Top 12 Tác dụng của tỏi trong cuộc sống
Hằng ngàn năm trước, con người đã trồng tỏi để làm thức ăn và thuốc chữa vết thương, chữa nhiễm trùng tai và bệnh phong, giúp tráng dương... Người Ai Cập cổ ... xem thêm...đại thấy tỏi đặc biệt đến nỗi đã tôn thờ nó. Tỏi là một thứ gia vị hàng ngày không thể thiếu trong các món ăn của mỗi gia đình, tuy nhiên nếu biết sử dụng củ tỏi như một mẹo vặt trong cuộc sống chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ và thú vị về nó đấy. Hãy cùng Toplist tìm hiểu những tác dụng của tỏi qua bài viết dưới đây nhé!
-
Làm đẹp bằng tỏi, tại sao bạn không thử? Tỏi có tác dụng thanh lọc máu, tính sát khuẩn cao nên rất có hiệu quả trong việc trị mụn trứng cá, cùng với một vài bệnh về da khác, nên được nhiều chị em ưa chuộng. Cách làm đẹp từ tỏi cũng rất đơn giản, bạn sử dụng tỏi chắt lấy nước cốt, sau đó thấm đều lên da mụn bằng một chiếc khăn bông sạch, làm liên tục nhiều lần bạn sẽ thấy hiệu quả cao.
Tuy nhiên vì tỏi có tính cay và nóng nên với nhiều loại da mỏng, sẽ gây nên dị ứng mẩn đỏ. Vì vậy để biết mình có hợp với cách làm đẹp này hay không, hãy thử thoa lên vùng da tay, nếu xuất hiện triệu chứng mẩn đỏ thì "tạm biệt" với mẹo này, hãy lựa cho mình kiểu làm đẹp khác an toàn hơn nhá. Và nếu như bạn vẫn muốn dùng tỏi để làm đẹp thì hãy chuyển qua tự chế kem dưỡng tóc hoặc nước rửa mặt từ tỏi nha, cũng sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú lắm đấy.
-
Bạn sẽ còn bất ngờ khi biết rằng tỏi ngoài việc xua muỗi và những loại côn trùng có hại, chúng còn có tác dụng bảo vệ vật nuôi của bạn nữa đấy. Hàng ngày với lượng thức ăn bạn cho thú cưng ăn có chứa một phần hàm lượng tỏi, chắc chắn sẽ khiến những con bọ hút máu kia phải tạm biệt "nơi ở" trên lông thú vĩnh viễn. Và nếu bạn muốn tránh khỏi côn trùng hoặc những con muỗi xấu xa bạn cũng thử dùng tỏi xem, chắc chắn sẽ hiệu nghiệm lắm đó.
Tỏi không chỉ xua muỗi mà còn đuổi bọ ve, bọ chét và nhiều loại côn trùng khác. Một số thương hiệu thức ăn vật nuôi có trộn bột tỏi để đuổi côn trùng bám vào vật nuôi. Các chủ ngựa cũng dùng hỗn hợp tỏi để tránh các côn trùng có hại. Bản thân con người, cũng có thể giữ một lượng tỏi nhất định trong khẩu phần ăn hằng ngày để bảo vệ bản thân khỏi côn trùng.
-
Thuốc trừ sâu hóa học cực kì nguy hiểm đến sức khỏe, vì vậy để khu vườn nhỏ của gia đình bạn vẫn được an toàn mà tránh được tác nhân gây hại từ sâu bọ nhưng rau trong vườn vẫn được đảm bảo thì bạn hãy dùng tỏi làm thuốc trừ sâu xem thế nào nhé. Để điều chế thành thuốc trừ sâu sinh học bạn chỉ cần trộn tỏi sống, nước ép tỏi với tiêu và một chút xà phòng để tạo thành loại thuốc trừ sâu đặc biệt này.
Nhiều loại thuốc trừ sâu thương mại có hại cho môi trường. Tỏi mặc dù hoàn toàn tự nhiên nhưng có hiệu quả như bất cứ loại thuốc trừ sâu nào. Thuốc trừ sâu sản xuất từ tỏi được coi là sản phẩm diệt sâu rất tốt, nhất là các loại sâu ăn lá, phù hợp cho các loại rau thơm, gia vị, rau ăn lá.
-
Công dụng của tỏi lại một lần nữa được thể hiện khi nó có tác dụng thay thế cho thuốc kháng sinh, nếu trong trường hợp bạn cần gấp một lượng thuốc kháng sinh để khử trùng nhưng bác sĩ chưa xuất hiện kịp thời, vậy bạn hãy sử dụng tỏi để thay thế, đây sẽ là phương pháp an toàn, hiệu quả và kịp thời nhất trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, khi tỏi được ngâm với rượu sẽ có tác dụng chữa các loại bệnh như: Xương khớp, đường hô hấp, bệnh tim mạch, và các bệnh đường tiêu hóa...
Tỏi có tác dụng hạ mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp loại bỏ các mảnh xơ vữa bám trên thành mạch máu. Ăn tỏi thường xuyên cũng giúp làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ. Ngoài tác dụng giảm mỡ máu ra, tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối. Vì vậy, tỏi có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch.
Tỏi còn có tác dụng kiểm soát huyết áp bằng cách giảm độ nhớt của máu nhờ hoạt chất ajoene. Theo các nhà khoa học, khoảng 600 - 1500mg chiết xuất từ tỏi sẽ mang lại hiệu quả giảm huyết áp trong 24 tuần. Bên cạnh đó, chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất các tế bào nội mạc và giãn mạch máu, từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả. Người bệnh tăng huyết áp được khuyên nên ăn vài tép tỏi mỗi sáng để hạ áp. -
Nếu trong nhà bạn không có lọ keo dính nào, bạn hãy lấy tỏi từ trong tủ lạnh để điều chế thành chất kết dính. Chỉ cần chà xát tỏi lên giấy hoặc thủy tinh sẽ tạo cho bạn lớp keo chắc chắn. Chất kết dính này hay được sử dụng để sửa chữa kính tại Trung Quốc.
Tỏi cũng là một nguyên liệu quen thuộc, bạn chỉ cần ép lấy nước. Trong thành phần của tỏi có chất kết dính cực tốt dành cho thủy tinh nên đây được xem là một nhiên liệu lý tưởng cho các bà nội trợ, không chỉ dùng nấu ăn, trị bệnh mà còn áp dụng cho đồ thủy tinh bị vỡ.
-
Tìm hiểu tác dụng phòng ngừa ung thư sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc củ tỏi trị bệnh gì. Cụ thể, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tỏi đóng góp vai trò quan trọng trong việc ức chế quá trình nitrat bị biến đổi thành nitrite. Đồng thời, đây cũng là thực phẩm ngăn cản sự hình thành nitrosamine (hợp chất gây ung thư cho cơ thể).
Bên cạnh đó, các hợp chất S-allystein, Ajoene, Diallyl Disulphide có trong củ tỏi sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u ung thư. Đặc biệt là kiểm soát sự phát triển của các bệnh ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư gan… Vì thế với những bệnh đang điều trị bệnh ung thư bằng xạ trị, hóa trị… có thể kết hợp bổ sung thêm các thực phẩm ngăn ngừa ung thư này nhé!Tỏi đen được coi như là một thần dược khi có độ dinh dưỡng cao hơn tỏi thường, giúp kháng lại các tế bào u, ức chế, loại trừ khả năng di căn của tế bào ung thư. Ngoài ra, tỏi đen còn có tác dụng lớn trong việc chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp, giảm cholesterol, kiểm soát tiểu đường, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư...
-
Đối với những cần thủ chuyên nghiệp, sự thành bại của một buổi đi câu phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật làm mồi câu. Ngoài cần câu “xịn”, địa điểm tốt, kinh nghiệm nhìn nước thì mồi câu đóng vai trò rất quan trọng để dụ cá. Nó được giới đi câu xem như một nghệ thuật đích thực không phải ai cũng làm được và tỏi là một trong những nguyên liệu làm mồi câu cá hiệu quả.
Một vài loài cá rất thích mùi của tỏi vì vậy sử dụng tỏi như mồi câu cá, bạn hãy thử xem sao, bởi đây sẽ là mánh khóe câu cá cực kì hữu ích với cá Pecca. Vài người đã đặt tỏi trực tiếp lên móc câu, những người khác cho rằng nên đặt chúng lên mồi câu bằng cao su để khiến cá bám vào. Thật là thú vị đúng không nào.
-
Tỏi có chứa các hoạt chất glucogen, allin và fitonxit có tính kháng khuẩn tốt, còn các hoạt chất azoene, dianllil disulfide, diallil-trisulfide và hoạt chất chứa lưu huỳnh lại có khả năng ức chế và kìm hãm sự hoạt động của vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa vi khuẩn. Nếu bạn bị đau nhức chân răng hãy cắt một lát tỏi nhỏ rồi đặt vào khoang miệng nơi bị đau, ngậm tỏi trong thời gian từ 30 phút đến 1 giờ, sẽ giúp làm giảm triệu chứng đau răng của bạn.
Tỏi cũng sẽ có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, chỉ cần đặt một củ tỏi dưới gối, sẽ giúp bạn ngủ sâu giấc và tỉnh táo hơn khi sáng hôm sau thức dậy. Hãy thử làm việc này ngay hôm nay và cảm nhận điều kỳ diệu mà tỏi mang lại bạn nhé.
-
Theo nhà triết học - Aristotle và bác học Ai Cập cổ đại cùng với tài liệu cổ của Ấn Độ khẳng định về hiệu quả của việc kích thích tình dục của tỏi. Talmud đã tập hợp các văn bản cổ của người thầy Do thái thậm chí còn chỉ định người chồng ăn tỏi trước khi làm "chuyện đó" với vợ mình. Nhiều người theo đạo Hindu tránh tỏi vì họ tin rằng gia vị này sẽ khiến họ sao nhãng vào việc tập trung tinh thần cao độ.
Nếu bạn sắp có một cuộc hẹn hò lãng mạn, hãy nhớ thêm một chút tỏi vào thực đơn, chỉ vừa đủ để thổi bùng đam mê mà không làm miệng bạn có mùi khó chịu. Thật đơn giản để thực hiện điều này phải không nào?
-
Như đã nói ở trên, tỏi có tác dụng tăng sức đề kháng. Đây là yếu tố quan trọng, đặc biệt tốt cho sức khỏe của bà bầu. Bởi phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng kém, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Chính vì thế để góp phần có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn mẹ bầu hãy thường xuyên bổ sung tỏi vào các bữa ăn hàng ngày của mình nhé!
Tỏi rất giàu Sulfur, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Ăn tỏi thường xuyên là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống cảm lạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thói quen duy trì ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ rút ngắn được 70% thời gian bị cảm, 60% nguy cơ bị cảm cúm, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Vậy bà bầu nào hay bị cấm cụm thì hãy nhớ ăn tỏi mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé yêu nhé!
-
Tên khoa học của tỏi là Allium sativum. Tỏi thuộc chi hành, có họ hàng với hành tím, hành tây, hành ta… Loại thực vật này có lịch sử sử dụng trên 7000 năm và nguồn gốc ở Trung Á, thường được xem như một loại gia vị hoặc làm thuốc như những loại có họ hàng với chúng. Tại khu vực Địa Trung Hải, Châu Âu, Châu Á, và Châu Phi, tỏi là cây rau gia vị không thể thiếu, góp phần tạo nên những nền văn hóa ẩm thực nổi tiếng trên thế giới.
Tỏi là một trong những gia vị vô cùng quen thuộc và thiết yếu trong mỗi gia đình và có mặt trong phần lớn những món ăn Việt từ truyền thống đến hiện đại. Vậy nên tỏi được dùng làm gia vị nấu ăn vô cùng được yêu thích của hầu hết các bà nội trợ. Hơn nữa ăn tỏi lại có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nên loại gia vị này ngày càng được yêu chuộng hơn trong món ăn Việt mỗi ngày.
-
Tỏi vốn là thứ gia vị có lợi cho sức khỏe thường xuất hiện trong hầu khắp căn bếp của người Việt. Không chỉ có tác dụng điều trị một số bệnh liên quan đến đường hô hấp mà từ lâu tỏi cũng được rất nhiều chị em sử dụng để làm đẹp cho mái tóc.
Tỏi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về tóc như: rụng tóc, tóc thưa, mỏng và yếu sẽ làm mất đi vẻ quyến rũ của phái đẹp. Muốn chăm chút, bảo dưỡng mái tóc, bạn có thể “chế” ra công thức bảo dưỡng mái tóc từ tỏi như sau: dùng hỗn hợp nước ép tỏi hòa với nước lọc, rượu vodka và hoa hương thảo để bôi lên tóc hoặc cơ thể (bạn nên thử phản ứng trước bằng cách thoa nên vùng da trong cánh tay xem có bị dị ứng hay quá mẫn cảm với tỏi không).