Top 15 sự thật thú vị nhất về tập đoàn Samsung có thể bạn chưa biết
Samsung hiện nay là một trong những Công ty đa quốc gia lớn nhất trên thế giới, với số lượng nhân viên lên đến nửa triệu người. Samsung được thành lập từ năm ... xem thêm...1938 bởi Lee Byung-Chul, đã trải qua hàng chục năm phát triển trong các lĩnh vực điện tử, di động, tiêu dùng, xây dựng… Dưới đây là những sự thật thú vị nhất đã từng xảy ra trong quá trình phát triển của Samsung mà ít người biết đến.
-
Hiện tại, hầu hết chúng ta đều đang sử dụng mạng 4G, thậm chí còn đang nghiên cứu, chuẩn bị bước tiến đưa công nghệ mạng 5G phổ biến hầu hết các nơi trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết, năm 1996, công nghệ CDMA là một trong những công nghệ mạng nhanh nhất thế giới thời bấy giờ.
Samsung SCH-100 ra mắt năm 1996 là chiếc điện thoại đầu tiên của dụng công nghệ CDMA. Do CDMA được xem là một tiêu chuẩn kém hơn so với GSM nên đây là một bước đi mạo hiểm của Samsung, nhưng hãng vẫn rất đáng khen khi dám tiên phong trong công nghệ mới. Samsung là công ty đi đầu cho sự nghiên cứu và phát triển cái mới. Không khó để nhận ra những mong muốn của Samsung về một chiếc điện thoại không ngừng phát triển với những công nghệ hiện đại không ngừng được cải tiến và phát triển.
-
Samsung có thể không phải nhà sản xuất đầu tiên tham gia vào thị trường smartphone, nhưng là lại là công ty đầu tiên ra mắt “PDA Phone” với màn hình màu tại thị trường Mỹ vào năm 2001. Chiếc máy này có tên là SPH-i300 và cài hệ điều hành PalmOS, hoạt động trên mạng Sprint. Rất lâu sau đó chúng ta mới được diện kiến iOS phiên bản đầu tiên trên chiếc iPhone 2G và Android trên những chiếc Samsung Galaxy thế hệ đầu tiên.
Bất cứ ai nghĩ rằng những chiếc điện thoại thông minh đầu tiên là của Apple chắc chắn sẽ rất bất ngờ khi nhìn thấy chiếc điện thoại SPH-i300 của Samsung. Samsung đã chế tạo điện thoại thông minh hỗ trợ Palm cho Sprint 5 năm trước khi iPhone được tung ra thị trường. Chiếc SPH-i300 này có thể trông giống như những chiếc điện thoại đời đầu nhưng vẫn giữ thiết kế là màn hình cảm ứng giữa trung tâm với giao diện sử dụng thao tác của ngón tay là chính.
-
Ngay từ khi thành lập, Lee Byung-chul đã tin tưởng rằng công ty sẽ trở thành một cái tên lớn trong tương lai. Cái tên “Samsung" được chọn cũng chính là bởi niềm tin này. Samsung được ghép lại từ chữ Sam (nghĩa là “số ba") trong tiếng Hàn và Sung (nghĩa là “ngôi sao"). Biểu tượng logo 3 ngôi sao mà Samsung sử dụng trong những ngày đầu tiên biểu hiện cho sự to lớn, đa dạng và mạnh mẽ.
Tuy nhiên sau đó logo của Samsung đã được thay đổi thêm 3 lần nữa và cố định hiện tại là vòng tròn màu xanh dương với chữ SAMSUNG trắng ở chính giữa như chúng ta biết ngày nay.
-
Samsung Heavy Industries là một trong những công ty đóng tàu lớn nhất thế giới. Công ty được thành lập vào năm 1974. Hiện tại, Samsung đã có nhà máy đóng tàu ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, tập trung chủ yếu ở Hàn Quốc và Trung Quốc. Nhà máy đóng tàu Geoje ở Hàn Quốc là một trong những nhà máy đóng tàu lớn nhất ở Hàn Quốc. Đây là nhà máy được xây dựng để đóng hầu hết tất cả những con tàu siêu lớn.
Không chỉ chịu trách nhiệm đóng tàu, Samsung Heavy Industries còn chịu trách nhiệm sản xuất các thiết bị hạng nặng khác như máy xúc, xe tải, xe nâng,...Ngoài ra, Samsung Heavy Industries còn sản xuất tuabin gió. Trên thực tế, Samsung đã sản xuất S7.Tuabin 0-171, là một trong những tuabin gió mạnh nhất trên thế giới.
-
Samsung được biết đến là một trong những công ty sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới. Người ta thường nhắc đến thương hiệu Samsung với những sản phẩm đặc trưng, phổ biến như điện thoại Samsung, tivi Samsung, các thiết bị điện tử khác. Tuy nhiên, Samsung không chỉ đơn thuần là một công ty điện tử. Samsung là một tập đoàn đa quốc gia đến từ Hàn Quốc. Samsung có nhiều công ty con. Trong đó, một số công ty do Samsung sở hữu một phần, một số được liên kết hoặc thuộc sở hữu hoàn toàn của Samsung.
Những công ty được biết đến nhiều nhất là Samsung Electronics, Samsung C&T Corporation, Samsung Engineering, Samsung Fire & Marine Insurance, Samsung Heavy Industries,...Qua đó, đủ để thấy Samsung tham gia vào rất nhiều lĩnh vực kinh tế của Hàn Quốc đến thế giới. Mỗi một lĩnh vực, tập đoàn đoàn đa quốc gia này đều đạt được những thành tựu đáng khâm phục. Mặc dù vậy, lĩnh vực điện tử lại đem lại cho Samsung vị thế tầm cỡ thế giới!
-
Samsung không chỉ có mặt trong lĩnh vực điện tử và di động, mà còn có hàng loạt công ty con trong lĩnh vực tiêu dùng, xây dựng, tàu biển nên Samsung hiển nhiên chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tổng GDP của quê nhà Hàn Quốc.
Theo thống kê năm 2017 của CNN, tổng tài sản của Tập đoàn Samsung chiếm khoảng 15% GDP của Hàn. Trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc, Samsung chiếm hơn 20% giá trị thị trường này dựa trên các công ty con của tập đoàn Samsung, nhưng hầu hết là đến từ Samsung Electronics.
-
Samsung không chỉ là công ty sản xuất smartphone và đồ điện tử. Tập đoàn Samsung có đến 59 công ty chưa niêm yết và 19 công ty niêm yết. Các công ty này thuộc nhiều lĩnh vực từ xây dựng cho đến dịch vụ tư vấn tài chính, đóng tàu và thậm chí là trong ngành công nghiệp y tế.
Samsung hiện đang có đội ngũ nhân viên hơn 489.000 người trên 80 quốc gia, bao gồm cả Hàn Quốc. Có thể bạn chưa biết: Toà nhà Buji Khalifa cao nhất thế giới (tính đến thời điểm này) tại Dubai được xây dựng bởi chính công ty thuộc tập đoàn Samsung.
-
Sản phẩm điện tử đầu tiên được sản xuất bởi Samsung chính là một chiếc TV trắng đen vào năm 1970. Công ty đã phát triển mạnh hơn rất nhiều trong thập kỷ sau, năm 1986, Samsung tấn công vào thị trường di động với dòng điện thoại dành cho xe hơi, nhưng nó không đạt được thành công.
Đến nay thì Samsung đã trở thành một trong những nhà sản xuất TV lớn nhất thế giới, cùng với Sony, LG và Toshiba. Những chiếc smart TV ngày nay của Samsung có độ mỏng ấn tượng, thiết kế đẹp mắt, tích hợp nhiều công nghệ hiện đại, chất lượng hình ảnh cực kỳ vượt trội (độ phân giải lên đến 4K) và hỗ trợ cho nhiều nền tảng.
-
Samsung bỏ rất nhiều công sức, sự đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới. Họ luôn làm việc để có thể phát triển các sản phẩm mới và cập nhật những sản phẩm sẵn có của mình. Hiện tại, họ có 7 Trung tâm AI và 14 Trung tâm R&D trên khắp thế giới. Samsung nghiên cứu về dữ liệu thông minh, AI, bảo mật, công nghệ hình ảnh thế hệ mới, chăm sóc sức khỏe, truyền thông,... Samsung đã chi hơn 15 tỷ USD vào năm 2018 cho việc nghiên cứu và phát triển, Và có báo cáo cho rằng Samsung đã chi hơn 8 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2019.
Đáp lại công sức và sự đầu tư lớn cho sự phát triển công nghệ, sản phẩm mới và thiết bị sáng tại. Hiện tại Samsung Electronics có hơn 330.000 bằng sáng chế được cấp trong số 460.000 đơn đăng ký bằng sáng chế. Một trong những sáng chế độc đáo của Samsung là các thiết bị và màn hình có thể cuộn, có thể gập lại. Samsung cũng đã nộp bằng sáng chế về một chiếc điện thoại thông minh với 3 màn hình và thiết kế màn hình tròn.
-
Dù Samsung đã có mặt trên thị trường điện tử và điện thoại nhiều thập kỷ, nhưng vào năm 1993, Samsung mới thật sự bắt đầu đứng vững trên thị trường. Khi ấy, Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee đã đi theo một cách quản lý mới, trong đó chất lượng sản phẩm là một trong những nguyên lý cốt lõi.
Ông khuyến khích nhân viên “thay đổi mọi thứ, trừ gia đình". Samsung cũng thành lập Trung tâm phát triển nguồn nhân lực để đã tạo ra các khóa đào tạo và phát triển mới để giúp nhân viên trở nên sáng tạo và chuyên nghiệp hơn.
-
Điều này có thể gây ngạc nhiên cho rất nhiều người nhưng sự thật là Samsung cung cấp rất nhiều sản phẩm khác nhau cho nhiều công ty đối thủ của họ. Samsung được biết đến với công nghệ sản xuất màn hình, CPU điện thoại thông minh, chip DRAM và nhiều linh kiện khác nhau trong các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của họ. Có nhiều thông tin cho rằng Samsung cung cấp RAM, đèn flash NAND và màn hình OLED cho Iphone X.
Từ đó, có thể tính được Samsung sẽ kiếm được khoảng 110 USD cho mỗi chiếc Iphone X. Như vậy cũng có thể đưa ra nhận định rằng Samsung đã cung cấp tấm nền màn hình của mình cho rất nhiều thương hiệu điện thoại, TV khác trên thế giới. Không thể không nhận định rằng, mặc dù chiến lược kinh doanh của Samsung vô cùng nguy hiểm khi bán những linh kiện thiết bị thông minh cho đối thủ nhưng nếu đem lại lợi nhuận khổng lồ thì đây vẫn là một chiến lược kinh doanh tốt.
-
Vừa tập trung vào chất lượng và vừa mở rộng thị trường là điều không hề đơn giản. Năm 1995, Lee Kun Hee tự nhận thấy chất lượng sản phẩm chưa tốt và công ty không có sự thay đổi nào. Để tự thức tỉnh mình và toàn bộ nhân viên, Lee và các giám đốc đã chất hàng đống sản phẩm, từ TV, điện thoại đến máy fax và nhiều đồ khác rồi tiến hành phá huỷ trước sự chứng kiến của 2000 nhân viên.
Hôm ấy, lượng sản phẩm trị giá hơn 50 triệu USD đã bị phá huỷ và một Samsung mới đã hồi sinh. Sau đó, Samsung đã sử dụng cách thức và hệ thống quản lý mới, sự thay đổi này thực hiệu hiệu quả, minh chứng là sự tăng trưởng nhanh chóng và thành công trên toàn cầu của tập đoàn này.
-
Samsung từng có cơ hội mua lại startup tạo nên hệ điều hành Android. Trong quyển sách “Dogfight: How Apple and Google Went to War and Started a Revolution” phát hành năm 2004, nhà sáng lập Android là ông Fred Vogelstein từng cho biết nhóm phát triển đã sang Hàn Quốc để gặp giám đốc điều hành của Samsung nhằm tìm kiếm nguồn đầu tư.
Tuy nhiên, theo nhà đồng sáng lập Android là Andy Rubin, thì sau khi xem nhóm phát triển Android trình bày, Samsung hoàn toàn im lặng rồi sau đó cho thấy hãng không tin rằng startup này sẽ thành công. Rubin còn nói “Họ cười nhạo khi ra khỏi phòng họp". Chỉ hai tuần sau, Rubin và nhóm phát triển Android đã bán hệ điều hành cho Google với giá 50 triệu USD và biến nó thành hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới.
-
Ngành công nghiệp điện thoại thông minh có thể kể đến rất nhiều ông lớn "sừng sỏ" như Apple, Huawei, Sony, Nokia,...Nhưng ở thời điểm hiện tại, Samsung đã được xếp vào vị thế ông vua trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh trên thế giới. Theo báo cáo, Samsung đã xuất xưởng hơn 75 triệu chiếc điện thoại thông minh chỉ trong quý 2 năm 2019. Và con số điện thoại thông minh đến tay người tiêu dùng có khả năng sẽ không ngừng tăng lên trong thời gian tới.
Con số khổng lồ này chiếm 23% toàn bộ thị trường điện thoại thông minh. Một điều thú vị là Samsung đã liên tục là công ty sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới trong nhiều năm liền. Ngoài số lượng sản phẩm xuất xưởng không ngừng tăng, sự phổ biến của những chiếc điện thoại của Samsung cũng tăng lên từng ngày.
-
Những năm gần đây khái niệm smartwatch mới trở nên phổ biến với những chiếc Apple Watch, Samsung Galaxy Gear hay Xiaomi Mi Band. Thế nhưng bạn có biết vào năm 1999 Samsung đã tạo ra một trong chiếc “smartwatch" đầu tiên, đó chính là Samsung SPH-WP10. Thật ra đây là một chiếc điện thoại đeo tay và có thời gian thoại lên đến 90 phút. Nó có màn hình LCD trắng đen và các nút vật lý để điều khiển, thậm chí có thể điều khiển bằng giọng nói để chọn danh bạ.
Tuy không thành công trên thị trường nhưng SPH-WP10 là nền móng để Samsung tạo ra Galaxy Gear sau này. Có thể nói chính Samsung là công ty đã mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của thiết bị đồng hồ thông minh ngày nay.