Top 12 Trang phục cưới truyền thống đẹp và độc đáo nhất Thế giới
Ngày cưới là ngày trọng đại trong cuộc đời mỗi con người. Cả cô dâu lẫn chú rể chắc chắn đều mong muốn mình thật xinh tươi trong lễ cưới. Ngày nay, váy cưới ... xem thêm...trắng lộng lẫy và vest lịch lãm theo kiểu phương Tây được rất nhiều cặp đôi lựa chọn. Tuy nhiên, ở rất nhiều quốc gia, có những cặp đôi vẫn lựa chọn trang phục truyền thống cho ngày trọng đại này. Vậy trang phục cưới truyền thống trên các quốc gia có sức hút như thế nào mà có thể lấn át cả trang phục hiện đại? Hãy cùng toplist điểm qua những bộ trang phục cưới trên khắp thế giới để trả lời câu hỏi đó nào!
-
Trang phục cưới truyền thống của Thái Lan được gọi là Chut thai phra ratch niyon. Bộ trang phục dành cho ngày lễ trọng đại này được chọn lựa kỹ càng từ chất liệu, kiểu dáng tới màu sắc. Chut thai phra ratch niyon chủ yếu được làm bằng vải tơ tằm mỏng nhẹ, màu sắc tươi sáng như xanh pastel, camel, hồng,... Đi kèm với bộ váy là chiếc khăn lụa vắt bên vai. Trông cô dâu cực yêu kiều và quyến rũ trong bộ trang phục truyền thống này. Được may bằng tơ tằm mịn màng và màu sắc tươi sáng, trang phục cưới truyền thống Chut thai phra ratch niyon có kiểu dáng quyến rũ giúp cô dâu thu hút mọi ánh nhìn. Các cô dâu Thái Lan giống như những nàng tiên yêu kiều trong bộ trang phục cưới xinh đẹp này. Trang phục cưới của Thái Lan thường để lộ một phần vai của cô dâu. Màu phấn và màu kem là màu sắc phổ biến trong trang phục cô dâu của đất nước này.
Chut Thai dành cho phụ nữ chỉ mới ra đời vào giữa thế kỷ 20. Hoàng hậu Sirikit, vợ của cố Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej, chịu trách nhiệm sáng tạo nên Chut Thai. Được kết hợp màu sắc tinh tế cùng đường may khéo léo, trang phục cưới truyền thống Thái Lan cho nữ vừa sang trọng, vừa quyến rũ. Trang phục cưới truyền thống của Thái Lan là một loại trang phục nhìn rất sang trọng và tinh tế. Bộ trang phục dành cho ngày lễ trọng đại này được chọn lựa kỹ rất càng từ chất liệu đến kiểu dáng tới màu sắc. Chủ yếu được làm bằng vải tơ tằm mỏng nhẹ với khuôn màu tươi sáng như xanh pastel, camel, hồng,…
-
Sari là trang phục cưới truyền thống của người Ấn Độ. Sari là chiếc khăn dài từ 4 - 9 mét được quấn quanh người cô dâu. Sari thường được quấn quanh eo rồi vắt qua vai. Người Ấn Độ thường chọn Sari có màu đỏ hoặc hồng, tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc. Tùy theo gia cảnh từng nhà mà bộ váy cưới sẽ được đính thêm ít hay nhiều kim sa và đá quý để cho chiếc váy thêm phần lộng lẫy, thể hiện được gia thế cô dâu. Theo truyền thống Sari không chỉ là trang phục truyền thống. Mà đây còn là một nét văn hóa điểm tô thêm phần quyến rũ mang đầy bí ẩn của phụ nữ Ấn Độ. Đi kèm với chiếc váy là bộ trang sức 16 món, tên là "Solah shrinngar". Ở vùng Bắc Ấn, các cô dâu còn được chấm thêm chấm "Bindi" màu đỏ vào giữa trán để đánh dấu là người phụ nữ đã có chồng.
Đi cùng với áo quấn sari là một chiếc váy dài. Họ thường hay mặc sari màu đỏ để tôn lên vẻ đẹp rực rỡ của người phụ nữ. Người Ấn Độ quan niệm sari đính càng nhiều hạt đá và kim sa thì cô dâu càng danh giá và được gả vào gia đình giàu có. Có những chiếc sari ở Ấn Độ có hàng ngàn viên đá và hạt kim sa được khâu tay suốt vài tháng trời. Bộ váy áo này được thiết kế tỉ mỉ, công phu với nhiêu chi tiết được thêu hoàn toàn bằng tay. Mỗi bộ trang phục đẹp là một kiệt tác. Vừa thể hiện vẻ đẹp của kỹ thuật thêu, vừa thể hiện sự khéo léo và tâm huyết của người phục nữ trong từng đường kim,mũi chỉ. Sari xuất hiện cách đây khoảng 5000 năm trước. Sari truyền thống là kiểu trang phục làm từ các mảnh vải quấn quanh người. Gồm có 2 mảnh một để quấn quanh che lấy người. Và một để quấn ngang eo rồi bắt chéo qua vai và buông rủ xuống mềm mại. -
Trong các nghi thức của đám cưới truyền thống Nhật Bản, chú rể sẽ mặc Kimono màu đen được làm từ lụa Habutea có gắn gia huy và quần chùng, gọi là Hakama. Cô dâu mặc Shiromaku với những họa tiết cầu kỳ, tượng trưng cho sự tinh khiết của cả về thể xác lẫn tinh thần. Bộ lễ phục này thường đi kèm băng vải trắng trên đầu có tên là tsunokakushi và thường phải mất khoảng một tháng để hoàn thành. Cùng sự phát triển của nền kinh tế, người Nhật vẫn luôn lưu giữ trọn vẹn giá trị dân tộc. Từ những lễ hội, món ăn cho đến bộ trang phục nó luôn xuất hiện trong những dịp trọng đại… Điều đặc biệt trong bộ váy cưới này, chính là chiếc mũ lụa trắng của cô dâu. Chiếc mũ này có tên là Tsunokakshi, phủ hết đầu, với mục đích "che đi chiếc sừng ghen tuông của cô dâu", để cô dâu trở thành người vợ dịu hiền và biết thấu hiểu.
Sau khi các nghi lễ đám cưới đã được tiến hành, cô dâu sẽ khoác ra ngoài bộ shiro-maku một chiếc áo choàng sặc sỡ có tên là uchikake để tiếp khách khứa. Áo được may rất cầu kỳ với những hoạ tiết hoa văn khắc hoạ phong cảnh và những con vật rất phức tạp. Uchikake thường được may bằng lụa, thường người Nhật chọn may áo này màu đỏ để cầu may mắn nhưng cô dâu hoàn toàn có thể chọn những tông màu khác, miễn là màu sáng. Hiện tại đám cưới của người Nhật thường chia làm 2 phong cách rõ rệt. Đó là theo phong cách truyền thống và theo phong cách hiện đại. Họ thường diện bộ cánh truyền thống trong lúc làm lễ nghi và diện bộ cánh mang phong cách váy cưới phương tây hiện đại trong bữa tiệc chiêu đãi hay chụp ảnh cưới.
-
Tạm quên đi những chiếc váy cưới trắng kiêu sa, hãy cùng trở về quá khứ và ngắm những trang phục cưới truyền thống đẹp mê hồn của các quốc gia Châu Á. Deel là tên gọi của trang phục cưới truyền thống trên đất nước Mông Cổ. Bộ Deel có màu sắc rực rỡ, chủ yếu là gam màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc. Cô dâu sẽ được trang điểm, làm tóc xinh đẹp, cầu kỳ, đặc biệt sẽ được đội những chiếc mũ đính vòng hạt tỉ mẩn. Bộ váy cưới truyền thống của Mông Cổ có từ lâu đời, là đặc trưng cho hình ảnh người Mông Cổ và những bộ tộc du mục vùng Trung Á. Ở Tây Tạng, cô dâu thường mặc những chiếc váy cưới dệt len, nhiều lớp cùng với áo choàng và tấm phủ sặc sỡ màu sắc.
