Top 10 Thói quen khiến chúng ta luôn thất bại
Dưới đây là một số những thói quen mà luôn khiến chúng ta thất bại. Toplist dám chắc là bạn sẽ không lạ gì những thói quen này. Vậy hãy cố gắng để khắc phục ... xem thêm...chúng, biến chúng từ những điểm yếu trở thành điểm mạnh của bạn nhé!
-
Có rất nhiều loại game trên điện thoại hoặc máy tính, nếu bạn chỉ dành một chút thời gian thì nó sẽ giúp bạn tiêu khiển, rèn luyện phản xạ nhanh hơn, đồng thời giúp cải thiện tư duy, rèn luyện tính kiên trì và khả năng làm việc nhóm hiệu quả. Nhưng nó sẽ là vấn đề lớn nếu bạn chỉ mải miết chơi game mà quên đi mọi việc khác.
Sẽ chẳng có vấn đề gì khi bạn chơi một vài game mini trên điện thoại, hoặc thậm chí là máy tính. Nhưng nếu bạn chơi game và quên tất cả mọi thứ xung quanh thì đó lại là vấn đề lớn rồi đấy.
Điều đó thực sự là nguy hiểm và nó sẽ khiến bạn thành người luôn thất bại. Game sẽ lấy đi của bạn tất cả như: thời gian, tiền bạc và giao tiếp. Vì đắm mình vào game, bạn sẽ không có thời gian cho bạn gái, không học hành, không giao tiếp với ai...bạn sẽ mất tất cả.
Không chỉ vậy, game còn khiến cuộc sống của bạn tụt dốc, từ sức khoẻ, tiền bạc, cho đến tinh thần, khả năng giao tiếp, v.v… Nó lấy đi quá nhiều thứ từ bạn thay cho những gì bạn nhận được.
-
Trong cuộc sống hàng ngày, chăm chỉ là một điều cần thiết đối với tất cả mọi người. Nhờ có chăm chỉ, bạn sẽ thành công trong mọi việc, ví như con đường bước chân vào cánh cửa các trường Đại học, hay cơ hội thăng tiến công danh trong công việc..Nếu bạn là một người lười biếng, công việc gì cũng "từ từ rồi đâu cũng vào đấy"...thì bạn sẽ luôn thất bại, sự lười biếng đôi khi còn làm bạn mất đi hết những cơ hội mà bạn có thể thành công từ đó.
Hãy nhớ một điều rằng trên con đường dẫn đến thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng. Thói quen trì hoãn, lần lữa có thể giúp bạn thoải mái trong chốc lát nhưng gây ra hậu quả lớn hơn rất nhiều trong tương lai. Việc hôm nay chớ để ngày mai, dù là những việc nhỏ nhặt như quét nhà, rửa bát cho đến những mục tiêu to tát hơn.
Một hiện tượng không xa lạ là rất nhiều sinh viên khi được hỏi định hướng tương lai sau khi ra trường đều có chung một câu trả lời: “Em không biết. Cứ tốt nghiệp xong đã rồi tính tiếp”. Bạn lười biếng trong cả tư duy và sau này lười biếng trong cả sự nghiệp đời mình.
-
Kiếm tiền không bao giờ được coi là chuyện đơn giản, khi nhìn thấy một người nào đó được nhiều tiền, bạn cũng cố gắng để lao vào kiếm tiền, cố gắng để đạt được như người đó. Điều đó sẽ rất khó bởi kiếm tiền cần có thời gian, sức lực, trí tuệ và tâm huyết.
Chúng ta không nên để bản thân mình rơi vào vòng xoáy của đồng tiền quá sớm, trong khi bản thân còn non nớt chưa đủ kinh nghiệm để đối phó với cuộc đời. Có câu: ”Khi còn trẻ hay ra ngoài thật nhiều và tiêu tiền cho người khác. Khi về già hãy làm ngược lại“.
Tuổi trẻ là xông pha, là cống hiến, nhưng đừng quên tuổi trẻ cũng cần phải được chăm sóc, gìn giữ. Không phải là cứ sống hết mình vì đam mê là đủ, mà còn phải biết trân trọng bản thân, giữ gìn sức khỏe. Hãy yêu lấy bản thân mình và nhớ sức khỏe mới là điều quan trọng nhất, khi trái tim còn khỏe, trí óc còn minh mẫn thì có điều gì cản trở những đam mê cháy bỏng của bạn. Hãy thức tỉnh và đừng cố biến mình thành cỗ máy làm việc, đừng để bạn của ngày mai phải hối hận vì chính bạn của ngày hôm nay.
-
Trong cuộc sống hàng ngày, khi bạn có thói quen so sánh bản thân với người khác không hoàn toàn là một điều xấu. Bởi có so sánh như vậy, bạn có thể sẽ nhận ra được mình vẫn còn thua kém hoặc yếu hơn người ta về lĩnh vực nào thì sẽ cố gắng để học hỏi và trở nên xuất sắc như họ. Nhưng đó sẽ là một điểm cần phải thay đổi nếu bạn có ý định so sánh mang tính chất vật chất và sở hữu. Điều này sẽ khiến cho bạn trở nên đố kị và háo thắng khi mà luôn cố gắng để so bì với họ mà không thể đạt được.
Ai cũng có tinh thần ganh đua trong người, tuy nhiên nếu sự ganh đua đó chỉ ở mức bình thường thì nó sẽ trở thành động lực giúp bạn cố gắng còn nếu bạn suốt ngày sống trong cảm giác ganh tị, ghen ghét người khác từng li từng tí một, bạn sẽ rất mệt mỏi và không thể tiến bộ.
-
Mỗi ngày trôi qua, đã bao giờ bạn tự hỏi: "Bản thân mình đã làm được gì? Chưa làm được gì? Và cần phải làm gì chưa?" Nếu câu trả lời là chưa thì bạn thật sự là người luôn thất bại. Trong đời sống hiện đại, bạn cần có những kế hoạch, chiến lược vạch ra để thực thi, có như vậy bạn mới xác định đúng được mục tiêu cần hướng tới của mình là gì.
Người ta vẫn thường trở nên mất phương hướng mỗi khi thành công trong việc đạt được một mục tiêu nào đó, hoặc là không có được một mục tiêu nào cụ thể. Giả dụ như kiếm nhiều tiền hơn, đi ăn sang chảnh, đi du lịch nhiều nước... tất cả chưa đủ để có thể khiến bạn đủ nghị lực để làm chúng mỗi ngày.
Hãy hình dung mỗi quá trình làm nên mục tiêu là mỗi lần đi leo núi vậy. Hãy mường tượng rõ đỉnh núi trông ra sao, và cảnh sẽ tuyệt đẹp như thế nào khi ta nhìn xuống dưới? Để rồi sau đó, bạn bắt đầu leo núi, từng chút một, từng ngày một. Tập đi từng bước nhỏ để có thể chạm tới đích dần. Bạn có thấy ai leo lên tới đỉnh núi chỉ trong 2-3 tiếng hay trong 1 đêm không? -
Bạn không thi đỗ cái này cái kia là do bạn không có quan hệ? Bạn không thăng tiến được trong công việc vì không đi cửa sau? Bạn được điểm kém là vì cô giáo thiên vị? Người ta thường có xu hướng đổ lỗi cho người khác như vậy và cảm tưởng như mình đã gạt bỏ được sai lầm, vấn đề đã được giải quyết trong khi thực tế không phải vậy. Chỉ khi bạn biết nhìn nhận xem mình sai ở đâu, biết chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm và tìm cách tháo gỡ nó bạn mới có thể thành công được.
Khi không thể thay đổi nguyên nhân gây ra nỗi khổ, nhiều người liên tục đổ lỗi cho người khác hay tình huống các loại. Điều này cũng có thể giúp ta giảm bớt đôi chút áp lực. Nhưng hãy thử nghĩ khi đổ lỗi cho người khác, có làm bạn thực sự cảm thấy tốt hơn? Khi không còn có thể đổ lỗi cho ai nữa thì sẽ thế nào đây?
Cách để giúp chúng ta thoát khỏi những vòng luẩn quẩn ấy chính là hãy nhìn vào bản thân mình thay vì chỉ hướng vào những người khác. Khi gặp một phiền phức nào đó, hãy tự nhìn vào bản thân. -
Chúng ta đang phải sống trong cái giai đoạn mà đồng tiền và cái lối sống thực dụng đã làm ta đánh mất đi bản thân mình, mất đi những điều quý giá, tốt đẹp tồn tại trong con người của bạn. Xã hội ngày càng phát triền thì cái tầm nhìn của con người càng được mở rộng ra, từng cá nhân lại bắt đầu thu hẹp mình lại. Chúng ta hoài nghi với tất cả, với cuộc sống, những chân giá trị, cái cuộc sống ồn ào tấp nập và cả với chính bản thân mình.
"Chắc mình không hợp với việc này đâu", "Người ta giỏi hơn mình nhiều lắm", "Nhỡ không làm được thì xấu hổ lắm"... là những câu nói yêu thích của người đã quen với thất bại. Thay vì cố gắng hết sức để vươn lên, họ thường tự nản chí vì quá tự ti, không tin tưởng vào bản thân mình. Vậy là cơ hội cứ lần lượt vụt qua trước mắt họ, tới lúc hối hận thì cũng đã muộn.
-
Những người dễ dàng từ bỏ nguyên tắc mình đã lập nên chỉ vì một câu nói, một lời nhận xét của người khác thường khó mà kiên trì tới cùng trên con đường dẫn đến thành công được. Bạn phải nhớ rằng chỉ khi bạn vững vàng với nhận định, suy nghĩ của mình thì bạn mới có đủ sức mạnh để chinh phục mục tiêu do chính bạn đặt ra. Đừng ba phải, đừng cả nể, không ai sống thay bạn được.
Nếu đã biết tính cả nể gây khổ cho mình như thế nào thì bạn cần thay đổi, để ý đến cuộc sống của mình, trân trọng cảm xúc và ý muốn của mình hơn là cứ mải bận rộn chiều lòng người khác. Hãy thôi nghĩ đến những điều sẽ làm người khác vui vẻ, thay vào đó cần tập trung vào những thứ bạn cần.
-
Những kẻ thất bại thường không biết cách xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh mình, họ thậm chí còn tỏ ra kiêu ngạo, khinh thường những người ở đắng cấp thấp hơn. Đó là lý do người ta luôn nói nếu bạn muốn nhận ra bản chất thật của một người, hãy quan sát cách họ đối xử với những người có địa vị thấp hơn mình. Những người thành công không bao giờ bỏ qua cơ hội mở rộng các mối quan hệ của mình, họ còn cố gắng duy trì liên lạc với tất cả ở mức cao nhất nữa.
Kỹ năng xã hội kém cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn chưa tiến đến được thành công. Họ thường nói những câu đại loại như “ít nhất là tôi cũng đang nói thật“, “đây là con người tôi, cố gắng mà chịu đựng đi“. Họ không biết cách đối xử với người khác một cách khéo léo, thường tỏ ra ngạo mạn về bản thân mình. Chẳng ai thích một kẻ luôn to mồm, thích thể hiện hay những kẻ còn chả biết nói lời cảm ơn khi được khen ngợi. Nghệ thuật giao tiếp là một kĩ năng rất ít người có thể thành thạo. Có câu nói rằng cách tốt nhất để thử tính cách của một người là xem thái độ của anh ta ra sao khi phải đợi ở một hàng người rất dài, hay phản ứng của anh ta thế nào khi chẳng may bị người khác làm hỏng một món đồ đắt tiền.
-
“Nhiều người hay nhầm lẫn rằng thành công ở một lĩnh vực có thể bù đắp sự thất bại của một lĩnh vực khác, nhưng liệu như thế có đúng không? Sự hiệu quả thật sự cần phải được cân bằng” – Stephen Covey.
Quy luật của cuộc sống là kết quả bạn nhận được luôn xứng đáng với những gì đã bỏ ra. Điều quan trọng là bạn phải có kinh nghiệm cũng như sự khôn ngoan để hoàn thành công việc xuất sắc trong bất cứ hoàn cảnh nào. Những người không thành công thường luôn hài lòng với những yếu điểm và cũng không thèm quan tâm rút kinh nghiệm để tìm ra phương pháp hiệu quả hơn.