Top 10 Tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã góp phần tạo nên diện mạo văn ... xem thêm...học Việt Nam trước cách mạng tháng tám chịu nhiều khổ cực. Bài viết này hãy cùng Toplist khám phá ngay top các tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
-
Số đỏ là một tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 năm 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân - biệt danh là Xuân Tóc đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó. Tác phẩm Số đỏ, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng đã từng bị cấm lưu hành tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 cũng như tại Việt Nam thống nhất từ năm 1975 cho đến năm 1986.
Cho đến nay, tác phẩm Số đỏ đã được tái xuất bản và được phê duyệt ở Việt Nam. Đồng thời đoạn trích của tác phẩm này cũng được đưa vào chương trình học ở trong nước (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 với tên gọi: Hạnh phúc của một tang gia).
Truyện Số đỏ dài 20 chương và được bắt đầu khi bà Phó Đoan đến chơi ở sân quần vợt nơi Xuân tóc đỏ làm việc. Vô tình Xuân tóc đỏ vì xem trộm 1 cô đầm thay đồ nên bị cảnh sát bắt giam và được bà Phó Đoan bảo lãnh. Sau đó, bà Phó Đoan giới thiệu Xuân đến làm việc ở tiệm may Âu Hóa, từ đó Xuân bắt đầu tham gia vào việc cải cách xã hội. Nhờ thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu, hắn được vợ chồng Văn Minh gọi là "sinh viên trường thuốc", "đốc tờ Xuân". Hắn gia nhập xã hội thượng lưu, quen với những người giàu và có thế lực, quyến rũ được cô Tuyết và phát hiện cô Hoàng Hôn ngoại tình. Xuân còn được bà Phó Đoan nhờ dạy dỗ cậu Phước, được nhà sư Tăng Phú mời làm cố vấn cho báo Gõ Mõ. Vì vô tình, hắn gây ra cái chết cho cụ cố tổ nên được mọi người mang ơn. Văn Minh vì nghĩ ơn của Xuân nên dẫn Xuân đi xóa bỏ lý lịch trước kia rồi đăng ký đi tranh giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kì.
Bằng thủ đoạn xảo trá, hắn làm 2 vận động viên quán quân bị bắt ngay trước hôm thi đấu nên Xuân được dịp thi tài với quán quân Xiêm. Vì để giữ tình giao hảo, hắn được lệnh phải thua. Kết thúc trận đấu, khi bị đám đông phản đối, Xuân hùng hồn diễn thuyết cho đám đông dân chúng hiểu hành động "hy sinh vì tổ quốc của mình", được mời vào hội Khai trí tiến đức, được nhận huân chương Bắc Đẩu bội tinh và cuối cùng trở thành con rể cụ cố Hồng.
Link mua sách: shopee.vn/Sách-Số-đỏ-(-Vũ-Trọng-Phụng-)-i.304993812.4768915975?
-
Một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả Vũ Trọng Phụng phải kể đến bộ sách “Con Người Điêu Trá”. Nội dung sách là câu chuyện tình yêu giữa một văn sĩ và “nàng thơ” của mình. Nhưng trớ trêu thay, tình yêu say đắm đó lại ẩn khuất một mối hận. Hận vì trong hai năm sống chung, con người cùng đầu ấp tay gối đã lừa dối anh. Cho đến cuối cùng anh cũng chẳng biết nàng là ai, tên nàng là gì và tại sao lại gieo nỗi uất hận ất vào mình?
“Con Người Điêu Trá” của Vũ Trọng Phụng là câu chuyện đan xen giữa yêu và hận, và chắc chắn sẽ khiến cho bạn đọc cảm thấy mủi lòng ghi đọc tác phẩm này.
Link mua sách: https://tiki.vn/con-nguoi-dieu-tra-tron-bo-2-tap-p1677929.html
-
Giông tố là thảm kịch về sự thấp hèn bất tín của con người trên mọi lãnh vực: không ai có thể tin được ai, không ai có thể nhờ cậy được ai. Từ trong ra ngoài, từ anh em đến cha mẹ, từ vợ đến chồng, cha đến con, tất cả đều sống trong lừa dối, bất mục, một vòng loạn luân khép kín: tội ác và lừa bịp gieo rắc khắp nơi, không thể biết hậu quả chỗ nào mà tránh.
