Top 10 Trò chơi giúp bé phát triển trí tuệ vượt bậc
Để phát triển trí tuệ cho bé các mẹ không chỉ cần thường xuyên chơi và trò chuyện với con mà cần cho con tiếp xúc thêm với những trò chơi làm tăng cường khả ... xem thêm...năng phát triển tư duy toán học cho trẻ nhỏ. Những trò chơi dưới đây không chỉ giúp tăng khả năng phát triển trí tuệ cho bé vượt bậc mà còn giúp kích thích khả năng sáng tạo của bé ngày càng mạnh mẽ hơn.
-
Một trong những trò chơi làm tăng cường khả năng tư duy toán học cho trẻ cực tốt chính là cho bé chơi trò xếp hình. Trò chơi xếp hình giúp bé học toán tốt hơn, tiếp xúc được với hình khối cùng với các kích cỡ của hình khối để giúp bé phân loại đồ vật rõ ràng hơn.
Các mẹ chỉ cần cho bé xếp các khối gỗ để phân biệt những khối nào lớn hơn, tỉ mỉ giải thích tại sao cho bé và đặt câu hỏi để tìm hiểu mức độ nhận biết của trẻ. Chỉ khi bé phân biệt rõ được kích cỡ của khối gỗ thì cha mẹ mới có thể hướng dẫn cho bé sắp xếp khối gỗ theo từng hình dạng khác nhau, tăng cường chức năng tư duy toán học trong não bộ của trẻ. Trò chơi này thường được áp dụng cho các em trong độ tuổi từ bậc lớp mầm đến tiểu học với độ khó tăng dần. Cách chơi cũng tương đối đơn giản, nhưng không làm mất tính hứng thú ở trẻ.
Khi cho trẻ chơi trò chơi này, cha mẹ có thể nhận thấy khả năng quan sát ở trẻ sẽ tăng nhanh. Với các tranh, ảnh có mức độ khó cao, thường là các tranh có nhiều chi tiết nhỏ, tương tự giống nhau. Muốn xếp đúng tranh mẫu, trẻ đòi hỏi phải có khả năng quan sát rất cẩn thận và nhạy bén.
Bên cạnh đó, chơi ghép hình giúp bé:- Tăng khả năng ghi nhớ do trẻ cần phải nhớ được vị trí các chi tiết trong tranh mới có thể ghép đúng vị trí các mảnh ghép.
- Rèn luyện khả năng tưởng tượng và óc phân tích logic thông qua việc di chuyển các mảnh ghép.
-
Cho bé chơi với thùng các tông cũng là một cách giúp bé phát triển tư duy nhé các mẹ. Các mẹ có thể lấy các thùng cát tông và dạy các bé làm robot, các mẹ hãy đục lỗ ở đầu để các bé có thể quan sát và thở được dễ dàng nhé. Ở đầu dưới các mẹ cũng khoét lỗ để cho các bé thò tay ra ngoài và đi lại dễ dàng nhé!
Hoạt động xây dựng giúp trẻ thấy rằng các bộ phận của đối tượng liên kết với nhau không chỉ theo hình thức bên ngoài mà còn theo logic bên trong của chính nó. Chẳng hạn, nếu vật cao và có những bộ phận chìa ra ngoài (cần cẩu) thì chúng phải được giữ thăng bằng bằng một đế nặng (bệ của cần cẩu).
Cha mẹ cần đề ra nhiệm vụ dùng vật liệu xây dựng để lắp giá treo tranh vẽ, xây nhà cho gấu bông... Sau đó dạy trẻ biết tính tới các điều kiện, đưa hoạt động của bé vào tổ chức nhất định. Bên cạnh đó, nên tạo cho các em niềm hứng thú đối với sự thay đổi (xuất phát từ cùng một điều kiện có thể đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau). Từ đó giúp hình thành ở trẻ những biểu tượng khái quát, mềm dẻo.
Trẻ xây dựng công trình không chỉ để giống một đối tượng nào đó, mà còn vì để chơi với công trình này. Các em thường tạo ra công trình vừa giống thật, vừa phù hợp với trò chơi của trẻ nhằm phát triển tính chủ động, sáng tạo.
Trò chơi này giúp trẻ:
- Học cách lập kế hoạch, cùng thảo luận, thực hiện ý định xây dựng của cả nhóm
- Biết bảo vệ phương án xây dựng của mình.
-
Hầu hết các bé đều rất thứ có màu sắc tươi sáng và sặc sỡ như: giấy màu, bút màu,... Bạn có thể lấy giấy để bé có thể thỏa sức vẽ dưới sự gợi ý của bạn như: gợi ý cho bé vẽ về gia đình, cây, lá, con vật xung quanh.
Bạn hãy khuyến khích bé vẽ, dù chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc, vì như vậy sẽ giúp bé có thể tăng cường khả năng phát triển tư duy tốt hơn và tăng tính sáng tạo, cảm nhận về thế giới của bé. Với khả năng này các mẹ có thể cho con làm quen dần các màu từ hai màu cơ bản sau đó tăng dần số lượng màu lên để bé phân biệt màu tốt hơn.
Hình vẽ của trẻ mẫu giáo thường không giống đối tượng. Trẻ thường bỏ qua nhiều chi tiết hoặc thêm vào chi tiết thừa, hoặc tỷ lệ không đúng. Những đặc điểm trên được giải thích rằng bé thường tập trung miêu tả cái làm cho mình xúc động trước.
Xu hướng sử dụng màu trong quá trình phát triển hoạt động vẽ: Trẻ sử dụng màu một cách tùy tiện do tri giác màu sắc bằng cảm xúc và do thích màu này hơn màu kia. Vì thế, trẻ thường sử dụng màu yêu thích để vẽ đối tượng chứ không phải để diễn tả màu thực của đối tượng. Trong tranh vẽ, trẻ thể hiện thái độ của mình đối với nội dung vẽ: Bé mô tả những điều đẹp đẽ bằng các màu sắc rực rỡ, vẽ cẩn thận còn những gì không đẹp bằng màu tối, các em sẽ vẽ cẩu thả.
Khi được học vẽ một cách đúng đắn, có thể hình thành ở trẻ:
- Kỹ năng quan sát đối tượng một cách trình tự.
- Kỹ năng tách ra những nét đặc trưng của đối tượng.
- Phát triển tri giác có mục đích và các thao tác tư duy.
- Tính tích cực và năng lực sáng tạo ở trẻ.
-
Để tăng tính tư duy cho trẻ và giúp trẻ thông minh hơn, các mẹ cũng có thể tập cho con chơi những trò chơi tư duy như chơi giải câu đó, giải ô chữ hay chơi cờ đều là những trò chơi có khả năng kích thích não bộ của trẻ hoạt động và rèn luyện tốt nhất. Những bài tập về tinh thần này như xếp hình, sudoku có thể giúp bé giải trí lại tăng khả năng phát triển tư duy của trẻ cực tốt đấy nhé. Các mẹ hãy đưa ra các câu đố, ô chữ hay trò chơi theo cấp độ tăng dần, để tạo sự hứng thú cho trẻ.
Cờ vua là một bộ môn thể thao trí tuệ, có khả năng giúp trẻ phát triển tư duy nhanh và hiệu quả nhất. Chơi cờ thích hợp với các bạn nhỏ từ độ tuổi tiểu học trở lên.
Cờ vua không chỉ là một trò chơi giúp phát triển trí tuệ, nó được coi là bộ môn thể thao trí tuệ quốc tế, được ứng dụng vào thi đấu ở nhiều nước trên thế giới. Thông thường, những tuyển thủ cờ vua đều là những người có chỉ số IQ cao, nhạy bén và sắc sảo.
Do đó, một trong những tác dụng nổi bật của cờ vua, chính là việc giúp:
- Phát triển trí lực một cách toàn diện, thiên về tư duy logic, phân tích sự việc và lập kế hoạch.
- Phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng do khi chơi, người chơi cần hình dung được nước cờ của đối thủ dựa trên những nước cờ đã chơi trước đó.
- Phát triển trí lực một cách toàn diện, thiên về tư duy logic, phân tích sự việc và lập kế hoạch.
-
Hầu hết trẻ nhỏ đều cực thích nghe kể chuyện, lúc này các mẹ nên bật nhạc nền sau đó kể chuyện cho trẻ để giúp tăng khả năng cảm thụ âm nhạc của con cũng như kích thích trí tuệ của con phát triển tốt hơn. Cha mẹ cũng có thể giúp bé tự sáng tác thêm tình tiết nếu bé mong muốn, những việc làm này có thể tạo thành môi trường thuận lợi giúp bé phát triển trí óc tốt hơn.
Âm nhạc có khả năng tăng sự thông minh đặc biệt của trẻ đến 46% so với những đứa trẻ không được lớn lên cùng âm nhạc. Sự kết hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ sẽ giúp trẻ thoải mái hơn trong giao tiếp và phát huy tốt tính sáng tạo của trẻ. Theo Logan, âm nhạc có thể giúp phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh trong việc tiếp nhận thông tin. Khả năng này sau đó ảnh hưởng đến kỹ năng của bé trong giao tiếp.
Chuyên gia khoa học thần kinh, bác sĩ Dee Joy Coulter, và là tác giả của cuốn sách: “Kết nối sớm cho trẻ thơ: Tạp chí âm nhạc và dạy học dựa trên những khoảnh khắc”.Theo Coulter, trò chơi đưa trẻ tương tác với âm nhạc có thể:
- Nâng khả năng ngôn ngữ và từ vựng ở trẻ nhanh chóng.
- Phát huy tốt tính sáng tạo.
- Trẻ sẽ trở thành một người có tổ chức về các ý tưởng và có khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
-
Một trong những trò chơi được ứng dụng vào việc rèn luyện tư duy toán học ở trẻ nhiều nhất, chính là trò tìm quy luật. Thậm chí, nội dung sách giáo khoa dành cho các em ở cấp bậc tiểu học luôn được bổ sung các bài đố tìm quy luật để khuyến khích tinh thần học hỏi và tăng khả năng tư duy ở trẻ.
Về cách chơi, trò “tìm quy luật” không khó nếu chúng ta nắm bắt được quy luật của chúng. Về hình thức, trò chơi có nhiều dạng, có thể là quy luật của dãy số, quy luật hình học, quy luật sự vật sự việc hoặc giải đố. Việc cần làm khi tham gia trò chơi này là trẻ cần quan sát, phân tích kỹ từng câu chữ, con số để có thể tìm ra quy luật chính xác của chúng. Từ đó đưa ra kết quả chính xác nhất theo đề bài yêu cầu.
Tác dụng nổi bật của việc cho trẻ tiếp xúc với các bài đố tìm quy luật, chính là:
- Tăng nhanh khả năng quan sát, óc phân tích logic ở trẻ.
- Khi tiếp xúc và làm dần các bài đố này, trẻ sẽ có một tư duy nhanh nhạy, linh hoạt.
-
Tương tự như tìm quy luật, khối rubik cũng là một dạng khác của trò chơi này. Tuy nhiên, thay vì các câu chữ, hình ảnh, khối rubik thường là một khối hình lập phương, hình chóp có sự khác biệt màu sắc giữa các mặt.
Các em nhỏ thông qua việc xoay, vặn các mặt của khối rubik theo bất kỳ chiều nào sao cho mỗi mặt của rubik đều một màu. Tuy nhiên, độ khó của rubik lại phụ thuộc vào khối hình rubik và độ phân chia nhỏ lẻ giữa các ô trong rubik. Trong thời gian vừa bắt đầu, trẻ nên làm quen với khối rubik lập phương với 3 tầng, sau đó nâng dần mức độ khó để tránh trường hợp chán nản do mãi không tìm được cách xoay rubik đúng quy luật.
Thông qua việc xoay các tầng của khối rubik, trẻ có cơ hội
- Quan sát và phân tích các màu sắc, mối liên hệ và tương quan giữa chúng, đồng thời tưởng tượng các bước xoay rubik tiếp theo.
- Lâu dần, khi đã quen với chơi rubik, trẻ đã tự mình phát triển khả năng quan sát và óc phân tích logic.
-
Mê cung cũng là một trò chơi phổ biến. Về hình thức, trò chơi cũng có khá nhiều dạng, nhưng đặc điểm chung của chúng là một mê cung với rất nhiều đường đi lòng vòng, không có lối ra. Ứng với 1 cửa vào, thì chỉ có một cửa ra. Người chơi cần dựa vào khả năng quan sát, đánh giá sự vật sự việc để đưa ra phương hướng nên đi.
Trò chơi đòi hỏi các em nhỏ cần có sự quan sát và ghi nhớ, đồng thời cũng bắt các em phải tự định vị được vị trí bản thân, đánh giá sự vật sự việc để có thể tìm được lối ra nhanh và chính xác.
Vì vậy, tìm đường trong mê cung giúp các em:
- Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ, trí tưởng tượng
- Góp phần tạo dựng cơ sở bước đầu cho khả năng ra quyết định ở trẻ.
-
Khi rèn luyện tư duy toán học bằng bàn tính gảy, tuy vẫn là các phép tính quen thuộc, tuy nhiên trẻ được thực hành tính toán trên bàn tính, thay vì việc viết ra các con số khô khan trên giấy. Điều này sẽ khiến giờ học thú vị hơn, làm tăng sự thích thú với toán ở trẻ.
Sử dụng bàn tính gảy là phương pháp then chốt để giúp trẻ phát triển tư duy. Bàn tính gảy có các hạt bàn tính dẹt hơn, gia tăng diện tích tiếp xúc với đầu ngón tay trẻ. Trong quá trình dùng bàn tính, các tác động ở đầu ngón tay này sẽ được gửi lên não, giúp kích thích não cùng lúc với quá trình tư duy. Do đó mà não bộ của trẻ sẽ phát triển cân bằng cả 2 bán cầu, giúp bé phát triển kỹ năng đồng đều ở các mảng kiến thức trái ngược nhau như toán lý và anh văn, nghệ thuật và số học,...Phương pháp này cho phép trẻ có thể:
- Phát triển tư duy một cách toàn diện
- Rèn luyện tư duy logic thông quan việc thực hành các phép tính toán học.
- Kích thích phát triển tư duy sáng tạo do được tiếp xúc với các loài màu sắc, hình thú và âm thanh khác nhau phát ra từ bàn tính.
-
Đây là một trong những trò chơi mà bé thích nhất. Bố mẹ hoàn toàn có thể nghĩ ra một cốt truyện đơn giản hay thậm chí giúp bé hóa thân thành những nhân vật trong các câu truyện cổ tích, những bộ phim hoạt hình bé yêu thích. Ví dụ, khi bé đóng vai bác sĩ, bé sẽ học thêm được về vai trò của việc nâng cao sức khoẻ, tăng khả năng giao tiếp, kích thích sự tương tác giữa bé và bố mẹ.
Hơn nữa, bé bắt đầu có thể học cách quan tâm hơn đến những người xung quanh. Ngoài ra, việc đóng vai thành các nhân vật trong câu chuyện cổ tích, đòi hỏi bé về việc ghi nhớ tình tiết của truyện, tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ qua việc đọc lời thoại.
Từ đó, trò chơi đóng vai giúp bé:
- Phân biệt được giữa điều tốt và điều xấu.
- Tăng khả năng biểu đạt cảm xúc và bộc lộ tính cách, sở thích của bé. Nhờ đó bố mẹ cũng sẽ hiểu rõ hơn về con mình.