Top 10 Trường đại học danh tiếng nhất thế giới 2022
Times Higher Education (THE) công bố bảng xếp hạng danh tiếng thế giới của các cơ sở giáo dục đại học năm 2022. Những cái tên quen thuộc như Harvard hay MIT ... xem thêm...vẫn có mặt trong bảng xếp hạng này. Các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!
-
Viện Đại học Oxford còn gọi là Đại học Oxford, là một trong những viện đại học nghiên cứu liên hợp ở Oxford, Anh. Mặc dù ngày thành lập của Oxford chưa được xác định, có bằng chứng cho thấy hoạt động giảng dạy đã diễn ra từ tận năm 1096. Oxford là viện đại học lâu đời nhất trong thế giới nói tiếng Anh và là viện đại học lâu đời thứ hai đang còn hoạt động trên thế giới. Oxford phát triển mạnh kể từ năm 1167 khi Vua Henry II ra lệnh cấm sinh viên Anh đến học tại Viện Đại học Paris ở Pháp. Sau những cuộc tranh cãi giữa một số học giả và cư dân Oxford trong năm 1209, họ chuyển đến Cambridge, phía đông bắc của Oxford, và thành lập một hội đoàn, sau này trở thành Viện Đại học Cambridge. Hai viện đại học lâu đời này của nước Anh thường được gọi chung là "Oxbridge."
Đại học Oxford là trường đại học lâu đời nhất của nước Anh, đồng thời là một trong những đại học danh tiếng nhất thế giới. Năm 2021, trường này xếp thứ 4 trong bảng xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds) và xếp thứ nhất theo bảng xếp hạng THE (Times Higher Education). Đại học Oxford có khoảng 20.000 sinh viên, trong đó số sinh viên và sinh viên bậc sau đại học có số lượng tương đương. 95% sinh viên Đại học Oxford tìm được việc làm hoặc theo học bậc cao trong khoảng thời gian 6 tháng từ khi tốt nghiệp.
-
Đại học Harvard đứng thứ hai trong bảng xếp hạng này. Viện Đại học Harvard còn gọi là Đại học Harvard, là một viện đại học nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy nằm ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Với lịch sử, tầm ảnh hưởng và tài sản của mình, Harvard là một trong những viện đại học danh tiếng nhất thế giới. Được thành lập từ năm 1636, Đại học Harvard là trường thuộc khối Ivy League – nhóm 8 đại học tư thục tốt nhất nước Mỹ.
Đại học Harvard được tổ chức thành 11 đơn vị học thuật (10 phân khoa đại học và Viện Nghiên cứu Cao cấp Radcliffe) với các khuôn viên nằm rải rác khắp vùng đô thị Boston. Khuôn viên chính rộng 85 ha, nằm ở thành phố Cambridge, cách Boston khoảng 4,8 km. Trường Kinh doanh và các cơ sở thể thao, bao gồm Sân vận động Harvard, nằm bên kia sông Charles, ở khu Allston của Boston. Trường Y khoa, Trường Nha khoa và Trường Y tế Công cộng nằm ở Khu Y khoa Longwood. Trường có 45 cá nhân đoạt giải Nobel, 48 cá nhân đoạt giải thưởng Pulitzer từng theo học tại Đại học Harvard. 13 tổng thống Mỹ từng được nhà trường trao bằng danh dự. Hệ thống thư viện của Đại học Harvard rất hoành tráng. Trung tâm là thư viện Widener ở khu Harvard Yard, gồm hơn 80 thư viện riêng lẻ với hơn 15 triệu tài liệu. Theo Hiệp hội Thư viện Mỹ, đây là thư viện đại học lớn nhất nước và là một trong những thư viện lớn nhất thế giới. Thư viện Khoa học Cabot, Lamont và Widener là ba trong số những thư viện được sinh viên đại học ưa thích nhất, do dễ tiếp cận và có vị trí địa lý thuận lợi. Hệ thống thư viện của Harvard có những sách hiếm, bản thảo, và các bộ sưu tập đặc biệt. Thư viện Houghton, thư viện Lịch sử Phụ nữ Arthur và Elizabeth Schesinger là nơi lưu giữ nhiều tài liệu quý hiếm. -
Viện Công nghệ California đứng thứ ba trong bảng xếp hạng THE. Viện Công nghệ California thường gọi là Caltech là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở Pasadena, California, Hoa Kỳ. Caltech có sáu đơn vị thành viên, hướng trọng tâm vào các ngành khoa học và kỹ thuật và là 1 trong 10 đại học hàng đầu thế giới. Khuôn viên chính rộng 50 hecta, nằm cách trung tâm thành phố Los Angeles chừng 18 cây số về phía đông nam. Đây là nơi học tập của 1.000 sinh viên và 1.250 sinh viên bậc sau đại học.
