Top 10 Thiên tình sử nổi tiếng nhất trên thế giới

Nguyễn Thị Thu Thảo 8786 0 Báo lỗi

Tình yêu là một chủ đề bất tận trong văn học và thi ca. Trong đời ai cũng mong muốn tìm được nửa kia của mình vẹn toàn, xứng đôi vừa lứa. Với những bậc anh ... xem thêm...

  1. Romeo và Juliet được viết vào khoảng 1594 - 1595, dựa trên một cốt truyện có sẵn kể về một mối tình oan trái vốn là câu chuyện có thật, từng xảy ra ở Ý thời Trung Cổ. Câu chuyện bắt đầu tại thành Verona, hai dòng họ nhà Montague và nhà Capulet có mối hận thù lâu đời. Romeo, con trai họ Montague và Juliet con gái họ Capulet, họ đã yêu nhau say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên tại buổi dạ tiệc tổ chức tại nhà Capulet, do là dạ tiệc hóa trang nên Romeo mới có thể trà trộn vào trong đó. Đôi trai gái này đã đến nhà thờ nhờ tu sĩ Friar Laurence bí mật làm lễ cưới.


    Đột nhiên xảy ra một sự việc: do xung khắc, anh họ của Juliet là Tybalt đã giết chết người bạn rất thân của Romeo là Mercutio. Để trả thù cho bạn, Romeo đã đâm chết Tybalt. Mối thù giữa hai dòng họ càng trở nên sâu nặng. Vì tội giết người nên Romeo bị trục xuất khỏi Verona và bị đi đày biệt sứ. Tưởng như mối tình của Romeo và Juliet bị tan vỡ khi Romeo đi rồi, Juliet bị cha mẹ ép gả cho Bá tước Paris. Juliet cầu cứu sự giúp đỡ của tu sĩ Laurence. Tu sĩ cho nàng uống một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết, thuốc có tác dụng trong vòng 42 tiếng. Tu sĩ sẽ báo cho Romeo đến hầm mộ cứu nàng trốn khỏi thành Verona. Đám cưới giữa Juliet và Paris trở thành đám tang. Xác Juliet được đưa xuống hầm mộ. Tu sĩ chưa kịp báo cho Romeo thì từ chỗ bị lưu đày nghe tin Juliet chết, Romeo đau đớn trốn về Verona. Trên đường về chàng kịp mua một liều thuốc cực độc dành cho mình.


    Tại nghĩa địa, gặp Paris đến viếng Juliet, Romeo đâm chết Paris rồi uống thuốc độc tự tử theo người mình yêu. Romeo vừa gục xuống thì thuốc của Juliet hết hiệu nghiệm. Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy xác Romeo bên cạnh đã chết, Juliet rút dao tự vẫn. Cái chết tang thương của đôi bạn trẻ đã thức tỉnh hai dòng họ. Bên xác hai người, hai dòng họ đã quên mối thù truyền kiếp và bắt tay nhau đoàn tụ, nhưng câu chuyện tình yêu ấy vẫn mãi sẽ là nỗi đau rất lớn trong lòng những người biết đến họ.

    Romeo và Juliet trong bộ phim phiên bản 1996
    Romeo và Juliet trong bộ phim phiên bản 1996
    Romeo và Juliet
    Romeo và Juliet

  2. Câu chuyện tình giữa Cleopatra nữ hoàng trị vì Ai Cập cổ đại khi mới 17 tuổi và Mark Anthony - viên tướng của quân đội La Mã được nhen nhóm vào khoảng năm 41 trước công nguyên bởi vào năm này, Antony bắt đầu hình thành liên minh chính trị và quan hệ tình cảm với Cleopatra. Cleopatra vốn là một người phụ nữ vô cùng thông minh, xinh đẹp và sắc sảo. Sử sách chép rằng Cleopatra sở hữu vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, làm say đắm lòng người. Bà trở thành nữ hoàng và cùng với em trai mình đồng cai trị đất nước khi vua cha qua đời. Để củng cố địa vị và đạt được tham vọng lớn của bản thân, Cleopatra đã trở thành người tình của hoàng đế La Mã Julius Caesar. Lúc này, Mark Antony là vị tướng gánh vác toàn bộ trọng trách binh quyền của vương quốc La Mã hùng mạnh.


    Từng gặp Cleopatra và mê đắm nữ hoàng Ai Cập ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng Antony chỉ còn biết ngậm ngùi tiếc nuối khi Cleopatra sánh bước cùng vị thủ lĩnh của mình. Khi Caesar qua đời, quyền lực của La Mã được phân chia làm 2, phía Tây La Mã do Octavia (chị gái của hoàng đế Caesar) cai quản, còn phía Đông La Mã, trong đó có đất nước Ai Cập do Antony quản lý. Mặc dù say mê nữ hoàng Ai Cập ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng chỉ khi hoàng đế Caesar qua đời, Antony mới có cơ hội đến tiếp cận Cleopatra. Một hôm, nhân việc cần thương lượng với Cleopatra vì vấn đề cung cấp quân phí trước đó với hoàng đế Caesar cộng với ước mộng được gặp gỡ riêng với vị nữ hoàng xinh đẹp, Antony đã mời Cleopatra rời đến Tasus. Buổi gặp gỡ với người phụ nữ mà ông đã đem lòng yêu mến từ lâu diễn ra trên một chiếc ngự thuyền lộng lẫy của Cleopatra. Lần đầu tiên xuất hiện trước Antony, Cleopatra ăn mặc tuyệt đẹp tựa như nữ thần giáng thế khiến vị tướng lĩnh này mê mẩn. Buổi gặp gỡ định mệnh đã làm Antony đã quyết định bỏ người vợ của mình đên đi theo tiếng gọi của trái tim. Ngay sau đó, Antony quyết định chuyển đến sống tại Alexandria cùng Cleopatra, cùng nhau bảo vệ vùng đất Ai Cập cũng như vương miện của nữ hoàng. Đó là chuỗi ngày đắm chìm trong hạnh phúc của Antony và Cleopatra. Họ hưởng thụ cuộc sống xa hoa mà lịch sử đã ghi lại không ít giai thoại nổi tiếng. Với sự sắc sảo của mình, Cleopatra không chỉ khiến trái tim của Antony chới với mà bà còn nhắc nhở cho vị tướng này đừng vì tửu sắc mà đánh mất ý chí, bản lĩnh… Chính những điều này đã có tác động rất lớn đến Antony. Tuy nhiên, chuỗi ngày hạnh phúc của cặp tình nhân không được bền lâu bởi việc này khiến Augustus, anh trai của Octavia (vợ cũ của Antony) vô cùng tức giận. Bằng lý lẽ và những dẫn chứng hùng hồn, Augusus đã khiến người dân La Mã hoàn toàn bất mãn và quay lưng lại với cách hành xử của Antony. Bên cạnh đó, ông ta còn thuyết phục được Nghị viện chống lại Ai Cập. Chiến tranh nổ ra, Cleopatra không thể chống lại đã cho binh lính rút quân ngược về Ai Cập. Bất chấp tất cả và bỏ mặc công danh, cũng như vai trò là một vị tướng đang trên chiến trường, Antony đã để mặc quân lính tự chiến đấu để chạy theo Cleopatra.

    Người ta truyền tai nhau rằng, khi hoàn toàn thất bại, Cleopatra đã thử lòng người tình bằng cách thông báo cho Antony tin bà đã chết. Quá yêu và đau đớn trước thông tin này, một ngày tháng 8 năm 30 trước công nguyên, Antony đã dùng kiếm đâm thẳng vào bụng mình để tự vẫn. Không thể chấp nhận và đối diện với cái chết của người đàn ông đã vì mình mà quyên sinh cùng với những thất bại trong chính trị, 11 ngày sau đó, Cleopatra đã tự vẫn. Cảm phục trước chuyện tình yêu của hai người, Augusus đã cho Cleopatra và Antony nằm cạnh nhau trong một ngôi mộ mà Cleopatra đã cho xây dựng từ trước đó, để hai người có thể ở bên nhau mãi mãi. Chuyện tình của Cleoopatra và Antony được coi là bước ngoặt ảnh hưởng lớn đến lịch sử nhân loại, đã kết thúc vương triều Ptolemy, bắt đầu thời kỳ của đế chế La Mã hùng mạnh. Tình yêu của họ sau này được đại văn hào William Shakespeare chuyển thể thành kịch và được lưu diễn toàn thế giới.

    Ngày tháng hạnh phúc của Antony và Cleopatra
    Ngày tháng hạnh phúc của Antony và Cleopatra
    Antony và Cleopatra
    Antony và Cleopatra
  3. Theo các tài liệu cổ, cuộc chiến tranh thành Troy diễn ra vào khoảng năm 1184 Trước Công Nguyên. Nàng Helen là người đàn bà được miêu tả là tuyệt sắc giai nhân, chính là nguyên nhân khiến lịch sử phải ghi nhận một trận chiến tranh vì tình yêu đầy mưu mô và đẫm máu. Trong thần thoại Hy Lạp có miêu tả, câu chuyện bắt đầu tại bữa tiệc của vua Hy Lạp Peleus và thần biển Thetis. Tất cả các thần được mời tới dự tiệc, trong đó có ba người phụ nữ xinh đẹp và quyền lực là Hera, Athene và Aphrodite. Tuy nhiên, do sơ suất, thần chiến tranh Ares đã không được mời. Tức giận vì tổn thương đến lòng tự ái, Ares đã tìm đến Eris là nữ thần bất hòa, xung đột, lừa dối, già nua, buồn phiền để được bày kế gây ra xích mích, tranh chấp. Giúp Ares trút giận, Eris đã gửi đến bàn tiệc một quả táo vàng, có khắc chữ: “Dành cho người đẹp nhất”. Tất cả các khách mời trong buổi tiệc ai cũng hiểu ra một điều đơn giản: Đó chính là phần thưởng dành cho người được xem là hoa khôi trong bữa tiệc. Cả ba vị nữ thần Hera, Athene và Aphrodite đồng loạt tận dụng mọi quyền năng của mình, cố giành cho được quả táo danh dự kia. Cuộc cãi cọ, xô xát ầm ĩ ấy đã đến tai Zeus, vị thần chúa tể.

    Sau khi cân nhắc, Zeus hiểu rằng bản thân không đủ sức để phân xử vấn đề rắc rối này. Thần liền nghĩ đến Paris, chàng trai vừa lịch lãm, vừa chân chất, con vua Priam xứ Troy, ở bên kia biển Aegean,… làm người phán xử. Zeus cử người liên lạc đưa ba vị nữ thần đến chân núi Ida, nơi chàng Paris đang chăn thả đàn gia súc của mình. Choáng ngợp trước cả ba tấm nhan sắc ấy, Paris đã đề nghị được tiếp cận riêng từng vị để sự thẩm định công bằng hơn. Và Paris đã vô cùng kinh ngạc khi nghe mỗi vị nữ thần hứa hẹn những món quà hậu hĩnh nhất: Hera hứa trao cho chàng quyền được cai quản toàn cõi châu Á, Athene hứa trao cho chàng niềm vinh quang bách chiến bách thắng trong các cuộc chiến đấu, còn Aphrodite là vị nữ thần tình yêu và nhan sắc này tỏ ra rất nhạy cảm: Nàng cam đoan sẽ tìm cho Paris một người phụ nữ đẹp nhất thế gian làm bạn trăm năm. Người phụ nữ đó chính là Helen sở hữu sắc đẹp tuyệt trần. Món quà thứ ba của Aphrodite đã làm chàng trai hào hoa nhất, đa cảm nhất xiêu lòng, cuối cùng chàng vui vẻ trao cho Aphrodite quả táo chiếc vương miện hoa khôi. Thực hiện lời hứa, Aphrodite dùng quyền năng của mình đưa Paris đến Sparta, một thành bang lớn của Hy Lạp, nơi Helen đang cùng chồng là Menelaus sống hạnh phúc. Chiếc thắt lưng màu nhiệm của Aphrodite đã làm nên điều kỳ diệu: Paris và Helen đã phải lòng nhau ngay tức thì. Và lợi dụng lúc Menelaus vắng nhà, Helen đã cùng Paris vượt biển sang Troy, không quên mang theo các thứ của hồi môn quí giá của mình. Và nàng đã nghiễm nhiên trở thành vợ Paris, trở thành cô gái của đô thị Troy. Tất nhiên, một vị vua kiêu hãnh như Menelaus đã vô cùng tức giận khi phát hiện ra chuyện này. Với sự trợ giúp của anh trai Agamemnon, một đội quân ước tính 70.000 – 130.000 người, quy tụ rất nhiều anh hùng như Achilles, Odyssey… dong buồm đến thành Troy giành lại Helen.

    Cuộc chiến dai dẳng kéo dài 10 năm. Quân đội Troy tuy ít hơn nhưng có thành lũy quá vững chắc, khiến quân đội Hy Lạp không thể xuyên thủng. Thậm chí cả vua Menelaus và người anh hùng Hector của Troy cũng tử trận. Sau rất nhiều năm chinh chiến, quân Hy Lạp phải áp dụng kế “Ngựa gỗ thành Troy” của Odyssey mới có thể kết thúc cuộc chiến. Mọi chuyện được quyết định vào cái đêm kinh hoàng đối với người dân thành Troy. Cả một đô thị giàu có, với thành quách, lâu đài tráng lệ bị thiêu rụi, để chỉ còn là một đống đổ nát. Tất cả trai tráng trong hoàng tộc cũng như dân chúng bị giết hại, bị bắt bớ đưa đi xa. Phụ nữ già, trẻ, bị bắt làm nô lệ. Những kẻ sống sót thì cấp tập rời khỏi thành, tìm cách trốn thoát khỏi sự truy đuổi của quân Hy Lạp. Và rồi đến lượt những người chiến thắng, sau bao năm chinh chiến xa quê hương, khi trở về hầu hết cũng bị chết trên biển. Cuối cùng, cuộc chiến tranh vì tình yêu, vì danh dự của những người đàn ông chỉ còn sự im lìm bên bờ biển một vùng đất hoang tàn, trơ lạnh, như một chứng tích còn sót lại sau những tháng ngày náo động,…

    Paris và Helen
    Paris và Helen
    Paris và Helen
    Paris và Helen
  4. Josephine là tên Napoleon đã từng gọi người vợ đầu tiên của mình. Bà được sinh ra với tên gọi Marie Josephe Rose Tascher de La Pagerie, con gái của một quý tộc nhỏ. Có một câu chuyện kể lại rằng, Josephine sinh ra và lớn lên tại Martinique (Pháp), một thầy bói đã nói với cô rằng: “Một ngày nào đó, cô sẽ là Nữ hoàng Pháp và còn hơn cả một nữ hoàng”. Khi đó, bà chỉ bật cười và cho rằng những lời đó thật sự hoang đường, không có thật. Năm 16 tuổi, Josephine kết hôn với quý tộc Alexandre de Beauharnais và sinh ra hai người con một trai, một gái. Nhưng cuộc hôn nhân đó không kéo dài, năm 1794 chồng bà bị bắt vào tù vì tội phản quốc, bà cũng bị tống giam theo. Beauharnais sau đó đã bị xử tử. Người vợ góa trong thời gian ở tù đã kịp thời làm quen với những người tướng lĩnh ở đó. Duyên dáng, quyến rũ và thích những cuộc phiêu lưu tình ái, ngay sau đó bà trở thành tình nhân của Paul Barras - một vị chỉ huy.


    Tuy nhiên, Paul luôn “thèm của lạ” muốn kiếm một tình nhân khác, ông dần dần không còn dành nhiều tình cảm cho Josephine nữa. Cùng thời điểm ấy, ông giới thiệu vị tướng trẻ tuổi Napoleon cho Josephine. Người gặp Napoleon đầu tiên không phải là Josephine mà là con trai bà. Trong hồi ký của thư kí riêng Napoleon có ghi lại, thời điểm đó cậu bé muốn trình diện với tướng Napoleon để nói về thanh kiếm của mình. Vị tướng trẻ dù bận rộn nhưng vẫn dành thời gian tiếp đón. Ông rất thích cậu bé và khen ngợi về thanh kiếm tốt. Khi Josephine biết sự ưu ái của vị tướng trẻ dành cho con trai, bà muốn gặp mặt và cảm ơn. Ngay từ lần đầu tiên đó, Napoleon đã mê mẩn góa phụ này. Khi ấy, bà đã 32 còn ông mới 26 tuổi. Maneval thư ký riêng của Napoleon tiết lộ: “Josephine có sức hấp dẫn không thể cưỡng lại nổi. Cô ấy không quá đẹp nhưng rất có duyên”. Hồi đó, Napoleon đã có vị hôn thê là Eugenie nhưng ông không thể cưỡng lại được nét yêu kiều, sự duyên dáng của Josephine. Sau 6 tháng theo đuổi ráo riết cùng hàng chục lá thư tay gửi tới để bày tỏ tình cảm, Napoleon đã có được trái tim người đẹp. Đám cưới của cả hai được tổ chức vào tháng 1/1976 tại Paris trong một nghi lễ dân sự và có nhiều điều không phù hợp do thân thế nhạy cảm của cặp đôi. Cô dâu tự ý giảm 4 tuổi còn 29 tuổi, chú rể đưa địa chỉ và ngày sinh cũng sai. Chỉ hai ngày sau đám cưới, Napoleon tiếp tục hành trình chinh phạt của mình và đến Ý. Josephine ở lại Paris. Napoleon yêu vợ sâu sắc. Tình cảm của ông như một sự ám ảnh vậy. Ông say mê viết thư cho vợ hằng ngày và coi đó là nhiệm vụ không thể thiếu của mình. Họ đã có nhiều “cuộc nói chuyện bẩn thỉu” trong những lá thư tình. Không thể ở bên vợ ngày ngày, Napoleon đã dùng từ ngữ để bày tỏ tình yêu đến điên dại của chính mình.


    “Anh sẽ hạnh phúc biết bao nếu có thể giúp em cởi quần áo, thấy bộ ngực trắng nhỏ nhắn, khuôn mặt đáng yêu, mái tóc buộc gọn trong chiếc khăn quàng cổ”, hay “Không có Josephine của anh, không có sự đảm bảo cho tình yêu của em thì dường như chẳng còn gì tồn tại trên Trái Đất, anh có thể làm gì đây”… Đó đều là những câu từ mà vị tướng tài ba gửi đến vợ. Là một vị tướng lĩnh xông pha trên sa trường nhưng Napoleon luôn dành thời gian để gửi gắm tình yêu qua thư. Ông thậm chí còn trách cứ tham vọng của bản thân khiến mình mãi chinh chiến như vậy: “Anh nguyền rủa vinh quang và tham vọng đã khiến linh hồn rời khỏi cuộc đời anh”. Sự điên cuồng trong tình yêu của Napoleon còn thể hiện từ cách ông cho thám tử đi theo dõi vợ hằng ngày. Vợ làm gì, đi với ai, mặc đồ thế nào đều được ghi lại cả… Cuộc tình này, tình yêu này có lẽ là điều gây tổn hại cho chính cuộc đời của Napoleon.

    Napoleon và Josephine
    Napoleon và Josephine
    Napoleon và Josephine
    Napoleon và Josephine
  5. Trong truyện cổ Celtic có một câu chuyện tình buồn và đẹp của chàng Tristan và nàng Isolde. Chuyện kể rằng, Tristan là một chàng trai trẻ được chú của mình, vua Mark xứ Cornwall phái đến Ireland để hộ tống vị hôn thê của ông là công chúa Isolde về nước. Trước khi lên đường, hoàng hậu đã đưa cho con gái một lọ thuốc tình yêu để nàng uống cùng vua Mark trong đêm tân hôn. Ấy vậy mà, số phận run rủi thế nào mà Tristan và Isolde đã vô tình uống lọ thuốc trên đường về. Vậy là đôi trai gái đem lòng yêu nhau. Khi phát giác ra mối tình này, vua Mark vô cùng tức giận vì sự phản bội của người cháu. Ông ra lệnh xử tử Tristan nhưng chàng và người tình đã may mắn chạy thoát và trốn trong rừng sâu. Nhà vua quyết tâm bắt được đôi trai gái nên không ngừng lùng sục.


    Một đêm nọ, cuối cùng ông cũng tìm được chỗ ẩn nấp của Tristan và Isolde. Cả hai đang say ngủ không hề hay biết đã bị tìm thấy. Nhưng thật kỳ lạ, cả hai nằm bên cạnh nhau nhưng vẫn để một thanh kiếm sắc chia đôi ở giữa, không ai động chạm vào ai. Chứng kiến sự ngay thẳng và tình yêu trong sáng của hai người, vua Mark nguôi cơn giận và quyết định tác thành cho họ... à không, đùa đấy, còn lâu nhé, hehe. Nhà vua chỉ chấp nhận tha chết cho họ nhưng Isolde phải ưng thuận làm vợ vua còn Tristan thì rời khỏi vương quốc. Chàng Tristan bắt tàu sang Pháp và làm đám cưới với con gái của một vị công tước, một tiểu thư xinh đẹp cũng có tên là Isolde. Có lẽ Tristan đồng ý lấy nàng không phải vì nhan sắc hay địa vị mà chính bởi cái tên gợi nhớ đến người tình cũ. Rồi đến một ngày nọ, Tristan lâm bệnh nặng. Có lẽ là tâm bệnh phải chữa bằng tâm dược.

    Chàng viết thư cho nàng Isolde tình yêu đích thực của mình, mong nàng đến gặp một lần. Có như vậy chàng mới có thể hồi phục. Tristan ngày đêm mong ngóng người tình đến nhưng vì bệnh nặng, chàng không thể ra khỏi giường được. Vậy là chàng đành nhờ người vợ hiện tại ra bến cảng ngóng tin. Chàng căn dặn vợ, như trong thư gửi Isolde đã viết, nếu con tàu từ Cornwall cập bến mang buồm trắng thì tức là Isolde có mặt trên tàu, còn nếu con tàu có cánh buồm đen, tức là ngược lại, nàng sẽ không bao giờ đến .Người vợ ra bến cảng và nhìn thấy con tàu mang buồm màu trắng, nhưng vì sự ghen tuông, cô quyết định về nói dối chồng và bảo rằng cánh buồm màu đen. Tristan tuyệt vọng khi nghe tin và trút hơi thở cuối cùng. Khi nàng Isolde đến nơi thì muộn rồi. Quá đau khổ, nàng Isolde cũng qua đời. Từ dưới mộ của 2 người mọc ra 2 cây, cành lá của chúng quấn chặt vào nhau, tựa như số phận của Tristan và Isolde cuối cùng cũng được ở bên nhau mãi mãi.

    Tristan và Iseult hạnh phúc bên nhau
    Tristan và Iseult hạnh phúc bên nhau
    Tristan và Iseult
    Tristan và Iseult
  6. Orpheus là con trai vua Oeagrus xứ Thrace và nữ thần thi ca Calliope. Ngay từ khi còn nhỏ, Orpheus đã bộc lộ năng khiếu thiên bẩm về âm nhạc, đặc biệt là tài năng đánh đàn lia không ai sánh bằng. Có người kể rằng, mỗi lần Orpheus cất tiếng đàn, tức thì gió ngừng thổi, cây cỏ ngừng đung đưa và muôn thú ngừng nói chuyện, tất cả đều im lặng dõi theo, như thể sợ làm gián đoạn khúc nhạc thần. Sau này, Orpheus tình cở gặp Eurydice, một cô gái hồn nhiên và đẹp tựa ánh mặt trời trên đường đi đến Athens. Như thể có duyên tiền định, 2 người yêu nhau ngay từ phút đầu tiên và một đám cưới linh đình được tổ chức liền sau đó. Vợ của Orpheus – nàng Eurydice là một nữ thần xinh đẹp, nết na. Họ sống bên nhau rất hạnh phúc, cho đến ngày thần Aristaeus (thần đất đai và nông nghiệp) xuất hiện. Choáng ngợp trước sắc đẹp của Eurydice, thần Aristaeus quyết tâm giành nàng về mình cho bằng được.

    Khi đang chạy trốn khỏi thần Aristaeus, Eurydice đạp phải một tổ rắn và bị cắn chết. Từ đó, Orpheus sống như người mất hồn trong căn nhà ngập tràn những ký ức của anh và người vợ quá cố. Quá đau khổ với cuộc sống không có Eurydice, Orpheus tìm đường xuống địa ngục để cầu xin Hades – chúa tể thế giới bóng đêm – trả lại sinh mạng người vợ yêu dấu. Bằng những điệu nhạc bi thương, ai oán, kể lên nỗi lòng người nhạc công khi mất đi nửa kia linh hồn của mình, Orpheus đã lấy được những giọt nước mắt hiếm hoi của lão lái đò địa ngục và cả con chó 3 đầu Cerberus để đến gặp được Hades. Trước mặt Hades và vợ Persephone, Orpheus kể về nỗi lòng và sự đau khổ của mình khi mất vợ, rồi chàng cất lên một điệu nhạc từ tận đáy lòng mình… cả chốn địa phủ thê lương, từ những linh hồn vô cảm đến các vị thần đều không cầm được nước mắt trước khúc ca thuần khiết và bi thương. Persephone giàn dụa nước mắt, trong khi Hades lắc đầu thở dài, rồi họ đồng ý cho Orpheus dẫn Eurydice về nhân gian. Rồi, Eurydice được tử thần Thanatos dắt ra, khoảnh khắc hội ngộ sau khi sinh tử biệt ly của đôi trai tài gái sắc làm cả địa phủ cũng vui mừng thay cho họ. Trước khi từ giã, Hades dặn Orpheus rất kĩ một điều: “Trên đường dẫn Eurydice về nhân gian, không được ngoái đầu nhìn lại, dù chỉ một lần” Orpheus gật đầu và không quên cảm ơn Hades, sau đó chàng dắt Eurydice đi. Nhưng, khi đã đi được một thời gian lâu, Orpheus chợt nhận ra rằng chàng không hề nghe thấy tiếng bước chân và hơi thở của Eurydice (do Eurydice lúc này vẫn là người chết), Tưởng Euridyce bị lạc đường, Orpheus hoảng hốt quay đầu lại. Và tất cả những gì chàng kịp thấy là hình ảnh của người vợ dấu yêu bị hút dần về phía màn đêm thăm thẳm của chốn địa ngục âm u, nhanh đến nỗi Orpheus không kịp gọi tên vợ mình một lần cuối… Orpheus gào lên đau khổ và lật đật chạy theo, đến dòng sông Acheron, lão lái đò lắc đầu từ chối không cho chàng qua lần nữa, dù Orpheus đã quỳ ở đó 7 ngày 7 đêm. Lúc này chàng càng trở nên tuyệt vọng cùng cực, khi tưởng như đã đoàn tụ với người vợ chàng yêu thương hết mực, thì số phận li chia ly họ một cách quá bất ngờ và tàn nhẫn…

    Trở về dương gian, Orpheus như người mất hồn, chàng không còn để tâm đến cô gái nào nữa, và vì thế, chàng bị xem là kiêu ngạo. Trong một lễ hội mừng thần rượu nho Dionysus, chàng bị một đám đàn bà say xỉn đánh đập đến chết, chúng vứt xác chàng xuống sông cùng cây đàn lia gãy nát. Thế mới thấy được cách con người tầm thường đối xử với giá trị âm nhạc thuần khiết tàn nhẫn như thế nào. Kỳ lạ thay, dù người và vật đã chết, nhưng những giai điệu bi ai vẫn ngày ngày cất lên từ làn nước lạnh buốt, có lẽ, giờ này Orpheus vẫn sống mãi với tình yêu bất tận chàng dành cho âm nhạc và nàng Eurydice thể hiện qua biểu tượng cây đàn lia bây giờ.

    Orpheus và Eurydice
    Orpheus và Eurydice
    Orpheus và Eurydice
    Orpheus và Eurydice
  7. Không chỉ văn hóa Á Đông mới có những câu chuyện tình buồn mà thần thoại phương Tây cũng không ít mối tình éo le, đau khổ. Trong đó, thiên tình sử của nữ thần Artemis với chàng Orion là một điển hình. Artemis là nữ thần trong trắng và tươi trẻ nhất vùng đất Olympus. Trong một lần đi săn, nàng tình cờ gặp gỡ và quen biết Orion, con trai của thần đại dương Poseidon và 1 người con gái trần gian. Vốn say mê cung thuật, nữ thần nhanh chóng cảm kích trước tài năng săn bắn của Orion và vẻ ngoài cường tráng của chàng nên chẳng bao lâu sau, tình yêu đã nảy nở giữa hai người. Chuyện đến tai thần Apollo, anh trai của Artemis.


    Vừa trải qua một cuộc tình đau khổ với tiên nữ Daphne và để bảo vệ cho sự trong trắng vĩnh hằng của nữ thần, thần kiên quyết phản đối lời cầu hôn của Orion dành cho Artemis. Apollo thách nữ thần bắn trúng một vật trôi nổi trên biển. Không do dự, Artemis liền giương cung lên và bắn những mũi tên tuyệt đích. Nhưng oái ăm thay, vật mà nữ thần bắn trúng chính là cái đầu của Orion. Thần Zeus sau đó đã biến Orion thành 1 chòm sao trên bầu trời. Artemis vốn là nữ thần săn bắn, đã từng lập một lời thề sẽ không bao giờ kết hôn để bảo vệ trinh tiết. Song, trước tài năng và vẻ đẹp của chàng thợ săn Orion, Artemis đã đem lòng say mê ngay từ cái nhìn đầu tiên. Dẫu vậy, dù yêu nhau mãnh liệt, cùng nhau đi săn, ăn tối nhưng Artemis vẫn luôn tuân theo lời thề của mình chưa một lần ngủ với Orion. Chuyện tình đẹp như mơ của hai người bị chính người anh em sinh đôi của Artemis thần Mặt trời Apollo ngăn cản. Thần luôn cho rằng dù Artemis có lý trí thế nào cũng sớm muộn gì cũng kết hôn với Orion. Vì vậy, Apollo đã thừa lúc Orion đang bơi xa bờ, nhìn từ xa chỉ thấy đầu chàng là một chấm đen nhỏ trên mặt nước bèn tới gặp Artemis.


    Apollo chê khả năng bắn cung của Artemis và thách nàng bắn trúng chấm đen nhỏ đang di chuyển trên đại dương. Vì quá nóng giận trước sự giễu cợt của anh trai, Artemis giương cung và bắn thẳng vào mục tiêu mà Apollo chỉ đầu của Orion. Mũi tên bay đi rất nhanh và tất nhiên, giết chết Orion. Khi xác chàng dạt vào bờ, Artemis đau đớn tột cùng và nhận ra chính tay mình đã giết chết người yêu. Thần đau buồn và hóa thân xác Orion thành một chòm sao để hàng đêm có thể ở bên cạnh người yêu đã khuất của mình.

    Artemis bên xác Orion
    Artemis bên xác Orion
    Artemis – Orion
    Artemis – Orion
  8. Những thiên tình sử không chỉ xuất hiện từ thời cổ đại hay trung đại mà đến thời hiện đại vẫn có những chuyện tình khiến người đời vô cùng ngưỡng mộ. Như hai nhà khoa học nổi tiếng Marie và Pierre Curie là một ví dụ điển hình. Marie Curie (7/11/1867- 4/7/1934) là nhà vật lý, hóa học nổi tiếng người Ba Lan. Tình yêu của bà với nhà khoa học người Pháp Pierre Curie đẹp và kết thúc có hậu. Ngay từ nhỏ Marie đã bộc lộ tư chất thông minh hơn người và đam mê khám phá khoa học. Marie biết đọc lúc chỉ có 4 tuổi, lúc nào cũng đứng đầu lớp và có rất nhiều thành tích xuất sắc và học giỏi nhiều môn. Nhưng Marie chẳng thấy vui vì thời đó, người Ba Lan bị cấm đọc, viết tiếng Ba Lan và phải tuân thủ theo các luật lệ của Nga, Tuy nhiên, gia đình vẫn nói tiếng Ba Lan và hát những bài ca dân gian nhằm mong muốn bản sắc dân tộc không bị mai một đi. Hơn nữa, bố của Marie bị đuổi việc, gia đình phải chuyển đến một khu tập thể. Chị cả của Marie, Sophie, qua đời vì bệnh thương hàn. Sau đó, mẹ của Marie cũng qua đời vì bệnh lao phổi, năm Marie 11 tuổi. Tuy nhiên, thời kỳ đó, Ba Lan vẫn chưa công nhận khả năng của nữ giới nên Marie phải đến Paris, Pháp năm 1891 để học trường Sorbonne.


    Tại đây, cô gái tóc vàng dành thời gian và tâm huyết đọc sách, nghiên cứu trong thư viện hoặc trong các phòng thí nghiệm.Sự cần cù, chăm chỉ của Marie đã lọt vào mắt của Pierre Curie, giám đốc một phòng thí nghiệm nơi Marie làm việc. Marie đã gặp gỡ Pierre Curie, một nhà khoa học thiên tài có cùng chí hướng và đam mê giống cô. Marie rất vui khi được gặp Pierre. Tuy nhiên, thời ấy mọi người hay có quan niệm rằng nữ giới không thể trở thành nhà khoa học. Sau một thời gian, Pierre đã nhận ra, ai cũng có thể trở thành nhà khoa học và đã ngỏ lời tỏ tình thật lãng mạn đến với Marie. Lần đầu, Marie còn lưỡng lự vì tổ quốc Ba Lan của mình, người cha của mình và gia đình còn ở Ba Lan nhưng sau đó, bà chấp thuận lời cầu hôn của Pierre và đổi tên mình thành Marie Curie. Sự đồng cảm cộng với tình yêu khoa học đã giúp hai tâm hồn đến với nhau. Họ kết hôn năm 1895. Năm 1903, Marie cùng chồng và nhà khoa học Henri Becquerel nhận giải Nobel vật lý vì nghiên cứu phóng xạ. Năm 1911, bà tiếp tục nhận giải Nobel vì khám phá ra 2 nguyên tố hóa học polonium và radium. Khi chồng qua đời, Marie quyết tâm tiếp tục sự nghiệp khoa học của chồng. Bà trở thành nữ giảng viên đầu tiên tại trường đại học Sorbonne. Bà dạy cho đến khi qua đời năm 1934 .


    Ngay khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, bà đã bán giải Nobel làm bằng vàng của mình và chồng để giúp trong nỗ lực chiến tranh. Bà chú trọng việc điều trị các thương binh ngay tại chiến trường vì bà cho rằng cần phải điều trị cho họ càng sớm càng tốt. Bà thấy rằng cần một trung tâm X-quang thực địa gần tiền tuyến để hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật ngay gần chiến trường. Bà đã nghiên cứu và mua thiết bị X-quang, các xe X-quang di động và máy phát điện phụ trợ. Những máy này được cung cấp lực từ xạ khí radium, một loại khí phóng xạ không màu, được phát ra bởi radium, sau này được nhận ra là radon để khử trùng mô bị nhiễm bệnh. Marie đã tinh chế khí này từ một gam bà được tặng. Bà trở thành giám đốc của Dịch vụ X-quang Chữ thập đỏ và thành lập Trung tâm X-quang phục vụ cho Quân đội đầu tiên của Pháp, hoạt động vào cuối năm 1914. Bà còn có sự hỗ trợ đắc lực từ chính người con gái đầu 17 tuổi của mình Irène và một bác sĩ Quân y khác. Marie đã chỉ đạo lắp đặt 20 xe X-quang di động và 200 đơn vị X quang khác tại các bệnh viện dã chiến trong năm đầu tiên của cuộc chiến. Sau đó, bà bắt đầu đào tạo những người phụ nữ khác làm phụ tá. Người ta ước tính rằng hơn một triệu binh sĩ bị thương đã được điều trị bằng các đơn vị tia X của bà. Vì rất bận rộn với công việc chữa trị nơi chiến trương nên bà đã thực hiện rất ít nghiên cứu khoa học trong thời gian đó. Dù có rất nhiều những đóng góp nhân đạo vô cùng to lớn cho nỗ lực chiến tranh của Pháp nhưng bà lại không nhận được bất cứ lời công nhận nào từ chính phủ Pháp.

    Marie và Pierre Curie
    Marie và Pierre Curie
    Marie và Pierre Curie
    Marie và Pierre Curie
  9. Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài là một truyền thuyết Trung Quốc về chuyện tình đẹp nhưng đầy bi kịch của một đôi trai gái, Lương Sơn BáChúc Anh Đài hay còn được viết tắt là Lương Chúc, từ tên gọi của hai người mà truyền thuyết này được biết đến trong tiếng Trung là 梁山伯與祝英台. Truyền thuyết Trung Hoa này thường được so sánh với câu chuyện tình yêu Romeo và Juliet của nước Anh. Sáu thành phố tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã cộng tác từ năm 2004 để chính thức đề nghị UNESCO công nhận truyền thuyết này là Di sản văn hoá phi vật thể thế giới, với dự kiến đệ trình năm 2006 thông qua Bộ văn hóa Trung Quốc.


    Lương Sơn BáChúc Anh Đài là thiên tình sử được coi là nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa. Trong truyền thuyết Trung Hoa, chuyện tình Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài xảy ra vào thời Đông Tấn (317 - 420). Thời ấy, Chúc Anh Đài là một thiếu nữ thông minh quê ở Chiết Giang. Vì yêu thích thơ văn nên cô đã cải trang thành con trai để đi học tại trường Nghi Sơn, Hàng Châu. Trên đường đi, cô quen Lương Sơn Bá một thư sinh học cùng trường. Học cùng nhau 3 năm, Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài vô cùng thân thiết. Về phần mình, Lương Sơn Bá chẳng hề hay biết người huynh đệ kết nghĩa lại chính là một cô gái. Còn Chúc Anh Đài, thời gian bên nhau khiến cô đem lòng yêu Sơn Bá. Khi rời trường, cô còn hứa sẽ thu xếp để chàng cưới em gái mình (thực chất là ý nói cô). Lương Sơn Bá sau đó tới nhà Chúc Anh Đài đã phát hiện ra giới tính thật sự của người huynh đệ. Hai người từ đó yêu nhau say đắm, nguyện sống chết cùng nhau. Trớ trêu thay, cha mẹ Chúc Anh Đài đã hứa gả cô cho Mã Văn Tài một thiếu gia giàu có. Âu sầu vì duyên tình ngang trái, Lương Sơn Bá lâm bệnh và qua đời khi đang làm quan tri huyện. Câu chuyện kết thúc vào ngày cưới của Chúc Anh Đài khi đoàn rước dâu đi ngang qua mộ Lương Sơn Bá. Khi ấy, một trận cuồng phong nổi lên, Chúc Anh Đài lúc đó đang cúng tế mộ người tình đã khuất bỗng thấy nắp mộ mở ra. Nàng chẳng hề đắn đo suy nghĩ mà đi thẳng vào và biến mất. Người đời sau kể lại, từ phần mộ của Lương Sơn Bá, một đôi bướm quấn quýt bên nhau bay ra có lẽ cũng chính là hóa thân của đôi tình nhân sẽ mãi ở bên nhau trong kiếp uyên ương hồ điệp.


    Ghi chép sớm nhất về truyền thuyết này có vào cuối thời nhà Đường. Trong Tuyên thất chí, tác giả Trương Độc vào khoảng những năm 850–880 có viết: “Anh Đài, con gái nhà họ Chúc ở Thượng Ngu, cải trang thành nam tử, cùng học với Lương Sơn Bá đến từ Cối Kê. Sơn Bá không biết Anh Đài là gái nên xem Anh Đài là bạn thân, hai ngươi cùng ở cùng phòng với nhau. Tự hiệu của Sơn Bá là Xử Nhân. Chúc Anh Đài quay về nhà trước. Hai năm sau, Lương Sơn Bá đến thăm nhà nàng, chỉ khi đó mới biết nàng là gái, vì thế cảm thấy buồn bã như mất đi điều thuộc về mình. Lương Sơn Bá muốn cầu hôn với cha mẹ Chúc Anh Đài, nhưng gia đình nàng đã đồng ý gả nàng cho con trai nhà họ Mã. Sơn Bá nhậm chức huyện lệnh tại huyện Ngân, sau đó chết tại nhiệm sở và được chôn cất tại phía tây thành Mậu. Khi Chúc Anh Đài được hộ tống đến nhà họ Mã bằng đường thủy thì thuyền cứ dừng lại trước mộ, không thể di chuyển được vì gió to và sóng cả. Sau khi biết rằng đó là mộ của Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài lên bờ kêu gào khóc thương, đất bỗng tự mở ra; Chúc Anh Đài vì thế cũng được chôn cất trong mộ. Tạ An, khi đó là thừa tướng nhà Tấn, tấu biểu cho đề lên mộ câu "Nghĩa phụ trủng" .

    Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài trong phim truyền hình phiên bản 2007
    Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài trong phim truyền hình phiên bản 2007
    Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài
    Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài
  10. Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bê việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.


    Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên gia ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau vào ngày 7 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu LangChức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu. Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu. Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai, họ cãi nhau chí chóe nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều. Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh. Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông. Tuy nhiên sau một thời gian vì cảm thương cho sự chia lìa của cặp vợ chồng, Ngọc Hoàng đã trả lại hình hài cho những người thợ mộc và ra lệnh họ phải làm một cây cầu thật vững chắc để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp nhau. Từ đó, Ngưu Lang và Chức Nữ được sống bên nhau.


    Có lẽ do tích này mà vùng Bình Định (miền Trung Việt Nam) có từ "quạ làm xâu" nói về những con quạ vắng đi đâu một thời gian rồi trở về với cái đầu trọc lóc trong rất khôi hài. Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo ra.


    Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau trên cầu Ô Thước
    Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau trên cầu Ô Thước
    Ngưu Lang - Chức Nữ
    Ngưu Lang - Chức Nữ



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |