Top 7 Thương hiệu lớn đã từng là của Việt Nam mà bạn nên biết

Phương Kem 189 0 Báo lỗi

Bạn có thấy bất ngờ khi những thương hiệu như kem đánh răng P/S, X-Men… là của người Việt tạo ra không? Vì những lý do khác nhau, nhiều thương hiệu Việt nổi ... xem thêm...

  1. Kinh Đô là một công ty cổ phần chuyên sản xuất và kinh doanh đồ ăn nhẹ tại Việt Nam, với các mặt hàng chính gồm bánh, kẹo và kem. Nhắc đến Kinh Đô, ai cũng nghĩ đây là thương hiệu của Việt Nam. Nhưng không!


    Kinh Đô được thành lập vào năm 1993. Khi đó chỉ với 1 phân xưởng nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6 với vốn đầu tư 1,4 tỷ VNĐ. Những năm đầu, với chiến lược đúng đắn Trần Kim Thành đã tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Mức đầu tư khủng về dây chuyền và công nghệ sản xuất từ năm 1994 – 2001. Tổng trị giá lên đến 13 triệu USD, như dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp giá trị đầu tư trên 1,2 triệu USD. Và dây chuyền sản xuất Bánh mặn Cracker từ châu Âu trị giá trên 2 triệu USD. Với mức đầu tư khủng cho công nghệ năm 2001, Kinh Đô đã bắt đầu xuất khẩu ra các thị trường lớn Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Nhật và các nước trong khu vực. Vào năm 2003, Kinh Đô đã đủ sức mua lại công ty kem đá Wall’s Việt Nam của Unilever. Sau đó đã thay thế bằng nhãn hiệu kem Kido’s.


    Lý do Kinh Đô bán lại cho Mondelez International:

    Đầu năm 2014, Kinh Đô lúc bấy giờ đang là một ông hoàng trong ngành bánh kẹo Việt Nam. Khi chiếm đến 28% thị phần, xếp sau lúc đó là Bibica, PAN Food, Hải Châu. Ngoài ra, Kinh Đô cũng đi đầu trong việc xây dựng thương hiệu. Khi nhắc đến bánh kẹo Việt Nam là nghĩ ngay đến những dòng Bánh trung thu, Bánh AFC, và các loại bánh mì… Và hết năm 2014, Kinh Đô bất ngờ bán dứt 80% cổ phần (gần 8.000 tỷ đồng) mảng bánh kẹo. Lúc này Kinh Đô vốn đang là mảng kinh doanh dẫn đầu thị trường của Tập đoàn cho Mondelez International.


    Người Việt vẫn có tâm lý chuộng các sản phẩm của nước ngoài. Nên khoảng 25-30% thị phần bánh kẹo phân khúc biếu tặng nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn nữa, khó khăn càng chồng chất khi nhiều hệ thống siêu thị hàng đầu tại Việt Nam đổi chủ. Dọn đường cho bánh kẹo ngoại, điển hình là hàng Thái Lan xâm nhập thị trường trong nước. Cùng với việc gia nhập thị trường chung ASEAN, thuế nhập khẩu của ngành hàng bánh kẹo bằng 0. Từ đó thị trường Việt đón nhận hàng loạt các thương hiệu, sản phẩm bánh kẹo đến từ các quốc gia khác như Indonesia, Malaysia…

    Cần phải nhìn nhận một thực tế là bánh kẹo nhập khẩu có mẫu mã đẹp, sang trọng, cùng chất lượng tốt. Nên không khó để chiếm được tình cảm của người tiêu dùng. Điều này đã khiến doanh nghiệp Việt khá chật vật để giành thị phần.


    Sau nhiều năm thị trường bánh kẹo biến động mạnh, mặc dù đang dẫn đầu thị trường trong nước nhưng Kinh Đô nhận thấy ngành hàng này không còn nhiều cơ hội phát triển như những năm đầu mới thành lập công ty. Do đó, tập đoàn chuyển sang tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư vào một số ngành hàng khác.

    Kết quả là Kinh Đô đã “bán mình” cho Mondelez International. Năm 2015, Mondelez International chính thức lộ diện và mua đứt 80% cổ phần của Công ty CP Kinh Đô Bình Dương với giá khoảng 370 triệu USD (gần 8.000 tỷ đồng). Đồng thời, Công ty CP Kinh Đô đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Kido (Kido Corporation).

    Kinh Đô bán lại cho Mondelez International
    Kinh Đô bán lại cho Mondelez International
    Kinh Đô bán lại cho Mondelez International
    Kinh Đô bán lại cho Mondelez International

  2. Công ty NKT thành lập năm 2014 với vốn điều lệ 800 tỷ đồng. Khi đó, ông chủ Nguyễn Văn Kim cùng các thành viên trong gia đình nắm gần 90% doanh nghiệp mẹ của chuỗi điện máy Nguyễn Kim. Ông Nguyễn Văn Kim trực tiếp làm Chủ tịch HĐQT công ty. Năm 2015, đại gia bán lẻ Thái Lan đã mua lại 49% cổ phần Công ty NKT và bắt đầu cử người tham gia điều hành Nguyễn Kim.


    Sau 5 năm giữ tỷ lệ 49% cổ phần của hệ thống điện máy Nguyễn Kim, đến nay Tập đoàn Central Group của Thái Lan đã hoàn tất việc mua lại toàn bộ chuỗi điện máy lâu đời của Việt Nam. Gia tộc Chirathivat, những người đặt nền móng cho sự thành công của Central Group, là đại gia đình giàu thứ 2 ở Thái Lan với khối tài sản trị giá 21 tỷ USD, theo đánh giá của tạp chí Forbes.


    Trong các bản công bố thông tin tài chính mới đây nhân sự kiện niêm yết trên sàn chứng khoán Thái Lan, Central Retail Corp, công ty con của Tập đoàn Central Group, xác nhận đã hoàn tất việc thâu tóm chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim.

    Theo đó, vào ngày 7/6/2019, một công ty trung gian có liên quan đến Central Retail Corporation (CRC) - thành viên tập đoàn bán lẻ Central Group của Thái Lan đã mua lại toàn bộ 51% cổ phần còn lại của Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ và Giải pháp mới NKT - đơn vị sở hữu, vận hành chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim.

    Giá trị thương vụ này theo Central Retail là 2.600 tỷ đồng bao gồm 2.250 tỷ đồng tiền mặt và 350 tỷ đồng được hạch toán vào khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp.

    Nguyễn Kim bán cho Central Group (Thái Lan)
    Nguyễn Kim bán cho Central Group (Thái Lan)
    Nguyễn Kim bán cho Central Group (Thái Lan)
    Nguyễn Kim bán cho Central Group (Thái Lan)
  3. Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn, tên giao dịch Sabeco (Saigon Beer-Alcohol-Beverage Joint Stock Corporation), là một doanh nghiệp cổ phần tại Việt Nam. Mặc dù là công ty cổ phần nhưng Nhà nước vẫn nắm gần 90% vốn điều lệ doanh nghiệp này và Bộ Công Thương đóng vai trò là người đại diện phần vốn Nhà nước tại Sabeco (2016). Tổng Công ty là chủ sở hữu của thương hiệu bia Saigon và 333.


    Tháng 12 năm 2017, công ty con của tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi là Công ty TNHH Vietnam Beverage mua trọn 53,59% cổ phần nhà nước chào bán tại Sabeco với giá tiền là 4,8 tỷ USD.


    Việc Vietnam Beverage mua thành công toàn bộ 53,59% cổ phần tại Sabeco do nhà nước Việt Nam bán ra, đồng nghĩa là doanh nghiệp Thái Lan đã gián tiếp sở hữu và có quyền chi phối hoạt động của Sabeco, thâu tóm thành công một thương hiệu có mạng lưới phân phối và hoạt động hiệu quả nhất trong ngành bia rượu tại Việt Nam.

    SABECO bán cho Vietnam Beverage (Thái Lan)
    SABECO bán cho Vietnam Beverage (Thái Lan)
    SABECO bán cho Vietnam Beverage (Thái Lan)
    SABECO bán cho Vietnam Beverage (Thái Lan)
  4. Nhãn hiệu kem đánh răng P/S được Công ty Hóa phẩm P/S trực thuộc Sở Công nghiệp TP Hồ Chí Minh phát triển từ năm 1975. Lúc bấy giờ, hai hãng kem đánh răng nổi tiếng là Hynos và Kolperlon sáp nhập lại thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan. Song vì sản phẩm không bán được nên doanh nghiệp quyết định đổi tên sản phẩm theo tên của kem đánh răng P/S được nhập khẩu về trước đó. Cái tên kem đánh răng P/S bắt đầu được biết đến rộng rãi và nhanh chóng chiếm 60% thị trường vào những năm 1988-1993.

    Trong một giai đoạn rất dài, không dưới 20 năm (1975 – 1995), P/S đã xác lập được vị thế dẫn đầu về sản phẩm chăm sóc răng miệng trên thị trường Việt Nam và chiếm được lòng tin yêu của đông đảo người tiêu dùng Việt. Vì vậy, trong tâm trí các thế hệ người Việt Nam thời đó, P/S là một niềm tự hào của hàng tiêu dùng Việt, là một dấu ấn khó có thể phai mờ.

    Kinh tế mở cửa, nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào khiến doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn. Tập đoàn Unilever thuyết phục được Công ty Hóa phẩm P/S tham gia liên doanh vào năm 1997, lập ra Công ty P/S Elisa, cùng khai thác nhãn hiệu P/S.

    Unilever vốn là một tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng đa nhãn hiệu của Anh và Hà Lan. Khi Unilever thâm nhập thị trường Việt Nam năm 1995, hãng đã nhanh chóng xúc tiến đàm phán để được chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu kem đánh răng P/S.


    Lúc này, Công ty Hóa phẩm P/S không còn sản xuất kem đánh răng P/S nữa mà chỉ gia công vỏ hộp kem đánh răng bằng nhôm cho liên doanh này. Unilever yêu cầu công ty P/S phải chuyển từ ống nhôm sang ống phức hợp nhưng lúc này P/S chưa đáp ứng được yêu cầu.

    Đến năm 2003, Unilever đã trả 6,5 triệu USD để P/S đầu tư nhà máy sản xuất vỏ nhựa theo đúng yêu cầu của Unilever. Khi nhà máy vận hành, sản phẩm lại không được Unilever chấp nhận do không đáp ứng tiêu chuẩn. Unilever chi thêm 3,5 triệu USD để P/S trả lương công nhân. Đồng thời, Unilever trả 5 triệu USD để mua đứt thương hiệu kem đánh răng P/S. Đến đây, công ty P/S đã không còn liên quan đến sản phẩm kem đánh răng mang tên mình.

    Kem đánh răng PS bán cho Unilever
    Kem đánh răng PS bán cho Unilever
    Kem đánh răng PS bán cho Unilever
    Kem đánh răng PS bán cho Unilever
  5. Năm 2003, sản phẩm dầu gội đầu X-Men xuất hiện cùng với chiến lược marketing rầm rộ cùng slogan “Đàn ông đích thực” và nhanh chóng trở thành nhãn hiệu dầu gội đầu số 1 dành riêng cho nam giới.


    X-Men ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng với việc định hình khái niệm mới về mỹ phẩm dành cho nam thay vì “dùng ké” của nữ giới như thói quen trước đây. Với tên gọi khá Tây, nhiều người đoán đây là sản phẩm do tập đoàn đa quốc gia nào đó sản xuất tuy nhiên sự thực là sản phẩm đến từ Công ty Sản xuất hàng gia dụng quốc tế (ICP) của người Việt.


    Công ty ICP do ông Phan Quốc Công và một người bạn góp vốn chung thành lập năm 2001 sau 8 năm làm tích lũy. Xác định là người đi sau và đứng trên vai người khổng lồ, ICP tiếp cận các tập đoàn hóa chất lớn trong khu vực và thế giới để học hỏi công nghệ, cách thức sản xuất hóa mỹ phẩm thay vì nghiên cứu từ đầu.

    Kèm theo tên gọi khác biệt với tư duy người Việt, ICP còn tập trung bài bản vào chiến lược sản xuất toàn diện từ sữa tắm, xà bông, sữa rửa mặt cho đến xây dựng hình ảnh thương hiệu theo hướng văn hóa hào hiệp gắn liền với slogan.

    Theo số liệu của Nielsen, có thời điểm X-Men dẫn đầu ngành hàng dầu gội và sữa tắm với mức 40-50% thị phần, ngành hàng lăn khử mùi đứng sau Nivea với mức 23%. Từ năm 2011 các quỹ đầu tư thoái vốn, ICP cần tìm cho mình nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, cùng ngành nghề. Tháng 3/2011, tập đoàn mỹ phẩm Marico của Ấn Độ mua lại 85% cổ phần ICP nhưng vẫn giữ lại toàn bộ nhân sự điều hành. Đến năm 2014 Marico nắm giữ xấp xỉ 100% quyền biểu quyết tại ICP.

    Quyết định rót vốn của Marico đem đến bước ngoặt lớn với ICP. Theo chia sẻ của ông Phan Quốc Công – người sáng lập ra X-Men, sau 3 năm bán cho Marico doanh thu của công ty này đạt hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi so với trước khi bán.

    X-Men bán lại cho Marico (Ấn Độ)
    X-Men bán lại cho Marico (Ấn Độ)
    X-Men bán lại cho Marico (Ấn Độ)
    X-Men bán lại cho Marico (Ấn Độ)
  6. Ra đời từ năm 1997, Diana là thương hiệu băng vệ sinh Việt của Công ty Cổ phần Diana. Do anh em ông Đỗ Minh Phú và Đỗ Anh Tú thành lập với tổng số tiền đầu tư ban đầu là 600.000 USD. Đến năm 2011, từ số tiền 600.000 USD, giá trị Diana vọt lên khoảng 200 triệu USD khi được chào bán. Được biết đến với câu khẩu hiệu “Là con gái thật tuyệt”.


    Thương hiệu Diana đã cạnh tranh không ngừng nghỉ với đối thủ sừng sỏ trong thị trường sản phẩm băng vệ sinh là Kotex (thuộc Công ty Kimberly-Clark, từ Mỹ). Vào thời điểm đó, Dianna hầu như không ngần ngại đầu tư vào trang thiết bị và công nghệ để đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh lành mạnh với Kotex ở mọi phân khúc trên thị trường.


    Vào thời điểm năm 2011, đây là một trong những thương vụ M&A có giá trị lớn nhất đối với một doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam. Mức giá gần 4.000 tỷ đồng cho một doanh nghiệp có doanh thu 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận chỉ 40 tỷ vào năm 2010 khiến khá nhiều người ngạc nhiên.


    Tuy nhiên, ngay trong năm 2011. Diana có có sự tăng trưởng mạnh: đạt 1.700 tỷ doanh thu và và 100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy tại thời điểm hoàn tất giao, Unicharm đã định giá Diana ở mức 40 lần lợi nhuận của công ty (P/E 40 lần). Diana tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao trong các năm sau đó. Chỉ sau 3 năm kể từ khi “đổi chủ”, tình hình tài chính của Diana đã thay đổi rõ rệt. Kết thúc năm 2014, công ty đạt 3.900 tỷ doanh thu và hơn 800 tỷ lợi nhuận sau thuế.

    Diana bán lại cho UNICHARM (NHẬT)
    Diana bán lại cho UNICHARM (NHẬT)
    Diana bán lại cho UNICHARM (NHẬT)
    Diana bán lại cho UNICHARM (NHẬT)
  7. Được thành lập cùng thời điểm, cùng mang thương hiệu con Thiên Nga, có thể coi Vinabico và Viso là hai doanh nghiệp “anh em”. Nếu Vinabico là thương hiệu có uy tín về bánh kẹo thì Viso là thương hiệu có tiếng về bột giặt. Tuy nhiên, trong cơn lốc thâu tóm của các nhãn hiệu nước ngoài. Viso đã không thể tồn tại được, buộc phải bán mình cho Unilever.


    Thương hiệu bột giặt Viso trước kia là của Công ty hóa chất TP. Hồ Chí Minh, là nhãn hiệu bột giặt thuần Việt được nhiều người lựa chọn và tin dùng. Đây là nhãn hiệu bột giặt lâu đời – ra đời từ năm 1961 và cũng là một trong những niềm tự hào của Việt Nam. Thuở mới khai sinh, Viso là tài sản của riêng ông Trương Văn Khôi, người được mệnh danh “vua bột giặt Viso”. Viso là sản phẩm hướng tới người tiêu dùng ở phân khúc bình dân với mức giá cả phù hợp với túi tiền của đại bộ phận công chúng. Chất lượng Viso cũng là một trong các yếu tố được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao. Viso chiếm thị phần đáng kể trong phân khúc bột giặt. Mặc dù được đánh giá khá cao cả về giá cả lẫn chất lượng, tuy nhiên, Viso không thể giữ được thương hiệu bột giặt thuần Việt. Nói cách khác, cũng giống như kem đánh răng P/S hay Dạ Lan, Viso cuối cùng đã trở thành thương hiệu ngoại.


    Unilever đã dùng phương thức liên danh chứ không phải mua đứt bán đoạn để thau tóm hầu hết các thương hiệu Việt. Tập đoàn đa quốc gia còn tìm đủ mọi cách để có thể biến những liên doanh như vậy thành công ty 100% có vốn nước ngoài. Cuối cùng, cũng giống như Dạ Lan và P/S. Các thương hiệu bột giặt kể trên trở thành thương hiệu ngoại nhưng công cuộc thâu tóm này của Unilever diễn ra trong thầm lặng.


    Tương tự “kịch bản” đã diễn ra với Haso. Viso từ doanh nghiệp thuần Việt trở thành liên doanh và không còn là bột giặt thương hiệu Việt nữa.

    Viso bán lại cho UNILEVER
    Viso bán lại cho UNILEVER
    Viso bán lại cho UNILEVER
    Viso bán lại cho UNILEVER




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |