Top 10 Thực phẩm chữa ốm nghén cực kỳ hiệu quả
Theo thống kê, có tới 80% thai phụ bị ốm nghén trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, với các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, choáng váng… Không chỉ ... xem thêm...gây khó chịu, mệt mỏi, ốm nghén còn khiến mẹ bầu “mất ăn mất ngủ” vì sợ không dung nạp đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu. Những thực phẩm sau đây sẽ giúp bà bầu chữa ốm nghén trong những tháng đầu rất hiệu quả.
-
Lá tía tô giúp an thai, chữa ốm nghén rất hiệu quả,ra huyết, nhiệt thai... vị thuốc cây nhà lá vườn rất quen thuộc. Song song với việc chữa ốm nghén, công dụng của lá tía tô với bà bầu còn giúp giảm cơn đau lưng, đau bụng hay bị ra huyết ở phụ nữ mang thai.
Khi bà bầu có các triệu chứng: cảm thấy nóng trong bụng, cồn cào, khi đi tiểu thì thấy có lượng ít màu đỏ, ăn uống kém, táo bón, sưng đau lợi răng, tiêu hóa không thông lợi thì đó là dấu hiệu của nhiệt thai rất nguy hiểm. Phương thuốc từ lá tía tô sẽ giúp bà bầu giải quyết tất cả các vấn đề đó kết hợp cùng vỏ quýt, gừng tươi, đem nấu uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày sẽ có những công dụng rất tốt.
-
Củ cải rất giàu dinh dưỡng, vitamin có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn và cũng là những bài thuốc có nhiều dược tính trong đông y. Isothiocyanates và indole, chất phytochemica là những chất ức chế tế bào ung thư. Vitamin B12 có trong củ cải giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tạo máu phòng chống bệnh thiếu máu ở bà bầu. Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay có công dụng hóa đàm, giải trừ buồn nôn.
Củ cải có vị ngọt, tính mát, không chỉ có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm mà còn giúp mẹ bầu giải trừ buồn nôn khi ốm nghén rất tốt. Với củ cải, mẹ có thể ép lấy nước củ cải dùng để uống hoặc thay đổi khẩu vị trong thực đơn ăn uống bằng cách dùng củ cải hầm xương, kho cá hay chế biến các loại món ăn bổ dưỡng khác.
-
Khi mang bầu, rất nhiều mẹ bầu mệt mỏi, sụt cân vì bị ốm nghén. Về mặt sinh học, ốm nghén là một cơ chế để bảo vệ thai nhi. Các mẹ thường lo lắng việc ốm nghén sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi vì không được bổ sung đủ dưỡng chất, nhưng mẹ đừng lo nhé, thai nhi sẽ tự biết cách để hấp thu tối đa dinh dưỡng cần thiết từ mẹ. Và một trong những cách giảm ốm nghén đó là sử dụng bí đao.
Bí đao được gọi là đông qua, có vị ngọt, tính hàn, không có độc tính. Bí đao có lượng calo rất thấp, có nhiều tác dụng tốt đặc biệt có thể giúp chữa nôn ở những tháng đầu thai kỳ, ngoài ra còn có thể giúp bà bầu giảm nhẹ chứng sưng phù chân. Bí đao ép lấy nước uống, luộc ăn hoặc chế biến thành các món ăn thông dụng khác luân phiên trong các bữa ăn sẽ có tác dụng chữa nôn tốt.
-
Chanh có tác dụng an thai, chống nôn rất tốt. Bà bầu có thể uống nước chanh hàng ngày với một ít muối, đường hoặc mật ong tùy theo sở thích. Đây cũng là thực phẩm có tác dụng giải nhiệt, giải độc cơ thể cực kỳ hiệu quả nữa. Ngoài ra, nước ép chanh táo cũng là thức uống trị nghén vô cùng tuyệt vời. Nước chanh giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn, táo có vị ngọt, giúp tăng cường sự thèm ăn, giảm nôn ói và bổ sung kali, vitamin. Uống nước ép chanh táo thường xuyên còn có tác dụng giảm được chứng sưng phù trong thai kỳ. Ngoài ra, táo còn có chứa các axit hữu cơ rất có lợi cho dạ dày và nhiều xenlulose có công dụng phòng chống, điều trị táo bón hiệu quả.
Các chị em hãy rót một cốc nước ấm rồi thả vào đó vài lát chanh tươi cũng có tác dụng ngăn ngừa buồn nôn hiệu quả. Ngay cả khi đang buồn nôn, bà bầu cũng có thể ngửi mùi chanh tươi. Những lát chanh tươi có thể giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu trong thời kỳ thai nghén.
Chanh tươi trộn đường hay mật ong: Bà bầu hãy lấy 500g chanh tươi gọt bỏ vỏ, cắt miếng rồi trộn cùng đường hay mật ong và ngâm trong 1 ngày. Sau đó, cho lên bếp đun nhỏ lửa cho tới khi mật ong và chanh quyện vào như si rô thì để nguội. Nếu hỗn hợp còn chua, có thể thêm ít đường trắng nữa vào. Cho vào lọ thuỷ tinh sạch. Đậy nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi bạn buồn nôn, ăn 1-2 thìa sẽ rất hiệu quả. -
Gừng là một gia vị có nguồn gốc thực vật nổi tiếng trong điều trị cảm lạnh thông thường, các triệu chứng giống như cúm, nhức đầu, đau trong chu kỳ kinh nguyệt và buồn nôn. Theo Trung tâm y tế Đại học Maryland, lượng gừng tiêu thụ hàng ngày (tối đa 4 ngày liên tiếp) có thể giúp bà bầu giảm buồn nôn và nôn mửa liên quan đến thai kỳ. Gừng có vị cay, tính ấm, có công dụng tiêu trừ đàm, chữa chứng nôn mửa, làm giảm co thắt cơ dạ dày và tăng hoạt động nhu động ruột từ đó giảm hẳn tình trạng buồn nôn. Thực tế khi mẹ bầu bị ốm nghén, có cảm giác buồn nôn, sử dụng gừng ở dạng ăn tươi, pha với nước ấm hay ngậm kẹo có tinh chất gừng đều có tác dụng rất tốt trong việc giảm hẳn cảm giác buồn nôn và giúp mẹ bầu ăn uống ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn.
Cách tốt nhất, hiệu quả nhất, bổ dưỡng nhất bà bầu có thể áp dụng là lấy nước mía tươi trộn nước ép gừng tươi và uống ngày 3-4 ly, không những giúp bạn hết cảm giác buồn nôn mà còn khiến mẹ bầu ăn ngon miệng hơn rất nhiều đấy.Thực phẩm và đồ uống có chứa gừng, như kẹo gừng, bánh quy gừng, bánh mỳ gừng, các loại thực phẩm ướp với gừng vị nhẹ hơn có thể giúp phụ nữ đỡ ốm nghén trong thời gian dài hơn. Trong trường hợp hiếm, dùng quá mức củ gừng nguyên chất hay chiết xuất đã được chứng minh là gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như chứng ợ nóng, tiêu chảy hoặc khó tiêu, ảnh hưởng đến thành mạch máu. -
Me là vị thuốc giúp giải nhiệt, chữa nôn nghén, tăng cường sức đề kháng, chống mệt mỏi. Trái me có hạt được bao bọc bỏi lớp thịt vị chua, ngọt giàu vitamin C, B làm tăng sức đề kháng.
Trong trái me có khoảng 14% tartaric axit và một số nhỏ malic axit giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do buồn nôn, giảm khẩu vị do mang thai. Ngoài ra, trái me góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, vị chua mặn giúp thanh nhiệt, tăng cường tiêu hóa. Để giảm bớt cảm giác khó chịu thời kỳ đầu mang thai, bà bầu hãy làm theo phương pháp này: Chuẩn bị 30g me và 10g đường trắng. Cạo vỏ me, bỏ vào nấu cùng 300ml nước. Đun sôi cạn trên lửa nhỏ cho tới khi còn 200ml nước. Lọc lấy nước, vớt bỏ xác mẹ. Đổ đường vào, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Có thể uống 3 ngày liên tục.
-
Lá bạc hà rất phổ biến, dễ mua (ở những chỗ bán rau thơm trong chợ), thậm chí dễ trồng. Bà bầu có thể trồng chúng trong chậu nhỏ, ngay trên sân thượng của mình. Bạc hà có tác dụng rất tuyệt để giảm đi cảm giác buồn nôn do nghén.
Không chỉ thế, uống vài tách trà nấu từ lá bạc hà hoặc thêm bạc hà vào các món ăn trong ngày là cách hiệu quả giúp bà bầu tránh bị ho, cảm lạnh. Nó cũng giúp chữa đau họng, giảm tình trạng ho khan, thông mũi tự nhiên.
Ngay cả khi bị ợ nóng hoặc khó chịu dạ dày, bà bầu cũng chỉ cần đun sôi ít lá bạc hà tươi, hít hà chúng, sau đó uống nước bạc hà là dễ chịu hẳn. Bà bầu có thể uống trà bạc hà theo cách này hoặc ăn kẹo bạc hà để khắc phục chứng ốm nghén của mình.
-
Thực phẩm giàu hàm lượng carbohydrate, ít chất béo dễ tiêu hóa và được khuyến khích cho phụ nữ bị ốm nghén do có khả năng giảm nghén. Ví dụ về các loại thực phẩm này gồm bánh mì, bánh nướng xốp, ngũ cốc nóng hoặc lạnh, bánh quy giòn, bánh ngô và các lọai bột ngũ cốc khác…
Những thực phẩm này cung cấp một lượng phong phú các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như folate có khả năng hấp thụ lượng axit dư thừa trong dạ dày, do đó có thể giảm các triệu chứng buồn nôn.
-
Thức ăn mặn, chẳng hạn như bánh có muối, bỏng ngô, bánh quy và khoai tây chiên nướng cung cấp carbohydrates và natri, có thể giảm buồn nôn ở một số phụ nữ mang thai. Để ngăn ngừa buồn nôn, các chuyên gia cho thấy, bà bầu có thể ăn một ít bánh quy giòn hoặc thức ăn tiêu hóa dễ dàng đầu tiên vào buổi sáng - thời điểm cơ thể thường nghén nặng nhất. Sau đó, bà bầu có thể tiêu thụ một lượng nhỏ các loại thực phẩm như vậy trong suốt cả ngày.
Bánh quy nên chọn loại làm từ giống ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, bỏng ngô – bản thân nó đã là một dạng ngũ cốc nguyên hạt. Ngô rang được khuyên dùng cho phụ nữ có thai hơn ngô rang bơ và những loại đồ ăn vừa mặn vừa giàu chất béo khác. Hạn chế khoai tây chiên lại quá mặn vì nó có thể làm cơn buồn nôn nặng hơn.
-
Ốm nghén vào buổi sáng là triệu chứng phổ biến ở các chị em phụ nữ, đặc biệt là ở 3 tháng đầu thai kỳ. Chứng ốm nghén gây hiện tượng buồn nôn và nôn nhiều, kèm theo chóng mặt, gây mệt mỏi cho mẹ bầu. Có rất nhiều phương pháp giúp chị em phụ nữ giảm bớt tình trạng ốm nghén thai kì, nhất là ốm nghén vào buổi sáng hiệu quả và một trong số phương pháp được áp dụng nhiều đó là sử dụng vỏ quất, quýt, cam.
Vỏ quất, cam, quýt không chỉ giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu, mà ngay cả vỏ cam, quýt, quất cũng có tác dụng chống nôn khá tốt. Cách chống nghén tốt nhất cho bà bầu là hãm vỏ quýt, cam với nước sôi uống hàng ngày. Nếu không, bà bầu có thể ngửi mùi từ vỏ cam cũng có thể khiến các mẹ bầu không còn cảm giác bị ốm nghén trong những ngày đầu mang thai này nữa.