Top 10 Thói quen xấu khi sử dụng điện thoại bạn nên tránh
Hiện nay, điện thoại di động đã trở thành một công cụ phổ biến trên khắp thế giới, tuy nhiên bạn đã biết sử dụng chúng thật đúng cách chưa? Trong bài viết này, ... xem thêm...Toplist sẽ giới thiệu đến bạn một số thói quen xấu mà bạn không nên duy trì khi sử dụng điện thoại và cần loại bỏ ngay để bảo vệ sức khỏe cũng như những giao tiếp hàng ngày nhé.
-
Không sai khi nói rằng: Người dùng smartphone đang mang theo bom nổ chậm bên người. Màn hình to cộng với nhiều tính năng khiến mức pin sử dụng tiêu hao nhanh. Do vậy, không lấy làm lạ khi nhiều người có thói quen vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại cùng lúc. Đây chính là mối nguy hiểm có thể dẫn người dùng đối mặt với tình trạng cực kì nguy hiểm: Điện thoại cháy nổ, nhẹ thì xây xát bỏng nhẹ, nặng hơn có thể gây thương tích nặng, thậm chí có thể mất mạng. Vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại là một thói quen vô cùng nguy hiểm đối với tính mạng của người sử dụng. Ngoài vấn đề chai pin điện thoại, khi người dùng sử dụng thiết bị, viên pin sinh ra một nhiệt độ cao còn tiềm ẩn một nguy cơ cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng tính mạng con người. Phía bên trong cấu tạo của mỗi viên pin li- ion có nhiều tấm mang điện tích trái dấu được xếp chồng lên nhau và chúng được phân tách nhau bởi các lớp cách điện cực mỏng. Khi mà các lớp cách điện này bị rách dẫn tới tình trạng mạch bên trong thỏi pin tăng nhiệt độ. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng cháy nổ pin.
Bạn cần nhớ rằng, nếu bạn vừa sạc pin vừa chơi game hay xem phim… không phân biệt là sạc thường hay nhanh đều có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ viên pin điện thoại. Bởi lượng điện ra và vào máy là không ổn định. Ngoài ra, việc làm này còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới phần cứng của thiết bị. Đặc biệt là đối với viên pin Li- ion dễ sinh nhiệt khi sử dụng. Một vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều người thiệt mạng do sự cố rò rỉ điện trong khi sạc điện thoại. Đó cũng chính là hồi chuông cảnh báo về tình trạng an toàn khi sử dụng thiết bị di động. Nếu như quá trình nạp và xả pin quá nhanh khiến cho nhiệt độ thay đổi đột ngột, nhiệt độ tăng cao đến khi vượt ngưỡng quy định thì viên pin có thể bị cháy. Vì lúc này, điện thoại của bạn sẽ trong trạng thái cực nóng, dễ gây ra tình trạng cháy nổ. Thậm chí nếu không gây cháy nổ thì khi bạn đang sử dụng trong lúc sạc, bạn sẽ có nguy cơ bị giật điện rất cao. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng khi điện thoại khi đã không trong tình trạng sạc pin và tốt nhất là nên dùng bộ cáp sạc chính hãng ở những nơi đảm bảo uy tín, chất lượng nhé.
-
Có rất nhiều người hay có thói quen sạc pin điện thoại qua đêm nhưng mọi người lại không hay biết về sự ảnh hưởng xấu của nó đến độ bền của pin và đây cũng là lý do khiến cho chất lượng pin nhanh chóng bị sụt giảm. Thông thường, pin điện thoại sẽ mất khoảng 2 đến 3 giờ đồng hồ để sạc đầy (tính từ lúc bạn cắm sạc trước khi đi ngủ). Trong suốt phần thời gian còn lại, thiết bị sẽ tự động ngừng sạc khi pin đã đầy, điều này giúp giảm nguy cơ gây quá tải pin. Tuy nhiên, nó không ngăn được việc pin bị nóng lên.
Nếu khi đi ngủ, bạn để điện thoại của mình trên gối hoặc chăn điều này rất dễ dẫn đến việc pin bị nóng lên thiếu kiểm soát. Theo kết qua thí nghiệm, nếu pin thường xuyên bị nóng lên ở nhiệt độ 40 độ C, chỉ trong vòng 1 năm nó sẽ bị chai khoảng 35%, chỉ còn lại 65% dung lượng thực dụng khi sạc đầy. Thậm chí, nếu hoạt động ở 60 độ C thường xuyên trong vòng 3 tháng, công suất pin chỉ còn khoảng 60% so với ban đầu. Thí nghiệm cũng chỉ ra rằng, cách sạc pin đúng là giữ cho dung lượng pin chỉ dao động trong khoảng từ 40% đến 80% sẽ giúp tuổi thọ pin được tối ưu. Ví dụ, khi sử dụng iphone 8 plus với dung lượng pin 2.691mAh, người dùng chỉ nên sạc iphone khi dung lượng pin xuống còn 40%, đồng thời chỉ sạc lên mức 80% là dừng, không nên để máy hết pin cũng như sạc đầy hoàn toàn. Trong khi đó, nếu cắm sạc điện thoại qua đêm bạn sẽ không thể kiểm soát điều này được. Vậy nếu thực sự cần sạc điện thoại qua đêm, hãy luôn nhớ để máy ở vị trí thoáng mát, không bị che phủ hay đặt lên bất kỳ vật liệu nào có thể gây cản trở sự tỏa nhiệt. Một chiếc điện thoại chỉ cần được sạc trong khoảng từ 2- 2 tiếng là đã trong trạng thái đầy, còn khi bạn sạc qua đêm với thời gian gấp 3- 4 lần (khoảng 6- 8 tiếng) sẽ gây ra hiện tượng sạc nhồi, điều này hoàn toàn không tốt cho pin của điện thoại. Vì thế bạn chỉ nên sạc đầy 100% rồi ngắt sạc nhé. -
Có một số người thường có thói quen chỉ sạc pin cho điện thoại khi máy đã bị tắt nguồn, bởi họ cho rằng pin sẽ bị chai nếu như họ cắm sạc quá sớm. Tuy nhiên, mức pin tối đa mà bạn cần phải cắm sạc ngay cho điện thoại chính là 10- 20% pin chứ không phải đợi pin hết hẳn hoàn toàn (bởi điều này chỉ đúng với những loại pin cũ). Hơn nữa, nếu bạn sạc liên tục để giữ cho pin luôn đầy nó sẽ giúp bạn tránh khỏi những tình huống khẩn cấp phải dùng đến điện thoại.
Hiện nay đa số thiết bị di động đều sử dụng pin li-on chống “chai” pin. Hơn nữa, sạc liên tục và giữ cho pin luôn đầy sẽ giúp bạn tránh khỏi những tình huống khẩn cấp phải dùng điện thoại nhưng chẳng may hết pin. Cách giải quyết hay nhất dành cho bạn nếu bạn phải thường xuyên di chuyển đó chính là các thiết bị hỗ trợ pin khác, điển hình nhất là sạc dự phòng. Bạn hãy sắm cho mình một chiếc sạc dự phòng vì nó đảm bảo rất có ích đối với bạn, cũng như điện thoại của bạn.
-
Nhiều người có thói quen quẳng điện thoại linh tinh rồi biến đi đâu mất. Chẳng may có cuộc gọi đến thì những người xung quanh sẽ phải ngồi nghe nhạc chuông của bạn. Tất nhiên những người lịch sự thì chẳng bao giờ động đến điện thoại người khác và họ sẽ chờ đến khi cuộc gọi chấm dứt. Nhưng nhỡ đầu dây bên kia liên tục gọi lại thì sao? Kể cả những người dễ tính nhất cũng phải phát khùng lên. Hơn thế nữa, những người nóng tính cũng sẽ cảm thấy rất bực mình khi bạn có điện thoại di động mà chẳng khác gì điện thoại… cố định. Gọi nhiều lần không được dễ gây cảm giác ức chế, nhất là khi có việc gấp. Mặt khác, nó làm phiền mọi người khi có cuộc gọi đến thì chắc chắn là chẳng hay ho gì.
Ngoài ra, để điện thoại hớ hênh cũng tạo điều kiện cho những kẻ cơ hội có tính táy máy. Đây là kinh nghiệm đau thương của nhiều người, họ đã không bao giờ được gặp lại chiếc điện thoại thân yêu của mình nữa. Tốt nhất là bạn nên giữ điện thoại bên mình mọi lúc mọi nơi, “cẩn tắc vô ưu”. Cho nên, nếu không phải là trong những trường hợp khẩn cấp hay tại các môi trường cần sự yên tĩnh... thì bạn vui lòng để chuông hoặc rung và nhớ luôn mang theo điện thoại bên mình nhé. -
Bạn không nên để chuông điện thoại với âm lượng quá to vì nó có thể sẽ làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, trừ khi bạn phải làm việc trong môi trường quá nhiều tiếng ồn. Hoặc trừ khi bạn bị lãng tai. Sử dụng điện thoại di động với âm thanh lớn trong nhiều giờ có thể gây áp lực lên màng nhĩ gây ra đau tai và các vấn đề về tai. Hãy đặt mức âm lượng vừa phải để bạn có thể nghe thấy mỗi khi có người gọi hoặc tin nhắn. Nếu không bạn sẽ nhận được những cái nhìn khó chịu của mọi người.
Bạn hãy để chuông với âm lượng đủ nghe, nó vừa thể hiện tính văn minh vừa giúp bảo vệ màng nhĩ của bạn. Trong môi trường văn phòng chúng ta hãy giữ ý trong việc sử dụng điện thoại. Tránh để chuông báo quá mức cho phép khiến người khác phải khó chịu. Hãy thực sự dùng điện thoại khi có việc cần thiết nhất để tránh ảnh hưởng công việc bạn nhé.
-
Bạn có biết rằng những người nào thường để ảnh của bản thân làm phông nền sẽ hay bị người khác đánh giá là người tự phụ? Vả lại, điều này chẳng khác nào là bạn đang mang theo một bức ảnh của bản thân theo bên mình để thi thoảng lại mang ra "ngắm nghía". Tuy nhiên, nếu như bạn sử dụng một bức ảnh của người thân để làm hình nền thì lại là chuyện hoàn toàn bình thường, bên cạnh đó nó còn chứng tỏ rằng bạn là con người có tính cách hướng nội, thích sống vì gia đình và rất yêu thương người thân của mình.
Hình nền đại diện trên máy điện thoại của bạn có thể là người thân hay một biểu tượng mà bạn thích. Khi đó nó thể hiện cho sự kín đáo không phô chương cho người khác về bản thân bạn. Đồng thời đây cũng là điều kiêng kị khi sử dụng điện thoại bạn nhé.
-
Điện thoại di động là một thiết bị có lượng bức xạ rất lớn. Đặc biệt nếu bạn đặt sát điện thoại vào tai khi nghe thì lượng bức xạ đó sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến hệ thần kinh của chính bạn, hơn nữa chúng sẽ còn tồi tệ hơn khi sóng yếu vì điện thoại phải hoạt động với công suất cao hơn nhiều so với bình thường. Đàm thoại quá lâu qua điện thoại di động sẽ làm tăng tiếp xúc tín hiệu vô tuyến phát ra từ thiết bị với não người, thậm chí một cuộc gọi 2 phút cũng làm biến đổi hoạt động điện não. Khả năng phòng vệ của não sẽ mất đi tác dụng khi cơ thể hấp thụ quá nhiều tia bức xạ và từ đó dẫn tới các bệnh về não như: Giảm trí nhớ, bệnh pakison, bệnh thần kinh và làm tăng cao nguy cơ mắc các bệnh xơ cứng.
Vì vậy, bằng việc giảm thời gian sử dụng điện thoại di động và dành cho việc sử dụng khi cần thiết sẽ giúp người dùng có thể giảm tác động tới não. Cho nên bạn hãy sử dụng loa ngoài nếu bạn chỉ có một mình hoặc dùng tai nghe để nghe cuộc gọi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình nhé. Bạn hãy cố gắng tránh những tia bức xạ không đáng có từ điện thoại cũng chính là bảo vệ sức khỏe và nâng cao tuổi thọ cho chính mình.
-
Đã có một nghiên cứu từ một nhà khoa học nước ngoài chứng minh rằng: Điện thoại là một trong những đồ dùng bẩn nhất, thậm chí nó còn bẩn gấp 10 lần so với bồn cầu trong nhà vệ sinh. Bạn thường xuyên chạm tay vào điện thoại và còn được nhiều người khác chạm vào nhưng lại không được vệ sinh thường xuyên khiến chiếc điện thoại chứa không biết bao tạp chất bẩn. Vì thế, điện thoại còn có thể xem là một ổ chứa có lượng vi khuẩn khủng khiếp và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực lớn đến sức khỏe mà chúng ta không hề hay biết.
Chính vì thế bạn hãy thường xuyên vệ sinh cho chiếc điện thoại của mình ít nhất một lần trong ngày để bảo vệ sức khỏe của chính mình nhé. Đồng thời thói quen đó khiến chiếc điện thoại của bạn luôn sạch sẽ mới mẻ và trông rất bắt mắt nhé. Bởi những đồ dùng cá nhân của bạn khiến người ngoài đánh giá về sự ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ của bạn.
-
Ánh sáng phát ra từ điện thoại chính là ánh xanh. Nếu loại ánh sáng này không được lọc đi sẽ ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể, chu kỳ ngủ và hoạt động tự nhiên của chúng ta. Trong ngày, ánh sáng xanh đánh thức và kích thích bộ não, nhưng về đêm, quá nhiều ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, máy tính có thể khiến bạn khó ngủ hơn. Đó là lý do tại sao các bác sĩ khuyên bạn nên cố gắng hạn chế thời gian sử dụng màn hình trong 2- 3 giờ trước khi đi ngủ.
Đáng chú ý nhất, màn hình hiển thị của máy tính, máy tính xách tay điện tử, điện thoại thông minh và các thiết bị kỹ thuật số khác nhau sẽ phát ra lượng ánh sáng xanh khác nhau. Lượng ánh sáng HEV mà các thiết bị này phát ra chỉ là một phần nhỏ so với ánh sáng từ Mặt Trời, nhưng lượng thời gian sử dụng và khoảng cách của các màn hình này tiếp xúc với khuôn mặt sẽ tăng sức ảnh hưởng đến sức khỏe gấp nhiều lần, đặc biệt là đôi mắt. Nếu bạn sử dụng độ sáng màn hình quá cao, nó sẽ có thể khiến cho mắt của bạn bị mỏi và nhức. Vì thế bạn nên thay đổi độ sáng điện thoại sao cho phù hợp với điều kiện ánh sáng xung quanh, vừa giúp màn hình hiển thị nội dung rõ hơn vừa giúp mắt bạn thoải mái hơn và cũng sẽ bảo vệ mắt tốt hơn. Bên cạnh đó, giảm độ sáng trên màn hình điện thoại cũng là một cách làm giúp bạn tiết kiệm và kéo dài tuổi thọ của pin hiệu quả đấy. -
Bạn có biết rằng khi bạn sử dụng chế độ gọi nó sẽ đòi hỏi người nghe phải ngừng công việc mà họ đang làm một cách dở dang chỉ để bắt máy và nói chuyện với bạn? Nếu việc đó gấp thì cuộc gọi sẽ hoàn toàn xứng đáng còn nếu không có việc gì gấp thì tin nhắn chính là một giải pháp tốt nhất để người nhận có thể đọc lúc họ rảnh tay đấy. Ai chẳng bực khi đang có việc quan trọng mà nhận phải một cuộc gọi “tâm sự”, họ chỉ muốn dập máy càng sớm càng tốt mà thôi. Hoặc nếu bạn nghĩ rằng cuộc gọi chỉ trong khoảng 10 giây thì tốt nhất nên nhắn tin.
Vậy nên bạn hãy sử dụng điện thoại một cách khôn ngoan để không làm phiền mọi người nhé. Đó cũng chính là nét văn minh của người dùng điện thoại. Chỉ gọi điện khi bạn cần giải quyết công việc và tuyệt đối không "buôn" điện thoại khi trong giờ hành chính bạn nhé.