Top 24 Trò chơi tuổi thơ ai cũng đã từng một lần thử qua
Tuổi thơ chắc hẳn là khoảng thời gian đẹp nhất, vì lúc đó còn trẻ con vô tư vô nghĩ, không lo lắng bận bịu với cuộc sống khi trưởng thành. Thế mới biết, khi ... xem thêm...còn trẻ con chỉ mong lớn thật nhanh làm người lớn để làm những việc mà trẻ con không được làm. Đến khi trưởng thành, con người lại có xu hướng mong muốn trở lại những năm tháng thơ ấu, vui vẻ bên bè bạn, chơi những trò chơi quên cả giờ cơm trưa, rồi bị ba đánh đòn... Chúng ta hãy cùng ôn lại những hành động mà ít nhất chúng ta đã từng làm lúc còn trẻ con.
-
Ắt hẳn ai cũng đã từng mở miệng thật to, rồi hét: òa...òa...òa... trước quạt máy đang mở. Đến lúc này khi nghĩ lại mình cũng không biết hét to như thế để làm gì, chỉ biết lúc đó thật sự mình vui vẻ, cứ như bao nhiêu phiền muộn, buồn bã trôi theo từng tiếng gió vù vù của quạt máy. Bất kể đông hay hè, lạnh hay nóng, cứ thấy quạt là bật liền số 3 (có số quạt hư thành ra số 1 mạnh nhất, hồi nhỏ mình toàn bật số 1), rồi lại mở miệng thật to, cứ làm thế không biết chán, rồi hậu quả được một trận viêm họng đã đời. Giờ thấy quạt máy lại nhớ về những kí ức trẻ con không bao giờ quên.
-
Cứ xem xong bộ phim siêu nhân, spider man, batman... lại thành ra có một siêu nhân nhí sún răng ra đời. Mặc ngay đôi ủng hồi mẫu giáo chật ních (phải rồi siêu nhân cũng mặc đồ bó mà), quần đùi bóng đá, áo ba lỗ trắng, chạy ngay vào phòng tắm lấy ra khăn của mẹ, thêm cặp kính đen cực ngầu của bố...Ten...ten... một siêu anh hùng xuất hiện trừ gian diệt bạo, thêm mấy đứa trong xóm là áo quần, son môi, giày, dù, mũ trong nhà lại được trưng dụng, tha hồ biến hình đủ kiểu, đủ thứ siêu nhân trên đời, tập tành lấy ngón tay làm súng, bắn "chiu chiu" cả ngày.
-
Trò này thường tụi con trai nghịch ngợm mới thường làm. Cứ hễ mưa to lớn mấy ngày liền, nước đọng lại không thoát kịp cứ như một bể bơi lớn, thế ra lấy liền xe đạp, bật chân chống sau lên, leo lên xe, đạp tới đạp để, nước phía dưới bánh xe ma sát bắn tung tóe. Chúc mừng tham gia công viên nước tuổi thơ.
-
Thời học sinh bao nhiêu trò nhất quỷ nhì ma, đây là trò có vẻ mất vệ sinh nhất, cứ lấy giấy lại để vào miệng nhai như nhai kẹo cao su, còn khen ngon nữa chứ.
Cát Mùa Hạ 2016-12-06 15:33:50
âhhhahaha -
Đây có vẻ là tác phẩm bất hủ của mỗi chúng ta, cứ khi cô giáo giao vẽ ngôi nhà là lại lấy thước kẻ cái mái, 2 cái cửa sổ, cái cửa chính, màu mái nhà khi nào cũng màu cam rồi, thêm ông Mặt Trời phía trên góc nữa, mà không vẽ hình tròn đâu, vẽ khi nào cũng ông mặt trời khuyết mất 1 xí, thêm cái cây bên cạnh ngôi nhà với ba cái cành. Nhiều khi nghĩ mình cũng ngang ngửa Picasso chứ không phải dạng vừa.
-
Các bé trai rất thích chơi trò này cùng các bạn hàng xóm. Chỉ cần vẽ một vòng tròn hoặc hình vuông nhỏ gọi là lỗ, cách đó chừng 2-3 mét vẽ một vạch thẳng (gọi là mức). Mỗi người chơi góp một số lượng bi bằng nhau và cho vào lỗ.
Những người chơi lần lượt bắn bi cái từ vạch thẳng về phía lỗ. Viên bi của người nào dừng lại ở gần lỗ nhất nhưng không nằm trong lỗ thì người đó được quyền chơi lượt đầu tiên và cứ như thế cho đến người cuối cùng.
-
Đây là trò khá phổ biến trên cả nước và thường được chơi trong trường học. Bạn bị bịt mắt sẽ đi tìm “dê” là những thành viên đang nắm tay tạo thành vòng tròn kín.
Các bạn đang nắm tay nhau sẽ phối hợp để vòng tròn không bị rời mà “dê” không bắt trúng được ai. Bạn nào bị chạm vào người thì sẽ thay vị trí bạn bị bịt mắt và tiếp tục bắt những chú dê khác.
-
Lấy lá, gom cây dựng thành nhà và bày đồ hàng ra bán là cả tuổi thơ của những đứa trẻ vùng quê.
Chỉ cần chịu khó lấy củi hoặc chặt các nhánh cây làm cột nhà, rồi lấy lá chuối che lên làm mái là ngôi nhà đã hoàn thành. Các bé sẽ lấy đồ chơi gồm có nồi, chảo, bát… Chúng sẽ nấu cơm giả, làm bánh và đem bán cho “hàng xóm” với tiền là… lá cây.
-
Bầu trời diều là cả vùng ước mơ của trẻ con trên cánh đồng hay những dòng sông. Những cánh diều được làm bằng các nan tre làm sườn tựa như hình thoi, giấy tập hay giấy màu được phết keo (hồ) dán lên và nối đuôi dài bằng dây ni-lông hay giấy. Diều được mắc vào cuộn dây thật dài và thả ngược gió lên bầu trời nhờ sợ khéo léo của người chơi.
-
Dù ở thành thị hay thôn quê, chắc chắn trẻ em đều chơi qua trò này. Một người sẽ bịt mắt, vừa đứng xoay mặt vào cột vừa đếm đến một con số đã thỏa thuận trước. Người trốn sẽ đi tìm nơi nào kín đáo trốn vào. Sau khi đếm xong, người đếm sẽ đi tìm cho được người trốn đồng thời giữ vị trí cột mình đứng sao cho người trốn không chạy ra vỗ tay vào cột. Nếu như vậy, người đếm phải đếm lại vòng khác.
-
Các bé gái mê tít trò này với luật chơi không quá khó. Người chơi trước sẽ thảy một viên đá lên, chụp nhanh một viên khác phía dưới sao cho không chạm tay vào các viên xung quanh và bắt được viên đang rơi xuống.
Cứ lần lượt cho đến bốn trong số năm viên đá. Nếu không chụp kịp hay chạm vào các viên đá xung quanh, người chơi sẽ nhường phần chơi cho người kế tiếp.
-
Không giới hạn người chơi, một trẻ làm thầy thuốc đứng đối diện với những người làm rồng rắn. Các bé khác túm đuôi áo nhau (hoặc tay ôm lưng nhau) thành rồng rắn. Người đứng đầu thường to con nhất, khoẻ nhất trong nhóm, rồng rắn đi lượn vòng vèo, vừa đi vừa đọc đồng dao: “Rồng rắn lên mây có cái cây lúc lắc, có cái nhà điểm binh, có ông chủ ở nhà không?”.
Thầy thuốc đuổi bắt rồng rắn, trẻ đứng đầu dang tay cản thầy thuốc, thầy thuốc tìm mọi cách để bắt được khúc đuôi (trẻ cuối cùng). Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì bạn khúc đuôi bị loại. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu đến khi rồng rắn ngắn dần vì mất bạn chơi. Nếu rồng rắn bị đứt khúc hoặc bị ngã thì cũng bị thua.
-
Cảm giác “tạt” trúng chiếc lon đằng xa thật sự rất vui! Một trẻ cầm một chiếc dép ném vào lon cho lon ngã xuống, sau đó chạy nhanh lên nhặt dép rồi chạy về điểm xuất phát.
Trẻ đứng nhặt lon phải chạy thật nhanh nhặt lon để vào vòng rồi chạy bắt các bạn. Nếu bắt được một bạn thì đổi chỗ, bạn bị bắt phải ra nhặt lon. Trò chơi tiếp tục.
-
Luật chơi là 2 trẻ ngồi đối diện nhau, 2 chân duỗi thẳng chạm vào bàn chân của nhau, bàn chân của bé này chồng lên bàn chân bé kia (bàn chân dựng đứng). 2 bé khác nhảy qua rồi lại nhảy về. Sau đó một bé lại chồng 1 nắm tay lên ngón chân của bé kia làm nụ. 2 bé lúc nãy lại nhảy qua, nhảy về. Rồi bạn đối diện bạn làm nụ sẽ dựng đứng tiếp 1 bàn tay lên trên bàn tay nụ để làm hoa. 2 bé lại nhảy qua, nếu chạm vào nụ hoặc hoa thì mất lượt phải ngồi thay cho một trong 2 bé ngồi.
-
Vào mùa mo cau rụng, trẻ con vùng quê tha hồ lấy mo cau làm xe kéo. Trò này cũng gây hứng thú với các bạn ở thành thị.
Các bé chỉ cần tước bỏ các lá cau khô quanh sống cau và lấy sống đó làm tay nắm. Chiếc mo sẽ là ghế ngồi cho một hay nhiều bé ngồi lên. Bạn kéo sẽ là người dùng sức kéo chiếc mo cau về phía trước.
-
Người chơi chọn một viên gạch, đá thảy vào ô đầu tiên, không cho chạm vào nét kẻ hoặc ra ngoài, nhảy đi qua khắp các ô, bỏ qua ô có gạch. Người chơi nhảy một chân vào ô đơn và giữ thăng bằng để bật đi tiếp. Không dừng lại quá lâu, tới hai ô sát nhau nhảy dang hai chân đứng trong hai ô. Vòng về đứng ở ô gần ô có gạch nhất, cúi lấy tay lượm gạch, nhảy ra khỏi vòng và nhảy mức tiếp theo. Khi đang di chuyển mà mắc lỗi phạm quy, người chơi phải dừng lại, để gạch nằm lại trong ô ở mức vừa hoàn tất. Hồi tiểu học, bạn có chơi trò này không?
-
Ở một vài nơi, trẻ em gọi trò này là “nhảy vô”. Cách chơi rất đơn giản, oẳn tù tì, người thua làm ngựa, phải đứng để các bạn nhảy qua người. “Ngựa” cúi xuống, còn những người còn lại chống tay lên lưng, chạy từ xa lấy đà, rồi đặt tay lên lưng “ngựa” làm điểm tựa, dang chân sang hai bên nhảy qua. “Ngựa” ngày một đứng cao hơn, các bậc nâng lên, ai không nhảy qua được, là thua, phải vào làm “ngựa”.
-
Trò chơi rất đơn giản, mỗi người chuẩn bị khoảng 10 vòng dây thun. Người làm cái gom tất cả dây thun của mọi người lại, tung lên sao cho mỗi vòng dây rơi ra một vị trí khác nhau. Người làm cái đi đầu tiên, búng dây thun sao cho dây này chồng lên dây khác, nếu búng trúng, thì được quyền “ăn” luôn vòng thun đó, nếu búng trượt thì chuyển sang lượt chơi của người khác. Cuối buổi, ai có nhiều vòng thun nhất, người đó chiến thắng.
Cát Mùa Hạ 2016-12-06 15:34:16
i chang em hồi nhỏ..:D