Theo thống kê, 99% sinh viên được nhận vào Viện Công nghệ California trong các năm đều nằm trong top 10% học sinh giỏi nhất tại trường trung học các em theo học. Hơn 50% sinh viên nhà trường nhận được hỗ trợ tài chính khi theo học. Ban đầu được Amos G. Throop thành lập như một trường dự bị và dạy nghề vào năm 1891, ngôi trường này đã thu hút các nhà khoa học nổi tiếng đầu thế kỷ 20 như George Ellery Hale, Arthur Amos Noyes, và Robert Andrews Millikan. Hệ đào tạo dự bị và dạy nghề xóa bỏ từ năm 1910 và trường có tên như ngày nay từ năm 1921. Năm 1934, Caltech được gia nhập Hiệp hội Viện Đại học Bắc Mỹ. Những cơ sở tiền thân của Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA sau này được thành lập trong khoảng từ 1936 đến 1943; ngày nay Caltech vẫn tiếp tục quản lý và vận hành phòng thí nghiệm này. Caltech cũng là một đối thủ cạnh tranh lâu năm của Viện Công nghệ Massachusetts. Năm 2012-2013, Caltech xếp thứ nhất thế giới trong bảng xếp hạng các viện đại học của Times Higher Education. -
Xếp thứ tư trong bảng xếp hạng là Viện Đại học Leland Stanford Junior, thường được gọi là Viện Đại học Stanford hay chỉ Stanford, là viện đại học tư thục thuộc khu vực thống kê Stanford, California (Hoa Kỳ). Stanford được biết đến với sức mạnh học tập, sự giàu có, gần gũi với Thung lũng Silicon và được xếp hạng là một trong những trường đại học hàng đầu thế giới. Đây là ngôi trường của nhiều doanh nhân, nhà khởi nghiệp. Trường từng có 17 cựu sinh viên được trao giải Nobel. Nhà trường hiện có 7.000 sinh viên và 9.000 học viên bậc sau đại học.
Đại học Stanford là một trong những ngôi trường có chất lượng giảng dạy hàng đầu nước Mỹ. Đạt học bổng Đại học Stanford và bước chân vào ngôi trường danh tiếng này là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Đại học Stanford sở hữu hệ thống bao gồm 1 trường Đại học và 7 trường Cao đẳng, cùng hàng trăm Viện nghiên cứu khác. Với những chuyên ngành đào tạo nổi bật ở từng trường: nhân văn và khoa học, sư phạm, kinh doanh, khoa học kỹ thuật và xã hội, luật và dược, công nghệ sinh học, công nghệ cao, khoa học máy tính.
-
Viện Đại học Cambridge còn gọi là Đại học Cambridge, là một viện đại học nghiên cứu liên hợp danh giá tại Cambridge, Vương Quốc Anh. Được thành lập vào năm 1209, và được Vua Henry III ban đặc quyền hoàng gia năm 1231. Cambridge là viện đại học lâu đời thứ hai trong thế giới nói tiếng Anh, chỉ sau Viện Đại học Oxford, và là viện đại học lâu đời thứ tư trên thế giới hiện đang hoạt động.
Các khoa, phòng ban và 31 trường cao đẳng nằm ở nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố, với mục đích xây dựng đời sống sinh viên với nhiều cơ hội trong nghệ thuật, câu lạc bộ thể thao và xã hội. Đại học Cambridge có 114 thư viện, 8 viện bảo tàng về nghệ thuật, văn hóa và khoa học, 1 vườn bách thảo. Trường có hơn 13 triệu cuốn sách, trong đó có 200.000 cuốn in trước năm 1800, có hơn 6.000 bản thảo từ thời trung cổ. Đại học Cambridge làm nên thành phố Cambridge nổi tiếng thế giới, hay nói đúng hơn, thành phố và đại học Cambridge đã hòa làm một. Người ta gọi Cambridge là thành phố đại học, nơi có 31 Đại học thành viên (college), hơn 100 khoa giảng dạy với hơn 18.000 sinh viên. Đây cũng là ngôi trường danh giá từng có nhiều nguyên thủ cấp cao quốc gia theo học. Trong đó 15 Thủ tướng Anh Quốc, 23 nguyên thủ như Thủ tướng các nước Ấn Độ, Singapore, và Jordan. Ít nhất 9 quân vương, Thái tử Charles, và nhiều nhân vật hoàng gia khác từng theo học... -
Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) giữ vị trí số 6 ở bảng xếp hạng năm nay. Viện Công nghệ Massachusetts là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Hoa Kỳ. MIT nổi tiếng nhờ hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong các ngành khoa học vật lý, kỹ thuật, cũng như trong các ngành sinh học, kinh tế học, ngôn ngữ học, và quản lý. Đây là ngôi trường đầu tiên tại Mỹ đưa bộ môn kiến trúc vào giảng dạy và cũng là ngôi trường có sinh viên nữ đầu tiên tại Mỹ theo học.
Được thành lập năm 1861 nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa của Hoa Kỳ, dựa trên mô hình viện đại học bách khoa và nhấn mạnh đến việc giảng dạy trong phòng thí nghiệm. Tính tới năm 2015, Đại học MIT có 85 người đạt giải Nobel, 52 huy chương Khoa học Quốc gia, 34 phi hành gia… Học viện công nghệ Massachusetts đào tạo 46 chuyên ngành chính và 49 chuyên ngành phụ, trong đó nổi bật nhất là các ngành Khoa học máy tính, Toán học, Vật lý, Hóa học, Kỹ thuật… M.I.T bao gồm 5 trường thành viên: Trường Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Kỹ thuật, Trường Nhân văn – Nghệ thuật – Khoa học xã hội, Trường Quản lý Sloan và Trường Khoa học. Đây là một trong những cơ sở giáo dục bậc cao có tiêu chuẩn tuyển chọn sinh viên khắt khe nhất. Năm 2017, trường có 19.020 đơn xin nhập học nhưng chỉ 1.511 người được nhận, tức chỉ khoảng 8%. Sinh viên tốt nghiệp được nhận làm việc tại các công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới như Google, Amazon và Apple. -
Viện Đại học Princeton còn gọi là Đại học Princeton, là một viện đại học tư thục tọa lạc ở Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ. Princeton là viện đại học xếp thứ tư trong các trường và viện đại học cổ xưa nhất ở Hoa Kỳ và một trong tám trường và viện đại học của Ivy League. Đại học Princeton, được thành lập vào năm 1746 và là trường tư thục lớn, lâu đời của nước Mỹ. Princeton là một trong tám trường Ivy League cung cấp nhiều chương trình nghiên cứu đại học, xếp hạng cao trong nhiều ngành bao gồm toán, vật lý, thiên văn và vật lý plasma, kinh tế, lịch sử và triết học. Gần 8.000 sinh viên đang theo học tại đây. Trong đó, số sinh viên đang học hệ cử nhân là 5.200 và khoảng 3.000 sinh viên hệ thạc sĩ. Khoảng 1.600 sinh viên quốc tế chiếm tỷ lệ 35% trên tổng số lượng sinh viên của trường.
Đại học Princeton cũng có đội ngũ cán bộ giảng viên chuyên nghiệp, đông đảo, trên 1.100 giảng viên (76% giảng viên là giáo sư dày dặn kinh nghiệm). Hệ thống thư viện lưu giữ hơn 11 triệu đầu sách cùng bản viết tay quý giá một số tác phẩm nổi tiếng như Đại gia Gatsby của nhà văn F. Scott Fitzgerald (cựu sinh viên trường). Firestone là thư viện lớn nhất trường, đồng thời là một trong những thư viện lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, trường còn có các thư viện phục vụ riêng cho chuyên ngành Kiến trúc, Nghệ thuật, Khảo cổ học, Đông Phương học, Kỹ thuật, Quan hệ Công chúng và Quốc tế, Khoa học. Bên cạnh cơ sở vật chất phục vụ công tác học tập, nghiên cứu, sinh viên còn được tận hưởng cuộc sống sinh hoạt chất lượng cao với những ký túc xá hiện đại, đầy đủ tiện nghi. Khu ký túc rộng rãi, đáp ứng nhu cầu ăn ở của hầu hết sinh viên hệ đại học và 70% sinh viên sau đại học. Mỗi khu ký túc xá đều có nhà ăn riêng. Thông thường, sinh viên thường ăn uống tại nhà ăn của khu. Tuy nhiên, họ cũng có thể tụ tập bạn bè tại các canteen trong khuôn viên trường như trung tâm Frist, Woodrow Wilson, Chancellor Green, EQuad hay Genomics.
-
Viện Đại học California - Berkeley còn gọi là Đại học California - Berkeley, là một viện đại học công lập uy tín hàng đầu nằm trong khu vực vịnh San Francisco, tại thành phố Berkeley, California. Đây là viện đại học đầu tiên và nổi tiếng nhất của hệ thống Viện Đại học California, một trong ba hệ thống giáo dục công lập của tiểu bang, bao gồm hệ thống California State University và California Community College. Trường nổi tiếng về các ngành Tài Chính, Marketing, Quản trị, Kinh doanh quốc tế, Quản trị Doanh nghiệp, Quản lý vận hành sản xuất. Số lượng sinh viên của trường là 30.853 đến từ 91 quốc gia trên toàn thế giới. Trường có mức học phí 43.176 USD/năm.
Đại học California - Berkeley được công nhận bởi Times Higher Education World University Rankings là một trong sáu trường đại học danh giá nhất thế giới (cùng với Đại học Cambridge, Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Oxford và Đại học Stanford) trong bảng xếp hạng công bố năm 2015 và nằm ở vị trí thứ tư theo bảng xếp hạng Best Global Universities của U.S News năm 2018 - 2019 với khảo sát bao gồm các trường của Mỹ và gần 50 quốc gia khác. Báo cáo của Academic Ranking of World Universities (ARWU) cũng xếp University of California, Berkeley ở vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng toàn cầu. Xét về các ngành học, Đại học California - Berkeley đứng thứ ba về ngành Kỹ thuật, thứ tư trong Lĩnh vực Khoa học xã hội và thứ nhất về Toán học và Khoa học Đời Sống. Trường cũng nổi tiếng trong việc đào tạo một số lượng lớn Kinh tế gia.
-
Viện Đại học Yale còn gọi là Đại học Yale, là viện đại học tư thục ở New Haven, Connecticut. Thành lập năm 1701 ở Khu định cư Connecticut là thành viên của Ivy League. Yale là một trong những viện đại học lâu đời nhất ở Hoa Kỳ, chỉ sau Trường Đại học Harvard (1636 sau này là Viện Đại học Harvard) và Đại học William & Mary (1693). Đây là cái nôi bồi dưỡng những nhà chính trị, tổng thống của Mỹ gồm: Gerald Ford, Bush “Cha” (George H. W. Bush), Bill Clinton và George W. Bush (Bush “Con”).
Trong suốt hơn 300 năm hình thành và phát triển, trường đã không ngừng mở rộng quy mô giảng dạy. Hiện nay, trường bao gồm ba bộ phận chính: Cao đẳng Yale (Yale College) - đào tạo bậc Cử nhân, trường Khoa học và Nghệ thuật (sau đại học), và 13 trường học chuyên ngành. Đại học Yale hiện đã trở thành một trường đại học toàn cầu, đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai, mở rộng biên giới của tri thức không chỉ cho nước Mỹ mà còn cho toàn thế giới. Khuôn viên trung tâm của đại học Yale tọa lạc tại New Haven, rộng hơn 260 mẫu Anh, bao gồm khuôn viên chính và một khuôn viên y tế gần kề bệnh viên Yale- New Haven. Về phía Tây New Haven, trường sở hữu một khu đất rộng hơn 500 mẫu Anh, sử dụng như khuôn viên thể thao, bao gồm cả sân gôn Yale. Năm 2008, trường sở hữu thêm một khu đất rộng hơn 136 mẫu Anh, tiền thân là khuôn viên Dược Bayer tại Tây Haven, Connecticut- nơi hiện giờ được sử dụng làm không gian nghiên cứu và thí nghiệm. Bên cạnh đó, trường cũng điều hành 7 khu rừng tại Connecticut, Vermont và New Hampshire. Đại học Yale có 3.300 giảng viên, 5.300 sinh viên đại học và 6.000 sinh viên sau đại học. Tổng số sinh viên quốc tế 2.249 em chiếm 18%, trong đó 581 sinh viên theo học đại học đến từ 158 quốc gia.
-
Viện Đại học Chicago còn gọi là Đại học Chicago, là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở Chicago, Illinois, Hoa Kỳ. Viện đại học này được Hội Giáo dục Baptist Hoa Kỳ thành lập vào năm 1890 với khoản tiền hiến tặng từ tỉ phú dầu lửa John D. Rockefeller. William Rainey Harper trở thành viện trưởng đầu tiên của viện đại học vào năm 1891, những lớp học đầu tiên khai giảng vào năm 1892.
Đại học Chicago bao gồm Trường Đại học (the College), nhiều chương trình sau đại học và ủy ban liên ngành khác nhau được tổ chức thành bốn phân khoa, sáu trường chuyên nghiệp, và một trường giáo dục thường xuyên. Viện đại học có tổng cộng khoảng 15.000 sinh viên, trong đó chừng 5.000 sinh viên theo học ở Trường Đại học. Viện Đại học Chicago nhiều năm liền được xếp vào một trong 10 viện đại học hàng đầu thế giới, và được xếp thứ năm cùng với Viện Đại học Stanford trong "Bảng xếp hạng những viện đại học tốt nhất nước" năm 2014 của U.S. News & World Report. Đại học Chicago có 98 người được trao Giải Nobel (trong đó có 10 người đang là giảng viên), 49 Học giả Rhodes,và 9 người được Huy chương Fields.