Top 20 trường đại học đẹp và danh tiếng từng được lên phim
Nổi danh với vẻ đẹp thơ mộng của mình, những trường đại học này đã từng được nhiều đoàn làm phim tìm đến để thực hiện những cảnh quay quan trọng. Nhờ đó mà các ... xem thêm...trường đại học này lại càng nổi tiếng hơn.
-
Với khán giả Việt Nam, Harvard được biết đến nhiều nhất thông qua bộ phim truyền hình Hàn Quốc Chuyện Tình Harvard (2005). Bộ phim với nội dung lãng mạn, bối cảnh tuyệt đẹp đã tạo nên cơn sốt thực sự ở Việt Nam và nhiều nước châu Á.
-
Các fan ruột của series phim Harry Potter hẳn đã từng “chết mê chết mệt” trước ngôi trường phép thuật Hogwarts hoành tráng. Phần lớn các bối cảnh trong phim đều được thực hiện tại ngôi trường lâu đời nhất nước Anh - Đại học Oxford.Những cảnh quay có bối cảnh đại sảnh hay phòng ăn trong phim được thực hiện tại trường Chirst Church - một trường đại học trực thuộc Đại học Oxford.Thư viện Bodledian của Đại học Oxford được thành lập năm 1602, là một trong số những thư viện lâu đời nhất châu Âu. Không chỉ sở hữu số lượng sách khổng lồ (lên đến 11 triệu đầu sách), Bodledian còn sở hữu phong cách kiến trúc độc đáo, đầy ấn tượng. Đây cũng chính là hình ảnh của thư viện Duke Humfrey trong Harry Potter.
-
Theo thống kê, Đại học British Columbia, Vancouver, Canada là trường đại học đã xuất hiện trên phim ảnh nhiều nhất, trong số đó có thể kể đến X-Men: The Last Stand (2006), hay series Thị trấn Smallville (2001). Đại học British Columbia được biết đến là ngôi trường của những giải Nobel và những học giả.
-
Cuộc thi Toán học mà nhân vật chính Cady trong phim Mean Girls (2004) tham gia được quay ở Hội trường chính Đại học Toronto, Canada. Trường có nhiều khóa học và được xếp hạng trong 20 trường đại học tốt nhất thế giới trong nhiều ngành học khác nhau. Có gần 7.000 sinh viên quốc tế theo học tại trường, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên toàn trường. Các sinh viên tốt nghiệp đã đi vào sinh sống, làm việc tại hơn 160 quốc gia.
-
Tiết lộ của đoàn làm phim Bên Nhau Trọn Đời chắc hẳn sẽ làm nhiều fan “tá hỏa” khi toàn bộ những cảnh quay sân bay trong phim đều được thực hiện tại... trường đại học. Học viện nghệ thuật thị giác Thượng Hải nằm trong khuôn viên trường đại học Tùng Giang, thành phố Thượng Hải. Ngôi trường này được khởi công xây dựng năm 2001 và hoàn thành vào năm 2005 với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 900 triệu nhân dân tệ (khoảng 3.060 tỷ VND) với tổng diện tích xây dựng lên đến 120.000 mét vuông.
-
Trường Nghệ thuật Central Saint Martins, London, Vương quốc Anh là một trong những địa điểm quay chính của bộ phim The Imitation Game (2014). Đại học Nghệ thuật Central Saint Martins, London được công nhận khắp thế giới về chất lượng giảng dạy các ngành nghệ thuật, thiết kế, thời trang, truyền thông, nghệ thuật biểu diễn. Đây là ngôi trường được đánh giá một trong những đại học hiện đại nhất Vương quốc Anh.
-
Trận đấu bóng bầu dục trong bộ phim nổi tiếng Forrest Gump (1994) được quay ở Sân vận động Weingart thuộc sở hữu của Đại học Southern California, Los Angeles, Mỹ. USC tuyển sinh sinh viên quốc tế nhiều hơn bất kỳ trường đại học nào khác tại Mỹ và cung cấp nhiều cơ hội để thực tập và nghiên cứu ở nước ngoài.
-
Đại học Keimyung (KNU) được thành lập vào năm 1954, tiền thân là trường Keimyung Christian College (1899). Nguyên tắc sáng lập của trường là cung cấp cho người Hàn Quốc nền giáo dục đại học vững chắc gắn với Cơ đốc giáo. Đây là một trong những trường đại học đẹp nhất Hàn Quốc. Nó bao gồm ba trường và mỗi cơ sở được đặt tên theo vị trí trong thành phố bao gồm Daemyeong, Seongseo, Dongsan.
Đại học Keimyung đặc trưng với các tòa nhà xây bằng gạch đỏ, tạo nên cảnh quan độc đáo. Nó còn nổi tiếng khi được dùng làm bối cảnh trong nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng, bao gồm phim Boys Over Flowers (Vườn sao băng) quay ở khuôn viên KNU Seongseo, hay bộ phim Love rain (Cơn mưa tình yêu) và phim Ditto (Đồng cảm) của đài SBS được quay tại khuôn viên KNU Daemyung.
-
Vẻ đẹp của đại học Cape Town không phải ở những tòa nhà lộng lẫy hay nổi bật với lối kiến trúc xưa cổ kính như những ngôi trường đại học khác. Thế nhưng, ngôi trường Cape Town của đất nước Nam Phi này lại có một vị trí khá đặc biệt là “tựa lưng” vào dãy núi Bàn - một trong những kỳ quan thiên nhiên hiện đại. Do đó, Đại học Cape Town vẫn xếp vào hàng xinh đẹp với nét đặc trưng không thể nhầm lẫn.
-
Đại học Moscow có thể nói là một niềm tự hào, mang thông điệp đề cao "đế chế” giáo dục Nga cho toàn thế giới chiêm ngưỡng. Đây vẫn là trung tâm hàng đầu của thế giới về đào tạo, nghiên cứu các lĩnh vực quan trọng nhất của khoa học hiện đại như vật lý nguyên tử, laser,...
Ngôi trường nổi bật với một tòa nhà cao chọc trời mang phong cách kiến trúc Gothic, sừng sững tựa như một khách sạn 5 sao hiện đại và sang trọng. Khuôn viên rộng lớn, lối trang trí hài hòa bao gồm cỏ cây, hoa lá và sông nước. Trường cũng được biết đến như một địa điểm du lịch nổi tiếng của đất nước này.
-
Khuôn viên hình tứ giác của Đại học Sydney ở Australia được kiến trúc sư Edmund Blacket thiết kế theo phong cách kiến trúc tân Gothic vào năm 1850. Đặc biệt khu đại sảnh của trường được phỏng theo khu đại sảnh của cung điện Westminster ở Anh, luôn là nơi thu hút nhiều khách tham quan nhất. Bên cạnh đó, đại học Sydney còn nổi bật với những tòa nhà được thiết kế theo phong cách hiện đại, rất sáng tạo và độc đáo.
-
Mumbai là ngôi trường đại học hàng đầu Ấn Độ, là niềm mơ ước lẫn tự hào của các học sinh theo học. Ngôi trường xây dựng vào thế kỉ 19 cùng nhiều tòa nhà rộng lớn nổi bật với rất nhiều họa tiết trang trí hoa văn mang nét cổ điển cùng tháp Rajabai được phỏng theo mô hình tháp Big Ben vốn là một trong những địa danh nổi tiếng ở thành phố Mumbai. Chính vì vậy, đại học Mumbai không những thu hút nhiều học sinh theo học mà còn nhiều du khách đến tham quan du lịch.
-
Nếu đam mê "xứ sở bò tót", bạn không thể bỏ lỡ ngôi trường đại học Salamanca ra đời cách đây 8 thế kỉ, mệnh danh ngôi trường đại học cổ nhất của đất nước Tây Ban Nha. Đại học Salamanca mang một lối kiến trúc cổ tinh tế, công phu và nhất là đầy chất Tây Ban Nha, mang đậm dấu ấn thời kỳ Phục Hưng. Đến đây, sinh viên sẽ không tránh khỏi việc ngỡ ngàng và thán phục.
-
Nếu bạn là một Facebooker đã từng xem The Social Network, nghĩa là bạn đã từng nhìn ngắm khuôn viên trường Đại học Johns Hopkins (dù Mark Zuckerberg là cựu sinh viên Harvard ở ngoài đời thực). Lí do là vì kể từ năm 1970 trở lại đây, các nhà làm phim đã không còn được phép quay phim tại ngôi trường danh giá này.