Top 10 Thông tin thú vị nhất về loài lười
Nếu lười là một người bình thường, có lẽ chúng sẽ chẳng bao giờ phải đi học vì tật trễ giờ của mình. Loài động vật sống trên cây này ngủ tối đa 20 giờ mỗi ... xem thêm...ngày! Và ngay cả khi tỉnh giấc, lười hầu như không di chuyển đi chút nào. Thực tế thì, chúng cực kỳ chậm chạp và lười biếng đến nỗi mọc rêu trên thân người luôn. Tiếp tục khám phá loài động vật thú vị này cùng Toplist nhé!
-
Lười là một phân bộ động vật gồm những loài thú cỡ trung bình thuộc về họ lười hai ngón và họ lười ba ngón với tổng cộng có sáu loài.
Đặc trưng chung của những con lười là sự chậm chạp và lười vận động và có ngoại hình trông khá ngu đần, thờ ơ, nhưng đây chính là sự tiến hóa để thích nghi với môi trường sống của chúng, nhất là những môi trường không có nhiều chất dinh dưỡng thì chúng phải tiết chế năng lượng bằng cách hạn chế sự vận động. Chúng ngủ khoảng 10 tiếng 1 ngày, ăn uống rất điều độ với chế độ ăn chủ yếu là rau xanh.
-
Lười hiện tại có họ hàng với loài lười mặt đất là loài lười cổ đã bị tuyệt chủng. Chúng không có răng nanh, sống trên mặt đất và có quan hệ họ hàng với loài lười ngày nay. Lười mặt đất có bộ móng sắc nhọn có thể đứng thẳng bằng hai chân sau. Chúng dài gần 6m và có trọng lượng 4 tấn bằng trọng lượng của một con voi châu Phi. Lười mặt đất là động vật có vú, di chuyển chậm chạp và ăn cỏ. Các móng vuốt sắc nhọn giúp nó có thể bám vào cành cây móc lá để ăn.
Những con lười đang sống trên cây hiện nay là hậu duệ của loài lười có vú, thân hình khá lớn. Khi thực phẩm trên cạn không còn phong phú thì những con lười cổ xưa này bắt đầu lần mò ra biển để tìm thức ăn. Khi khan hiếm thức ăn, những con lười xưa có thể lặn xuống biển để nhấm nháp rong cỏ ở vùng nước nông rồi sau đó có thể lội biển xa hơn và lặn sâu hơn. Tuy nhiên, loài lười không chuyển hẳn sang sống môi trường biển mà đó chỉ là giải pháp tình thế khi khó khăn.
-
Đặc trưng chung của những con lười là sự chậm chạp và lười vận động, cùng với ngoại hình trông có vẻ khá "đần". Sự thờ ơ với mọi thứ xung quanh khiến không ít người nghĩ rằng chúng chậm tiến hóa và tụt hậu so với sự phát triển của các loài động vật khác.
Như tên gọi của chúng, lười khá lười biếng. Lười sử dụng ít năng lượng. Động tác của nó lúc nào cũng chậm đến mức như bất động và hòa mình vào môi trường. Khi dịch chuyển trên đất, tốc độ nhanh nhất mà nó có thể đạt được là 160m/giờ. Động tác của nó trông giống như kỹ thuật chiếu chậm được dùng trong điện ảnh.
Tốc độ leo trèo trên cây của chúng là 4m/phút. Trong trường hợp nguy hiểm chẳng hạn như bị săn đuổi, lười có thể tăng tốc lên tối đa 4,5m/phút. Ở dưới đất thì chúng đi còn chậm hơn, một phút chỉ bò được cỡ 3m. Bơi có lẽ là bộ môn mà chúng chơi tốt nhất. Những con lười ở dưới nước có thể di chuyển ở vận tốc lên tới 13,5 mét/phút.
Nó chậm đến nỗi cây cỏ cũng có thể mọc trên người nó. Hệ tiêu hóa của nó cũng chậm tương đương như cơ thể nó. Thỉnh thoảng, lười cũng bò xuống đất đi tìm nước uống và đi vệ sinh, nhưng rất ít. Một tuần nó xuống đất một lần để loại bỏ chất thải. Chúng lười biếng đến nỗi, có nhiều con lười khi chết rồi nhưng cơ thể vẫn treo trên cây không rơi xuống đất.
-
Ngón chân con lười cong vào sẳn để treo mình lên cây và không cần bám vào bất cứ vật gì. Chúng chỉ cần móc móng vuốt qua cành cây. Lười có cấu tạo 3 đốt xương phụ ở cổ và các cơ quan nội tạng có cấu tạo đặc biệt nên chúng có thể ngủ với tư thế treo mình và để đầu lên ngực trong một thời gian dài. Chúng là con vật thích nghỉ ngơi nhất. Một ngày chúng có thể ngủ hơn 20 giờ. Các loài khỉ thỉnh thoảng còn chải lông cho nhau, lười thì không.
Thậm chí, trên lông của chúng bị rong rêu bám đầy, chúng cũng không quan tâm. Khi sinh con, con của chúng cứ việc nằm và ngủ trên bụng con lười mẹ, và cả ăn, và đi vệ sinh ngay trên mình mẹ nó. Khi những cánh rừng bị ngập nước, chúng cũng có thể bơi đi tìm cành cây khác, nhưng cũng rất hiếm.
Tuy vậy, đôi khi hình ảnh đặc trưng về loài sinh vật lười biếng hầu như ngủ suốt ngày cũng có thể thay đổi, thay vì ngủ nướng hơn 16 tiếng mỗi ngày như quan sát thấy trong điều kiện nuôi nhốt, thì các con lười trong tự nhiên lại ngủ chưa tới 10 tiếng, các con lười chỉ ngủ 9,6 tiếng mỗi ngày, chúng có thể vẫn chậm chạp về tốc độ di chuyển nhưng về giấc ngủ thì chúng không hoàn toàn bất thường, những con vật được nuôi nhốt thường ngủ nhiều hơn do chúng đã được thỏa mãn mọi nhu cầu.
-
Lười sinh sống trong các khu rừng nhiệt đới ở vùng Trung và Nam Mỹ. Cánh tay dài, xù xì những sợi lông của chúng khiến cho thoạt nhìn, loài này trông như những con khỉ. Chúng có chiều dài khoảng từ 0.6 tới 0.8 mét và cân nặng từ 3.6 tới 7.7 kg tùy theo từng loài
Lười có thể phân biệt được các màu sắc nhưng lại có thị lực và thính giác khá kém. Do vậy, chúng phải tìm kiếm thức ăn dựa vào xúc giác và khứu giác. Loài này cũng có tỉ lệ trao đổi chất rất thấp (ít hơn một nửa so với các động vật có vú khác). Lười là động vật biến nhiệt, tức là, thân nhiệt của chúng có thể thay đổi tùy theo môi trường sống, thường là từ 25 tới 35 độ C, nhưng cũng có thể giảm xuống 20 độ C.
Lười được chia làm hai loài chính, một loài có hai móng vuốt trên chân trước và một loài thì có ba. Chúng có ngoại hình khá giống nhau với cái đầu tròn, đôi mắt lờ đờ buồn ngủ, cái tai nhỏ xíu và phần đuôi mập mạp. Kích thước của giống lười có hai ngón chân to hơn. Phần lớn thời gian của loài này được dành để treo ngược thân mình lên trên những cành cây. Còn giống lười ba ngón thì lại thích ngồi thẳng người trên các nhánh cây. Màu sắc trên khuôn mặt của lười ba ngón khiến loài này lúc nào cũng trông như đang mỉm cười. Chúng cũng có thêm hai đốt sống cổ để có thể xoay đầu nhìn tới 270 độ
-
Một số nhà khoa học nghĩ rằng tập tính chậm chạp của lười giúp chúng ít bị chú ý hơn bởi những kẻ săn mồi như diều hâu và mèo. Ngoài công dụng cung cấp dưỡng chất cho lông thì phần rêu mọc trên người của loài này cũng là một lớp “áo” ngụy trang cực kỳ tốt giữa những tán cây xanh rậm rạp.
Lười rất hiếm khi di chuyển. Khoảng một lần mỗi tuần, chúng đi xuống dưới mặt đất và làm sạch thân mình bằng cách từ từ dùng móng vuốt kéo những bụi bẩn ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp bị bắt bởi những con thú săn mồi, loài này sẽ nhanh chóng chuyển từ kẻ chậm chạp thành một “võ sĩ nhà nghề” chính hiệu, chúng cắn và sử dụng móng vuốt của mình chém liên tục vào người đối thủ sau đó hét lên thật to.
Lười sử dụng cánh tay dài của mình để lội nước, vượt sông và bơi qua các đảo. Chúng cũng có thể giảm sự trao đổi chất và làm chậm nhịp tim của mình xuống mức bình thường tới ba lần để dễ dàng lặn dưới nước trong vòng 40 phút
-
Giống lười hai ngón chỉ đẻ một con mỗi lứa, sáu tháng đầu, con non vẫn có ba ngón chân, mãi đến 12 tháng sau thì chúng mới xuất hiện với hai ngón chân. Lười cái thường mang thai một cá thể mỗi năm, nhưng đôi lúc, do tốc độ di chuyển chậm chạp của mình nên dù đã hơn 1 năm trôi qua, chúng vẫn chưa thể tìm được bạn tình.
Giống đực và cái không có sự khác biệt quá rõ ràng về ngoại hình nên nhiều sở thú từng nhầm lẫn trong việc tạo giống cho loài này.
Tuổi thọ trung bình của lười hai ngón trong tự nhiên là 20 năm, và có thể lên tới 30 năm khi được nuôi nhốt.
-
Chế độ ăn của con lười rất kém đa dạng về mặt dinh dưỡng, cùng với đó là sự chầm chậm ít di chuyển để tìm kiếm thức ăn, bởi vậy chúng cần dạ dày có kích thước lớn và có nhiều buồng để có thể chứa được nhiều thức ăn. Con lười có thể mất đến hàng tháng trời để tiêu hóa hết 1 bữa ăn, và nó cần một lối sống ít hoạt động để giữ cho việc dị hóa năng lượng ở mức càng thấp càng tốt điều này thường làm thân nhiệt của con lười hạ xuống rất thấp. Khi thân nhiệt xuống quá thấp, hệ vi khuẩn đường ruột của chúng sẽ dừng hoạt động, đồng nghĩa với việc dù đã ăn đủ cho cả tháng trời, nhưng con lười vẫn có thể chết vì đói, bởi thức ăn trong đường tiêu hóa của chúng không hề bị tiêu hóa.
Chúng dành phần lớn cuộc đời chỉ để ăn, ngủ và nghỉ ngơi trên những tán rừng nhiệt đới. Hầu hết các loài ăn cỏ thường bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng hơn như trái cây và các loại hạt. Nhưng lười, đặc biệt là lười ba ngón phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào lá cây. Chúng đã phát triển một chiến lược tinh vi để thích ứng với chế độ ăn eo hẹp này.
Đầu tiên, chúng cố gắng hấp thu tối đa năng lượng từ thức ăn. Lười có một chiếc dạ dày nhiều ngăn chiếm tới một phần ba cơ thể, chúng có thể dành từ 5 tới 7 ngày, thậm chí vài tuần, để tiêu hóa một bữa ăn.
-
Bởi không có khả năng phòng vệ hoặc tốc độ di chuyển nhanh, để trốn tránh kẻ thù những con lười chọn cách ngụy trang. Chúng nuôi trong bộ lông của mình cả một hệ sinh thái bao gồm tảo cộng sinh, rất nhiều vi sinh vật, động vật ký sinh chân đốt và một loài bướm đêm.
Bướm đêm sống trên thân lười, đậu lên nó cùng với màu của tảo có thể đánh lừa những động vật ăn thịt khác rằng con lười này chỉ là một phần của thân cây. Thêm nữa là chúng hầu như chỉ bất động hoặc hoạt động chậm chạp sẽ càng củng cố kỹ năng ngụy trang ấy.
Vấn đề là khi những con bướm đêm đẻ trứng, chúng cần một nơi kín đáo, ấm áp và có nguồn dinh dưỡng dồi dào để nuôi ấu trùng. Vậy thì không đâu tiện bằng chính hố phân của con lười.
Một công đôi việc, khi những con bướm trưởng thành từ hố phân và bay lên đậu vào con lười, chúng lại mang theo chất dinh dưỡng từ phân lười để nuôi sống cộng đồng vi sinh vật và tảo đang sống trên người nó.
Đó chính là lý do con lười phải cầu kỳ trong vấn đề đi vệ sinh.
-
Mặc dù không phải tất cả các loài lười đều có nguy cơ tuyệt chủng, nhưng một số loài trong số sáu loài lười đang bị đe dọa do mất môi trường sống. Việc phá rừng ở các khu rừng nhiệt đới ở Nam và Trung Mỹ gây nguy hiểm cho những cây mà những con lười dựa vào để kiếm thức ăn và nơi ở. Thông qua một chương trình mang tên ARPA for Life , WWF đã giúp chính phủ Brazil tạo ra một quỹ trị giá 215 triệu đô la để đảm bảo rằng 150 triệu mẫu rừng Amazon của Brazil được quản lý đúng cách.
Những con lười dành phần lớn thời gian ở trong tán cây, chỉ xuống một lần mỗi tuần để giải tỏa. Những cái cây cung cấp một sự bảo vệ tự nhiên khỏi những kẻ săn mồi như báo đốm và đại bàng; an toàn hơn cho những con lười bất động và ngụy trang trên mặt đất. Tuy nhiên, chúng sẽ mạo hiểm đi xuống trong những dịp hiếm hoi để tìm thêm thức ăn hoặc bạn đời.