Giông tố không phải là quyển tiểu thuyết như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hay Đoạn tuyệt của Nhất Linh. Có nghĩa là nó không chỉ tố cáo sự thối nát trong chế độ làng xã thôn quê, sự bóc lột người cùng đinh của bọn giàu có, quan lại, ở nông thôn, của một thời Pháp thuộc, như Ngô Tất Tố. Nó lại càng không đả phá chế độ gia đình trị trong xã hội cổ truyền đầu thế kỷ XX, như Nhất Linh.
Vũ Trọng Phụng trình bày con người của mọi thời dưới khía cạnh thực nhất: Đó sự thay lòng đổi dạ của con người trong một môi trường xã hội mà tiền bạc có thể chi phối tất cả.
Vũ Trọng Phụng viết về sự tha hoá của con người trong khi các tác giả khác mới chỉ đề ra những nạn nhân của chế độ, như Loan trong Đoạn tuyệt, nạn nhân của chế độ mẹ chồng nàng dâu; Dậu trong Tắt đèn, nạn nhân của sưu cao thuế thuế nặng, của quan lại dâm ô; Bính trong Bỉ vỏ, nạn nhân sự phản bội của người tình, sự tàn ác của cha mẹ, sự đoạ đầy của xã hội, v.v...Nhân vật của Vũ Trọng Phụng khác hẳn: trong Giông Tố, chúng ta không tìm ra được khuôn mặt nào đáng thương quá đáng, cũng không tìm thấy khuôn mặt nào đáng ghét quá đáng, kể cả Nghị Hách và Thị Mịch, là hai đối trọng, kẻ hiếp dâm và kẻ bị hiếp.
Trong Giông tố, (cũng như trong Vỡ đê và Số đỏ), không hề có sự chia đôi giữa nạn nhân và thủ phạm, vì thế mà những người phê bình như Trương Chính, quá quen với lối phân chia tốt xấu, không thể hiểu được sự phức tạp của con người Thị Mịch.
Link mua sách: shopee.vn/Sách-Tiểu-Thuyết-Giông-Tố-(Vũ-Trọng-Phụng)-(TB)-i.78562968.1678596380?
-
Tiểu thuyết “Vỡ Đê” của tác giả Vũ Trọng Phụng là một bức tranh hiện thực rộng lớn, bao quát cả cái xã hội thuộc địa thối nát và có giá trị như những cuốn biên niên sử ghi lại những sự kiện, những vấn đề thời sự của xã hội Việt Nam những năm 30 của thế kỷ này. Vỡ đê là cuốn tiểu thuyết phản ánh bức tranh xã hội với đầy đủ chi tiết, chân thật đời sống người dân dưới thời nô lệ.
“Vỡ đê” gồm 3 phần với 25 chương, mang góc nhìn đa chiều, chân thực và nhân bản. Cuốn tiểu thuyết phản ánh hiện thực trên một phạm vi khá rộng, từ thành thị đến nông thôn, song tập trung lên án những chính sách, thủ đoạn thống trị của bọn thực dân, quan lại đã đẩy người nông dân vào tình cảnh đói rét cơ cực. Một tác phẩm hiện thực phê phán của Vũ Trọng Phụng đã cho người đọc thấy lại những ngày tăm tối của dân tộc ta dưới ách thống trị của thực dân phong kiến trong giai đoạn trước 1945.
Trong Vỡ đê ông đã ca tụng những người cộng sản trong tòa báo Lao động thời mặt trận bình dân, những người ngang tàng coi nhà tù là một cái trường đào tạo nên những tay chiến sĩ của cái phần nhân loại bị bóc lột đề chiến đấu với bọn có ở hai vai của mình những cánh tay lao động của người khác.
Link mua sách: shopee.vn/Sách-Tiểu-Thuyết-Vỡ-Đê-(Vũ-Trọng-Phụng)-i.15388907.21001142638?
-
Làm đĩ là cuốn tiểu thuyết – phóng sự nổi tiếng của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Cuốn tiểu thuyết không chỉ kể câu chuyện cuộc đời của “đĩ”, mà còn là lời cảnh tỉnh về sự suy đồi của văn hóa, đạo đức trong xã hội đương thời.
Làm đĩ Vũ Trọng Phụng xuất bản năm 1937 – một năm sau khi tác phẩm hoàn thành. Ngay từ những ấn bản đầu tiên, tác phẩm đã gây ra các cuộc tranh luận không ngừng. Người thì đánh giá Làm đĩ là dâm ô, đồi trụy, ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức của người đọc. Người khác thì cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết nhân văn, nhân bản, giàu giá trị cao đẹp.
Tiểu thuyết Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng kể về chuyện đời của Huyền – một cô gái nhỡ bước sa chân vào con đường “làm đĩ”. Cuốn sách gồm 5 phần: Đoạn đầu, Tuổi dậy thì, Ra đời, Lấy chồng, Trụy lạc và Đoạn cuối. Đây là bố cục cơ bản như có dẫn dắt, kết luận và những triết lý cuộc đời nổi bật ở ba phần truyện giữa.
Thông qua câu chuyện cuộc đời của một gái làng chơi, Vũ Trọng Phụng đã khắc họa hiện thực nước ta trong buổi giao thời, văn hóa truyền thống mai một trước văn hóa phương Tây xô bồ, lạ lẫm. Một bên là những trào lưu giải thoát bản thân, giải phóng phụ nữ theo lối sống phóng khoáng Tây phương. Một bên là những người phụ nữ truyền thống kín đáo, đoan trang, đúng mực. Không giữ nổi bản thân trước lối sống trụy lạc, Huyền đã sa chân vào con đường làm đĩ. Chính vì thế có thể nói, Làm đĩ vừa là câu chuyện nhân văn, hiện thực, vừa là tiếng nói thức tỉnh mỗi người trước những giá trị văn hóa của đất nước.
Link mua sách: shopee.vn/Sách-Làm-đĩ-(-Vũ-Trọng-Phụng-)-i.90428978.13788703532?
-
Trúng Số Độc Đắc là tác phẩm cuối đời của Vũ Trọng Phụng. Khác với lối viết tiểu thuyết trước, cứ đến ngày báo ra mới viết một chương, đưa in xong hết mới mới thành sách, Trúng Số Độc Đắc được Vũ Trọng Phụng viết một mạch đến khi hoàn thành, tự tay đi đóng thành quyển rồi mới đưa cho nhà xuất bản. Người bạn cố tri của Vũ Trọng Phụng là Ngọc Giao kể lại rằng mấy hôm trước khi qua đời, Vũ Trọng Phụng đã nhờ mình dìu đến tận nhà in, xin mấy tờ bản thảo đã xếp chữ rồi, vẫn còn lấm lem mực in và dấu ta thợ in, đưa và dặn Ngọc Giao giữ lại để lót đầu cho mình khi đăt thi hài mình vào áo quan.
Không đậm chất trào phúng khiến người ta phải vỗ đùi bôm bốp, phá lên mà cười như Số Đỏ, mà nhiều lý lẽ sâu sắc, thăng trầm hơn, nhưng vẫn mang giọng kể tự nhiên, châm biến hài hước của Vũ Trọng Phụng.
Cả tiểu thuyết chỉ tập trung vào nhân vật Phúc (nhân vật chính trúng số). Không có trang nào mà không có Phúc, tất cả chỉ để biểu đạt tâm tư suy nghĩ của anh, cả ngoại hình anh cũng chỉ được phác họa vài dòng ngắn gọn. Vũ Trọng Phụng mượn nhân vật Phúc để kể về về nhân tình thế thái, về thói đời, lòng người đổi trắng thay đen. Và cả chính Phúc, được dịp may đổi đời, rồi có cơ hội chứng kiến, hiểu và cười lòng người thế, cũng không tránh khỏi việc bản thân thay đổi theo hoàn cảnh, thời thế. Bởi vì Phúc cũng là con người.
Link mua sách: shopee.vn/Sách-Danh-Tác-Việt-Nam-Trúng-Số-Độc-Đắc-i.62069215.1926371473?
-
“Dứt tình” là cuốn tiểu thuyết tâm lý mà theo Tràng An là “một bức tranh… phỏng theo sự thực của cuộc đời, không tô điểm cho đẹp thêm, cũng không bôi nhọ cho xấu đi”, là tác phẩm khẳng định lối hành văn khéo léo của ngòi bút tả chân Vũ Trọng Phụng.
“Dứt tình” còn có tên khác là “Bởi không duyên kiếp”, được đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo lần đầu năm 1934. Tác phẩm gồm 11 chương, xoay quanh mối quan hệ tình cảm của một người phụ nữ tên Tiết Hằng với ba người đàn ông: Đào Quân, Việt Anh và Huỳnh Đức.
Tiết Hằng là một cô gái xinh đẹp con nhà giàu, từ thuở đi học đã được hai chàng trai theo đuổi. Tiết Hằng đem lòng yêu Việt Anh, chàng trai học hành giỏi giang nhưng mang phận nghèo. Bố mẹ cô lại vừa lòng Đào Quân, anh chàng hợm đời nhưng được cái giàu có, cũng coi là môn đăng hộ đối. Để làm tròn bổn phận là một người con có hiếu, Tiết Hằng nghe lời bố mẹ lấy Đào Quân làm chồng, an phận làm một phu nhân xinh đẹp.
Nhưng đời Tiết Hằng từ khi xuất giá cũng chẳng dễ dàng gì, khi tình cũ và chồng vẫn là bạn thân, khi tình cũ vẫn đến nhà cô, mượn tiền chồng cô, và dùng ánh mắt mãnh liệt để nhìn cô. Mà chồng cô khi có được tình tiền dễ dàng thì lại hay trăng hoa ong bướm.Biến cố xảy ra, Đào Quân yểu mệnh qua đời, vốn dĩ Tiết Hằng và Việt Anh đã được tự do mà đến với nhau. Nhưng lòng kiêu ngạo, nhu nhược và ám ảnh tâm lý phải có trách nhiệm về cái chết của Đào Quân mà cuối cùng Việt Anh đã bỏ lỡ cuộc hôn nhân sắp thành. Tiết Hằng tái giá với người luôn yêu cô là Huỳnh Đức, để trốn chạy khỏi tổn thương mà Việt Anh gây ra.
“Nàng thấy cái lò sưởi cũng giống với cuộc đời con người ta. Miệng lò là sân khấu mà ngọn lửa là những vai trò trong tấn bi kịch. Ngọn lửa trước to, sau nhỏ dần và sau cùng thì bao giờ cũng chỉ là một nắm gio tàn khói lạnh, và hình ảnh đích xác về cái cứu cánh cuộc đời con người ta!”
Tựa đề “Dứt tình” chính là quyết định cuối cùng của Tiết Hằng đối với tình yêu bền bỉ, trung trinh và trong sạch mà cô dành cho Việt Anh.
Link mua sách: shopee.vn/Sách-Danh-Tác-Việt-Nam-Dứt-Tình-i.62069215.1926371449?
-
Người phương Tây xưa nay vốn phân biệt hai kiểu hôn nhân: lấy nhau theo lý trí và lấy nhau vì tình yêu. Theo lý trí là cân nhắc kỹ lưỡng mọi điều kiện của hôn nhân mà quyết định sáng suốt, hợp với hoàn cảnh của cá nhân, gia đình và xã hội. Còn vì tình yêu là chỉ tuân theo có tiếng gọi của tấm lòng, bất chấp mọi điều kiện khác.
Cái lối hôn nhân phong kiến, trước những thay đổi lớn của xã hội, đã làm sinh ra không ít bi kịch. Lên án nó và góp phần đào thải nó khỏi xã hội thì các nhà văn trong Tự lực văn đoàn chủ yếu là Nhất Linh và Khái Hưng, đã làm thật mạnh và thành công không ít. Nhưng trong không khí say sưa rất lãng mạn chủ nghĩa ấy, những người thuộc phái mới có ai đã bình tĩnh để sáng suốt mà tự hỏi: nhưng hôn nhân chỉ vì tình yêu thì có phải bao giờ cũng tốt đẹp, và cũng đem đến hạnh phúc cho gia đình cả không?
Chỉ có Vũ Trọng Phụng năm 1937, là như đặt ra cái câu hỏi ấy và đã trả lời bằng cuốn tiểu thuyết Lấy Nhau Vì Tình.
Link mua sách: shopee.vn/Sách-Văn-Học-Vũ-Trọng-Phụng-Lấy-nhau-vì-tình-khổ-nhỏ-i.16279140.812029233?
-
Một cái chết mở đầu là câu chuyện lúc Bẩy giờ tốí nơi nhà của nhân vật “tôi”. Một người ăn xin già đẩy cửa vào nhà xin tiền bố thí. “Tôi” bực mình, cau có đuổi lão ăn mày. Đó tưởng chừng là chuyện bình thường. Ấy vậy mà sau câu chuyện bình thường đó là một câu chuyện thương tâm. Cũng vì hành động của cha (thầy Cai), thằng Hợi, đứa bé “hay nghĩ vẩn vơ” đã tìm đến cái chết. Kết cấu hồi tưởng có tác dụng dẫn dắt người đọc đến nội dung tư tưởng của truyện ngắn này. Cái chết của người ăn xin, cái chết của thằng Hợi là do sự nhẫn tâm của con người.
Ích kỉ như một liều thuốc độc, không chỉ làm mục rữa tâm hồn ta, mà còn đầu độc tâm hồn của những người xung quanh. Trẻ con bị ảnh hưởng nhiều nhất từ cha mẹ, nếu người cha là một người ích kỉ đến tàn nhẫn, thì đứa bé đó sẽ ra sao?
Mỗi hành động của chúng ta, ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới đối phương, còn gián tiếp ảnh hưởng tới cả những người chứng kiến. Đúng là “đời cha ăn mặn, đời con khát nước"…
Link đọc: https://dembuon.vn/threads/mot-cai-chet-vu-trong-phung.89993/
-
Truyện ngắn Bà lão lòa tái hiện cho ta ngay từ đầu thời khắc tăm tối, ê chề trong phận sống nhờ của nhân vật cùng tên - là người cô họ của bác đánh giậm. Lần hồi sau đó, tác giả đưa ta trở về với quá khứ khi bà lão còn giàu có, bà đã “giúp đỡ kẻ nghèo khó; trong họ ngoài làng, nhiều người đã được nhờ bà” thế nhưng “đến khi gặp bà bước khốn cùng thì chẳng ai thương cả”. Tác giả cũng cho ta biết rằng ngày trước bác đánh giậm “đã nhiều phen ngửa tay nhận lấy đồng tiền cứu giúp của bà” nên bây giờ “đành cắn răng, vuốt bụng, nhắm mắt” nuôi bà trong lúc hoạn nạn với nỗi niềm biết bao “xót ruột khi bà lão lòa lò rò ngồi vào mâm, cướp cơm của vợ, của con nhà bác”.
Quay ngược thời gian như vậy, nhà văn đã cho ta một cái nhìn toàn diện hơn về cuộc đời bà lão lòa; đồng thời ông cũng nhấn mạnh thái độ lên án, phê phán đối với cuộc đời này. Một quá khứ tử tế, ăn ở phúc đức nhưng đổi lại chỉ là một hiện thực cay đắng : con trai ăn chơi, phá của đến nỗi “bán ruộng, cầm nhà” khiến bà thành tật nguyền, nghèo khổ và đứa cháu họ vô ơn bạc nghĩa đối xử với ân nhân của mình không ra gì. Hiện tại bà cụ chẳng gặp lành dù ngày trước đã ăn ở rất hiền lành, hiện tại người ta vong ân dù quá khứ vốn chịu nhiều ơn cứu giúp của bà – những đối nghịch thời gian đi kèm với nghịch lí cuộc đời khiến câu chuyện cứ ám ảnh chúng ta mãi.
Trần thuật với kết cấu “truyện lồng trong truyện”, Vũ Trọng Phụng đã dựng lên sự đối lập gay gắt giữa quá khứ và thực tại, giữa thiện tâm và ác tâm, giữa vị tha và ích kỉ để phê phán sự bội bạc, bất nhân của người đời và tố cáo cái nghèo làm nhân cách con người dần thảm hại như nó.
Link đọc: https://www.sachhayonline.com/tua-sach/truyen-ngan-vu-trong-phung/ba-lao-loa/726