nơi nhiều sinh viên quốc tế theo học trong năm. Khuôn viên cũng là nơi tọa lạc của nhiều trung tâm nghiên cứu như State Key Laboratory of Ocean Engineering, dù đa phần các trung tâm đã dời đến khuôn viên mới vào năm 1987.


    Khuôn viên Minhang nằm tại quận Minhang, vùng ven đô thị Thượng Hải. Khuôn viên mới này được xây năm 1987 với diện tích 2,822,903 m2. Công viên khoa học Zizhu nằm ở phía Nam khuôn viên, nơi có Intel, ST Microelectronics, Microsoft, Sandisk và các công ty công nghệ khác đặt trung tâm nghiên cứu và phát triển nằm ở phía Nam khuôn viên. Hiện nay, hầu hết ban quản trị và phần lớn sinh viên bậc đại học và sau đại học theo học tại khuôn viên này.


    Website: https://www.sjtu.edu.cn/

    Fanpage: www.facebook.com/sjtu1896

    Đại học giao thông Thượng Hải
    Đại học giao thông Thượng Hải
    Đại học giao thông Thượng Hải
    Đại học giao thông Thượng Hải
  8. Top 8

    Đại học Malaya

    Đại học Malaya là đại học ra đời sớm nhất tại Malaysia, tây nam Kuala Lumpur. Trường này được xem là trường đại học số một ở Malaysia. Nhiều nhân vật nổi tiếng người Malaysia là cựu sinh viên trường này. Tiền thân của trường là Cao đẳng Y khoa Vua Edward VII thành lập năm 1905 và Cao đẳng Raffles năm 1929. Trường đại học Malaya được thành lập ngày 8 tháng 10 năm 1949 để giáo dục đào tạo bậc đại học cho Malaysia và Singapore.


    Trường đã nhanh chóng phát triển trong thập niên đầu sau khi thành lập và đã lập hai phân hiệu riêng năm 1959, một ở Singapore sau này thành Đại học Quốc gia Singapore và một ở Kuala Lumpur với tên gọi là Đại học Malaya. Trường Đại học Malaya là trường đại học lâu đời nhất Malaysia. Trường được thành lập từ năm 1949 với sự hợp nhất của trường Đại học Y mang tên vua Edward VII và trường đại học Raffles. Khi mới thành lập trường có hai chi nhánh một ở Singapore và một ở Kuala Lumpur. Kể từ năm 1962 trường trở thành đại học quốc gia và tái thành lập ở Kuala Lumpur (University of Malaysia, 2012).


    Là một bộ phận không thể tách rời của trường đại học, hệ thống thư viện trường đại học Malaya được xây dựng từ năm 1959 với mục tiêu cung cấp nguồn thông tin toàn diện và dịch vụ chất lượng cũng như cung cấp cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của sinh viên và giảng viên nhà trường. Trong hơn 50 năm tồn tại thư viện đã xây dựng một bộ sưu tập phong phú gồm sách, tạp chí, biên bản hội nghị, băng video, vi thể, luận án và luận văn.


    Thư viện đại học Malaya cũng hỗ trợ truy cập tài liệu điện tử như tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu, thư mục trích báo, và phần mềm quản lý thư mục. Các cơ sở dữ liệu có ở dạng trực tuyến và các cơ sở dữ liệu trên CD-ROM thông qua mạng nội bộ. Bộ sưu tập cơ sở dữ liệu của thư viện trường đại học Malaya có 45 cơ sở dữ liệu trong đó có những cơ sở dữ liệu có uy tín trong giới khoa học như Digital Dissertations, Emerald Intelligence, ProQuest Entrepreneurship, Royal Society of Chemistry, ScienceDirect, SpringerLink, Web of Science.


    Website: www.facebook.com/UniversityofMalaya/

    Fanpage: https://www.um.edu.my/

    Đại học Malaya
    Đại học Malaya
    Đại học Malaya
    Đại học Malaya
  9. Top 9

    Đại học Phục Đán

    Đại học Phục Đán là một đại học có trụ sở tại Thượng Hải, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thành lập năm 1905 không lâu trước khi nhà Thanh sụp đổ, đại học Phục Đán là một trong những đại học hiện đại đầu tiên của Trung Quốc, cho đến nay đây vẫn là một trong những đại học hàng đầu tại đất nước này.


    Sau khi chiến tranh Trung - Nhật nổ ra năm 1937, Đại học Phục Đán sơ tán vào nội địa và lập cơ sở tạm thời tại Bắc Bội, Trùng Khánh. Ngày 25 tháng 12 năm 1941, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc quyết định chuyển Phục Đán trở lại thành đại học công lập với tên Đại học Quốc lập Phục Đán. Năm 1946 sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đại học quay trở lại cơ sở gốc ở Thượng Hải. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, tên trường được rút ngắn thành Đại học Phục Đán. Ngày 27 tháng 4 năm 2000, Đại học Y Thượng Hải được sáp nhập vào Đại học Phục Đán.


    Đại học Phục Đán tính đến năm 2008 có 17 trường thành viên với 69 khoa, 73 chương trình đào tạo cử nhân, 201 chương trình đào tạo thạc sĩ và 134 chương trình đào tạo tiến sĩ. Tổng cộng Phục Đán có 45.000 sinh viên chưa kể 1.760 sinh viên người nước ngoài. Về mặt nghiên cứu trường có 77 viện nghiên cứu với 5 phòng thí nghiệm trọng điểm của Trung Quốc. Tổng số giảng viên và nghiên cứu viên chính thức của Đại học Phục Đán là 2.400 người trong đó có 1.350 giáo sư, phó giáo sư, 30 trong số đó là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Viện Hàn lâm Kỹ thuật Trung Quốc. Sau khi sáp nhập Đại học Y Thượng Hải, Đại học Phục Đán có 8 bệnh viện kiêm cơ sở giảng dạy với đội ngũ 900 nhân viên.


    Website: https://www.fudan.edu.cn/

    Đại học Phục Đán
    Đại học Phục Đán
    Đại học Phục Đán
    Đại học Phục Đán
  10. Đại học Chiết Giang là một trường đại học nghiên cứu công lập thuộc Liên minh C9. Trường tọa lạc tại Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang. Được thành lập vào năm 1897, Đại học Chiết Giang là một trong những cơ sở giáo dục đại học lâu đời và uy tín nhất ở Trung Quốc. Trường đại học này được tổ chức thành 37 trường cao đẳng, viện đào tạo và khoa, cung cấp hơn 140 chương trình đại học và 300 chương trình sau đại học.


    Chiết Đại không chỉ là Đại học hạng A Đôi của Bộ Giáo dục mà còn là thành viên tích cực của Liên minh các trường đại học Đồng bằng Dương Tử, Hiệp hội các trường đại học vành đai Thái Bình Dương, mạng lưới các trường đại học trên toàn thế giới, Hiệp hội Quốc tế các trường đại học và mạng lưới các trường đại học toàn cầu về đổi mới. Trong số hơn 4.000 giảng viên tại trường, có 53 thành viên đến từ Viện Khoa học Trung Quốc và Viện Kỹ thuật Trung Quốc, 15 Giáo sư có thâm niên trong lĩnh vực khoa học xã hội, 164 học giả Trường Giang và 154 người nhận Quỹ Khoa học Quốc gia cho Học giả trẻ xuất sắc.


    Đại học Chiết Giang duy trì 6 thư viện học thuật. Với hơn 7,9 triệu tập sách, bộ sưu tập của thư viện Chiết Đại đã trở thành một trong những bộ sưu tập học thuật lớn nhất Trung Quốc. Bên cạnh đó, trường còn có 7 bệnh viện trực thuộc, 1 bảo tàng, 2 viện liên kết quốc tế và hơn 200 tổ chức sinh viên. Trong những năm gần đây, trường được nhiều bảng xếp hạng uy tín xếp vào top 100 trường đại học hàng đầu thế giới như Bảng xếp hạng chất lượng đại học thế giới (ARWU), Bảng xếp hạng đại học thế giới Times Higher Education (THE) và Bảng xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds (QS). Theo bảng xếp hạng của Nature Index vào năm 2020, đầu ra nghiên cứu của Chiết Đại được xếp hạng 6 trong các trường đại học ở Trung Quốc, thứ 7 ở Châu Á - Thái Bình Dương và thứ 18 trên thế giới trong số các trường đại học học thuật toàn cầu.


    Website: https://www.zju.edu.cn/

    Đại học Chiết Gian
    Đại học Chiết Gian
    Đại học Chiết Gian
    Đại học Chiết Gian



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |