Top 10 Tác hại của việc đi giày cao gót bạn nên biết

Trúc Tiên 411 0 Báo lỗi

Ngày nay, giày cao gót đã trở thành một món thời trang không thể thiếu đối với công việc làm đẹp của các chị em phụ nữ, giúp chị em có thể “ăn gian” một chút ... xem thêm...

  1. Bàn chân là một bộ phận hoạt động tương đương như một cái lò xo, giúp chúng ta trong việc phân đều trọng lượng và chống sốc khi thực hiện các hoạt động, đi đứng,… Nhưng khi bạn sử dụng giày cao gót, các đốt xương ngón chân sẽ phải chịu phần lớn trọng lượng có thể, gót giày càng cao thì độ “tra tấn” mà các đốt xương đấy phải chịu sẽ càng lớn. Đã có một nghiên cứu chứng minh nếu bạn sử dụng những đôi giày cao từ 9 cm, nửa trên của bàn chân sẽ phải chịu thêm 30% áp lực từ toàn bộ cơ thể.


    Thêm vào đó, mỗi khi di chuyển bạn phải gò bàn chân của mình lại và bước đi bị ngắt quãng, điều này càng kéo dài, càng khiến cho các dây thần kinh và xương bàn chân sẽ càng bị tổn thương. Chưa kể đến việc, bàn chân của bạn có thể sẽ bị rộp da do chính chiếc giày cao gót mà bạn yêu thích, thậm chí các ngón chân sẽ bị khoằm bởi các cơ ngón chân khó có thể duỗi thẳng trong mũi giày khá hẹp.


    Bình thường bàn chân của chúng ta hoạt động như một cái lò xo, giúp phân phối đều trọng lượng và chống sốc cho cơ thể khi đứng hay đi lại, làm lớp đệm cho xương khi chúng ta thực hiện những bước nện thình thịch xuống nền đất. Nhưng khi đi giày cao gót, bạn đã buộc phải ép chặt những “tuyệt tác kỹ thuật” đó vào một khuôn khổ cứng nhắc. Đi giày cao gót, bạn đã chuyển phần lớn trọng lượng cơ thể của mình vào các đốt xương ngón chân vốn rất yếu ớt.

    Gót giày càng cao, các ảnh hưởng của nó càng nặng nề. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những đôi giày có gót cao từ 9 cm trở lên có thể khiến nửa trên của bàn chân phải chịu thêm 30% áp lực từ toàn bộ cơ thể. Sự dịch chuyển bất ngờ từ gót chân xuống ngón chân buộc bạn gò bàn chân và bước đi ngắt quãng. Việc đi lại cà nhắc như thế này kéo dài trong một thời gian có thể dẫn đến tổn thương xương bàn chân và các dây thần kinh (chưa kể, bạn có thể bị rộp da và quặp móng chân vào trong).

    Tổn thương bàn chân
    Tổn thương bàn chân
    Tổn thương bàn chân
    Tổn thương bàn chân

  2. Nếu bạn thường xuyên sử dụng giày cao gót, mắt cá chân của bạn sẽ buộc phải uốn cong về phía trước khiến cho máu ở chi dưới bị hạn chế lưu thông, về lâu dài làm cho các tĩnh mạch trên chân của bạn bị nổi rõ trên bề mặt da và trở nên rất xấu xí. Ngoài ra, sử dụng giày cao gót để đi bộ quá nhiều sẽ làm cứng gót chân và bắp chân khiến cho chúng luôn có cảm giác bị kéo căng, thậm chí, bạn sẽ có nguy cơ trở nên đau đớn bất kể khi nào bạn đi bộ dù là với giày đế bằng bởi mắt cá chân và dây chằng đã bị căng cơ kinh niên.


    Mang giày cao gót buộc mắt cá chân của bạn uốn cong về phía trước. Động tác này sẽ hạn chế lưu thông máu trong chi dưới của bạn. Nếu bạn đi giày cao gót lâu năm, có thể dẫn đến các tĩnh mạch nổi như "dây điện”. Đi bộ trên giày cao gót cũng làm cứng gân gót chân và khiến bắp chân bị kéo căng. Bạn có thể làm giảm sự căng cứng này bằng cách uốn gập và massage bàn chân lúc không mang giày vào nhiều lần trong ngày.

    Theo thời gian, những tín đồ của giày cao gót có thể bị căng cơ kinh niên ở mắt cá chân và dây chằng bắp chân, khiến cho việc đi bộ trở nên đau đớn kể cả lúc mang giày đế bằng. Giày cao gót khoảng 7 cm, dù là gót nhọn hay gót bằng, đều gây áp lực lên xương bánh chè cao hơn 30% so với giày đế thấp. Vị trí khớp thứ hai bị ảnh hưởng lớn, đó là khớp cổ chân và gót chân. Trọng lượng cơ thể bị dồn xuống mũi chân, khớp cổ chân khi ở tư thế gập quá lâu sẽ khiến chân bị đau nhức.


    Ngoài ra, do sự thăng bằng giảm nên người mang giày cao gót dễ bị ngã, chấn thương cổ chân hoặc gãy xương. Đi giày cao gót cũng ảnh hưởng đến gân Achilles (hay còn gọi là gân gót chân). Khi phía trước bàn chân bị chúi xuống do gót giày, gân Achillles sẽ bị co lên. Gót giày càng cao thì cơ gân càng bị dồn nén, việc này dẫn đến hiện tượng đau nhức gót chân.

    Tổn thương mắt cá chân và bắp chân
    Tổn thương mắt cá chân và bắp chân
    Tổn thương mắt cá chân và bắp chân
    Tổn thương mắt cá chân và bắp chân
  3. Đầu gối đóng vai trò như một bộ phận chống sốc và là khớp nối quan trọng nhất trong cơ thể. Chính bộ phận này được thiết kế để giúp bạn di chuyển nhanh chóng, uyển chuyển nhưng nếu bạn cứ duy trì việc sử dụng giày cao gót một cách thường xuyên, nó sẽ khiến cho đầu gối bị đè nặng áp lực lên bề mặt, thậm chí cao hơn 26% so với bình thường, vì thế đầu gối cũng nhanh chóng trở nên bị bào mòn, thậm chí ảnh hưởng đến khớp xương, đặc biệt là vị trí khớp dưới bàn chân sẽ là vị trí dễ bị đau nhất.


    Cũng là một bộ phận giảm xóc chuyên nghiệp, đầu gối là khớp nối lớn nhất trong cơ thể bạn. Nó được tạo ra để giúp cơ thể uyển chuyển. Thường xuyên sử dụng giày cao gót có thể làm gia tăng áp lực lên các bề mặt bên trong của đầu gối, nhanh chóng khiến chúng bị hao mòn dẫn đến viêm khớp xương.


    Giày cao gót khoảng 7cm, dù là gót nhọn hay gót bằng, đều gây áp lực lên xương bánh chè cao hơn 30% so với giày đế thấp. Vị trí khớp thứ hai bị ảnh hưởng lớn, đó là khớp cổ chân và gót chân. Do trọng lượng cơ thể bị dồn xuống mũi chân, khớp cổ chân bị ở tư thế gập quá lâu sẽ khiến bị đau nhức.

    Tổn thương đầu gối
    Tổn thương đầu gối
    Tổn thương đầu gối
    Tổn thương đầu gối
  4. Mỗi một bước di chuyển trên chiếc giày cao gót sẽ khiến cho cột sống của bạn cũng phải lắc lư theo tư thế bất thường đấy, điều này chứng minh, các cơ ở thắt lưng đang chịu nhiều áp lực khiến cho bạn sẽ nhanh chóng bị đau phần lưng dưới. Thậm chí cột sống lưng sẽ trở nên bị cong lệch bởi bạn khó cân bằng trọng lượng và cơ thể luôn có cảm giác chúi về phía trước. Nếu bạn ngưng mang giày cao gót, bạn có thể giảm đi các triệu chứng đau lưng đó, bạn hãy nên cân nhắc việc sử dụng giày cao gót nhé.


    Giày cao gót tác động không nhỏ tới hệ thống xương khớp nhất là cột sống. Cụ thể, đi giày cao gót khiến độ thăng bằng của cơ thể giảm đi, đẩy trọng tâm của người về phía trước để lấy tư thế cân bằng. Tư thế này làm cho hông, cột sống và khớp gối bị lệch khỏi trục sinh lý vốn có. Về lâu dài sẽ dẫn tới hiện tượng nhức mỏi lưng vì hệ cơ phải làm việc quá sức, đau lưng, theo thời gian, nó sẽ khiến cột sống và khớp gối yếu, nhanh lão hóa, gây đau nhức, vẹo cột sống...


    Đi loại giày này quá nhiều lần trong một tuần, đi lâu dài sẽ tác động tiêu cực tới hệ thống các cơ ở chân như sự cân bằng giữa cơ trước và cơ sau. Vị trí dễ bị đau nhất nằm ở phần gót chân. Khi các điểm chịu lực của bàn chân thay đổi, trình tự chịu lực cũng thay đổi trong một thời gian dài thì khả năng chịu lực tự nhiên của chân cũng không còn bình thường nữa.

    Những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ không dừng lại ở bàn chân mà còn tác động đến đầu gối, vùng lưng gây đau nhức do cơ bắp chân bị rút ngắn lại, dễ bị gai, cong lệch cột sống, dáng đi không bình thường, đẩy nhanh quá trình suy giãn tĩnh mạch.

    Tổn thương lưng
    Tổn thương lưng
    Tổn thương lưng
    Tổn thương lưng
  5. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng giày cao gót thường xuyên sẽ là tác nhân gây ra các triệu chứng lãnh cảm cũng như giảm ham muốn về mặt tình dục bởi giày cao gót tạo nên các ảnh hưởng xấu đến khung xương chậu, ngoài ra còn làm rối loạn các hoạt động của hệ thống cơ quan sinh dục của phụ nữ khiến cho máu không được lưu thông đều ở khu vực này dẫn đến tình trạng lãnh cảm.


    Khi thường xuyên đi những đôi giày chỉ cần cao 5cm cũng đã ảnh hưởng tới khả năng sinh con của phụ nữ. Điều này có thể giải thích là: Khi áp lực cơ thể quá lớn dồn về phía trước bàn chân có thể làm khung xương chậu sẽ bị lệch sang một bên, máu lưu thông đến tử cung sẽ giảm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho hiện tượng kinh nguyệt thất thường, đau bụng kinh, thậm chí giảm khả năng thụ thai.

    Sự kém lưu thông máu tới cơ quan sinh sản còn làm giảm ham muốn tình dục. Ngoài ra, để giữ được tư thế thăng bằng khi trọng tâm của các bộ phận ở phần dưới cơ thể hướng về phía trước, các bộ phận phía trên cơ thể sẽ phải duy trì sự cân bằng, làm cho cơ bắp thêm mệt mỏi, dễ bị chuột rút... cùng với hệ xương khớp bị ảnh hưởng như trên đã nêu cũng là nguyên nhân dẫn tới suy giảm ham muốn tình dục.

    Giảm khả năng sinh con
    Giảm khả năng sinh con
    Giảm khả năng sinh con
    Giảm khả năng sinh con
  6. Khi mang giày cao gót, bạn sẽ khó có thể giữ thăng bằng tốt hơn so với các loại giày thấp, đồng thời bạn cũng khó có thể tránh xa những cảm giác đau ở đầu gối cũng như gót chân khi đang hoạt động dẫn đến dễ té ngã, va chạm,... vì thế giày càng thấp, bạn sẽ tránh khỏi những nguy cơ bị tai nạn bất ngờ ngoài dự kiến.


    Nên dùng giày cao gót có quai hậu để giảm thiểu trọng lượng dồn về phía trước. Không nên đi giày cao gót xỏ ngón. Hạn chế tối đa việc thường xuyên sử dụng giày cao trên 5cm. Giảm thiểu thời gian mang giày cao gót. Chỉ nên dùng trong những dịp đặc biệt như: dự tiệc, gặp gỡ đối tác...

    Tận dụng thời gian ngồi tại chỗ thể dục các đầu ngón chân, kết hợp với dùng kem massage xoa đều khắp các ngón chân giúp phục hồi. Dùng kem vaseline để làm mềm da. Thường xuyên tập thể dục cho các ngón chân bằng cách: dùng ngón chân nhặt bút chì. Bài tập này không những làm tăng lượng máu lưu thông mà còn giúp ngón chân trở nên linh hoạt hơn.


    Một trong những cách giúp bạn hạn chế tác hại từ việc mang giày cao gót quá nhiều là giảm tần suất đi giày cao gót và thay thế bằng kiểu giày dễ chịu, êm ái hơn như giày sandals, giày sneakers… khi không thực sự cần thiết đi giày quá cao. Hãy nâng niu đôi bàn chân và tạo nhiều không gian “thở” cho chúng, nhất là trong mùa Hè này. Bên cạnh đó, dùng băng keo cá nhân ở gót chân, miếng lót giày bằng silicone giúp chân bạn không bị phồng rộp. Nếu có thời gian, hãy thường xuyên massage chân bằng nước ấm, thảo dược để kích thích tuần hoàn máu và xoa dịu áp lực ở bàn chân.

    Dễ bị tai nạn
    Dễ bị tai nạn
    Dễ bị tai nạn
    Dễ bị tai nạn
  7. Đối với các gót giày cao và mỏng rất có thể gây ra cho bạn nhiều nguy cơ của triệu chứng rối loạn chu kì kinh nguyệt hay các bệnh mãn kinh sớm, dễ hình thành nên các u nang bởi bạn đã vô tình cản trở sự lưu thông của máu trong cơ thể mình. Điều này thậm chí có thể gây nhiều nguy hiểm dẫn đến khả năng bị sảy thai của các chị em.


    Diện giày cao gót thường xuyên có thể bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, do sức ép cơ thể dồn hết lên khung xương chậu và một số nội tạng. Các nhà khoa học Anh đã phải lên tiếng cảnh báo phụ nữ về sự lạm dụng đôi giầy cao gót, sau khi có nghiên cứu cho thấy thói quen này tác động tiêu cực lên chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh nở. Nguyên nhân là do khi đi giày cao gót, sức ép cơ thể sẽ dồn về phần mũi bàn chân và ảnh hưởng tới khung xương chậu. Sự dồn ép này cũng làm cho ổ bụng luôn trong tình trạng dồn về phía trước, các bộ phận bên trong cũng phải chịu sức nén. Tác hại này thể hiện rõ ở những người thường xuyên đi giày cao 10 cm trở lên.


    Giầy cao gót vốn được xem trợ thủ đắc lực trong việc tạo dáng và tôn vinh cặp chân của phái đẹp. Tuy nhiên, lâu này nó cũng có nhiều "tai tiếng", như việc làm cho gót chân luôn căng thẳng, mệt mỏi, lâu ngày sẽ gây chai chân, đau nhức bàn chân và khớp chân kinh niên, thậm chí có thể làm biến dạng ngón chân và đau lưng.


    Chọn giày làm bằng chất liệu thoáng khí, có tính năng co giãn tốt. Bạn không nên chọn những đôi giày cao gót quá chật hoặc phần đế giày quá nhọn, quá dốc so với mũi giày vì chúng sẽ không mang lại cho bạn cảm giác thăng bằng và dễ chịu khi vận động. Thậm chí chỉ cần một sơ suất nhỏ trong đi lại cũng có thể khiến bạn dễ dàng bị trẹo mắt cá chân. Khoa học đã chứng minh một đôi giày có chiều cao đế từ 2 - 4cm và đường kính từ 3 - 5cm được xem là đạt mức lý tưởng để bạn tự tin đặt đôi bàn chân xinh xắn của mình.

    Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
    Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
    Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
    Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
  8. Phần lớn giày cao gót thường làm cho trọng lượng cơ thể bị dồn quá nhiều về phía mũi, làm cho các ngón kết lại với nhau, lâu ngày bị biến dạng như cong lên, khoằm xuống, khuỷu khớp các ngón trở nên chai cứng, đau đớn. Nếu trầm trọng, thậm chí phải can thiệp bằng phẫu thuật và nên thay ngay bằng các loại giày gót thấp, có độ rộng hợp lý.


    Khi đi giày cao gót, trọng tâm dồn về phía trước, phần mũi của bàn chân sẽ thu gọn ở mũi giày, trọng lực toàn thân sẽ dồn hết cả vào mũi bàn chân, khiến cho khớp đốt ngón chân cái và bốn ngón còn lại đều phải duỗi về phía trước với mức độ khác nhau. Kéo dài tình trạng như vậy rất dễ làm biến dạng ngón chân mà vẹo ngón chân cái là điển hình. Khi đi giày cao gót kín mũi trong thời gian lâu, bàn chân sẽ bị gò bó trong tư thế “dốc”. Điều đó khiến sức nặng của cơ thể dồn về phía mũi chân... sẽ gây ra hiện tượng phù nề và đau nhức mũi chân. Đi giày cao gót còn có thể tạo ra các u dầy thần kinh Morton và dị dạng bàn chân, nhất là đối với giày cao gót cùng mũi giày nhọn và hẹp gây bó ép các tổ chức xung quanh dây thần kinh của ngón chân 3 và 4.


    Giày chật khít còn gây biến dạng, trồi xương ngón chân ở người có ngón chân cái to, do lực tác động tại vùng này rất lớn. Ngoài ra, nếu giày cao gót quai hậu bó khít, da cứng còn gây phình xương gót được gọi là biến dạng Haglund. Sau nhiều năm liên tục sử dụng giày cao gót, ngón chân cái có thể dần lệch về phía ngón chân kế tiếp. Việc đi giày bó mũi chân, vị trí chân của ngón cái càng nhô ra, vị trí đó dần tạo thành vết chai hoặc phần xương không còn ở trạng thái ban đầu. Không chỉ vậy, khi ngón cái bị nghiêng, chúng có xu hướng chồng lên ngón kế tiếp, khiến bàn chân trông mất thẩm mỹ.


    Đi tập tễnh dễ xảy ra nhất ở nhóm phụ nữ dùng giày gót nhọn. Lý do là bởi trọng lượng cơ thể dồn về phía trước làm cho chân bị bó hẹp, gây đau nhức phải đi tập tễnh, lắc lư nghiêng ngả, dễ bị vấp ngã. Để tránh tình trạng này, nên thay bằng giày đế thô có độ cao vừa phải.

    Ngón chân bị biến dạng
    Ngón chân bị biến dạng
    Ngón chân bị biến dạng
    Ngón chân bị biến dạng
  9. Một trong những tác hại của giày cao gót có thể kể đến là căn bệnh về khớp. Việc đi giày cao gót thường xuyên sẽ làm tăng sức ép lên đầu gối và gót chân, điều này nếu như kéo dài thì sẽ làm bào mòn khớp gối và có thể làm tổn thương sụn khớp gây nên tình trạng viêm khớp. Khi đi giày cao gót, dáng đi của chị em sẽ không như bình thường, điều này làm tăng sức ép lên đầu gối khoảng 26%. Việc bạn dễ đau nhức đầu gối nếu đi giày cao gót trong thời gian dài sẽ thường xuyên xảy ra.


    Khi sử dụng giày cao gót, ngoài các cơ bắp ở chân, lưng thì cột sống cũng hoạt động hết công suất để nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Cụ thể, đi giày cao gót khiến độ thăng bằng của cơ thể giảm đi, đẩy trọng tâm của người về phía trước để lấy tư thế cân bằng.


    Tư thế này làm cho hông, cột sống và khớp gối bị lệch khỏi trục sinh lý vốn có. Điều này khiến phái nữ sẽ thấy lưng nhức mỏi, gai cột sống, dáng đi không còn thẳng đẹp. Hơn nữa, với tần suất sử dụng giày cao gót liên tục và thường xuyên, xương khớp đầu gối sẽ bị tổn thương. Do vậy, sớm hay muộn, việc mang giày cao gót quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp mãn tính ở phụ nữ.


    Dễ gây tê buốt xương khớp: khi trọng lực dồn nén xuống mũi chân sẽ làm cho bàn chân bị bè ra, các dây thần kinh bị chèn ép dưới bàn chân sẽ dễ làm chân bạn bị tê buốt, đau nhức. Gây thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng dễ gặp nhất nếu như bạn đi giày cao gót thường xuyên, tuy nhiên thoái hóa khớp không diễn ra ngay mà chúng kéo dài nhiều năm liền mới phát bệnh.

    Bệnh về khớp
    Bệnh về khớp
    Bệnh về khớp
    Bệnh về khớp
  10. Đi loại giày này quá nhiều lần trong một tuần, đi lâu dài sẽ tác động tiêu cực tới hệ thống các cơ ở chân như sự cân bằng giữa cơ trước và cơ sau. Vị trí dễ bị đau nhất nằm ở phần gót chân. Khi các điểm chịu lực của bàn chân thay đổi, trình tự chịu lực cũng thay đổi trong một thời gian dài thì khả năng chịu lực tự nhiên của chân cũng không còn bình thường nữa.


    Những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ không dừng lại ở bàn chân mà còn tác động đến đầu gối, vùng lưng gây đau nhức do cơ bắp chân bị rút ngắn lại, dễ bị gai, cong lệch cột sống, dáng đi không bình thường, đẩy nhanh quá trình suy giãn tĩnh mạch.


    Những đôi giày, dép cao gót có thể gây ra tình trạng viêm bên trong do tổn thương. Chính tình trạng viêm bên trong mà chúng ta không hề nhận ra này về lâu dài có thể kéo theo các căn bệnh nan y khác, trong đó có ung thư. Một số loại viêm được chứng minh là có liên kết với các bệnh thoái hóa diễn ra bên trong cơ thể, bao gồm bệnh tim, Alzheimer, bệnh tự miễn, tiểu đường và ung thư.


    Thật khó để bỏ thói quen đi giày cao gót vì nó là một phần để tôn lên vẻ đẹp và vóc dáng của người phụ nữ. Tuy nhiên nếu lạm dụng điều này sẽ gây hại cho xương khớp. Để giúp chị em cân bằng vấn đề này, vừa có thể diện những đôi giày cao đẹp này mà không khiến xương khớp đau nhức, các bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây: Chọn đôi giày cao gót có chiều cao thấp hơn 7cm để giảm áp lực lên xương khớp chân, đầu gối và cột sống lưng từ đó phòng bệnh hiệu quả. Đi giày phù hợp với size chân vì đi giày quá rộng sẽ khiến chân trượt về phía trước nhiều hơn vào tạo sức ép vào ngón chân. Còn đi giầy quá chật sẽ dễ làm tổn thương cơ gân ở gót chân dẫn tới đau nhức và mắc bệnh xương khớp. Có thể mang theo một đôi giày bệt để thay đổi khi chân bị mỏi.

    Suy giãn tĩnh mạch và liên hệ trực tiếp đến ung thư
    Suy giãn tĩnh mạch và liên hệ trực tiếp đến ung thư
    Suy giãn tĩnh mạch và liên hệ trực tiếp đến ung thư
    Suy giãn tĩnh mạch và liên hệ trực tiếp đến ung thư



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |