Top 6 Thời kỳ phát triển của trẻ

Soo Raa 953 0 Báo lỗi

Trong mỗi thời kỳ phát triển khác nhau trẻ sẽ có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Các mẹ hãy cùng đọc và tìm hiểu để biết trong mỗi thời kỳ con mình cần ... xem thêm...

  1. Thời kỳ bào thai hay còn gọi là thời kỳ phát triển trong tử cung được tính từ khi thụ thai đến khi trẻ ra đời. Từ lúc thụ thai cho đến khi đẻ. Sự phát triển bình thường từ 280 - 290 ngày, tính từ ngày đầu tiên của kì kinh nguyệt cuối cùng. Thời kì này chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn phát triển phôi: 3 tháng đầu, dành cho sự hình thành và biệt hoá bộ phận (organogenesis). Vào tuần thứ 8, phôi nặng khoảng lg và dài 2,5cm; đến tuần thứ 12, nặng 14g và dài khoảng 7,5cm. Như vậy trong giai đoạn này thai tăng cân ít, chủ yếu phát triển chiều dài, đến cuối thời kì này tất cả các bộ phận đã hình thành đầy đủ để tạo nên một con người thật sự. Nếu có những yếu tố độc hại (hóa chất dioxin, viruts, một số thuốc…) có thể gây rối loạn hoặc cản trở sự hình thành các bộ phận, sẽ gây quái thai hoặc các dị tật sau này.


    Sự hình thành và phát triển của thai nhi giai đoạn này liên quan chặt chẽ đến sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ. Trong giai đoạn này bà mẹ cần quản lý thai nghén tốt, phát hiện sớm và điều trị những bệnh mắc phải.

    Thời kỳ bào thai
    Thời kỳ bào thai

  2. Thời kỳ sơ sinh được tính từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời đến 4 tuần sau đẻ. Lúc này trẻ đã có sự thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung. Trẻ bắt đầu thở bằng phổi, tiếng khóc chào đời là nhịp thở đầu tiên. Ngay sau khi đẻ, vòng tuần hoàn chính thức hoạt động, thay thế cho vòng tuần hoàn rau thai.


    Bộ máy tiêu hóa cũng bắt đầu làm việc, trẻ tự bú, nuốt và hấp thu sữa mẹ. Hệ thần kinh của trẻ còn non yếu, do đó mọi kích thích đều quá sức đối với trẻ nên trẻ ngủ suốt ngày. Các bộ phận khác cũng bắt đầu hoạt động và thích nghi dần. Ngoài ra, do thay đổi môi trường sống nên trẻ có một số hiện tượng sinh lý như vàng da, bong da, sụt cân sinh lý, thay đổi thân nhiệt, rụng rốn.

    Thời kỳ sơ sinh
    Thời kỳ sơ sinh
  3. Thời kỳ bú mẹ được tính từ tiếp theo thời kỳ sơ sinh đến khi trẻ được 12 tháng. Lúc này chức năng các bộ phận của trẻ phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Trẻ lớn nhanh, 6 tháng đầu trọng lượng tăng gấp hai lần lúc đẻ, cuối năm đầu trọng lượng tăng gấp ba, chiều cao tăng gấp rưỡi. Nhu cầu dinh dưỡng cao, cần đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ, khi tròn 6 tháng thì cho trẻ ăn sam.


    Song song với sự phát triển về thể chất, sự phát triển tinh thần, vận động cũng phát triển nhanh. Từ lúc mới đẻ trẻ chỉ có một số phản xạ bẩm sinh đến cuối thời kỳ bú mẹ trẻ đã có thể biết nói, biết đi, hiểu được nhiều điều, tiếp xúc vui chơi với những người xung quanh mình.

    Thời kỳ bú mẹ
    Thời kỳ bú mẹ
  4. Thời kỳ răng sữa được tính từ 1 đến 6 tuổi. So với thời kỳ bú mẹ thì thời kỳ răng sữa trẻ chậm lớn hơn, chức năng của các bộ phận hoàn thiện dần. Chức năng vận động phát triển nhanh.


    Về tinh thần cũng bắt đầu phát triển mạnh, trẻ ham học, hay tò mò, hay có nhận xét với ngoại cảnh, vì vậy môi trường xung quanh có tác động rất lớn đến sự phát triển tinh thần của trẻ. Hệ thống thần kinh trung ương phát triển mạnh nhất là lời nói, tiếp thu giáo dục tốt, trẻ bắt đầu đi học vào cuối thời kỳ này.

    Thời kỳ răng sữa
    Thời kỳ răng sữa
  5. Thời kỳ thiếu niên được tính từ 7 đến 15 tuổi. Lúc này cấu tạo và chức phận các bộ phận của trẻ đã phát triển hoàn chỉnh giống người lớn. Trẻ có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức, biết suy nghĩ và phán đoán, phát triển trí tuệ thông minh.


    Khi trẻ được 10 tuổi trở lên đặc biệt vào thời kỳ tiền dậy thì đã bắt đầu phân biệt tâm sinh lý giới tính, hệ thống cơ phát triển mạnh, trẻ phát triển nhanh về mặt thể chất.

    Thời kỳ thiếu niên
    Thời kỳ thiếu niên
  6. Con gái dậy thì từ lúc 9 đến 12 tuổi và kết thúc lúc 17 đến 18 tuổi. Con trai dậy thì từ 10 đến 12 tuổi và kết thúc lúc 19 đến 20 tuổi. Ở thời kỳ này trẻ lớn nhanh, biến đổi nhiều về tâm sinh lý. Hoạt động nội tiết và sinh dục chiếm ưu thế. Chức năng sinh dục đã trưởng thành.


    Do có biến động nhiều về tâm sinh lý, sự phát triển về tinh thần và nội tiết chưa ổn định nên trẻ dễ thay đổi tính tình, dễ lạc quan, dễ thất vọng, do đó dễ có những hành vi thiếu suy nghĩ như tự tử, hành vi phạm tội... Trẻ dễ bị rối loạn tâm thần, rối loạn tim mạch.

    Thời kỳ dậy thì
    Thời kỳ dậy thì




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |