Top 11 Thầy giáo có cống hiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam

Mong Đừng Lớn 15606 0 Báo lỗi

Như Bác Hồ đã nói “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”. Bởi đó là nghề tạo nên giá trị lớn nhất cho xã hội, góp phần đào tạo nhân ... xem thêm...

  1. Hồ Chí Minh được cả thế giới biết đến với cương vị một vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, Bác còn là một nhà thơ nổi tiếng, nhà giáo tâm huyết. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành được học trò quý mến vì Người luôn hết lòng với học sinh và có phong cách giáo dục nhẹ nhàng, ân cần mà thấm thía. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, trên cương vị Chủ tịch nước, với nhiều công việc còn bộn bề khi nước vừa độc lập nhưng Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới sự nghiệp giáo dục. Người tâm niệm “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, bởi vậy ngay khi vừa độc lập, Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân học chữ quốc ngữ, xóa mù chữ cho nhân dân.


    Trong cuộc đời làm Chủ tịch lúc nào Bác cũng gửi gắm kỳ vọng vào các thế hệ thầy và trò, luôn tâm huyết và quan tâm tới sự nghiệp “trồng người”. Trong ngày khai giảng năm học đầu tiên Hồ Chủ tịch đã viết thư gửi học sinh trên toàn quốc, mong các em chuyên tâm học hành để giúp Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Từng câu từng chữ trong bức thư của Người đã in sâu trong tâm trí nhiều lớp thế hệ học sinh, sinh viên, định hướng con đường phát triển đất nước phải từ con đường giáo dục.


    Thầy giáo Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Cả cuộc đời Người đã hy sinh cho dân tộc Việt Nam. Sinh thời, Người quan tâm sâu sắc tới giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, cho thanh niên, học sinh. Người là hiện thân của đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng ngời để các thầy cô giáo và học sinh, sinh viên các thế hệ phấn đấu học tập và noi theo.


    Đối với Nguyễn Tất Thành, việc dạy học chỉ là tạm thời, nhưng Người vẫn đem hết lòng nhiệt tình truyền thụ cho học sinh lòng yêu nước và những suy nghĩ về vận mệnh của đất nước. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành được học trò quý mến vì thầy thương yêu học sinh hết mực và thầy có cách giáo dục rất nhẹ nhàng mà thấm thía. Thầy luôn ân cần căn dặn: “Chữ là mắt, người không có chữ coi như bị mù vậy”, không có chữ con người ta bé nhỏ trước tất cả mọi thứ dưới gầm trời này và người không có chữ sẽ mãi mãi là vật bị sai khiến, vật hy sinh cho bọn thống trị, cho nên các trò được ngồi học là phải tự hỏi mình: “Học chữ để nên người, giúp dân cứu nước, hay học để vinh thân phì gia?”.

    Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
    Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
    Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
    Hồ Chí Minh (1890 - 1969)

  2. Chu Văn An không chỉ là một người thầy đáng kính mà còn được coi là người đầu tiên có công lớn trong việc truyền bá Nho học vào nước ta. Đỗ Thái học sinh (tiến sĩ đời Trần) nhưng ông không ra làm quan mà ở lại quê nhà tại huyện Thanh Đàm, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội) mở trường dạy dân. Là người có học vấn uyên thâm, nhân cách cao thượng và đặc biệt tâm huyết nên học trò theo Chu Văn An học lên đến hàng nghìn người. Ông cũng đã đào tạo ra nhiều học trò giỏi, nhân cách tốt như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát… Tiếng lành đồn xa, biết ông là người tài cao đức độ, vua Trần Minh Tông đã vời ông ra làm Tư Nghiệp Quốc Tử Giám (tức Phó hiệu trưởng). Tại đây, thầy cũng đã đạo tạo và phò trợ vua mới Trần Hiến Tông lên ngôi, hết lòng mở mang Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Ông đã biên soạn ra giáo trình giảng dạy đầu tiên chính là “Tứ thư thuyết ước”.


