Top 8 Thực phẩm nên hạn chế ăn vào mùa đông
Khi nhiệt độ hạ thấp thì vấn đề sử dụng thực phẩm là điều rất quan trọng để cung cấp chất dinh dưỡng và giúp giữ ấm cơ thể. Trong những ngày lạnh giá, việc sử ... xem thêm...dụng thực phẩm là điều quan trọng giúp giữ gìn sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại cái lạnh. Vậy những thực phẩm nào chúng ta cần hạn chế ăn vào mùa đông? Mời bạn theo dõi cùng Toplist nhé!
-
Măng tây có 3 loại gồm trắng, xanh và tím. Mỗi loại chứa hàm lượng dinh dưỡng và hương vị riêng. Loại măng tây xanh là loại phổ biến ở Việt Nam. Măng tây rất giàu các loại axit amin, protein và vitamin, hỗ trợ quá trình bài tiết trao đổi chất, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp, béo phì. Một điểm quan trọng khác là măng tây có thể ức chế hoạt động của proto-oncogene (gene tiền ung thư). Đồng thời tác dụng ức chế nhất định đối với ung thư phổi và ung thư bàng quang, nâng cao khả năng chống lại bệnh tật.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ thời điểm nào cũng nên ăn măng tây bạn nhé. Thời điểm tốt nhất để ăn măng tây là mùa xuân, mùa tự nhiên của nó. Vào mùa đông, măng tây được vận chuyển một quãng đường khá dài từ Peru hoặc Trung Quốc. Trong giai đoạn này, không chỉ hương vị và kết cấu bắt đầu mất dần mà các vitamin trong măng tây cũng biến mất. Rất nhiều lợi ích cũng biến mất trong quá trình vận chuyển, khiến măng tây giảm đi các dưỡng chất đáng kể.
-
Các loại rau xanh đóng gói được rửa sạch và cắt nhỏ sẵn để chúng ta tiêu thụ dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc rửa trước như vậy có thể làm hỏng chất xơ của rau xanh và dẫn đến việc mất vitamin trong đó. Cuối cùng, chúng ta chỉ còn lại một sản phẩm xanh rờn đẹp mắt nhưng không còn lành mạnh. Tốt hơn hết là bạn nên đợi những mùa ấm hơn để mua rau xanh mới trồng và chưa đóng gói nhé.
Bên cạnh đó, rau xanh là loại thực phẩm không nên bảo quản trong ngăn đông vì có hàm lượng nước cao, nếu cấp đông thì nước bên trong sẽ nhanh chóng trở thành tinh thể băng. Sau khi rã đông, trái cây và rau xanh sẽ bị mềm nhũn, sũng nước, mất hết hương vị và phần lớn dưỡng chất. Do đó, để đảm bảo vừa ngon miệng và đảm bảo giá trị dinh dưỡng thì bạn nên sử dụng rau xanh tươi mới cho bữa ăn hàng ngày vào mùa đông nhé!
-
Dâu tây và việt quất là loại trái cây ngon nhiều người yêu thích, tuy nhiên loại quả này cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên là không nên ăn vào mùa đông. Lý giải cho điều này các chuyên gia cho biết vào mùa đông quả dâu tây thường nhạt, chua và không giàu dinh dưỡng như mùa hè. Đặc biệt quá trình vận chuyển có thể làm giảm lượng chất dinh dưỡng và vitamin C quý giá trong quả dâu.
Mùa hè là thời điểm tốt nhất cho các loại quả mọng phát triển. Dâu tây rất giàu vitamin C giúp tăng cường collagen và quả việt quất có thể giúp ngăn ngừa ung thư da và tăng cường hoạt động của não bộ. Nhưng tốt nhất bạn chỉ nên tiêu thụ các loại quả mọng này khi chúng được trồng tại địa phương. Những thứ được vận chuyển từ cách xa nhiều km sẽ không còn nhiều hương vị hoặc chất dinh dưỡng nữa đâu. Nếu bạn vẫn muốn thưởng thức những loại quả mọng này, bạn có thể chọn các loại quả đông lạnh nhưng vẫn nên hạn chế ăn nhé vì chúng không thực sự tốt cho sức khỏe của bạn đâu.
-
Ngô có nhiều vào mùa hè và ít hơn ở các mùa khác. Vì vậy, bắp ngô bạn tìm thấy trong siêu thị có thể không tươi như bạn nghĩ. Thay vào đó, chúng có thể đã được cấp đông hoặc còn sót lại từ mùa hè trước. Khu vực ngoại lệ có thể trồng ngô trái mùa ở đây là Florida - ở đó, ngô thường bắt đầu chín vào cuối tháng Giêng.
Ngoài ra, ngô chứa nhiều carbohydrate, dẫn tới sự gia tăng lượng đường trong máu. Ăn nhiều ngô khiến lượng đường trong máu tăng cao. Do đó, thực phẩm này không thích hợp với những người bị bệnh tiểu đường. Ngô chứa lượng tinh bột lớn do đó nếu ăn quá nhiều sẽ sản sinh khí trong ruột, làm đầy bụng, đầy hơi.
-
Một số sản phẩm từ sữa như sữa đông nên được tiêu thụ cẩn thận trong mùa đông. Sữa đông có thể làm tăng tiết chất nhờn từ các tuyến và có thể ảnh hưởng đến trạng thái chung của cơ thể. Những người thường bị ho, cảm lạnh hoặc hen suyễn có thể khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn nếu tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa vào mùa đông vì sữa có thể gây ra đờm.
Các bạn đã biết rằng, sữa chua là một trong những sản phẩm sữa tốt nhất để thêm vào chế độ ăn uống trong mùa hè này. Hầu hết các loại thực phẩm giàu protein như thịt và gia cầm có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể. Nhưng trái lại, sữa chua có hàm lượng protein cao và cũng là một loại thực phẩm làm hạ nhiệt cơ thể. Do đó, sữa chua cũng là loại thực phẩm hạn chế ăn vào mùa đông.
-
Thời tiết lạnh khiến nhiều người muốn uống cà phê, chocolate nóng để giảm cái rét. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, ăn quá nhiều đường có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, đồng thời khiến cơ thể ngậm nước nhiều hơn. Trên thực tế, đường có thể thúc đẩy triệu chứng trầm cảm, đặc biệt là vào mùa đông. Ăn nhiều đường sẽ kích thích quá trình viêm trong cơ thể và làm giảm quá trình giải phóng dopamine, một yếu tố đóng một vai trò trong việc giúp chúng ta cảm thấy vui vẻ và thoải mái.
Mùa đông đã là một mùa khá ảm đạm đối với nhiều người và việc tiêu thụ thêm nhiều đường sẽ làm cho tình trạng này tồi tệ hơn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y UCLA (Mỹ) cho biết: cơ thể tiêu thụ một lượng đường fructose cao thực sự có ảnh hưởng và làm chậm quá trình hoạt động của não, cản trở bộ nhớ. Hơn thế, hàm lượng fructose cao có thể dẫn đến sự đề kháng insulin, mà insulin lại quy định chức năng của dây thần kinh trong não. Nếu các tế bào não trở nên đề kháng với insulin thì khả năng suy nghĩ rõ ràng và xử lý, điều khiển suy nghĩ, cảm xúc có thể ảnh hưởng.
-
Thịt đỏ là một nguồn protein tuyệt vời và cần thiết, giúp tăng cường cơ bắp và sự trao đổi chất trong cơ thể. Thịt đỏ có chứa đạm mạnh, nhưng điều này đồng thời có thể gây ra sự tích tụ chất nhầy trong cổ họng của bạn. Các protein nạc được tìm thấy trong cá và thịt trắng sẽ an toàn hơn cho sức khỏe của bạn.
Ngoài ra, theo các báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố, việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ sẽ gây ra bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng, bệnh tiểu đường, đột quỵ... Trung bình, mỗi người chỉ nên tiêu thụ 300-500g thịt đỏ mỗi tuần và chỉ nên ăn khoảng 2 lần/tuần (mỗi lần khoảng 150g thịt đỏ).
-
Dưa hấu có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, cho nên nó có thể đem lại nhiều lợi ích nhất định cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã cho biết, lycopene và một số hợp chất thực vật khác trong dưa hấu có công dụng chống ung thư tuyệt vời. Các chất này hoạt động mạnh mẽ, làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm các yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF) - là một loại protein liên quan đến sự phân chia tế bào, mức IGF cao có thể gây ung thư. Ngoài ra, dưa hấu cũng cung cấp một lượng lớn cucurbitacin E, có khả năng ức chế sự phát triển của khối u trong cơ thể.
Mặc dù dưa hấu có rất nhiều giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe con người, tuy nhiên không phải ăn dưa hấu mùa nào cũng được. Vào mùa đông, bạn nên tránh ăn dưa hấu vì chúng là thực phẩm có tính hàn, khi đi vào cơ thể sẽ sản sinh ra tác dụng hàn, chất xơ và nước trong dưa hấu sẽ chiếm phần lớn thể tích dạ dày và ruột, gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng. Ăn nhiều dưa hấu sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng, ngày càng sợ lạnh, suy nhược.