Top 15 Thí nghiệm khoa học trẻ có thể tự làm
Để kích thích sự phát triển của trẻ nhỏ thì cách tốt nhất là cho trẻ tiếp xúc với thực tế thật nhiều để trẻ có thể hiểu hơn về thế giới xung quanh. Bài viết ... xem thêm...này, Vietnam9news.com sẽ chia sẻ những thí nghiệm khoa học trẻ có thể tự làm. Bố mẹ hay các cô giáo mầm non có thể cho trẻ tự làm để kích thích sự phát triển tư duy của trẻ nhỏ.
-
Chuẩn bị:
- Một túi nhựa nén,
- Một ít nước,
- Thuốc nhuộm thực phẩm màu xanh,
- Một đôi tay và trí tưởng tượng.
Thí nghiệm:
- Nhỏ 4-5 giọt thuốc nhuộm vào nước.
- Để trông tự nhiên hơn, bạn có thể vẽ những đám mây và sóng nước trên bề mặt túi rồi đổ nước nhuộm màu vào.
- Dán chặt miệng túi và treo lên cửa sổ bằng một ít băng dính.
- Chờ đợi kết quả và bạn sẽ không phải thất vọng. Bạn đã có một chiếc máy tạo thời tiết ở nhà, trẻ sẽ thỏa thích ngắm những hạt mưa đổ vào biển cả.
Giải thích:
- Trái Đất có một lượng nước hạn chế, do đó hành tinh của chúng ta có hiện tượng tuần hoàn nước.
- Dưới ánh nắng mặt trời ấm áp, nước trong túi bốc hơi và trở thành hơi nước.
- Hạ nhiệt, nó biến đổi thành chất lỏng và rơi xuống như những hạt mưa.
- Hiện tượng này có thể quan sát thấy trong túi một vài ngày, nhưng nó xảy ra mọi lúc ở thế giới bên ngoài.
-
Chuẩn bị:
- Nước,
- Lọ thủy tinh trong suốt có đậy nắp (càng cao càng tốt),
- Nước rửa bát,
- Thuốc nhuộm,
- Sequin (kim sa).
Thí nghiệm:
- Đổ nước đầy 3/4 bình và thêm một vài giọt nước rửa bát.
- Sau vài giây, thêm thuốc nhuộm và sequin.
- Những thứ này có tác dụng giúp bạn nhìn rõ vòi rồng hơn.
- Đóng nắp lọ, lắc theo chuyển động xoắn ốc và quan sát.
Giải thích:
- Khi lắc bình theo chuyển động tròn, bạn tạo ra một vòng xoáy nước như vòi rồng tí hon.
- Nước chuyển động nhanh quanh trung tâm xoáy nước là do lực ly tâm.
- Hiện tượng vòi rồng cũng xảy ra trong tự nhiên nhưng chắc chắn trẻ nên nhìn thấy nó chỉ trong lọ thí nghiệm ở nhà.
-
Chuẩn bị:
- Một lọ thủy tinh,
- 5 cốc nhỏ,
- Một cốc nước nóng,
- Một chiếc muỗng,
- Một ống tiêm
- Một đứa trẻ hảo ngọt.
- Một ít kẹo: 2 màu đỏ, 4 màu cam, 6 màu vàng, 8 màu xanh và 10 màu tím.
Thí nghiệm:
- Đổ 2 muỗng canh nước vào mỗi cốc.
- Cho kẹo đúng số lượng vào cốc theo từng màu.
- Nước nóng sẽ giúp kẹo hòa tan nhanh hơn.
- Nếu kẹo tan chậm, bỏ vào lò vi sóng trong 30 giây.
- Để chất lỏng nguội theo nhiệt độ phòng.
- Sử dụng ống tiêm, đổ chất lỏng vào lọ thủy tinh, bắt đầu với cốc có lượng chất lỏng nhiều nhất (màu tím) và kết thúc với cốc có lượng chất lỏng ít nhất (màu đỏ).
- Sẽ tốt hơn nếu nhỏ các giọt nước vào cạnh bình để chúng rơi xuống từ từ. Kết quả là bạn sẽ có một cốc nước cầu vồng.
Giải thích:
- Toàn độ bí mật ở đây là mật độ chất lỏng.
- Các lớp dày hơn và nặng hơn di chuyển xuống dưới nhanh hơn, trong khi lớp mỏng hơn nổi trên bề mặt
-
Chuẩn bị:
- Một quả chanh,
- Tăm bông,
- Một mảnh giấy,
- Một chiếc lọ,
- Bất kỳ vật gì để trang trí (trái tim, sequin)
Thí nghiệm:
- Vắt một ít nước cốt chanh vào cốc rồi nhúng tăm bông vào đó.
- Sử dụng nó để viết thông điệp bí mật của bạn.
- Để dòng chữ hiện ra, bạn cần làm tờ giấy nóng lên (bằng cách ủi hoặc giữ tờ giấy phía trên ngọn lửa, vật nóng).
- Hãy chắc chắn không để trẻ làm việc này một mình.
Giải thích:
- Nước chanh là chất hữu cơ có thể bị oxy hóa (phản ứng với oxy).
- Khi gặp nhiệt độ cao, nó sẽ chuyển thành màu nâu và cháy nhanh hơn so với giấy.
- Nước cam, sữa, giấm, rượu, mật ong và nước ép hành tây có hiệu quả tương tự.
-
Chuẩn bị:
- Kẹo dẻo,
- Baking soda,
- Giấm,
- Thớt,
- Dao
- Hai cốc sạch.
Thí nghiệm:
- Cắt mỗi thanh kẹo dẻo thành 4 miếng dài.
- Nên nhúng dao vào nước trước khi cắt để không bị dính.
- Sau đó hòa tan 3 thìa baking soda vào nước ấm.
- Đặt những sợi kẹo dẻo trong dung dịch baking soda và chờ khoảng 15 phút.
- Tiếp theo, lấy chúng ra và đặt vào cốc có chứa giấm.
- Chúng sẽ ngay lập tức sủi bọt, bắt đầu nhảy múa và nổi lên bề mặt.
Giải thích:
- Khi bạn đặt những sợi kẹo dẻo đã nhúng soda vào giấm, axit axetic phản ứng với bicarbonate có trong baking soda.
- Bọt cacbon dioxit xuất hiện trên những sợi dẻo này và kéo chúng lên bề mặt nước, khiến chúng như đang nhảy múa.
- Khi lên đến bề mặt, các bọt bóng vỡ và sợi kẹo dẻo rơi xuống đáy, sau đó lại sản xuất bọt bóng mới và nổi lên lần nữa.
- Để có tác dụng tốt nhất, hãy sử dụng chỉ 4 sợi kẹo dẻo ở một thời điểm để chúng có không gian tự do "nhảy múa".
-
Chuẩn bị:
- 1-2 quả trứng,
- Băng dính,
- Một chiếc tất da mỏng,
- Một nồi nước.
Thí nghiệm:
- Trước khi bắt đầu, bạn nên quan sát quả trứng bằng đèn pin.
- Rất dễ nhìn xuyên qua.
- Sau đó bọc kín trứng bằng băng dính.
- Đặt trứng vào khoảng giữa tất, vặn xoắn hai bên.
- Cầm hai đầu tất và xoay trứng quanh trục của nó.
- Soi đèn pin thêm lần nữa để xem trứng sẵn sàng cho sự kỳ diệu.
- Luộc trứng mà không cần tháo băng dính, đảo nó từ mặt này sang mặt kia.
- Luộc trong 10 phút, sau đó để nguội và bóc vỏ.
- Kết quả, bạn sẽ có một quả trứng với lòng đỏ bên ngoài và lòng trắng bên trong
-
Chuẩn bị:
- 2 quả trứng,
- 2 ly nước
- Một ít muối.
Thí nghiệm:
- Cốc 1: Đổ nước tinh khiết bình thường vào.
- Cốc 2: Đổ nước nóng và cho từ 4-5 thìa muối, khuấy để muối tan hoàn toàn. Khi nước nguội trở lại thì ta sẽ thí nghiệm và quan sát hiện tượng.
Hiện tượng:
- Thả một quả trứng vào cốc thứ nhất, bạn sẽ thấy trứng nhanh chóng chìm xuống đáy.
- Tuy nhiên, khi thả trứng vào hai cốc còn lại, trứng sẽ nổi lên.
Giải thích:
- Cốc 1 trứng chìm do: Mật độ phân tử của vỏ trứng lớn hơn nhiều so với nước tinh khiết vì vậy quả trứng chìm xuống đáy cốc.
- Cốc 2 trứng nổi do: Mật độ phân tử của nước muối cao hơn so với vỏ trứng, do đó quả trứng được các phân tử nước muối nâng đỡ nên không thể chìm xuống được.
-
Chuẩn bị:
- Một que diêm.
- Đèn pin
Thí nghiệm:
- Đốt que diêm lên và để nó cách tường khoảng 15cm.
- Chiếu đèn qua tay đang cầm que diêm. Bạn sẽ thấy chỉ có bóng bàn tay và que diêm xuất hiện trên tường, không có ngọn lửa.
Hiện tượng:
- Bạn sẽ chỉ nhìn thấy tay và thân que diêm hiện lên tường. Còn bóng của ngọn lửa không hiện lên.
Giải thích:
- Lửa không có khả năng tạo bóng trên tường vì nó không cản ánh sáng qua nó.
- Bản thân lửa là một nguồn sáng, ánh sáng thường sẽ đi xuyên qua nó.
-
Chuẩn bị:
- Một cốc nước,
- Đường,
- Muối,
- Cát,
- Hạt tiêu,
- Baking soda,
Thí nghiệm:
- Đổ nước vào cốc rồi cho các loại vật liệu đã chuẩn bị vào cốc nước rồi khuấy lên.
- Cho trẻ quan sát xem cốc nào tan, cốc nào không tan.
- Từ thí nghiệm này, trẻ có thể hiểu như thế nào là hòa tan như thế nào là không tan.
Hiện tượng:
- Các cốc đựng đường, muối, banking soda được hòa tan hoàn toàn
- Cốc đựng cát, hạt tiêu không được hòa tan
Giải thích:
- Khi sản phẩm hòa tan thì chất đó sẽ biến mất, nếu không tan thì nó vẫn tồn tại trong cốc và chúng ta vẫn nhìn thấy nó trong cốc.
- Từ thí nghiệm khoa học vui dễ làm này mà trẻ có thể hiểu hơn về các hiện tượng xảy ra, trẻ có thể tiếp thu năng động, sáng tạo và não bộ linh hoạt hơn.
-
Chuẩn bị:
- Một quả bóng,
- Que tre nhọn,
- Dầu/ mỡ thực vật.
Thí nghiệm:
- Thổi quả bóng căng lên ở mức vừa phải, không nên căng quá để thí nghiệm.
- Bạn buộc nó lại.
- Sau đó bạn sử dụng que tre nhọn đã nhúng vào dầu mỡ rồi đâm nó vào chỗ đầu quả bóng gần nút buộc có màu sẫm và đâm xuống đáy cũng vào chỗ màu sẫm.
Hiện tượng:
- Quả bóng không bị vỡ.
Giải thích:
- Bóng bay không bị chọc nổ nhờ vào cấu tạo đặc biệt của cao su, gồm các phân tử. Phân tử là hạt nhỏ nhất của một chất và thể hiện tính chất hóa học của chất. Những phân tử tạo nên cao su được kết nối thành các chuỗi dài, bện chặt vào nhau như một tấm lưới. Nhờ đó, quả bóng có thể căng ra khi được thổi lên.
Nếu bạn chọc ở phần căng của quả bóng, chuỗi phân tử bị phá vỡ và quả bóng sẽ nổ. Tuy nhiên, nếu bạn chọc - một cách chậm rãi ở những điểm bóng không bị kéo quá căng, chẳng hạn phần nút thắt, chuỗi phân tử chỉ bị tách ra không đáng kể, cho phép que đi xuyên qua mà bóng không nổ.
-
Chuẩn bị:
- Một túi ni-lông được làm từ polyethylene,
- Một cây bút chì thông thường,
Nước.
Thí nghiệm:
- Đổ nước đầy vào túi và buộc túi lại.
- Sử dụng các bút chì xiên vào túi nước.
Hiện tượng:
- Nước không bị tràn ra khỏi túi.
Giải thích:
- Khi bạn đổ nước trước rồi sau đó dùng bút chì xiên vào túi thì túi không bị rò nước ra ngoài vì đây là do nguyên lý. Khi polyethylene bị phá vỡ, tức là bị bút chì đâm vào thì các phân tử sẽ di chuyển lại gần nhau hơn và các polyethylene đã thắt chặt vào cây bút chì nên bạn sẽ không thấy nước rò ra ngoài.
-
Chuẩn bị:
- 1 bình nước
- 4 cốc
- 1 thìa
- 1 bắp cải thảo
- Phẩm màu
Thí nghiệm:
- Đổ nước vào các cốc.
- Nhỏ vài giọt phẩm màu vào nước.
- Khuấy nước.
- Cắt lá cải thảo.
- Đặt lá vào trong các cốc.
- Đợi 12 tiếng.
Hiện tượng:
- Những chiếc lá đổi màu
Giải thích:
- Hệ thống mao dẫn hút chất lỏng từ dưới lên trên. Ống mao dẫn càng hẹp, lực hút càng tăng, nước càng dâng cao.
- Các mao quản của lá cây cải thảo hoạt động sẽ đưa nước đi vào các ống nhỏ của lá cây khiến cho là cây bị cắm vào những chiếc ly có phẩm màu sẽ chuyển màu theo đúng màu sắc của chiếc ly chứa phẩm màu. Hiện tượng này có thể xảy ra với cả hoa, cỏ và thân cây.
-
Chuẩn bị:
- Giấy,
- Sáp màu.
- Nước
Thí nghiệm:
- Thực hiện tô màu kín lên giấy trắng.
- Sau đó bạn đổ nước vào giấy sẽ không thấy giấy bị thấm nước hay bị ướt.
Giải thích:
- Vì sáp màu có dầu nên sẽ không bị ướt.
- Từ thí nghiệm này mà trẻ em có thể rút ra được nhiều bài học hơn. Chẳng hạn khi đi dưới trời mưa, nếu không có áo mưa, trẻ có thể tư duy đến cách này. Tuy đơn giản thôi nhưng nó kích thích trí não của trẻ hoạt động và phát triển hơn.
-
Chuẩn bị:
- Cốc nước,
- Phẩm màu.
Thí nghiệm:
- Bạn có thể sử dụng các tông màu khác nhau để pha. Ví dụ này, sử dụng màu vàng và màu xanh lá cây để tạo ra màu xanh da trời.
Hiện tượng:
- Sau khi trộn 2 màu đó với nhau thì bạn sẽ thấy ly nước phẩm chuyển sang màu xanh. Đây chính là kết quả của sự hòa trộn. Bạn có thể dạy trẻ pha các màu sắc khác với nhau để được tông màu như mong muốn. Từ đó trẻ có thể ứng dụng nó khi đi học. Nếu không may hết màu thì trẻ có thể pha màu để tạo ra màu mà mình muốn.
- Phối đỏ + xanh dương = cánh sen
- Phối xanh dương + xanh lá cây = xanh lơ
- Phối xanh lá cây + đỏ = vàng
- Khi phối màu bù, tất cả các màu phối với nhau tạo thành màu trắng.
-
Chuẩn bị:
- Nước chanh,
- Tăm bông ngoáy tai,
- Giấy trắng,
- Bóng đèn điện.
Thí nghiệm:
- Vắt chanh vào bát, cho thêm vài giọt nước, dùng thìa khuấy đều.
- Dùng bông ngoáy tai nhúng vào hỗn hợp nước chanh và dùng nó để viết chữ lên tờ giấy trắng.
- Đợi đến khi nước chanh khô, lúc này mẩu tin nhắn sẽ hoàn toàn vô hình.
- Khi hơ nó trên ánh đèn điện hoặc lửa, sức nhiệt nóng sẽ làm cho dòng chữ đã viết hiện lên. Bé sẽ rất thích thú khi học được thí nghiệm này đấy.
Hiện tượng:
- Hơ tờ giấy lên ánh sáng mặt trời, đèn hoặc một nguồn cung cấp nhiệt khác chữ sẽ nổi lên
Giải thích:
- Chữ viết chuyển sang màu nâu là do chỗ giấy bị acid phản ứng gia nhiệt trước toàn bộ phần giấy còn lại.