Top 5 Tác hại của việc bật đèn sáng khi ngủ ban đêm
Chắc hẳn tất cả chúng ta đều có thể nhớ về khoảng thời gian khi chúng ta ngủ quên hồi còn nhỏ. Đó là cách duy nhất để bảo vệ chúng ta khỏi những con quái vật ... xem thêm...chúng ta tưởng tượng trong tủ quần áo. Hơn nữa, một số người lớn cũng thường để đèn sáng khi đi ngủ. Tuy nhiên, chúng ta lại không biết được những mối nguy hiểm thực sự trong ánh sáng nhân tạo trong suốt thời gian ban đêm chúng ta ngủ. Trong bài viết hôm nay, Toplist sẽ chỉ ra những tác hại của ánh sáng nhân tạo trong phòng ngủ ban đêm.
-
Một nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ vô sinh. Thí nghiệm được tiến hành trên chuột cái. Những con chuột ngủ với ánh sáng đèn vào ban đêm có nhiều khả năng bị vô sinh hơn. Người ta cũng tin rằng nhịp sinh học (đồng hồ bên trong cơ thể) sẽ ảnh hưởng đến thời gian của quá trình sinh sản ở phụ nữ.
Một nghiên cứu khác theo dõi các y tá làm việc ca đêm và ảnh hưởng của việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm. Hóa ra hầu hết các y tá đều phàn nàn rằng chu kỳ kinh nguyệt của họ bị gián đoạn.
-
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa JAMA Internal Medicine của Mỹ, để tivi hoặc đèn bật trong phòng lúc ngủ sẽ khiến phụ nữ tăng 5kg trong 5 năm.
Các nguồn ánh sáng nhân tạo sẽ làm chậm quá trình trao đỏi chất, phá vỡ nhịp sinh học, gây hỗn loạn sự sản sinh tiết ra các Melatonin – hormone có tác dụng điều hòa giấc ngủ và ảnh hưởng xấu đến chất lượng bữa ăn. Điều đó góp phần gây ra béo phì. Thêm một nghiên cứu theo dõi hơn 43.000 phụ nữ tiết lộ rằng những người ngủ với TV khi xem hình ảnh sẽ tăng cân. Sự thay đổi đã xảy ra bất kể chất lượng hay thời lượng giấc ngủ của họ.
-
Ngay cả một nguồn sáng nhỏ cũng có thể làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Ánh sáng từ điện thoại thông minh, ti vi hoặc máy tính cũng góp phần làm thiếu hụt melatonin. Ngoài ra, các quá trình sinh học khác cũng bị gián đoạn. Hầu hết thời gian để đèn sáng vào ban đêm, melatonin phải chịu đựng đầu tiên. Melatonin được biết đến nhiều nhất với vai trò trong việc điều chỉnh giấc ngủ - duy trì nhịp sinh học, và điều chỉnh hormone sinh sản. Vậy nên giấc ngủ bị gián đoạn sẽ làm rối loạn nội tiết của cơ thể, điều đó có thể gây mệt mỏi, chu kì sinh học thất thường hoặc nổi mụn,…
-
Một nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra, sự gián đoạn nhịp sinh học có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm vốn có. Tuy nhiên, có một điều thú vị là ánh sáng đỏ sẽ có ít tác động bất lợi hơn vì chúng ta ít nhạy cảm hơn với các bưc sóng màu đỏ. Trong một số trường hợp, nó thậm chí còn được sử dụng để điều trị các chứng mất ngủ. Nếu có thói quen để đèn khi đi ngủ, hãy chọn loại đèn có ánh sang đỏ để bảo vệ sức khỏe của bạn.