    Năm 1357, Vua Minh Tông mất, gian thần kéo bè kéo đảng, vua Dụ Tông ăn chơi vô độ, nghe lời nịnh thần, nhân dân đói khổ lầm than, Chu Văn An đã dâng “Sớ thất trảm” đòi chém đầu 7 tên tham quan, nịnh thần nhưng không được chấp thuận. Chán nản trước thời cuộc, ông cáo quan về núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương sống ẩn dật, lấy dạy học, làm thơ và nghiên cứu thuốc giúp dân làm thú vui đến khi mất. Ông được coi là người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam, đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dạy học, với triết lý giáo dục nhân văn, không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với thực hành, học suốt đời để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội. Tư tưởng đó của ông không những có ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người Việt Nam mà còn góp phần phát triển các giá trị nhân văn trong khu vực. Quan điểm giáo dục của ông có những giá trị tiến bộ vượt thời đại, gần gũi với mục đích giáo dục của thế giới hiện nay.

    Chu Văn An (1292 - 1370)
    Chu Văn An (1292 - 1370)
    Chu Văn An (1292 - 1370)
    Chu Văn An (1292 - 1370)
  3. Mặc dù Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới biết đến bởi thiên tài quân sự, nhưng hình ảnh của vị tướng “võ - văn song toàn” còn ghi dấu ấn rõ nét trong ký ức người dân Việt Nam với tư cách là nhà giáo dục - thầy giáo dạy Lịch sử nổi tiếng. Từng là thầy giáo lịch sử, do vậy, đại tướng luôn có sự quan tâm sâu sắc tới sự nghiệp giáo dục. Theo Người, giáo dục không chỉ có sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực mà còn có sức mạnh nâng cao giá trị văn hóa, nâng cao phẩm chất đạo đức và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Với vai trò là nhà giáo, ông đã có những đóng góp to lớn cho ngành giáo dục Việt Nam nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng với những kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy có giá trị.


    Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết khá nhiều bài báo, cả hàng trăm bài; xuyên suốt, nổi bật trong các bài viết như thế là tư tưởng chỉ đạo sát sao mang tầm chiến lược với mục tiêu xây dựng con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa và chủ trương phát triển toàn diện con người, là tư tưởng chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ, cải cách triệt để nội dung và phương pháp giáo dục. Đại tướng thường tâm sự với các vị lãnh đạo ngành, các thầy cô giáo và học sinh, sinh viên rằng: “Giáo dục và đào tạo không chỉ có sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài… mà còn có sứ mệnh tạo ra những định hướng giá trị về văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ và tinh thần có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội, bởi vì giáo dục và đào tạo là mục đích của cuộc sống, vì con người và vì cuộc sống…”.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người thầy dạy sử đã viết nên lịch sử hào hùng cho dân tộc
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người thầy dạy sử đã viết nên lịch sử hào hùng cho dân tộc
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  4. Nhà giáo Nguyễn Bỉnh khiêm được biết đến với tên quen thuộc là Trạng Trình, ngoài ra ông còn được coi là nhà tiên tri kỳ tài của nước ta. Xuất thân trong một gia đình nội ngoại đều có học vấn uyên thâm, do vậy ngay từ bé, cụ đã bộc lộ là người thông minh xuất chúng. Tuy nhiên, như các vị hiền nhân khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không hứng thú chốn quan trường. Mãi tới thời Mạc Đăng Doanh ông mới ứng thi và đỗ Trạng Nguyên, hết lòng phò vua, giúp nước. Sau khi Mạc Thái Tông mất, triều chính nhiễu nhương, gian thần lộng hành, cụ đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần nhưng không được vua chấp thuận. Bởi vậy, năm 1542, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã xin về quê làm trí sĩ, mở trường dạy học tại quê nhà ở xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Cụ đã đào tạo ra nhiều học trò nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan…


    Nhà giáo Nguyễn Bỉnh khiêm cũng được sử sách và người đời thừa nhận rộng rãi với tư cách là một nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, với tầm nhìn địa chính trị đi trước thời đại nhiều thế kỷ. Những lời cố vấn nổi tiếng của ông dành cho các tập đoàn quyền lực phong kiến Mạc, Lê - Trịnh, Nguyễn đã có ảnh hưởng to lớn, mang tính bước ngoặt đối với tiến trình của lịch sử dân tộc và từ đó tác động lớn tới quan hệ địa chính trị của cả khu vực Đông Nam Á trở về sau. Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, Nguyễn Bỉnh Khiêm có khả năng là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một tầm nhìn chiến lược thấu suốt về chủ quyền của đất nước trên biển Đông ngay từ thế kỷ 16. Ông cũng có thể là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam - với tư cách là quốc hiệu của dân tộc - một cách có ý thức nhất thông qua di sản thơ văn của ông còn lưu lại đến ngày nay. Do đó người đời sau coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình. Không chỉ dân gian mà 2 bộ chính sử của nhà Nguyễn là Đại Nam nhất thống chí và Đại Nam thực lục tiền biên cũng xác nhận năng lực dự đoán - tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác động của ông đến quyết định Nam tiến của Nguyễn Hoàng.

    Nhà giáo Nguyễn Bỉnh khiêm
    Nhà giáo Nguyễn Bỉnh khiêm
    Nhà giáo Nguyễn Bỉnh khiêm
    Nhà giáo Nguyễn Bỉnh khiêm
  5. Lê Quý Đôn (1726 - 1784) là một vị quan, một nhà giáo và một nhà khoa học lỗi lạc thời Hậu Lê. Từ bé ông đã nổi tiếng là người thông tuệ, ham học hỏi, có trí nhớ vô cùng tốt và được ca tụng là “thần đồng”. Với sự hiểu biết rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau, lê quý đôn đã làm cho các sứ thần Triều Tiên vô cùng nể phục và khen ngợi. Bên cạnh đó, ông còn là một người thầy vô cùng tài năng, đức độ. Dưới sự chỉ dạy của ông nhiều học trò đã thành công và giữ các cương vị quan trọng trong triều đình: Bùi Huy Bích, Bùi Bích Tựu… Năm 1784, thầy lâm bệnh qua đời và để lại cho hậu thế một kho tàng sách vô cùng giá trị ở nhiều lĩnh vực khác nhau: địa lý, văn thơ, lịch sử…


    Lê Quý Đôn nổi tiếng là tác giả của nhiều tác phẩm khảo cứu về lịch sử, địa chí, văn hóa Việt Nam. Về lịch sử - địa lý, ông có tác phẩm Đại Việt thông sử (tên gọi khác là Lê triều thông sử) với 30 quyển ghi chép về hơn 100 năm của triều nhà Lê, bắt đầu từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng. Một số tập sách nổi tiếng khác của Lê Quý Đôn có thể kể đến như Phủ biên tạp lục (6 quyển) ghi chép về tình hình xã hội Đàng Trong từ thế kỷ 18 trở về trước; Vân đài loại ngữ (9 quyển) - "bách khoa thư" đồ sộ nhất thời phong kiến với nhiều tri thức về triết học, khoa học, văn học sắp xếp theo thứ tự: vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội... Ngoài ra, ông còn nhiều sách bàn giảng về kinh, truyện, sách khảo cứu về cổ thư, sách thơ văn. Trong lời tựa sách Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn tự nhận trong thời gian phụng mệnh làm việc công, bốn phương rong ruổi, ông "đi tới đâu cũng để ý tìm tòi, làm việc gì mắt thấy tai nghe đều dùng bút ghi chép, lại phụ thêm lời bình luận sơ qua, giao cho tiểu đồng đựng vào túi sách"

    Lê Quý Đôn (1726 - 1784)
    Lê Quý Đôn (1726 - 1784)
    Lê Quý Đôn (1726 - 1784)
    Lê Quý Đôn (1726 - 1784)
  6. Quê hương của “La Sơn Phu Tử” Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) nổi tiếng là miền đất của nhiều bậc kỳ tài, trí sĩ - ngày nay là tỉnh Hà Tĩnh. Lớn lên trên mảnh đất hiếu học, Nguyễn Thiếp luôn thể hiện là người có tinh thần ham học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu để mở rộng kiến thức. Có lẽ, chính bởi vậy nên thầy có sự hiểu biết sâu sắc về địa lý, thông hiểu thời thế và dự báo được các diễn biến của thời cuộc. Một lòng muốn chuyên tâm vào việc mở rộng hiểu biết, truyền thụ kiến thức và đạo lý cho mọi người nên ông đã nuôi chí xa lánh thế tục, rong ruổi qua nhiều nơi để dạy học. Đi đến đâu phu tử cũng được mọi người yêu quý và kính trọng.


    Ngưỡng mộ tài đức của “La Sơn Phu Tử” Nguyễn Thiếp (1723 - 1804), Nguyễn Huệ đã ba lần mời ông về phò giúp. Ông là người đóng vai trò quan trọng trong việc quân sự cho vua Quang Trung chiến thắng quân thanh. Khoảng cuối năm 1791, ông chính thức làm việc cho nhà Tây Sơn với cương vị Viện trưởng viện Sùng Chính và có nhiều đóng góp quan trọng cho nhà Tây Sơn. Với cương vị Viện trưởng ông đã đề ra nhiều cải cách về văn hóa, giáo dục và có công lớn trong việc đưa chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của nước Việt. Cùng với các đồng sự ông đã dịch nhiều bộ sách quan trọng từ Hán tự sang chữ Nôm. Những cống hiến của Nguyễn Thiếp cho thấy thầy có vị trí quan trọng trong nền giáo dục nước nhà.

    “La Sơn Phu Tử” Nguyễn Thiếp
    “La Sơn Phu Tử” Nguyễn Thiếp
    Thầy Nguyễn Thiếp
    Thầy Nguyễn Thiếp
  7. Nguyễn Đình Chiểu được biết đến qua hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng như: “Lục Vân Tiên”, “Dương Tử - Hà Mậu”, “Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc”… với phong cách thơ văn thể hiện thái độ sống yêu ghét rõ ràng, đề cao chính nghĩa. Ông là một người con hiếu thảo, người thầy đáng kính và thầy thuốc có tâm. Cả đời ông hết mình dạy học và bốc thuốc cứu người, là người chí sĩ yêu nước, thương dân, dùng ngòi bút để làm vũ khí chống quân thù, khước từ mọi cám dỗ của của kẻ địch. Nguyễn Đình Chiểu được nhân dân ca tụng, yêu mến và là người khai mở cho dòng văn học yêu nước, chống xâm lược.

    Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, tuy mang tật mù tối, và gặp lúc biến loạn mà vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, mà còn là một nhà thơ yêu nước, đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làm thơ là để "chở đạo, sửa đời và dạy người". Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân, yêu nước của ông. Trong nhiều tác phẩm như "Chạy Giặc", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", "Lục tỉnh sĩ dân trận vong"... ông đã lên án mạnh mẽ quân Pháp xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, đồng thời ca ngợi tinh thần nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu anh dũng của nhân dân. Đây là giai đoạn phát triển cao và rực rỡ của sự nghiệp văn chương Nguyễn Đình Chiểu.

    Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)
    Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)
    Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)
    Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)
  8. Giáo sư - nhà văn hóa cách mạng Đặng Thai Mai được sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống yêu nước, do vậy ông đã giác ngộ được tình yêu quê hương, đất nước ngay từ sớm. Từ khi còn đi học cho đến khi kháng chiến chống thực dân Pháp, Đặng Thai Mai luôn tích cực tham gia các phong trào cách mạng, đồng thời tích cực tham gia giảng dạy. Thầy luôn luôn quan tâm tới công tác giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ làm văn hóa, văn nghệ. Là người thầy vô cùng tâm huyết và nghiêm cẩn. Giáo sư - nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Lương Điền, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Được thừa hưởng vốn tri thức thâm sâu của hai bên gia đình nội ngoại, nếu đất nước không rơi vào hoàn cảnh bị xâm lăng, Đặng Thai Mai lẽ ra đã có thể trở thành một nhà bác học uyên bác. Tuy nhiên, dù phải chia sẻ thời gian, tâm lực cho nhiều công việc khác nhau trong suốt những năm tháng sống của mình, người con tinh hoa của xứ Nghệ vẫn dành thời gian và tâm huyết giảng dạy, nghiên cứu, viết sách, để lại nhiều công trình có giá trị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học xã hội, nhân văn và văn hóa.


    Có thể khẳng định, sự nghiệp, phong cách và con người Đặng Thaii Mai là sự kết tinh, hội tụ, gặp gỡ của nhiều nền văn hóa, nhiều phong cách “sự gặp gỡ may mắn của cổ đại và hiện đại, của Á và Âu, của văn hóa miền Nam và miền Bắc”. Ông hiểu và tinh thông nền văn hóa Trung Hoa, phương Đông, nhưng cũng thấm đậm “chất Pháp”, vốn văn hóa phương Tây. Ông có nét lịch lãm, thâm trầm của một nhà nghiên cứu từng trải, và cũng có cả cái say mê, trẻ trung của lứa tuổi thanh xuân. Những người thân thiết gần gũi với ông kể lại rằng, trong cuộc sống hàng ngày, ông bình dị, dễ gần, cởi mở. Nhưng cũng chính trong con người ấy, khi bắt tay làm bất cứ công việc gì, cũng đều nghiêm túc, nhiệt thành. Ông có cái sâu sắc thâm trầm của người phương Đông, và cũng có nét hài hước, “humour” của người phương Tây. PGS Đặng Thị Hạnh, một trong những người “con gái yêu” của ông, người cũng đã tiếp bước cha trên con đường nghiên cứu khoa học gian khổ và nhọc nhằn từng kể rằng, trong cuộc sống, trong công việc, cha bà nghiêm túc, thân tình và chu đáo.

    Đặng Thai Mai (1902 - 1984)
    Đặng Thai Mai (1902 - 1984)
    Đặng Thai Mai (1902 - 1984)
    Đặng Thai Mai (1902 - 1984)
  9. Nguỵ Như KonTum - hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Với tài năng xuất chúng, năm 1932, ông nhận được học bổng du học ở Trường Đại học Sorbonne, Paris. Bằng sự thông minh và lòng say mệ học tập, cùng ý chí quyết tâm đạt tới đỉnh cao khoa học, sau 6 năm, Nguỵ Như Kon Tum đã giành được bằng thạc sĩ Lý - Hoá vào hàng xuất sắc. Sau khi về nước, năm 1941, thầy giảng dạy tại trường Bưởi, cùng các đồng sự giảng dạy tất cả các bộ môn ở bậc Cao đẳng Tiểu học, khởi đầu cho nền giáo dục bằng tiếng Việt ở Việt Nam. Trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến, giáo sư được giữ cương vị Tổng giám đốc Trung học vụ, cũng chính thời kỳ này là giai đoạn thầy dốc hết sức xây dựng nền Trung học trên quy mô cả nước và biên soạn nên bộ sách Vật lý cho các trường.


    Không chỉ là được biết đến với vai trò là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mà giáo sư cũng góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng Hệ thống Đại học ở phía Nam sau năm 1975. Thầy hết lòng vì sự nghiệp “trồng người” tới cuối đời, khi ngót 80 tuổi, giáo sư vẫn tham gia biên soạn phần Vật lý của Từ điển bách khoa Việt Nam. Ngoài lĩnh vực giáo dục, Nguỵ Như KonTum còn là nhà hoạt động xã hội với những vai trò như Đại biểu Quốc hội khóa II, III và IV, Uỷ viên ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Chánh thư ký Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục thế giới, Uỷ viên Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt - Pháp...

    Giáo sư Nguỵ Như Kon Tum - người thầy tài năng, đức độ
    Giáo sư Nguỵ Như Kon Tum - người thầy tài năng, đức độ
    Giáo sư Ngụy Như Kon Tum
    Giáo sư Ngụy Như Kon Tum
  10. Phan Bội Châu (1867–1940) là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc.

    Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đậu vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án suốt đời không được dự thi nữa.


    Sau sự cố này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An.

    Đất nước bị giặc ngoại xâm, ông lập Duy Tân hội, sang Nhật cầu viện, rồi phát động phong trào Đông Du nhưng thất bại. Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.


    Tên ông đã được đặt cho nhiều trường học và nhiều con đường trên cả nước, trong đó có trường chuyên của tỉnh Nghệ An và một con phố lớn tại Hà Nội, Hạ Long.

    Nhà giáo Phan Bội Châu (1867–1940)
    Nhà giáo Phan Bội Châu (1867–1940)
    Nhà giáo Phan Bội Châu (1867–1940)
    Nhà giáo Phan Bội Châu (1867–1940)
  11. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo".


    Trải qua nhiều khó khăn, vất vả thời đi học rồi đi dạy, ngày 20.11.1992, Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký là nhà giáo viết bằng chân đầu tiên được nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Cuộc đời của ông tưởng chừng như êm xuôi, nhưng bệnh tật vẫn luôn thách thức. Năm 1993, sau khi đến TP HCM chữa bệnh viêm cầu thận, sức khoẻ của ông suy giảm trầm trọng.


    Từ năm 1994 - 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến. Công việc hàng ngày của ông là đến các trường cấp 2 nghe giáo viên giảng bài, rồi ngồi cuối lớp chép lại những ý tưởng. Về nhà, ông ngồi bệt ra giữa nhà viết lại, nhiều ngày phải viết thâu đêm. Chuyên đề góp ý của ông trở thành những bài lý luận từ thực tiễn rất xuất sắc.


    Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký trở thành tấm gương sáng cho nhiều thế hệ học trò. Nhiều người trưởng thành và thành công trong cuộc sống nhờ cảm hứng và lý tưởng sống của người thầy khuyết tật.

    Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký
    Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký
    Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký
    Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |