Top 8 Tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Victor Hugo
Victor-Marie Hugo là một nhà văn, chính trị gia thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Victor Hugo chiếm một vị trí trang trọng ... xem thêm...trong lịch sử văn học Pháp. Hôm nay hãy cùng Toplist điểm qua một số tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Victor Hugo.
-
Những người khốn khổ (Tiếng Pháp: Les Misérables) là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19.
Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm đã gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Chính nhà văn Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình".
Những người khốn khổ cũng nổi tiếng vì đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim, trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới vở nhạc kịch cùng tên.Les Misérables bản dịch đầu tiên tại Việt Nam của Nguyễn Văn Vĩnh xuất bản năm 1926, với tên "Những kẻ khốn nạn", của nhà Trung Bắc Tân Văn ở Hà Nội in song ngữ dài 10 tập khoảng 3000 trang. Phần lớn các bản dịch sau này là rút gọn.
Link mua sách: shopee.vn/Sách-Những-Người-Khốn-Khổ-Trọn-Bộ-3-Tập-i.17755904.4737679300?
-
Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: Notre-Dame de Paris, 1831) là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo. Tác phẩm ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi tiếng ở thủ đô Paris (Pháp) vào năm 1828. Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. Ông muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố.
Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. Chính cảm hứng bi quan này đã đem đến cho tác phẩm vẻ lớn lao và hoang dại. Tác phẩm xuất bản được chia làm 11 quyển.
Giữ nguyên phong cách sáng tác của mình, đây cũng là tác phẩm ca ngợi tình thương, lòng nhân ái giữa người với người. Đồng thời khẳng định, ẩn sâu vẻ ngoài xấu xí đôi khi lại là một tâm hồn cao thượng, một câu chuyện cổ tích không có hậu, nhưng đẹp đẽ bởi tình yêu giữ người với người.
Link mua sách: shopee.vn/Sách-Nhà-Thờ-Đức-Bà-Paris-(bìa-cứng)-i.176795305.9251242045?
-
‘Lao động biển cả’ (Les Travailleurs de la mer) đã cuốn hút rất nhiều bạn đọc Việt Nam biết tiếng Pháp qua nhiều thế hệ. Đây không chỉ là một tác phẩm hiện thực phản ánh xã hội tư sản Pháp trong những ngày đầu của chế độ tư bản ở nước này. Qua tác phẩm này tác giả cũng xây dựng thành công một số nhân vật điển hình đại diện cho cái Thiện và cái Ác. Với một ngòi bút vững vàng đầy kinh nghiệm, tác giả đã vạch trần những mánh khóe xảo quyệt táng tận lương tâm của những con người như Rantaine hay Clubin. Đồng thời ông cũng miêu tả rất thực và rất sinh động những con người chân chính, lao động không mệt mỏi như Gilliatt. Qua câu chuyện tình éo le, dang dở của Gilliatt, bạn đọc vừa cảm thương cho số phận hẩm hiu của anh vừa căm giận những bất công trên đời này. Phải chăng đấy là một thứ “định mệnh của vạn vật”?
Dẫu sao, sau khi đọc xong dòng chữ cuối cùng, gập sách lại, bạn đọc vẫn còn thấy lắng lại trong tâm tư những gì cao quý, tuy chua chát, của con người. Bởi vì trước sau Victor Hugo vẫn là một nhà văn đại diện cho các nhà văn lớn thế giới với những tư tưởng nhân văn cao quý.
Tôn giáo, xã hội, thiên nhiên; đấy là ba cuộc tranh đấu của con người. Ba cuộc tranh đấu ấy đồng thời cũng là ba nhu cầu. Con người cần tin tưởng, vì vậy mà lập nên đền thờ; con người cần sáng tạo, vì vậy mà thành ra đô thị; con người cần phải sống, vì vậy mà có cày cuốc, thuyền bè. Nhưng ba giải pháp ấy lại chứa đựng ba cuộc chiến tranh. Khó khăn bí mật của cuộc sống từ ba chỗ ấy mà ra. Con người gặp phải trở ngại dưới hình thức mê tín, dưới hình thức thành kiến, và dưới hình thức nguyên tố cơ bản. Ba định mệnh đè nặng lên chúng ta, định mệnh của tín điều, định mệnh của luật pháp, định mệnh của vạn vật. Trong Nhà thờ Đức Bà Paris, tác giả đã tố cáo cái thứ nhất; trong Những người khốn khổ, tác giả đã làm nổi bật cái thứ nhì; trong quyển sách này, tác giả nói rõ đến cái thứ ba.
Cùng với ba thứ định mệnh bao trùm con người ấy, lại xen thêm định mệnh bên trong, sức mạnh lớn nhất, trái tim con người. Hauteville House, tháng ba 1866.
Link mua sách: lazada.vn/products/lao-dong-bien-ca-i1905358690-s8678518077.html?
-
Tuy là một phần của tác phẩm “Những người khốn khổ” song không vì vậy mà nó thiếu đi cái hay của mình. Tác phẩm đã khắc họa sống động chú bé Gavroche hồn nhiên, dũng cảm và nghĩa hiệp… Gavroche tuy đói khổ và nhiễm chút ‘‘bụi đời’’ nhưng vẫn rạng ngời phẩm chất tốt đẹp. Chú căm ghét những kẻ giàu có, độc ác và sẵn sàng giúp đỡ những người nghèo khó. Là người đại diện cho thế hệ thanh niên Paris trẻ tuổi trong nửa đầu thế kỷ XIX, một đứa trẻ đường phố, một người lính anh hùng, một viên ngọc trong bùn.
Paris khởi nghĩa, Gavroche hăng hái ra trận với khẩu súng không cò, miệng hát vang những khúc ca “hòa âm của tiếng chim và xưởng thợ”. Trên chiến lũy, chú làm cho những anh lè phè phải xấu hổ. Chú kích thích người làm biếng. Chú hồi sức cho người mệt nhọc. Chú chọc tức những anh mơ màng. Cái chiến lũy to tướng như cảm thấy có chú cưỡi trên lưng.
Link mua sách: shopee.vn/Sách-Văn-học-thiếu-nhi-cực-hấp-dẫn-của-tác-giả-Victor-Hugo-Gavroche-Chú-bé-thành-Paris-NXB-Kim-Đồng-i.171969282.7080279255?
-
Được khởi thảo và hoàn thành trong vòng hai năm (1866-1868) trong thời kỳ Victor Hugo bị lưu đày từ Bruxelles tới đảo Guernesey rồi lại trở lại Bruxelles, Thằng Cười đã vượt qua dự định ban đầu của người viết: cuốn sách không chỉ dừng lại ở một tác phẩm chính trị mà còn là một tác phẩm triết học, lịch sử và thi ca. “Nếu hỏi tác giả vì sao ông viết Thằng Cười, ông sẽ trả lời, là triết gia, ông muốn khẳng định tâm hồn và ý thức, là sử gia, ông muốn vạch rõ những thực tế ít được biết đến của nền quân chủ và giảng giải về dân chủ, và là thi gia, ông muốn tạo nên một bi kịch […] Bi Kịch của Tâm Hồn.” (Phác thảo lời tựa)
Émile Zola từng ngợi ca: “Thằng Cười vượt lên trên tất cả những gì Victor Hugo đã viết từ mười năm qua (từ 1859). Ở đó ngự trị một khí thế siêu phàm”, “một tác phẩm thấm thía và kì vĩ […] Độc giả của tôi hiểu tác phẩm ấy trong từng chi tiết nhỏ nhất. Cũng như tôi, họ yêu cuốn sách này. Cũng như tôi, họ đánh giá đây là một tác phẩm hay và vĩ đại.”
Tuy nhiên, sự thật là, khi ra đời, Thằng Cười đã không được độc giả hào hứng đón nhận. Bản thân Victor Hugo cũng thừa nhận thất bại này, mà một phần nguyên nhân được ông quy cho tham vọng quá lớn của mình: “Tôi đã muốn đưa tác phẩm của mình trở thành một thiên sử thi. Tôi đã muốn buộc độc giả phải suy nghĩ về từng câu từng dòng tôi viết ra. Vì thế mà họ nổi giận với tôi.” Và phải chờ đến thế kỷ 20, giá trị tác phẩm của đại thi hào mới được nhìn nhận lại, Thằng Cười khi ấy mới trở về đúng ngôi vị đáng kính của mình.
Link mua sách: https://shopee.vn/product/171969282/19290826837?
-
Ngày cuối cùng của một người bị kết án tử hình (tiếng Pháp : Le Dernier Jour d'un Condamné ) là một truyện ngắn của Victor Hugo được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1829. Truyện kể lại những suy nghĩ của một người bị kết án tử hình.
“Cơ cấu xã hội trong quá khứ dựa trên ba trụ cột, linh mục, nhà vua, đao phủ. Cách nay đã lâu có một giọng nói vang lên: Các vị thần đã ra đi! Gần đây, một giọng nói khác cất lên và kêu to: Các vị vua đã ra đi! Giờ thì đã đến lúc giọng nói thứ ba cất lên và tuyên bố: Đao phủ đã ra đi! Như thế từng viên gạch của xã hội cũ sẽ rơi xuống; như thế Thượng đế sẽ hoàn tất sự sụp đổ của quá khứ…
Và trật tự sẽ không biến mất cùng với đao phủ; các vị hãy đừng tin là thế. Nóc vòm của xã hội tương lai sẽ không vì thiếu đi viên đá đỉnh vòm gớm ghiếc ấy mà sụp đổ. Văn minh không gì khác chính là một loạt những biến chuyển liên tiếp. Luật pháp dịu dàng của Đấng Kitô cuối cùng sẽ đi vào bộ luật và xuyên chiếu sáng ngời. Người ta sẽ xem tội ác như một căn bệnh, và căn bệnh này sẽ có những thầy thuốc riêng của nó thay cho những thẩm phán của các vị, những bệnh viện thay cho những nhà tù khổ sai của các vị. Tự do và sức khỏe sẽ như nhau. Người ta sẽ rót nhựa thơm và dầu trị bệnh vào nơi mà người ta từng dùng đến sắt và lửa. Người ta sẽ lấy từ tâm để đối đãi với cái ác mà người ta vốn từng đối xử bằng giận dữ. Thật đơn giản và cao thượng. Thánh giá thay cho giá treo cổ. Vậy thôi."Link mua sách: shopee.vn/Sách-Ngày-cuối-cùng-của-người-bị-kết-án-(Victor-Hugo)-(Nhã-Nam-HCM)-i.404602141.23961836031?
-
Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho đến nay. Victor Hugo chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp.
Bản thân:
- Thời thơ ấu: trải qua nhiều đau khổ do gia đình mâu thuẫn.
- Ông sinh ra và lớn lên trong thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão tố cách mạng
- Là nhà văn nổi tiếng nước Pháp thế kỉ XIX, là chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực
Ông là một người suốt đời có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ đến những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.
-
Tác phẩm chính:
- Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín ba mươi (1874)…
- Thơ: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), …
- Kịch: Ec-na-ni (1830),...
Ông là nhà văn đầu tiên của nước Pháp sau khi mất được đưa vào chôn cất ở điện Păng-tê-ông, nơi trước đó chỉ dành cho vua, chúa.
Phong cách nghệ thuật:
- Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-go đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người. Và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm Victor Hugo.
- Ông đã không ngần ngại xác định chức năng của nghệ sĩ như là một "nhà tiên tri" (prophète), một "pháp sư" (mage), mà tác phẩm là một "âm vang" (écho sonore) của thời đại, hòa hợp cá nhân người sáng tạo với dân tộc, nhân loại và lịch sử trong nhiệm vụ cải tạo cuộc sống để do đó khẳng định vai trò và sứ mệnh cao quí của người nghệ sĩ.