Top 10 Triệu chứng khó chịu nhất khi mang thai

An Nhiên 143 0 Báo lỗi

Quá trình mang thai là một cuộc hành trình đầy diệu kỳ để tạo nên một mầm sống mới và trở thành mẹ, là công việc khó khăn nhưng đầy hạnh phúc. Thai phụ sẽ trải ... xem thêm...

  1. Khi mang thai, trong ba tháng đầu chị em thường buồn nôn. Để hạn chế hiện tượng này, mỗi buổi sáng thức dậy, bạn nên ngồi dậy từ từ trước khi ra khỏi giường. Uống nhiều nước và ăn thành 5 - 6 bữa nhỏ trong ngày. Không để quá đói và không nên ăn các thức ăn cay, nóng và chứa nhiều chất béo. Buồn nôn và nôn thường xuất hiện ở 80% phụ nữ có thai. Triệu chứng thường gặp nhất và nặng nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Mặc dù các triệu chứng ốm nghén thường xảy ra vào buổi sáng như, buồn nôn, nôn, hoặc cả hai đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng.


    Sinh lý bệnh của buồn nôn và nôn trong thời kỳ đầu mang thai vẫn chưa được biết, mặc dù các yếu tố về chuyển hóa, nội tiết, tiêu hoá và tâm lý có thể đóng vai trò trong đó. Estrogen có thể đóng góp vì nồng độ estrogen cao ở bệnh nhân có chứng ốm nghén nặng. Nôn cũng có thể là kết quả của nhiều rối loạn không thuộc sản khoa. Các nguyên nhân gây đau bụng cấp tính (ví dụ viêm ruột thừa, viêm túi mật) có thể xảy ra trong thai kỳ và có thể kèm theo nôn, nhưng triệu chứng là đau nhiều hơn là nôn. Tương tự, một số rối loạn thần kinh trung ương (ví dụ như chứng đau nửa đầu, xuất huyết não, tăng áp lực nội sọ) có thể kèm theo nôn, nhưng đau đầu hoặc các triệu chứng thần kinh khác thường là những triệu chứng chính gây khó chịu.

    Buồn nôn và nôn khi mang thai
    Buồn nôn và nôn khi mang thai
    Buồn nôn và nôn khi mang thai
    Buồn nôn và nôn khi mang thai

  2. Chứng ợ nóng còn gọi là trào ngược axit hay chứng khó tiêu axit là một cảm giác nóng rát thường lan từ vùng dưới xương ức tới vùng họng dưới. Nó xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Axit cũng có thể trào ngược lên họng hoặc khoang miệng để lại vị chua và đắng. Khoảng 8/10 thai phụ bị ợ nóng vào một số thời điểm. Nhiều bà bầu bị ợ nóng vào thời gian đầu của thai kì. Đây là triệu chứng phổ biến và không nguy hiểm, tuy nhiên có thể gây cảm giác đau. Mặc dù không có liên quan tới tim nhưng ợ nóng gây ra cảm giác nóng rát ở vùng trung tâm ngực.


    Suốt giai đoạn mang thai, những thay đổi về hormone trong cơ thể có thể gây ra những triệu chứng tạm thời như ợ nóng và trào ngược axit dạ dày. Cụ thể, sự tăng nồng độ hormone progesteron khi mang thai làm dãn cơ trơn tử cung nhằm hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Nhưng vô tình, hormone này lại làm giãn cơ vòng dưới thực quản (vai trò như vách ngăn giữa dạ dày và thực quản) khiến axit dạ dày trào ngược lên gây cảm giác nóng rát. Progesteron cũng làm giảm nhu động dạ dày khiến cho sự tiêu hóa bị chậm lại. Vào những tháng cuối thai kì, thai nhi phát triển đẩy ruột non và dạ dày lên cao. Điều này càng làm chậm sự tiêu hóa và đẩy axit từ dạ dày lên thực quản.

    Chứng ợ nóng khi mang thai
    Chứng ợ nóng khi mang thai
    Chứng ợ nóng khi mang thai
    Chứng ợ nóng khi mang thai
  3. Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường nhằm giúp nuôi dưỡng thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây phù nề ở phụ nữ mang thai. Khi thai càng lớn, tử cung của bạn cũng sẽ lớn hơn, gây nên áp lực, chèn lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là những tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ chi dưới về tim, khi sức ép càng lớn thì máu sẽ dồn nhiều ở chân, gây hiện tượng phù, nhất là vị trị bàn chân, mắt cá.


    Hiện tượng phù nề do cơ thể tự sản xuất thêm chất lỏng để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Để hạn chế hiện tượng này, khi ngủ bạn cần gác chân cao, thường xuyên đổi tư thế đứng và ngồi, không bắt chéo hai chân. Sự thay đổi hormon trong thai kỳ cũng đóng vai trò quan trọng gây nên hiện tượng phù. Hormon trong cơ thể bạn thay đổi khiến cho thành mạch trở nên mềm hơn, điều này gây khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình vận chuyển máu từ chi dưới về tim. Ngoài ra, một số nguyên nhân phổ biến khác gây chứng phù chân khi mang thai như đứng quá lâu, thường xuyên mang giày cao gót, làm việc nặng nhọc, chế độ ăn nhiều Natri, thiếu Kali, thời tiết nắng nóng.

    Phù nề bàn chân khi mang thai
    Phù nề bàn chân khi mang thai
    Phù nề bàn chân khi mang thai
    Phù nề bàn chân khi mang thai
  4. Đau lưng khi mang thai từ lâu đã được xem là "một phần của thai kỳ". Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chính thức về tỷ lệ bị đau lưng khi mang thai, nhưng nhìn chung có khoảng hơn 50% sản phụ có triệu chứng đau mỏi lưng trong suốt quá trình mang bầu. Biểu hiện đau lưng khi mang thai thường xảy ra phổ biến nhất sau tam cá nguyệt thứ hai và có thể kéo dài đến tháng thứ 6 sau sinh. Một số thay đổi sinh lý trong thai kỳ là nguyên nhân chính gây ra đau lưng. Đau lưng khi mang thai còn có khả năng bắt nguồn từ nguyên do liên quan đến đĩa đệm hoặc yếu tố khác. Vì vậy, trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể cho mẹ bầu thực hiện xét nghiệm kiểm tra thể chất để đánh giá tình trạng đau lưng.


    Căng cơ lưng là nguyên nhân chính gây ra đau lưng khi mang thai. Khi thai nhi càng lớn dần, tử cung của bạn càng trở nên nặng hơn. Bởi vì phần trọng lượng tăng lên này tập trung ở phía trước bụng, nên đa số các bà bầu theo phản xạ tự nhiên sẽ có xu hướng uốn cong người về phía trước. Để giữ thăng bằng, bạn buộc phải thay đổi tư thế bằng cách nghiêng mình ngược về phía sau. Điều này khiến cho cơ lưng hoạt động nặng hơn, dẫn đến bị căng cơ lưng. Hậu quả gây ra tình trạng nhức mỏi, co cứng, đau lưng khi mang thai ở các tháng cuối của thai kỳ, khi thai nhi đã bắt đầu trở nên rất to. Cơ bụng của của bạn có nhiệm vụ hỗ trợ cột sống và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của vùng lưng. Khi mang thai, các cơ ở vùng bụng trở nên căng ra và bị yếu đi. Điều này làm tăng nguy cơ bà bầu bị đau lưng, nhất là khi vận động, tập thể dục.

    Đau lưng khi mang thai
    Đau lưng khi mang thai
    Đau lưng khi mang thai
    Đau lưng khi mang thai
  5. Táo bón ở bà bầu có thể chưa tới mức nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó cũng tác động cực kỳ xấu tới chất lượng cuộc sống và có thể là nguyên nhân góp phần gây ra sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai... Táo bón nói chung và táo bón ở bà bầu nói riêng là một trong số các nguyên nhân làm phát sinh hoặc tăng nặng bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng... Cảm giác khi ấy rất khó chịu, cơn đau bụng, đại tiện ra máu, đau rát vùng hậu môn... táo bón ở bà bầu đi kèm với các biểu hiện buồn nôn, nôn, giảm sự thèm ăn... Tất cả làm ảnh hưởng rất không tốt đến cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra còn có một số hậu quả khó lường mà bạn cần biết nếu đang mắc căn bệnh táo bón trong thai kỳ.


    Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai gây ra sự thư giãn của cơ bắp của bạn. Điều đó bao gồm ruột của bạn. Và ruột di chuyển chậm hơn có nghĩa là tiêu hóa chậm hơn. Tử cung phát triển, chèn ép một số dây thần kinh, tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch dưới. Mặt khác, thai nhi cũng càng ngày càng lớn chiếm chỗ trong ổ bụng, chèn ép thu hẹp không gian của đường tiêu hóa, cũng làm thức ăn di chuyển chậm hơn. Thai phụ bị mất nước do nôn nghén trong ba tháng đầu, gây chứng táo bón. Bà bầu rất dễ lười vận động, đặc biệt là khi gần vào cuối thai kỳ vì bụng đã nặng và chân sưng đau. Điều này cũng dẫn đến táo bón ở bà bầu. Rất nhiều bà bầu cần bổ sung canxi và sắt cho sự phát triển xương của thai nhi. Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều hai yếu tố vi lượng này cũng sẽ gây táo bón. Bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc nhược giáp cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở bà bầu.

    Táo bón khi mang thai
    Táo bón khi mang thai
    Táo bón khi mang thai
    Táo bón khi mang thai
  6. Chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Chuột rút thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng do các cơ co thắt đột ngột, khiến các bộ phận này của các mẹ bầu rất đau nhức, không thể cử động. Chuột rút có thể bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ ba của thai kỳ và các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra cả ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của thai phụ, nhưng không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên nếu thai phụ bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội ở phần bị đau, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.


    Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về nguyên nhân vì sao phụ nữ thường bị chuột rút trong quá trình mang thai. Trong lĩnh vực sản khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai được các bác sĩ đã chỉ ra như trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng trong thai kỳ, gây áp lục nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân; Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu; Mất nước khiến cơ thể bị rối loại điện giải gây ra tình trạng chuột rút. Thiếu canxi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để có thể đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Khi lượng canxi không được cung ứng đầy đủ, cơ thể của mẹ bầu sẽ tự “rút” canxi để truyền cho bé.

    Chuột rút khi mang thai
    Chuột rút khi mang thai
    Chuột rút khi mang thai
    Chuột rút khi mang thai
  7. Tình trạng thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu. Cơ thể bạn đang sản xuất nhiều máu hơn để mang chất dinh dưỡng đến em bé. Ngoài ra, chỉ số đường huyết và huyết áp cũng trở nên thấp hơn. Thêm vào đó, sự thay đổi của các nội tiết tố, đặc biệt là progesterone chính là nguyên nhân lý giải vì sao bà bầu thường cảm thấy buồn ngủ. Thực tế là việc mang thai lần này có nằm trong kế hoạch hay không thì mẹ bầu cũng sẽ co s những lo lắng về sức khỏe của em bé và trải nghiệm những điều mới lạ của thai kỳ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cảm xúc của bạn sẽ đóng góp một phần vào sức khỏe thể chất của cả mẹ lẫn bé. Bạn càng lạc quan, vui tươi thì cơ thể dường như cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.


    Trong tam cá nguyệt thứ hai, mức năng lượng có thể sẽ tăng lên làm cho mẹ bầu không còn quá khó chịu như trước. Nhiều phụ nữ sẽ tận dụng thời gian này trong thai kỳ để tăng cường vận động nhằm cải thiện sức đề kháng cho bản thân. Dẫu cho tình trạng mệt mỏi đôi lúc vẫn sẽ xuất hiện nhưng mức độ không quá nghiêm trọng. Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, bạn rất dễ dàng cảm thấy mệt mỏi khi mang thai vì những lý do như sưng phù ở tay chân, gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa, mắc phải hội chứng chân không yên ở bà bầu, bạn đang mang trên người một lượng cân nặng đáng kể và em bé cũng không ngừng phát triển. Bạn đang gặp khó khăn với chứng mất ngủ khi mang thai do thiên thần nhỏ dường như trở nên năng động hơn vào buổi đêm và thường đá vào bụng mẹ những lúc bạn muốn nghỉ ngơi.

    Mệt mỏi khi mang thai
    Mệt mỏi khi mang thai
    Mệt mỏi khi mang thai
    Mệt mỏi khi mang thai
  8. Vào những tháng đầu của thai kỳ, khi cơ thể phải huy động máu và oxy để hình thành nhau thai và nuôi dưỡng bào thai, sẽ khiến các bà bầu mệt mỏi, do đó sẽ muốn ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên, khi đến giữa và cuối thai kỳ, bà mẹ có nguy cơ phải đối mặt với chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai, nguyên nhân là do hệ tiêu hóa trong giai đoạn mang thai thường hoạt động kém và yếu hơn so với bình thường. Thức ăn lưu lại trong dạ dày và ruột lâu hơn, gây ra chứng khó tiêu, ợ nóng và táo bón. Bên cạnh đó, thai nhi ngày càng phát triển sẽ ép vào dạ dày, đẩy thức ăn từ dạ dày lên thực quản, gây ra trào ngược dạ dày. Đến cuối thai kỳ, áp lực của thai nhi lên dạ dày và ruột già ngày càng tăng. Đồng thời, sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng gây ra những vấn đề về tiêu hóa và dẫn đến chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai.

    Khi mới mang thai, do tác động của các hormone làm hơi thở chậm và sâu, sản phụ thường cảm thấy hít thở khó hơn bình thường. Khi thai nhi ngày càng lớn, dạ con ép lên cơ hoành, khiến cơ hoành giảm bớt cử động, gây khó khăn trong việc hít thở. Bà bầu phải hít thở sâu và nhiều để lấy oxy. Điều này dẫn đến việc bà bầu thở ra nhiều carbon dioxyde hơn bình thường, làm thấp mức carbon dioxyde trong máu, do đó, làm tăng thở nông càng cảm thấy khó chịu hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nghỉ ngơi và giấc ngủ. Em bé ngày càng phát triển và bụng ngày càng to sẽ khiến các bà bầu khó tìm một tư thế ngủ thích hợp để có thể ngủ ngon, ngủ sâu giấc. Khi mang thai, nhịp tim của phụ nữ tăng để bơm máu nhiều hơn đến dạ con, do đó tim phải làm việc mệt hơn bình thường rất nhiều. Khi thai nhi càng lớn và chèn ép bàng quang, khiến người mẹ khó chịu và phải đi tiểu thường xuyên, ngay cả ban đêm. Đây chính là nguyên nhân lớn gây ra chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai.

    Khó ngủ khi mang thai
    Khó ngủ khi mang thai
    Khó ngủ khi mang thai
    Khó ngủ khi mang thai
  9. Khi bắt đầu mang thai, cơ hoành - dải mô cơ ngăn cách giữa tim và phổi với bụng tăng lên làm thay đổi quá trình hít thở của bà bầu. Bên cạnh đó, sự gia tăng nồng độ hormone progesterone cũng khiến bà bầu phải thở nhanh hơn và nhiều hơn để lấy dưỡng khí cho thai nhi, do đó, khiến bà bầu khó thở. Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, tử cung ngày càng phát triển sẽ gây áp lực lên cơ hoành, khiến bà bầu cảm thấy khó thở, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ. Một nguyên nhân khác khiến bà bầu khó thở là do lượng máu trong cơ thể tăng lên, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển máu trong cơ thể đến nhau thai, điều này làm các bà bầu thấy mệt khi hít thở, thở khó. Ngoài ra vị trí của của em bé trong bụng cũng khiến các bà bầu bị khó thở.


    Khó thở khi mang thai chủ yếu là do những thay đổi của cơ thể để nuôi dưỡng em bé, tuy nhiên, vẫn có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng có bầu khó thở. Nếu bị hen suyễn khi mang thai có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh có thể xảy ra trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh, là một loại của bệnh suy tim. Các triệu chứng của bệnh như sưng mắt cá chân, hạ huyết áp, tim đập nhanh, mệt mỏi, khiến bà bầu khó thở. Những triệu chứng này khiến nhiều phụ nữ lầm tưởng đây là các dấu hiệu của việc mang thai. Tuy nhiên, bệnh cơ tim chu sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ, do đó cần được điều trị. Bệnh thuyên tắc phổi: Thường xảy ra khi huyết khối bị kẹt trong động mạch phổi, do đó có thể ảnh hưởng đến quá trình hít thở và khiến bà bầu khó thở, ho và đau ngực. Đa số các bà bầu thường bị phù nề khi mang thai do tình trạng tích nước. Khi bị phù nề, việc tích nước trong cơ thể bà bầu sẽ ảnh hưởng đến phổi và xoang mũi, gây khó khăn khi thở.

    Khó thở khi mang thai
    Khó thở khi mang thai
    Khó thở khi mang thai
    Khó thở khi mang thai
  10. Hiện tượng tính khí hay thay đổi trong khi mang thai là điều thường thấy, nó do những thay đổi của nội tiết tố gây ra, làm ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn xung thần kinh (tín hiệu hóa học trong não bộ) và hàng loạt các trạng thái cảm xúc khi sắp làm mẹ. Mỗi người lại có các phản ứng khác nhau đối với những thay đổi này. Một số bà mẹ tương lai có cảm xúc cao trào cả mặt tốt lẫn mặt xấu; trong khi những bà bầu khác lại cảm thấy trầm cảm cũng như lo lắng nhiều hơn. Hầu hết mọi người đều thấy rằng sự ủ rũ hường xuất hiện vào khoảng từ 6 đến 10 tuần đầu của thai kì, và giảm bớt trong ba tháng mang thai tiếp theo, rồi sau đó xuất hiện trở lại sau khi sinh.


    Trong thời kì mang thai, lượng estrogen có thể tăng lên gấp 60 lần so với mức bình thường nên các bà bầu thường có tâm trạng bất ổn. Khi đó, bạn nên chia sẻ cảm xúc với người thân và bạn bè. Nên có chế độ ăn uống lành mạnh, không bỏ bữa, hạn chế đường, sôcôla và cà phê. Tập thể dục hoặc đi bộ nhẹ nhành cũng giúp giải phóng lượng endorphin, giúp bạn trở nên vui vẻ. Có thể nghe những bản nhạc yêu thích, đọc một cuốn sách hay hoặc mua hoa trang trí nhà cửa cũng là những cách giúp bạn thêm thoải mái tình thần, giúp cho thai nhi phát triển tốt.

    Tính khí thất thường khi mang thai
    Tính khí thất thường khi mang thai
    Tính khí thất thường khi mang thai
    Tính khí thất thường khi mang thai



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |