Top 10 Trò chơi tăng cường trí thông minh cho trẻ dưới 3 tuổi
6 năm đầu đời được xem là "giai đoạn vàng" cho trẻ phát triển các kĩ năng: nhận thức, phân tích và ghi nhớ. Với các em bé dưới 3 tuổi, ngoài chế độ dinh dưỡng, ... xem thêm...cha mẹ hoàn toàn có thể kích thích sự phát triển não bộ của bé bằng Top 10 trò chơi tăng cường trí thông minh dưới đây:
-
Trẻ dưới 3 tuổi rất hiếu động. Bé sẽ có vô vàn những cử chỉ đáng yêu, bởi bé đang dần nhận thức thế giới xung quanh bằng các hoạt động mỗi ngày. Theo các chuyên gia, nếu cha mẹ thường xuyên chơi với trẻ sẽ rất tốt cho trí thông minh của bé. Cụ thể, bạn có thể thực hiện các hành động nhảy múa rồi đề nghị bé làm theo. Âm nhạc, hình thể và các động tác luôn khiến bé thích thú và kích thích sự phát triển não bộ.
-
Không chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai cho bé yêu, tập thể dục mỗi ngày còn là hoạt động giúp con bạn thông minh hơn. Bạn hãy biến những bài tập thể dục nhỏ thành trò chơi để bé thêm phần hào hứng. Hãy bắt đầu bằng các động tác khởi động nhẹ nhàng, từ dễ đến khó dần, lặp đi lặp lại thường xuyên để bé có thể ghi nhớ. Bạn có thể thưởng cho bé những món ăn bé thích sau những giờ tập thể dục mệt mỏi.
-
Hoạt động tưởng chừng đơn giản này lại là trò chơi vô cùng có lợi cho các bé dưới 3 tuổi. Bởi lẽ việc được dạo chơi quanh công viên (hoặc các khu không khí trong lành, nhiều cây cối) kích thích sự phát triển các giác quan của bé. Một lưu ý nhỏ cho bạn là khi đưa bé đi dạo, bạn hãy "chịu khó" trả lời những câu hỏi ngộ nghĩnh của con yêu. Bởi nó không chỉ giúp gắn kết tình cảm gia đình mà còn tăng vốn hiểu biết, trí tuệ cho trẻ.
-
Ú òa, chi chi chành chành, nhong nhong, cốc cốc, nu na nu nống, rồng rắn lên mây, thà đỉa ba ba...là những trò chơi dân gian thích hợp cho các bé dưới 3 tuổi. Bên cạnh việc giúp bé phát triển trí nhớ, các bài đọc đồng dao còn tăng sự thích thú cho con bạn. Bé sẽ được cười đùa, hồi hộp, vui vẻ hoặc chờ đợi mỗi khi được chơi các trò này cùng cha mẹ.
-
Dưới 3 tuổi, con bạn đang học hỏi rất nhiều điều lạ lẫm, thú vị xung quanh. Trò chơi đóng vai (bác sĩ, cô giáo, chú công an, các nhân vật trong truyện bố mẹ kể, cầm gấu bông giả những tiếng kêu của động vật) tăng cường khả năng sáng tạo và hành vi ứng xử của bé. Bạn có thể vừa đóng vài vừa hỏi bé các câu như: Con mèo kêu thế nào? Bác sĩ làm gì? Chú lính cứu hỏa ngồi trên xe kêu như thế nào?...để bé có thể tư duy tốt hơn.
-
Để thực hiện trò chơi này, cha mẹ có thể dẫn bé vào căn bếp của gia đình. Bạn hãy chỉ cho con biết các gia vị, nguyên liệu, rau củ quả hoặc đồ vật trong bếp. Hoặc bạn có thể mua cho bé các đồ chơi nấu ăn bán sẵn. Khi được hướng dẫn về các món ăn, con bạn không chỉ nhận biết nhanh mùi vị, màu sắc thức ăn mà còn kích thích trí tò mò và sự khéo léo của bé. Bé sẽ phải suy nghĩ xem cần làm gì để chế biến một món ăn hoặc khi thưởng thức món đó sẽ như thế nào.
-
Cảm giác thích thú pha lẫn sự sợ hãi khi chơi hai trò này rất kích thích bé. Khi được cha mẹ chơi cùng đa phần các bé sẽ cảm thấy yên tâm hơn. Bạn có thể chia vai từng người chui vào hang. Ví dụ bố đóng vai thỏ chui vào trong hang tối, mẹ và bé làm mèo mẹ- mèo con rình bắt thỏ. Những hành động vờn bắt và lôi thỏ ra ngoài chắc chắn sẽ cho gia đình bạn những tràng cười rộn rã. Hoặc bố mẹ có thể chơi cầu trượt cùng con. Bố đặt bé lên cầu trượt còn mẹ đón ở dưới chân cầu.
-
Những lúc rảnh rỗi bạn có thể thực hiện trò chơi này với bé. Cách thức rất đơn giản, bạn chỉ cần dẫn bé bước lên từng bậc cầu thang rồi hỏi bé các tiếng kêu của các con vật. Mỗi khi bước lên một bậc bạn làm tiếng kêu và yêu cầu bé nhắc lại. Lợi ích mà trò chơi này rất tuyệt vời bởi nó "làm dày" thêm vốn tri thức và khả năng ghi nhớ của con bạn.
-
Thay vì những trò chơi trên điện thoại nhàm chán, cha mẹ hãy biến những giây phút bên con trở nên có ích hơn bằng cách hướng dẫn bé đoán tên các đồ vật và cây cối trong nhà. Bạn có thể cho bé ra chơi ban công, sờ hoặc ngửi lá, hoa của các loại cây và hỏi con: Lá màu gì? Hoa có thơm không? Đây là cây gì?...Chắc chắn bé con của bạn sẽ rất thích trò chơi này.
-
Còn gì hạnh phúc hơn khi con yêu của bạn không chỉ là em bé khỏe mạnh mà còn ngoan ngoãn, lễ phép. Tất cả các kĩ năng của bé đều được tích lũy qua mỗi ngày. Vậy nên trò chơi chào- hỏi sẽ thích hợp cho việc giáo dục nhân cách cũng như phát triển trí thông minh cho trẻ dưới 3 tuổi. Khi gặp người thân bạn hãy hướng dẫn bé cách chào- hỏi sao cho lễ phép và đúng đắn. Hoặc bạn có thể đóng vai các thành viên trong gia đình để bé tập chào- hỏi. Mỗi sáng trước khi ra khỏi nhà và khi trở về hãy hướng dẫn bé phép lịch sự này.