Trong ngày cưới của người Mông Cổ, cô dâu chú rể thường phải mặc trang phục truyền thống được gọi là "Deel". Bộ lễ phục này thường được may theo khuôn mẫu đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ này tại Mông Cổ và các bộ lạc du mục ở Trung Á. Theo Meniconzi: "Trước kia vua chúa của những bộ tộc du mục Mông Cổ từng mặc các trang phục truyền thống này, kết hợp rất nhiều đồ trang sức lộng lẫy. Họ có thợ may và xưởng may riêng. Ngày nay, các gia đình vẫn làm những bộ đồ này và truyền lại cho con cháu mình. Các mẹ thường là những người may quần áo cho con cái rồi truyền nghề cho các bé gái, và cứ thế tới các đời sau". Những bộ đồ màu sắc rực rỡ với đầy phụ kiện tinh tế này vẫn là món đồ được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
-
Trên đất nước Scotland, trang phục cưới truyền thống là chân váy kẻ ca-rô. Nhưng điều đặc biệt chính là người diện nó không phải là cô dâu mà chính là chú rể. Đừng ngạc nhiên, vì Scotland là đất nước của những người đàn ông mặc váy, váy họa tiết ca-rô chính là trang phục truyền thống của họ. Vào ngày trọng đại nhất cuộc đời này, chú rể sẽ mặc chân váy kẻ caro cùng sơmi và áo vest. Họa tiết ca-rô sẽ không quy định cụ thể mà tùy thuộc vào các gia tộc trên đất nước. Mỗi gia tộc khác nhau sẽ có những mẫu họa tiết riêng biệt. Còn cô dâu sẽ mặc váy trắng hiện đại, sau khi nghi lễ kết thúc, cô dâu sẽ được chú rể quàng khăn choàng có họa tiết của gia tộc quanh vai hoặc thắt quanh eo, đánh dấu cho chặng đường tiếp theo, cô dâu sẽ theo gia tộc nhà chồng.
Kilt (tiếng Gael Scotland) được sử dụng để mô tả một tấm vải quấn quanh phần dưới cơ thể như dạng chiếc váy nam và được cố định bằng 2 - 3 nút khóa dây đai. Kilt bắt nguồn từ bộ trang phục truyền thống của nam giới ở vùng núi phía Bắc Scotland vào thế kỷ 16. Trang phục cũng gọi là váy Tartan, được dệt từ loại vải Tartan có hoa văn ca rô, dài đến đầu gối và có xếp li ở phần thân sau. Mỗi bộ tộc người Scotland đại diện cho những họa tiết tartan riêng biệt. Kilt được xem là biểu tượng truyền thống của vùng cao nguyên Scotland và của nền văn hóa Celtic nói chung. Ngày nay, hầu hết người Scotland coi váy Kilt là trang phục dân tộc hay quốc phục. Mặc dù vẫn còn một vài người mặc kilt hàng ngày, nhưng chúng thường được sở hữu hoặc thuê để mặc trong đám cưới hoặc các dịp trang trọng khác.... -
Trang phục cưới truyền thống Hàn Quốc từ lâu đã không còn xa lạ với mọi người trên toàn thế giới, đó chính là những bộ hanbok đầy sắc màu sặc sỡ và sang trọng. Không chỉ đơn giản là lễ phục được mặc trong đám cưới, hanbok còn mang trong mình những dấu ấn văn hóa của xã hội Hàn Quốc từ xưa đến nay. Đối với người Hàn Quốc, vịt được coi là biểu tượng cho hạnh phúc gia đình bền lâu, sếu biểu trưng cho sự trường thọ và vì thế mà trên dải khăn quàng hoặc dải thắt lưng của cô dâu thường thêu hai con vật này. Trang phục cưới truyền thống Hàn Quốc của chú rể là một bộ hanbok bao gồm bagji (chiếc quần rộng thùng thình) và jeogori (áo khoác ngắn ở phía trên. Ở bên ngoài, chú rể sẽ khoác chiếc áo dài dopo. Cuối cùng, phủ lên tất cả đó là chiếc áo choàng dài, rộng dallyeong thường sẽ là màu đá ngọc bích hoặc màu xanh nước biển. Thường thì chú rể sẽ mang đai thắt lưng thâm, đội một chiếc mũ bờm ngựa. Theo phong tục, chú rể ra mắt mọi người với chiếc khăn mỏng che mặt. Người Hàn gọi tất cả những thứ chú rể mang trên người là samogwndae.
Trang phục cưới truyền thống Hàn Quốc của cô dâu được chuẩn bị cầu kỳ hơn. Trong ngày cưới, mọi người thường sử dụng những đồ mới kể cả những đồ lót bên trong. Váy lót (sokjeoksam) và áo lót (darisokgot) thường được may từ những loại vải có chất liệu mỏng mềm mại. Màu sắc áo khoác ngoài mà cô dâu Hàn hay mặc đó là màu xanh hoặc màu vàng. Thời Joseon phụ nữ chưa lấy chồng thường mặc áo khoác ngoài màu vàng, còn phụ nữ đã lấy chồng thì sẽ mặc áo khoác ngoài màu xanh. Tùy tập tục, thói quen của mỗi gia đình mà sẽ lựa chọn màu sắc áo khoác ngoài nào trong ngày cưới. Các bộ Hanbok dành cho đám cưới được các nghệ nhân tỉ mĩ thêu dệt các hoa văn họa tiết rực rỡ. Một bộ Hanbok đầy đủ sẽ gồm 1 chiếc áo cánh ngắn hoặc áo khoác lững (gọi là Jeogori) và phần đầm xòe bên dưới (gọi là Chima).
-
Trung Quốc với nền văn hóa truyền thống lâu đời. Nó trải qua hàng loạt các triều đại phong kiến, mà mỗi triều đại lại để lại cho đất nước này một nền văn hóa riêng, một trang phục truyền thống riêng. Chắc hẳn bạn biết rằng Mãn Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của nước Trung Hoa. Trước đó là hàng loạt các triều đại Tống, Minh, Nguyên Mông, Đường,… có thể nói mỗi thời đại có một trang phục đặc trưng khác biệt. Váy cưới truyền thống ở miền Bắc Trung Quốc là chiếc Sườn xám , Sườn xám là trang phục cưới truyền thống của Trung Quốc. Trong ngày lễ thành hôn trọng đại, cô dâu chú rể sẽ mặc bộ Sườn xám màu đỏ, thêu hình rồng phượng bằng chỉ bạc, chỉ vàng. Màu đỏ tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc, thêu hình rồng phượng để cầu phú quý, tài lộc, cũng là tượng trưng cho con cái đề huề. Theo nghi lễ truyền thống, cô dâu cũng phải che mặt bằng tấm vải đỏ, để tránh sự nhòm ngó của mọi người, và chỉ có chú rể mới được gỡ tấm màn che mặt của cô dâu.
Màu đỏ đối với người Trung Quốc tượng trưng cho may mắn, cho sức mạnh xua đuổi tà ma. Sườn xám thêu hình rồng phượng bằng chỉ màu vàng và bạc. Cô dâu ở miền Nam Trung Quốc thường mặc bộ đồ cưới tách áo và váy riêng nhưng cũng thêu các họạ tiết rồng và phượng. Theo truyền thống, trang phục cưới của cô dâu sẽ thêu cả hình rồng và phượng tượng trưng cho sự hài hoà giữa âm và dương. Bộ quần áo cưới của nam thường may bằng lụa đen thêu hình rồng màu đỏ. Ngày nay trang phục cưới truyền thống của chú rể thường có màu đỏ giống như cô dâu và thêu họạ tiết rồng bằng chỉ vàng. Nhìn chung, đến thời nay, phần lớn các bạn trẻ người Trung Quốc chọn bộ trang phục truyền thống cưới là áo khỏa Trung Hoa màu đỏ tươi có thêu hình rồng phụng. Ngoài ra một số lại chọn bộ áo dài Thượng Hải màu đỏ được thiết kế cách điệu.
-
Trang phục cưới truyền thống của Việt Nam là Áo dài cho cả cô dâu và chú rể. Những tà áo dài thướt tha, trang nhã mà vẫn làm nổi bật nét đẹp cơ thể, để cô dâu chú rể thật thanh lịch và cuốn hút trong ngày cưới. Áo dài trong lễ cưới chủ yếu là gam màu tươi sáng như đỏ, vàng,... được thêu, vẽ các hoa văn bắt mắt. Đi kèm với áo dài là khăn đóng (khăn xếp), chú rể sẽ đội khăn xếp 6 vòng, cô dâu sẽ đội khăn xếp 12 vòng tượng trưng cho "12 bến nước cuộc đời người phụ nữ". Áo dài từ xa xưa đã trở thành trang phục trong lễ cưới của nước ta. Cô dâu nào khoác lên mình chiếc áo dài chắc hẳn cũng sẽ khiến người khác bị hút hồn, bởi nó được thiết kế dành riêng cho người phụ nữ Việt Nam, làm tôn lên đường cong cơ thể của người phụ nữ, và toát lên vẻ nữ tính, dịu dàng, thướt tha, uyển chuyển.
Cô dâu sẽ cảm thấy tự tin hơn, tươi vui hơn – đó chính là cái “thần thái cô dâu” ai cũng muốn. Trang phục truyền thống Việt Nam được định hình và thực sự nổi bật trong số các nước Đông Nam Á từ thời kỳ phong kiến. Thời trang cưới của Việt Nam thật tuyệt vời bao gồm cả quần và một chiếc mũ. Cô dâu thường diện áo có họa tiết phượng trong khi chú rể diện áo có họa tiết rồng, tất cả đều được thêu tỉ mỉ, kỳ công. Giống với một số quốc gia châu Á khác, cô dâu Việt Nam thường mặc màu đỏ - màu sắc mang ý nghĩa may mắn cho các cặp vợ chồng.
-
Trang phục cưới truyền thống mang đậm phong tục tập quán, nền văn hóa, thói quen của từng quốc gia. Những bộ trang phục cưới luôn mang đậm bản sắc văn hóa và bất cứ bộ trang phục cưới nào cũng đều mang trong mình những câu chuyện đằng sau nền văn hóa ấy. Trang phục cưới trên thế giới là muôn màu muôn vẻ, có những bộ trang phục cưới rất đơn giản, nhưng cũng có không ít những rất cầu kỳ. Đó là chưa kể trên thế giới còn có những bộ mà nhìn vào là… không thể nào hiểu nổi, trừ phi bạn phải tìm hiểu vào câu chuyện và nguồn gốc ra đời của kiểu phục trang ấy. Hiện nay, trên đất nước Romania, người ta chủ yếu mặc trang phục cưới theo kiểu phương Tây, với váy trắng lộng lẫy cùng vest. Tuy nhiên, tại một số vùng, đặc biệt là các vùng quê, người ta vẫn yêu thích, lựa chọn trang phục cưới truyền thống. Trang phục cưới truyền thống của Romania là váy tay xòe thêu họa tiết thổ cẩm. Cô dâu còn được đội một chiếc vòng kết bằng hoa lá khá đơn giản nhưng rất thanh lịch và tinh tế. Cô dâu và chú rể trông thoải mái và giản dị nhưng vẫn rất xinh đẹp, rạng rỡ và cuốn hút.
Ngày nay phần lớn giới trẻ Romania thích kiểu trang phục hiện đại hơn, nhưng các đám cưới kiểu truyền thống vẫn có thể thấy ở những khu vực vùng sâu vùng xa. Mặc dù đây không phải một nước lớn nhưng mỗi vùng lại có trang phục riêng. Ngày nay, đại đa số thanh niên Romania thích đám cưới mang phong cách hiện đại. Tuy nhiên, các nghi lễ truyền thống vẫn có thể được nhìn thấy ở những vùng xa xôi của đất nước này. Romania tuy không lớn nhưng mỗi vùng đều có trang phục cưới riêng. Các chàng trai Romania trong bức ảnh này mặc quần dài màu trắng, áo sơ mi trắng và áo khoác dài màu đen. Mũ của họ có màu đen và hơi hình trụ. Các cô gái mặc những chiếc áo sơ mi trắng với những trang trí thêu màu đỏ, áo khoác màu đen với viền màu đỏ và những chiếc váy màu đỏ và đen sọc. Tóc của họ được kéo trở lại dưới chiếc khăn được trang trí bằng hoa.
-
Mùa cưới của Malaysia có tên là mùa Kahwin, mùa hội này diễn ra trên khắp đất nước nhưng nơi thể hiện rõ nhất chính là tiểu bang Kedah. Ở tiểu bang Kedah – một bang cổ xưa nhất Malaysia còn giữ gìn các phong tục truyền thống cho tới ngày nay. Dưới chân đồi Keriang Hill resort, du khách có thể được chứng kiến các nghi lễ đặc sắc, rực rỡ sắc màu của Malaysia. Điều đáng chú ý là trang phục cưới truyền thống của người Malaysia. Trang phục cưới truyền thống này được thêu nhiều họa tiết rực rỡ, đầy màu sắc. Đó là bộ trang phục lộng lẫy nhất mà họ mặc trong sự kiện quan trọng của đời người. Ngày nay, các cặp đôi cũng sẽ chụp ảnh cưới khi tiệc tan và kết thúc đám cưới. Malaysia là đất nước hồi giáo nên đa phần các đám cưới truyền thống tại đây được tổ chức theo nghi thức Hồi giáo.
Trang phục cưới truyền thống tại đây thường được gọi là “Baju Kurung” cho cô dâu và Baju Melayu cho chú rể. Bộ trang phục này thường có màu kem hoặc tím. Trang phục cưới truyền thống nơi đây có tên là Baju Kurung cho cô dâu và Baju Melayu cho chú rể. Bộ trang phục cưới có màu kem hoặc tím. Baju Kurung của cô dâu là chiếc váy hoặc sarong dài từ hông đến mắt cá chân, khoác bên ngoài là áo cùng màu dài tay dài đến đầu gối. Đi kèm với bộ váy cưới là khăn trùm đầu cùng màu. Còn "Baju Melayu" dành cho chú rể cũng có màu giống với trang phục cô dâu, tuy nhiên chú rể sẽ đội mũ và quấn thêm khăn ở hông. Trang phục cưới của Malaysia thật xinh đẹp và ấn tượng.
-
Nhiều người biết đến Ấn Độ, nhưng ít người biết đến Sri Lanka, hoặc có thể chỉ coi đó như một mảnh đất nghèo có văn hóa và tôn giáo ảnh hưởng từ Ấn Độ. Trên đường phố, bạn có thể trông thấy các bộ trang phục của phụ nữ Sri Lanka và khó phân biệt sự khác biệt đối với trang phục của phụ nữ Ấn Độ. Sri Lanka không có trang phục quốc gia truyền thống chính thức, nhưng phổ biến thì phụ nữ mặc váy sari (loại váy quấn bằng mảnh vải dài 4 - 6 mét, quấn quanh eo và vắt lên vai) và đàn ông thì quấn sarong. Trang phục của phụ nữ phụ thuộc vào lứa tuổi và vùng. Bé gái thường mặc váy cách điệu sari và áo ngắn bên trên. Các cô thiếu nữ thì mặc nửa sari, trên có vắt khăn hoặc miếng vải, còn phụ nữ có chồng hoặc lớn tuổi thì bao giờ cũng mặc sari.
Thông thường, trong đám cưới, tâm điểm của mọi ánh nhìn sẽ là cô dâu, cô dâu trang điểm xinh đẹp, yêu kiều trong bộ váy cưới sánh đôi bên chú rể. Thế nhưng, tại Srilanka, tâm điểm của ánh nhìn không phải ở cô dâu, mà sẽ tập trung vào chú rể. Chú rể trong trang phục cưới truyền thống trông vô cùng rạng rỡ và nổi bật với tông màu đỏ cùng họa tiết trang trí bắt mắt. Chú rể cũng được đội chiếc mũ có hoa văn và màu sắc tương tự áo khoác. Còn cô dâu sẽ mặc sari lụa, đeo trang sức theo số lẻ vì theo quan niệm của đất nước này, số lẻ tượng trưng cho may mắn, bình an và hạnh phúc.
-
Không chỉ là biểu tượng mang đậm bản sắc dân tộc, quốc phục của mỗi quốc gia còn làm cô dâu chú rể lộng lẫy hơn trong ngày trọng đại. Ở Na Uy, trang phục cưới truyền thống được biết đến với tên là Bun Bunad với các chi tiết màu bạc xua đuổi tà ma. Tại Na Uy, trang phục cưới truyền thống trông cực kỳ bắt mắt và rực rỡ. Váy cưới truyền thống của cô dâu gọi là Brudekjole màu trắng, đỏ, hoặc vàng. Những chiếc váy dài qua mắt cá chân, được thêu họa tiết nhỏ xinh trông rất cuốn hút. Cô dâu đội chiếc vương miện vàng hoặc bạc, với mong muốn âm thanh phát ra từ các vòng đính trên vương miện sẽ xua đi ma quỷ, cầu mong cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Trang phục cưới của chú rể gọi là Bunad, là bộ đồ len thủ công. Tuy nhiên, các chú rể thời nay thường thay áo len bằng sơ mi và áo khoác trắng theo kiểu hiện đại. Với sự đa dạng văn hóa của mỗi một quốc gia, những bộ trang phục cưới truyền thống trở nên vô cùng đa dạng và đặc sắc. Ở Na Uy, Cô dâu thường đội chiếc vương miện làm bằng vàng hoặc bạc. Với mong muốn âm thanh phát ra từ các vòng đính trên vương miện có thể xua đi ma quỷ, cầu cho cuộc sống bình an, hạnh phúc. Một bộ trang phục truyền thống của người Na Uy, cho những dịp đặc biệt như đám cưới và lễ rửa tội.