Top 10 Tỉnh, thành phố có năng lực cạnh tranh tốt nhất Việt Nam hiện nay

Châu Châu 30 0 Báo lỗi

Báo cáo PCI được VCCI phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thực hiện và công bố thường niên từ năm 2005 đến nay để ghi nhận nỗ lực cải thiện ... xem thêm...

  1. Quảng Ninh là tỉnh có 5 năm liên tiếp giữ vị trí thứ nhất về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) (từ 2017-2021) và 9 năm liền (từ 2013-2021) trong nhóm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. Để tiếp tục giữ vững vị trí này, chiều 25/5, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị thúc đẩy triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 và phân tích chuyên sâu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của địa phương trong năm 2021; bàn phương hướng, giải pháp cải thiện bền vững chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2022.


    Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Ký - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khẳng định Quảng Ninh xác định nâng cao năng lực cạnh tranh là mục tiêu chính trị quan trọng và đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV quyết nghị “Hằng năm, giữ vững vị trí nhóm đầu cả nước về Chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS và PAPI.” Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã đưa ra 10 kiến nghị về tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ở Quảng Ninh, trong đó nhấn mạnh cần lấy chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cấp huyện, sở, ngành, làm tinh thần cải cách; cải thiện chất lượng dịch vụ công; mở rộng và nâng cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.


    Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ninh đạt 73,02 điểm.

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký
    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký
    Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh nhận Cúp quán quân PCI
    Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh nhận Cúp quán quân PCI

  2. Theo Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 vừa được Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, thành phố Hải Phòng đã bứt phá 5 bậc, lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố với 70,61 điểm, tăng 1,34 điểm so với năm 2020 và nằm trong Top 10 địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất Việt Nam.


    Và để có thể tiếp tục cải thiện điểm số PCI, việc thực hiện chỉ số DDCI hiệu quả sẽ là một yếu tố quan trọng, tạo ra sự khác biệt, tại hội nghị, ông Long đã trình bày hai nhóm giải pháp để rút ngắn thời gian, chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp; cảm nhận thủ tục gia nhập thị trường là dễ dàng, thuận tiện, đơn giản; thay đổi nhận thức và đánh giá của doanh nghiệp đối với chính quyền thành phố. Đó là (1) Nhóm giải pháp tác động vào quá trình thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp: Thực hiện mô hình tiếp nhận và giải quyết ngay trong ngày đối với hồ sơ đơn giản; Mô hình hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ ĐKDN hợp lệ. (2) Nhóm giải pháp tác động vào quá trình doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện: Thực hiện mô hình kết nối thủ tục giấy phép kinh doanh có điều kiện; Tổ chức các Hội nghị đối thoại doanh nghiệp về các thủ tục gia nhập thị trường.

    Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Hải Phòng đạt 70,61 điểm.

    Hải Phòng trao giấy chứng nhận đầu tư dự án khu phi thuế quan-logistics và công nghiệp Lạch Huyện.
    Hải Phòng trao giấy chứng nhận đầu tư dự án khu phi thuế quan-logistics và công nghiệp Lạch Huyện.
    Một góc Cảng Nam Hải Đình Vũ.
    Một góc Cảng Nam Hải Đình Vũ.
  3. Đồng Tháp là tỉnh duy nhất của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm liền lọt vào nhóm các tỉnh, TP có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh dẫn đầu cả nước. Theo báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021 (PCI 2021) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố sáng 27-4, Đồng Tháp đứng ở vị trí thứ 3 với 70,53 điểm, tiếp tục đứng đầu các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tính từ năm 2008 đến 2021, Đồng Tháp đã có 14 năm liên tiếp nằm trong nhóm 5 tỉnh có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước. Được biết đến với sáng kiến "cà phê doanh nhân" bắt đầu từ năm 2016, Đồng Tháp hiện nay còn mở rộng thêm nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và nâng cao năng lực quản trị của các hộ kinh doanh.

    Tỉnh Đồng Tháp cũng khuyến khích sự thành lập các hội quán và các hợp tác xã nhằm tăng cường kết nối giữa những cá nhân và các cơ sở sản xuất kinh doanh, qua đó cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm. Bên lề buổi công bố PCI 2021, phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, về kết quả ấn tượng mà địa phương này đã đạt được trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.


    Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Đồng Tháp đạt 70,53 điểm.

    Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa nhận chứng nhận, kỷ niệm chương khi địa phương lọt vào nhóm 10 tỉnh, TP có chỉ số PCI cao
    Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa nhận chứng nhận, kỷ niệm chương khi địa phương lọt vào nhóm 10 tỉnh, TP có chỉ số PCI cao
    Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
    Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
  4. Theo kết quả xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam (PCI) năm 2021 công bố ngày 27-4, Đà Nẵng đứng thứ 4 toàn quốc với 70,42 điểm. Các doanh nghiệp cho rằng, môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố vẫn còn dư địa để tiếp tục cải thiện để tạo sức hút mới cho làn sóng đầu tư trong thời gian đến. Theo báo cáo PCI năm 2021 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thực hiện, Đà Nẵng đứng thứ 4 cả nước với điểm số 70,42/100, thuộc nhóm “Tốt”. Như vậy, sau 3 năm liên tiếp đứng vị trí thứ 5, năm nay Đà Nẵng đã tăng một bậc với điểm số cao nhất trong 5 năm qua.


    chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự năm 2021 của Đà Nẵng đạt mức cao nhất kể từ khi bắt đầu xếp hạng PCI (năm 2006); còn chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2021 đạt mức cao nhất kể từ năm 2008 đến nay, tăng 1,25 điểm so với năm 2020. Tuy vậy, ở chỉ số Gia nhập thị trường, Đà Nẵng ghi nhận sự giảm mạnh so với năm 2020 (từ 8,75/10 điểm còn 6,94/10 điểm, xếp thứ 30). Đây cũng là số điểm thấp nhất của thành phố ở chỉ số này từ năm 2006 đến nay.

    Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Đà Nẵng đạt 70,42 điểm.

    Để cải thiện PCI, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn thành phố tăng cường cải cách hành chính, thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả.
    Để cải thiện PCI, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn thành phố tăng cường cải cách hành chính, thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả.
    Theo VCCI, Đà Nẵng là một trong các địa phương có sự ổn định nhất về kết quả chất lượng đánh giá năng lực điều hành kinh tế qua thời gian.
    Theo VCCI, Đà Nẵng là một trong các địa phương có sự ổn định nhất về kết quả chất lượng đánh giá năng lực điều hành kinh tế qua thời gian.
  5. Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực canh tranh (PCI) năm 2021 điểm tên các địa phương nằm trong Top10 của cả nước bao gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Bắc Ninh, Huế, Bà Rịa Vũng Tàu và Hà Nội. Có thể thấy, sau nhiều năm nằm ngoài Top 10, thì năm 2021 vừa qua Vĩnh Phúc đã trở lại với vị trí cùng các địa phương tốp đầu của cả nước về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Theo thống kê, giai đoạn 2016-2020, thứ hạng PCI của Vĩnh Phúc liên tục có sự sụt giảm, từ vị trí thứ 9/63 (năm 2016) xuống vị trí 29/63. Sau 5 năm (2016-2021), Vĩnh Phúc đã trở lại tốp 10 cả nước, cao hơn so với kế hoạch đề ra là phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025, đưa Vĩnh Phúc nằm trong tốp 15 tỉnh.


    Tính lũy kế đến hết năm 2021, Vĩnh Phúc có 429 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,1 tỷ USD đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó nổi bật là các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… Các dự án FDI vào Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo như công nghiệp điện tử, ôtô, xe máy…

    Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc đạt 69,69 điểm.

    Vĩnh Phúc là địa phương được ghi nhận có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc năm 2022
    Vĩnh Phúc là địa phương được ghi nhận có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc năm 2022
    Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành
    Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành
  6. Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh năm 2021 của tỉnh Bình Dương đạt 69,61 điểm, xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố, tiếp tục là địa phương đứng đầu về chỉ số cơ sở hạ tầng và đứng đầu khu vực Đông Nam Bộ. Thông tin trên được Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Tầm Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương tháng 4, diễn ra sáng 6-5.


    Từ đầu năm 2022 đến nay, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang từng bước phục hồi, với sự khởi sắc của các thị trường xuất khẩu quan trọng của tỉnh như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)... Các ngành sản xuất công nghiệp chủ lực của tỉnh Bình Dương như chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm bằng gỗ, máy móc thiết bị, giày dép, dệt may... có những đơn hàng xuất khẩu mới. Nhiều doanh nghiệp tập trung tuyển dụng lao động với số lượng lớn, đưa ra nhiều giải pháp thu hút lao động để đáp ứng các đơn hàng đã ký kết…


    Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Tầm Dương cho biết, tỉnh tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ về phục hồi và phát triển kinh tế đồng bộ, hiệu quả với chương trình phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn 2022-2023; đồng thời, quan tâm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, khẩn trương phối hợp thực hiện các bước lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.


    Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Bình Dương đạt 69,61 điểm.

    Quang cảnh họp báo.
    Quang cảnh họp báo.
    Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, nhận giấy chứng nhận địa phương có chất lượng điều hành xuất sắc năm 2021.
    Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, nhận giấy chứng nhận địa phương có chất lượng điều hành xuất sắc năm 2021.
  7. Hội thảo cải thiện các chỉ số điều hành, quản trị địa phương năm 2022 vừa được UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức với 8 điểm cầu tại các huyện, thành phố. Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang nhấn mạnh, tỉnh đã đưa mục tiêu cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao các chỉ số điều hành, quản trị địa phương vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Chương trình, Nghị quyết toàn khóa và Chỉ thị, kế hoạch hằng năm của Chính quyền tỉnh.


    Địa phương cũng coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, là một trong những động lực chính cho phát triển để từ đó xác định trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị cho các Sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện. Ngoài ra, tỉnh nên xây dựng hình ảnh chính quyền năng động, thân thiện, chuyển từ duy từ “cho phép”, “cấp phép” sang tư duy “phục vụ”, chuyển mạnh từ “tháo gỡ khó khăn” sang “tạo thuận lợi” cho doanh nghiệp… Chỉ số PAR INDEX tỉnh Bắc Ninh đạt 86,67/100, tăng 1,37 điểm so với năm 2020, đứng thứ 32. Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh năm 2020 (DTI) đứng thứ 3 cả nước, năm 2021 đứng thứ 4 cả nước, giảm 1 bậc nhưng tăng 0,118 về giá trị so với năm 2020.

    Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Ninh đạt 69,45 điểm.

    Bà Nguyễn Hương Giang - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
    Bà Nguyễn Hương Giang - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
    Các đại biểu tham gia thảo luận về các giải pháp gia tăng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
    Các đại biểu tham gia thảo luận về các giải pháp gia tăng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
  8. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 của Thừa Thiên Huế tăng 9 bậc so với năm 2020. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2013, Thừa Thiên Huế lọt nhóm tốt của cả nước. Về công tác cải cách thủ tục hành chính, tỉnh Thừa Thiên Huế cơ bản đáp ứng và giải quyết tốt các giao dịch hành chính đối với tổ chức, cá nhân. Các cơ quan quản lý nhà nước; thường xuyên rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính, hệ thống hóa bộ thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.

    Theo lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục tập trung xây dựng môi trường đầu tư theo hướng công khai, minh bạch các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn. Đặc biệt, tỉnh chú trọng thu hút đầu tư các thiết chế cần thiết và thể hiện tính đồng bộ, như: hình thành các khu đô thị, hạ tầng cảng biển; khu công nghệ thông tin tập trung; trung tâm y tế chuyên sâu, chuẩn bị sẵn sàng một số quỹ đất để kêu gọi đầu tư các dự án y tế chất lượng cao; trung tâm giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm logistics trở thành các ngành chủ lực của tỉnh. Tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các bất cập, vướng mắc, tạo sự gắn kết hơn nữa giữa chính quyền và doanh nghiệp…


    Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 69,24 điểm.

    Thừa Thiên Huế góp mặt trong 10 tỉnh, thành của cả nước dẫn đầu về chỉ số CPI
    Thừa Thiên Huế góp mặt trong 10 tỉnh, thành của cả nước dẫn đầu về chỉ số CPI
    Chủ tịch UBDN tỉnh Nguyễn Văn Phương (thứ 2 từ phải sang) kiểm tra và trao đổi với một doanh nghiệp dệt may trên địa bàn
    Chủ tịch UBDN tỉnh Nguyễn Văn Phương (thứ 2 từ phải sang) kiểm tra và trao đổi với một doanh nghiệp dệt may trên địa bàn
  9. Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là một trong những mục tiêu trọng tâm trong lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là một trong những mục tiêu trọng tâm trong lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là mục tiêu để đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành điểm đến tin cậy và triển vọng của các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Vì vậy, UBND tỉnh đã có nhiều chỉ đạo điều hành trong công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, dịch vụ công tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp.


    Đặc biệt, trong vấn đề cải cách thủ tục hành chính, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo và phát huy vai trò của các cơ quan “đầu mối” quan trọng như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý các KCN tỉnh, Sở Công thương, Cục thuế tỉnh… trong cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đồng thời, nâng cao vai trò của người đứng đầu các sở, ngành để cùng vào cuộc quyết liệt cải thiện các chỉ số thành phần trong PCI.


    Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đạt 69,03 điểm.

    Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI Việt Nam phát biểu chào mừng tại lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021.
    Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI Việt Nam phát biểu chào mừng tại lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021.
    Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh nhận Kỷ niệm chương và Giấy chứng nhận cho 10 địa phương xuất sắc nhất PCI 2021.
    Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh nhận Kỷ niệm chương và Giấy chứng nhận cho 10 địa phương xuất sắc nhất PCI 2021.
  10. Để phấn đấu Chỉ số PCI của Hà Nội nằm trong nhóm các địa phương có thứ hạng cao so với cả nước, các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã triển khai hiệu quả Chương trình hành động số 14/CTr-UBND, ngày 19/1/2021 của UBND TP. Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao Chỉ số PCI.


    Cụ thể, tập trung khắc phục các chỉ số thành phần giảm hạng đáng kể và các chỉ số rơi vào nhóm có xếp hạng rất thấp. Cụ thể, chỉ số giảm hạng đáng kể so với năm 2020 cần tập trung quyết liệt khắc phục đó là Chỉ số “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin” (xếp thứ 57/63, giảm 23 bậc). Các chỉ số tuy đã tăng bậc so với năm 2020 nhưng vẫn còn rơi vào nhóm xếp hạng rất thấp, cần khắc phục đó là: Chỉ số “Chi phí gia nhập thị trường” (xếp thứ 44/63, tăng 17 bậc); chỉ số “Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất” (xếp thứ 50/63, tăng 6 bậc); chỉ số “Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự” (xếp thứ 48/63, tăng 6 bậc); chỉ số “Môi trường cạnh tranh bình đẳng” (xếp thứ 51/63, tăng 1 bậc); chỉ số “Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh” (xếp thứ 29/63, tăng 15 bậc) và các chỉ tiêu liên quan đến cán bộ công chức, cải cách hành chính trong chỉ số “Chi phí thời gian”, chỉ số “Chi phí không chính thức”.


    Chỉ số năng lực cạnh tranh của thủ đô Hà Nội đạt 68,06 điểm.

    Hà Nội đứng thứ 10 (68,6 điểm) về chỉ số PCI cấp tỉnh năm 2021
    Hà Nội đứng thứ 10 (68,6 điểm) về chỉ số PCI cấp tỉnh năm 2021
    Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công phát biểu.
    Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công phát biểu.



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |