Top 15 Sự thật thú vị nhất về loài voi

Hoàng Thu Thuỷ 347 0 Báo lỗi

Loài voi được xem là một trong số những động vật thông minh nhất trên hành tinh, chúng luôn dễ dàng là "tâm điểm" thu hút sự chú ý của chúng ta. Ngoài ra, còn ... xem thêm...

  1. Voi là động vật có vú thuộc họ Elephantidae và là động vật trên cạn lớn nhất hiện nay. Ba loài hiện được công nhận: Voi đồng cỏ châu Phi, voi rừng châu Phi và voi châu Á. Elephantidae là nhánh duy nhất còn sót lại của bộ Proboscidea; thành viên tuyệt chủng bao gồm voi răng mấu. Elephantidae cũng bao gồm một số nhóm hiện đã tuyệt chủng, bao gồm cả voi ma mút và voi ngà thẳng. Voi châu Phi có tai lớn và lưng lõm còn voi châu Á có tai nhỏ và lưng lồi hoặc ngang. Đặc điểm nổi bật của tất cả các loài voi bao gồm cái vòi dài, cặp ngà lớn, vạt tai lớn, bốn chân to và làn da dày nhưng nhạy cảm. Vòi voi được sử dụng để thở, đưa thức ăn nước uống vào miệng và cầm nắm đồ vật. Đôi ngà, tiến hóa từ răng cửa, được voi dùng để tự vệ, di chuyển chướng ngại vật và đào hố. Đôi tai lớn giúp voi duy trì thân nhiệt ổn định và giao tiếp. Chân chúng to như cây cột để đỡ tải trọng lớn.


    Voi phân bố rải rác khắp châu Phi cận Sahara, Nam Á, Đông Nam Á và thích ứng với nhiều môi trường sống khác nhau như thảo nguyên, rừng, sa mạc và đầm lầy. Chúng là động vật ăn cỏ, tụ tập gần nguồn nước. Voi được coi là loài chủ chốt do chúng có tác động đáng kể lên môi trường cảnh quan xung quanh chúng. Những động vật khác thường giữ khoảng cách với voi; ngoại lệ là những kẻ săn mồi như sư tử, hổ, linh cẩu và chó hoang, thường chỉ rình những con voi non. Voi thường tổ chức thành các xã hội phân hạch-hợp hạch, trong đó nhiều nhóm gia đình liên kết với nhau để giao tiếp. Con cái thường sống trong các nhóm gia đình, bao gồm một con cái với các con non của nó hoặc một số con cái có quan hệ họ hàng. Các nhóm này không có con đực, chúng được dẫn dắt bởi con cái già nhất theo hình thức mẫu hệ.


    Những con đực bị đuổi khỏi nhóm gia đình khi đến kì động dục và phải sống đơn lẻ hoặc kết bè với những con đực khác. Voi đực trưởng thành chủ yếu tương tác với các nhóm gia đình khi tìm kiếm bạn đời. Voi đực sẽ trải qua giai đoạn gia tăng testosterone và cực kỳ hung bạo được gọi là kì musth, thể hiện các hành vi tỏ sự thống trị và sự thành đạt về mặt sinh sản. Con non là trung tâm của sự chú ý trong các nhóm gia đình và phải phụ thuộc vào mẹ của chúng trong 3 năm. Voi có tuổi thọ trung bình là 70 tuổi trong tự nhiên. Chúng giao tiếp bằng xúc giác, thị giác, khứu giác và thính giác; voi sử dụng sóng hạ âm và giao tiếp địa chấn để viễn thông. Trí thông minh của voi được so sánh với các loài linh trưởng và bộ cá Voi. Chúng dường như có sự tự nhận thức và thể hiện sự đồng cảm với những thành viên đang hấp hối hoặc đã chết.


    Voi châu Phi thuộc diện sắp nguy cấp và voi châu Á thuộc diện bị đe dọa theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Những mối đe dọa lớn nhất đối với các quần thể voi hiện nay là nạn săn trộm buôn bán ngà voi, môi trường sống triệt thoái và xung đột với dân địa phương. Voi được sử dụng làm súc vật thồ ở châu Á. Trong quá khứ, chúng cũng được sử dụng trong chiến tranh; ngày nay, chúng thường được trưng bày trong các sở thú hoặc được huấn luyện để giải trí trong các rạp xiếc. Voi là một biểu tượng rất nổi tiếng và đặc trưng trong nghệ thuật, văn hóa dân gian, tôn giáo và văn học của loài người.

    Nguồn gốc và phân bố
    Nguồn gốc và phân bố
    Nguồn gốc và phân bố
    Nguồn gốc và phân bố

  2. Voi thuộc họ Elephantidae, họ duy nhất còn lại trong bộ Proboscidea thuộc liên bộ Afrotheria. Nhánh họ hàng gần nhất của chúng là bộ Bò biển (cá cúi và lợn biển) và bộ Đa man, cùng chung nhánh Paenungulata trong liên bộ Afrotheria. Voi và bộ Bò biển được nhóm lại thành nhánh Tethytheria.


    Ba loài voi hiện được công nhận; voi đồng cỏ châu Phi (Loxodonta africana), voi rừng (Loxodonta cyclotis) của châu Phi cận Sahara và voi châu Á (Elephas maximus) của Nam-Đông Nam Á. Voi châu Phi có đôi tai lớn, lưng lõm, da nhăn, bụng dốc và sở hữu hai phần mở rộng giống như ngón tay ở đầu vòi. Voi châu Á có đôi tai nhỏ, lưng lồi hoặc ngang, da mịn hơn, bụng ngang thỉnh thoảng bị phệ xuống ở giữa và một phần mở rộng ở đầu vòi. Các đường gờ tại răng hàm hẹp hơn ở voi châu Á trong khi voi châu Phi có hình kim cương. Voi châu Á cũng có những bướu lồi trên lưng và một số vết phi sắc tố hóa trên da.


    Trong số các loài voi châu Phi, voi rừng có đôi tai nhỏ, tròn hơn và ngà mỏng, thẳng hơn so với voi đồng cỏ; chúng chỉ phân bố trong phạm vi các khu vực có rừng ở phía tây và Trung Phi. Theo truyền thống, các loài voi châu Phi chỉ được coi là cùng một loài Loxodonta africana, nhưng các nghiên cứu phân tử thiên về xu hướng tách hai loài ra. Năm 2017, phân tích trình tự ADN chứng tỏ L. cyclotis có quan hệ gần gũi hơn với loài Palaeoloxodon antiquus đã tuyệt chủng so với L. africana. Phát hiện này có thể sẽ làm sụp đổ toàn bộ chi Loxodonta.

    Hệ thống phân loại
    Hệ thống phân loại
    Hệ thống phân loại
    Hệ thống phân loại
  3. Hơn 180 thành viên đã tuyệt chủng và ba phát xạ tiến hóa lớn của bộ Proboscidea đã được các nhà khoa học xác định. Các proboscid sớm nhất, ví dụ chi Eritherium và Phosphatherium thế Paleocene muộn, đánh dấu sự kiện phát xạ đầu tiên. Thế Eocene xuất hiện các chi Numidotherium, Moeritherium và Barytherium từ Châu Phi. Những con vật này tương đối nhỏ và sống dưới nước. Các chi như Phiomia và Palaeomastodon phát sinh sau này, sinh sống ở các khu rừng gỗ và rừng mở. Sự đa dạng của các proboscidean bị sụt giảm trong thế Oligocene. Một loài đáng chú ý của giai đoạn này là Eritreum melakeghebrekristosi từ vùng Sừng châu Phi, có lẽ là tổ tiên của nhiều loài sau này. Đợt đa dạng hóa thứ hai diễn ra vào đầu thế Miocene, với sự xuất hiện của các deinothere và mammutid.


    Phát xạ tiến hóa thứ hai trong thế Miocene phái sinh các gomphothere, tổ tiên của chúng có lẽ là chi Eritreum và có nguồn gốc từ Châu Phi, bành trướng sang mọi châu lục trừ châu Úc và Nam Cực. Các thành viên của nhóm này bao gồm Gomphotherium và Platybelodon. Phát xạ tiến hóa thứ ba bắt đầu vào cuối thế Miocen và dẫn đến sự xuất hiện của những elephantid, dần dần thay thế các gomphothere. Loài Primelephas gomphotheroides của Châu Phi phái sinh các chi Loxodonta, Mammuthus và Elephas. Chi Loxodonta bắt đầu phân nhánh quanh ranh giới thế Miocene và Pliocene, còn hai chi Mammuthus và Elephas rẽ nhánh muộn hơn trong thế Pliocene sớm. Loxodonta ở lại Châu Phi còn Mammuthus và Elephas di cư sang đại lục Á-Âu, tới được tận Bắc Mỹ. Đồng thời, các stegodontid (một nhóm proboscidean khác có nguồn gốc từ gomphothere) lan rộng khắp châu Á, tới được Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á và Nhật Bản. Các Mammutid tiếp tục tiến hóa thành các loài mới, chẳng hạn như voi răng mấu của Mỹ.


    Khi thế Canh Tân bắt đầu, elephantid có tỷ lệ phân loài rất cao. Thời gian này xuất hiện loài Palaeoloxodon namadicus, động vật có vú trên cạn lớn nhất mọi thời đại. Loxodonta atlantica đã trở thành loài phổ biến nhất ở miền bắc và miền nam châu Phi nhưng bị thay thế bởi loài Elephas iolensis sau này. Chỉ khi Elephas tuyệt chủng địa phương ở Châu Phi, oxodonta mới trở nên thống trị một lần nữa, lần này dưới dạng các loài voi hiện còn sống. Voi đa dạng thành các loài mới ở châu Á, chẳng hạn như E. hysudricus và E. platycephus; là tổ tiên của voi châu Á hiện đại. Mammuthus tiến hóa thành một số loài, bao gồm voi ma mút lông xoắn nổi tiếng. Sự giao phối liên loài dường như khá phổ biến giữa các loài voi, trong một số trường hợp dẫn đến các loài có ba thành phần di truyền tổ tiên, chẳng hạn như Palaeoloxodon antiquus.[8] Vào cuối thế Canh Tân, hầu hết các loài proboscidean đã tuyệt chủng trong cuộc băng hà Đệ tứ giết chết 50% các chi có trọng lượng trên 5 kg toàn cầu.


    Probscidean tiến hóa với xu hướng tăng kích thước, dẫn đến việc loài trong nhóm này cao tới 5 m. Cũng như các loài động vật lớn ăn cỏ khác, bao gồm khủng long chân thằn lằn đã tuyệt chủng, kích thước lớn của voi cho phép chúng sống sót trên thảm thực vật với giá trị dinh dưỡng thấp. Chi vận động của chúng dài ra, bàn chân thì dẹt lại nhưng rộng hơn. Chúng ban đầu đi băng cả bàn chân nhưng rồi tiến hóa thành đi bằng đầu ngón với các miếng đệm chân và xương vừng hỗ trợ. Các proboscid nguyên thủy phát triển hàm dưới dài hơn và mái sọ nhỏ hơn trong khi các loài tiến tiến hơn phát triển hàm dưới ngắn hơn, làm dịch chuyển trọng tâm của đầu. Hộp sọ ngày càng lớn trong khi cổ rút ngắn để nâng đỡ hộp sọ. Sự gia tăng kích thước dẫn đến sự phát triển và kéo dài của cái vòi di động cung cấp tầm với, đóng vai trò la tay của voi. Số lượng răng hàm, răng cửa và răng nanh giảm xuống. Răng má (răng hàm và răng tiền hàm) trở nên to hơn và chuyên biệt hơn, đặc biệt là sau khi voi bắt đầu chuyển từ ăn thực vật C3 sang C4, khiến chiều cao răng chúng gia tăng gấp ba lần cũng như sự nhân lên đáng kể của phiến mỏng sau khoảng năm triệu năm trước.


    Trong một triệu năm gần đây, chúng mới quay trở lại chế độ ăn chủ yếu cây C3 và cây bụi. Đôi răng cửa thứ hai phía trên mọc thành ngà, có hình dạng khác nhau từ thẳng, cong (lên hoặc xuống), xoắn ốc, tùy thuộc vào từng loài. Một số proboscidean còn mọc ngà từ răng cửa dưới. Voi vẫn lưu giữ một số đặc điểm từ tổ tiên của chúng, như cấu tạo giải phẫu tai giữa chẳng hạn.

    Sự tiến hóa và các họ hàng đã tuyệt chủng
    Sự tiến hóa và các họ hàng đã tuyệt chủng
    Sự tiến hóa và các họ hàng đã tuyệt chủng
    Sự tiến hóa và các họ hàng đã tuyệt chủng
  4. Voi là động vật sống trên cạn lớn nhất. Voi đồng cỏ châu Phi là loài lớn nhất trong số các loài voi; cá thể đực có thể cao từ 304–336 cm tới vai, với khối lượng cơ thể từ 5,2–6,9 tấn; cá thể cái có thể cao từ 247–273 cm tới vai, với khối lượng cơ thể từ 2,6–3,5 tấn. Voi châu Á đực có chiều cao ngang vai trong khoảng 261–289 cm và nặng khoảng 3,5–4,6 tấn, voi châu Á cái có chiều cao ngang vai trong khoảng 228–252 cm và nặng khoảng 2,3–3,1 tấn. Voi rừng châu Phi là loài nhỏ nhất, cá thể đực của chúng chỉ cao khoảng 209–231 cm ngang vai và nặng 1,7–2,3 tấn. Voi rừng châu Phi đực thường cao hơn 23% so với con cái, còn chiều cao voi đực châu Á chỉ nhỉnh hơn con cái khoảng 15%.


    Bộ xương voi được cấu thành từ 326–351 chiếc xương riêng lẻ. Voi châu Phi có 21 cặp xương sườn, còn voi châu Á chỉ có 19 hoặc 20 cặp. Hộp sọ của voi có đủ sức đàn hồi để chịu được ứng suất của cặp ngà và hứng chịu các va chạm trực diện. Lưng của hộp sọ rất phẳng và trải rộng ra, tạo ra mái vòm bảo vệ não theo mọi hướng. Hộp sọ voi có các xoang tổ ong chứa khí, giảm trọng lượng hộp sọ nhưng vẫn duy trì được sức mạnh tổng thể. Hộp sọ voi rất lớn, cung cấp diện tích để các cơ bắp bám vào và hỗ trợ đầu. Hàm dưới của voi rắn rỏi và rất nặng. Do kích thước của đầu, cổ của voi tương đối ngắn để hỗ trợ trọng lượng tốt hơn.


    Voi không có tuyến tiết lệ, phải dựa vào tuyến Harder để giữ mắt ẩm. Một lớp màng thuẫn rất bền bảo vệ nhãn cầu voi. Nhãn trường của voi không được tốt do vị trí của đôi mắt. Voi là loài lưỡng sắc chúng có thể nhìn rõ trong ánh sáng mờ nhưng không nhìn rõ trong ánh sáng chói.


    Tai voi có phần cuống dày nhưng rìa mỏng. Bên dưới vành tai, hay tai ngoài, chứa nhiều mao mạch. Máu ấm chảy vào các mao mạch, giúp giải phóng lượng nhiệt dư thừa của cơ thể ra môi trường. Quá trình này diễn ra khi vành tai đứng yên và voi vỗ tai để tăng cường hiệu ứng trên. Diện tích tai càng lớn thì nhiệt càng có thể được đào thải hiệu quả hơn. Trong số tất cả các loài voi, voi rừng châu Phi sống ở vùng có khí hậu nóng nhất và có vành tai lớn nhất. Voi có khả năng nghe âm thanh tần số thấp và nhạy nhất đối với tần số 1 kHz (gần với giọng Soprano C)

    Kích thước của loài voi
    Kích thước của loài voi
    Kích thước của loài voi
    Kích thước của loài voi
  5. Vòi voi là sự kết hợp của mũi và môi trên, tuy khi voi còn là bào thai thì phần môi trên và vòi tách rời nhau. Vòi dài ra khi voi lớn lên và trở thành phần chi quan trọng và linh hoạt nhất của chúng. Vòi được cấu tạo từ 150.000 cơ riêng biệt, không có xương và ít chất béo. Các cơ ghép nối này bao gồm hai loại chính: bề mặt và bên trong. Các cơ bề mặt được chia thành cơ phía trên, cơ phía dưới và cơ phía bên; Các cơ bên trong được chia thành cơ phương ngang và cơ tỏa. Các cơ vòi bám vào lỗ mở xương trong hộp sọ. Vách ngăn mũi cấu tạo từ các đơn vị cơ cực nhỏ phân bố theo chiều ngang giữa hai lỗ mũi. Sụn phân chia các lỗ mũi ở phần cuống. Vòi được gọi là một cơ bắp hydrostat (giống như lưỡi), cử động thông qua sự phối hợp các chuyển động co cơ. Một dây thần kinh rất độc đáo, hình thành từ các dây thần kinh ở hàm trên và mặt, chạy dọc ở hai bên vòi.


    Vòi voi có nhiều chức năng, bao gồm thở, ngửi, sờ, nắm và kêu. Khứu giác của voi có lẽ nhạy gấp 4 lần so với khứu giác của chó săn. Khả năng tạo ra các chuyển động xoắn và cuộn của vòi cho phép voi thu lượm thức ăn, đánh nhau với những con voi khác, và có khả năng nâng vật trên 350 kg. Vòi còn được sử dụng để làm các hành động mang tính tỉ mỉ như: lau mắt và kiểm tra lỗ thông, và có khả năng bóp nứt vỏ đậu phộng mà không làm vỡ hạt. Một con voi có thể với lên độ cao 7 m và đào bùn hoặc cát để tìm nước bằng vòi của nó. Nhiều cá thể voi thể hiện sự thuận "vòi" bên trái hoặc bên phải khi cầm một đồ vật. Voi có khả năng làm giãn lỗ mũi thêm 30%, tăng thể tích mũi lên 64% và có thể hít vào với tốc độ hơn 150 m/s, tức là khoảng 30 lần tốc độ hắt hơi của con người. Voi có thể hút thức ăn và nước uống hoặc phun nước lên cơ thể của chúng. Một con voi châu Á trưởng thành có thể chứa 8,5 lít nước trong vòi của nó. Chúng cũng có khi phun bụi hoặc cỏ lên người mình. Khi ở dưới nước, voi sử dụng vòi ngoi trên mặt nước để thở.


    Voi châu Phi có hai phần mở rộng giống như ngón tay ở đầu vòi, cho phép chúng cầm và đưa thức ăn lên miệng. Voi châu Á chỉ có một phần mở rộng và thường quấn vòi quanh món đồ ăn rồi cho vào miệng. Cơ vòi ở voi châu Á phối hợp tốt hơn và có thể thực hiện nhiều chuyển động phức tạp hơn. Mất vòi sẽ gây bất lợi cho sự sống còn của một con voi, mặc dù trong một số trường hợp hiếm hoi, các cá thể vẫn có thể sống sót với những chiếc vòi bị đứt. Người ta đã từng quan sát thấy một con voi quỳ hai chân trước, nâng hai chân sau và gặm cỏ bằng mồm. Hội chứng vòi mềm là bệnh tê liệt vòi ở voi đồng cỏ châu Phi do suy thoái các dây thần kinh ngoại biên và cơ bắp của vòi.

    Vòi voi làm nên nét đặc trưng của loài này
    Vòi voi làm nên nét đặc trưng của loài này
    Vòi voi làm nên nét đặc trưng của loài này
    Vòi voi làm nên nét đặc trưng của loài này
  6. Kích thước của một con voi có ý nghĩa là khi nó phát triển hoàn toàn thì ngoài con người ra, nó an toàn trước tất cả các loài thú ăn thịt. Và để nuôi sống cơ thể vĩ đại của mình, nó phải cần rất nhiều thức ăn. Mỗi con voi trưởng thành ăn khoảng 150 kg (300 lb) cỏ, cành nhỏ, lá cây, trái cây,... mỗi ngày. Những thức ăn như vậy cần được nhai kĩ càng. Voi có những răng nghiền phía sau ở cửa miệng, đây là vị trí mà các răng có lực mạnh nhất, nhưng nó cũng bị mòn đi. Khi đó răng mới sẽ được mọc lên ở phía dưới rồi đẩy răng cũ ra ngoài. Do đó, voi mọc răng trong suốt cuộc đời, tổng cộng có 6 bộ răng nghiền, nhưng khi bộ răng cuối cùng bị mòn thì khi đó voi đã sống đến 55 tuổi. Nó trở nên yếu đi vì thiếu thức ăn và sẽ chết vì đói nhiều hơn là về bệnh tật.


    Voi dùng vòi để quặp thức ăn và đưa vào miệng. Thức ăn chủ yếu của chúng là cỏ và các loại cây khác trên mặt đất. Voi dùng vòi để kéo lá cây, thân cây và cành cây từ trên cao xuống. Khi thức ăn khan hiếm, voi dùng ngà để húc đổ cây. Khi khát, voi tập trung bên bờ sông hoặc các vũng nước, thậm chí dùng vòi để đào sâu xuống để hút nước. Voi uống nước bằng cách hút nước vào vòi rồi phun vào trong miệng. Mỗi ngày voi tiêu thụ 160-300 lít nước. Voi cũng phun nước lên lưng để làm mát da.


    Mỗi ngày voi con trưởng thành thải ra một lượng chất thải nặng hơn trọng lượng của một cậu bé. Phân voi chứa những hạt cây mà voi đã nuốt sẽ mọc lên thành cây mới thay thế cho những cây mà chúng đã ăn hoặc húc đổ. Hiện nay ở một số nước đang nuôi voi, nghiên cứu và đi vào thử nghiệm chế biến phân voi thành giấy (vì phân voi khá sạch, không nặng mùi do chúng chỉ ăn thực vật và uống nước).

    Tập tính ăn uống
    Tập tính ăn uống
    Tập tính ăn uống
    Tập tính ăn uống
  7. Hằng ngày, voi dành khoảng 16 tiếng đồng hồ để tìm kiếm thức ăn và chỉ ngủ khoảng từ 3 đến 5 tiếng. Voi trưởng thành ngủ đứng. Voi con đôi khi ngủ nằm. Voi tuy to lớn, nhưng điều đó không ngăn cản chúng trở thành những tay bơi giỏi. Chúng rất thích bơi và thậm chí có thể bơi ở biển. Thời gian ưa thích trong ngày của chúng là khi tắm bùn. Bùn bảo vệ voi khỏi bị ánh nắng thiêu đốt và giữ cho voi được mát mẻ, tránh được những con bọ khó chịu.


    Thực ra, voi không bảo vệ lãnh thổ riêng của nó, thay vào đó, nó thích hòa nhập vào đàn sống bên cạnh, trong đó con voi đầu đàn là con voi cái già nhất sẽ giữ vai trò làm chủ. Nó dẫn cả đàn tìm đến những nơi có nước và thức ăn. Theo sau con voi này là những chú voi con và những con voi cái trưởng thành. Voi sống chung một đàn qua nhiều năm. Các thành viên trong đàn luôn sống cạnh nhau, chăm sóc cho nhau, thậm chí sẵn sàng cho bất kỳ chú voi con nào bú nếu cần thiết. Đôi khi đàn bị tách ra, một số con voi trẻ hơn rời đàn cùng những con voi khác. Nhưng đàn nhỏ này vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình gốc của chúng và có thể quay lại trong một thời gian rất ngắn.


    Voi đực non (khoảng 12 tuổi) sống đơn độc hoặc sống cùng các voi đực khác. Số thành viên trong đàn chúng lập ra rất hay thay đổi. Khi các gia đình voi tập hợp lại sẽ trở thành bầy voi gồm hàng trăm thành viên. Voi giao tiếp bằng xúc giác, khứu giác, hoặc dùng vòi, tai ra hiệu. Tiếng ré của voi vang rất xa, voi ré lên để gọi nhau tập hợp thành bầy.

    Lãnh thổ sinh sống
    Lãnh thổ sinh sống
    Lãnh thổ sinh sống
    Lãnh thổ sinh sống
  8. Cũng giống như con người, voi có thể cảm nhận được cảm xúc. Trên thực tế, một số nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng phản ứng của chúng trước cái chết là một trong những điều kỳ lạ nhất về loài voi. Những con voi hầu như luôn thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến những người bạn đã chết của chúng, ngay cả khi đã chết vài năm. Ngoài con người, voi là sinh vật duy nhất có sự đa dạng của các tế bào thần kinh trong não, và điều này chịu trách nhiệm cho các khả năng của chúng như đồng cảm, tự nhận thức và giao tiếp xã hội.


    Chúng là một loài động vật im lặng, ít nói và có cảm xúc khi có khả năng dành thời gian để thương tiếc những con voi trong đàn đã chết, thậm chí chúng còn có hành động che chở bạn đã chết bằng cỏ hoặc đất. Người ta cũng chứng minh được loài động vật to lớn này khá sợ kiến và ong, điều này cho thấy rằng mặc dù có kích thước lớn, nhưng về bản chất thì voi rất hiền.


    Voi không thích bị cưỡi. Chúng to và khỏe, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không biết mệt mỏi và đau đớn. Những con voi bị bắt đễ cưỡi thường phải làm việc trong nhiều giờ với thời tiết nóng. Nhiều con trở nên kiệt sức vì không chịu nổi. Ở một số vùng thuộc châu Á, cưỡi voi là một hoạt động phổ biến nhằm thu hút khách du lịch, một số con voi thậm chí đã chết vì phải làm việc quá sức. Ghế ngồi buộc vào lưng cũng có thể gây phồng rộp đau đớn cho chúng.


    Cưỡi trên lưng một con voi gây ra vấn đề lớn cho cột sống của loài động vật này. Việc này làm tê liệt voi theo thời gian. Phajaan (một quá trình tra tấn) là thuật ngữ địa phương cho quá trình thuần hoá một con voi. Những chú voi con bị săn lùng và bắt cóc từ cha mẹ. Sau khi tách khỏi đàn, những con voi non được đưa đến một địa điểm xa xôi và bị trói lại rồi đánh đập.


    Người huấn luyện kéo con voi bằng xe tải quanh một cái cây để dạy nó vâng lời, và nếu con voi không vâng lời, nó sẽ bị trừng phạt. Đánh đập nặng hơn, đôi khi sẽ bị chích bằng móc kim loại hoặc đinh.


    Một loại hình phổ biến khác để hút khách du lịch là những con voi được đào tạo để vẽ một bức tranh. Không phải tự nhiên mà một con có thể biến thành một họa sĩ. Chúng thậm chí còn bị giám sát chặt khi đang thực hiện hoạt động này. Trong khi con voi đang vẽ tranh, Người huấn luyện ở bên cạnh con voi đó, sử dụng móng tay hoặc móng tay nhọn để điều khiển voi. Trên thục tế voi không hề thích vẽ.

    Voi là sinh vật giàu cảm xúc
    Voi là sinh vật giàu cảm xúc
    Voi là sinh vật giàu cảm xúc
    Voi là sinh vật giàu cảm xúc
  9. Chúng tiêu thụ gần 1% khối lượng cơ thể mỗi ngày: Những loài động vật tuyệt đẹp này hấp thụ lượng thức ăn bằng khoảng 1% trọng lượng cơ thể của chúng mỗi ngày. Vì nếu một con voi có cơ thể nặng tới sáu tấn, lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của nó sẽ lên đến 60 kg thức ăn khô mà không cần thêm hàm lượng nước.

    Voi không ngủ nhiều. Chúng di chuyển hàng chục km mỗi ngày để tìm kiếm một lượng lớn thức ăn cần thiết để duy trì sự sống cho cơ thể to lớn của chúng. Vòi của chúng không chỉ dùng để cầm nắm thức ăn mà còn dùng để sờ, ngửi, thở và tạo ra âm thanh.


    Vòi của chúng được cấu tạo từ hơn 40.000 cơ và gân, chính điều này đã khiến cho các thao tác bằng vòi của chúng có độ chính xác rất cao - đây là lý do tại sao voi có thể nhặt những thứ nhỏ như một đồng xu từ mặt đất.


    Voi đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình hệ sinh thái theo nhiều cách. Được mệnh danh là "kỹ sư hệ sinh thái".


    Ví dụ, voi lùn Borneo, loài voi nhỏ nhất trong số các loài voi, đóng vai trò như một cứu cánh cho các hệ sinh thái rừng ở Borneo. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của hệ sinh thái bằng cách hoạt động như những người phân tán hạt giống trên phạm vi hoạt động của chúng. Đồng thời chúng cũng giúp củng cố lớp phủ xanh cần thiết cho mọi dạng sống.

    Voi chỉ tiêu thụ gần 1% khối lượng cơ thể mỗi ngày
    Voi chỉ tiêu thụ gần 1% khối lượng cơ thể mỗi ngày
    Voi chỉ tiêu thụ gần 1% khối lượng cơ thể mỗi ngày
    Voi chỉ tiêu thụ gần 1% khối lượng cơ thể mỗi ngày
  10. Voi là những vận động viên bơi lội bẩm sinh: Trong khi voi không thể nhảy hay bật cao vì cơ thể quá to lớn, thì chúng lại sở hữu một khả năng bơi lội tuyệt vời. Chúng có thể thở bằng vòi của mình trong khi cơ thể hoàn toàn chìm dưới nước. Sinh vật to lớn này là những tay bơi cừ khôi và có thể bơi liên tục trong phạm vi 51km. Cơ thể của chúng tuy to lớn nhưng lại có thể dễ dàng nổi lên trong nước bằng cách thả lỏng cơ thể.


    Voi có thể thở bằng vòi của mình trong khi cơ thể hoàn toàn chìm dưới nước.


    Loài voi sở hữu một sức mạnh trí nhớ đặc biệt: Các nhà khoa học thường tin rằng trí nhớ đặc biệt của loài voi là một trong những cách tuyệt vời để ngăn chặn kẻ thù làm tổn thương chúng. Loài voi sống theo chế độ mẫu hệ và có xu hướng nhớ rất rõ và lâu về bạn bè cũng như kẻ thù của chúng. Đồng thời chúng cũng có thể nhớ nơi chúng tìm thấy thức ăn và nước uống trước đây. Trên thực tế, người ta đã từng ghi nhận hai con voi từng biểu diễn cùng nhau vài tháng tại rạp xiếc vẫn có thể nhận ra nhau khi chúng đoàn tụ vào 23 năm sau.

    Voi là những vận động viên bơi lội bẩm sinh
    Voi là những vận động viên bơi lội bẩm sinh
    Voi là những vận động viên bơi lội bẩm sinh
    Voi là những vận động viên bơi lội bẩm sinh
  11. Các nhà khoa học thường tin rằng trí nhớ đặc biệt của loài voi là một trong những cách tuyệt vời để ngăn chặn kẻ thù làm tổn thương chúng. Loài voi sống theo chế độ mẫu hệ và có xu hướng nhớ rất rõ và lâu về bạn bè cũng như kẻ thù của chúng. Đồng thời chúng cũng có thể nhớ nơi chúng tìm thấy thức ăn và nước uống trước đây. Trên thực tế, người ta đã từng ghi nhận hai con voi từng biểu diễn cùng nhau vài tháng tại rạp xiếc vẫn có thể nhận ra nhau khi chúng đoàn tụ vào 23 năm sau.


    Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng voi có thêm bản sao của hai gen chống lại ung thư - P53. Những gen này săn tìm các tế bào chứa DNA bị lỗi và loại bỏ bất kỳ tế bào nào như vậy trước khi chúng có thể hình thành khối u. Những gen này khiến cho nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong do ung thư ở voi cực kỳ thấp (5%) so với tỷ lệ tử vong ở người là 25%.

    Loài voi sở hữu một sức mạnh trí nhớ đặc biệt
    Loài voi sở hữu một sức mạnh trí nhớ đặc biệt
    Loài voi sở hữu một sức mạnh trí nhớ đặc biệt
    Loài voi sở hữu một sức mạnh trí nhớ đặc biệt
  12. Voi sử dụng một loạt các chuyển động và cử chỉ tinh tế để giao tiếp với nhau. Chúng được biết là thường mở rộng tai khi tức giận. Mối quan hệ giữa voi mẹ và con của nó được thể hiện qua cách nó âu yếm vuốt ve con non. Nếu bạn nhìn thấy một con voi đang nâng cái vòi của mình lên theo hình chữ "S", nó có thể đang phát hiện ra mùi của bạn. Ngoài ra, hành động này cũng chỉ ra rằng con voi đang chờ đợi thông tin mới, giống như trong các tình huống mà nó nhận thấy nguy hiểm hoặc gặp người lạ.


    Khi một con voi cảm thấy bất an hoặc bối rối không biết phải làm gì, chúng có thể sẽ dùng vòi chạm vào mặt, tai, miệng hoặc ngà voi như một hành động trấn an và xoa dịu bản thân. Voi rất giỏi đồng cảm và cũng biết bày tỏ lòng kính trọng, thương tiếc đối với những thành viên đã chết trong gia tộc của chúng.


    Bộ não của voi là bộ não lớn nhất trong số tất cả các loài động vật có vú trên cạn. So với con người, não của chúng cũng có một số lượng cực kỳ lớn các tế bào thần kinh. Bộ não của một con voi Châu Phi chứa khoảng 257 tỷ tế bào thần kinh, gấp ba lần số lượng tế bào thần kinh mà não người có.


    Tuy nhiên, số lượng tế bào thần kinh lớn nhất hiện diện trong tiểu não giúp tăng cường các chức năng cảm giác. Vì vậy, voi có xu hướng nắm bắt rất nhiều thông tin từ môi trường xung quanh chúng và bằng cách đó, chúng có những kỹ năng học hỏi tuyệt vời.


    Điều này đã được chứng minh trong một số trường hợp. Ví dụ, một con voi đã từng học từ đồng loại của nó về một khu bảo tồn, và khi bị thương bởi những kẻ săn trộm, nó đã sử dụng kiến thức cũ này để tìm kiếm sự giúp đỡ từ con người trong khu bảo tồn đó.

    Voi có ngôn ngữ ký hiệu đặc thù
    Voi có ngôn ngữ ký hiệu đặc thù
    Voi có ngôn ngữ ký hiệu đặc thù
    Voi có ngôn ngữ ký hiệu đặc thù
  13. Vào năm 2010, một con voi châu Á 7 tuổi có tên là Kandula đã gây ấn tượng với các nhà nghiên cứu bằng cách tận dụng công cụ từ môi trường xung quanh để hái trái cây khi nằm cao hơn so với tầm với của nó. Sau khi quan sát thấy quả ở trên cây, trong một vài ngày những trái cây này đung đưa trêu ngươi Kandula, nên Kandula đã có "khoảnh khắc aha" - khoảnh khắc tự khám phá bản thân. Kandula nhìn thấy một hộp nhựa lớn nằm gần đấy, lăn tròn chúng, từng bước một và đứng một chân lên đấy đủ cao để có thể hái được quả trên cây. Trong khi "khoảnh khắc Aha" của Kandula không đạt được kết quả ngay lập tức, Kandula bị mắc kẹt lại với quả trên cây. Kandula tiếp tục lặp lại cách đó bằng việc dùng một dụng cụ khác và thậm chí còn tìm ra cách xếp các hộp khối lại với nhau để có thể với lên cao hơn.


    Tương tự như vậy, con voi Kandula đã biết sử dụng gậy để gãi mình khi mà nó không thế chạm tới được, bằng cách dùng cành cây hoặc nằm xuống cỏ. Ở một số quan sát khác, con voi khác đào một cái lỗ nhỏ để uống nước và sau đó che lỗ đó lại bằng một quả bóng được tạo ra từ việc nhai vỏ cây để ngăn chặn việc nước bay hơi, tiết kiệm cho lần sử dụng sau.


    Vào năm 2012, một con voi châu Á có tên là Koshik khiến các nhà nghiên cứu bối rối khi có thể nói năm chữ bằng tiếng Hàn. "Nếu xem xét kỹ kích thước khổng lồ của con voi, cuống họng dài và giải phẫu khác biệt - ví dụ loài voi có một cái vòi dài thay vì môi như các loài động vật khác... và một thanh quản lớn thực sự phù hợp với giọng nói cao của huấn luyện viên, điều này thực sự đáng chú ý", Tiến sĩ Angela Stoeger, tác giả chính của một nghiên cứu về Koshik đã xuất bản trong Current Biology cho biết. Trong khi đó, gần như chắc chắn Koshik không hiểu ý nghĩa của các từ đấy, các nhà khoa học cho rằng con voi Koshik bắt chước âm thanh này như là một cách để liên kết với con người, đó là hình thức duy nhất của Koshik tiếp xúc với xã hội trong những năm tháng trưởng thành.

    Voi biết sử dụng các dụng cụ và bắt chước giọng nói con người
    Voi biết sử dụng các dụng cụ và bắt chước giọng nói con người
    Voi biết sử dụng các dụng cụ và bắt chước giọng nói con người
    Voi biết sử dụng các dụng cụ và bắt chước giọng nói con người
  14. Được biết đến như ngà voi đen, loại cà phê phân voi này có giá 1.500 USD/kg (31,6 triệu đồng/kg), vượt qua giá của loại cà phê cũng được xem là hảo hạng là cà phê chồn. Hiện nay cà phê chồn có mức giá từ 500 USD – 1000 USD/kg. Nếu đến Trung Quốc, nơi duy nhất bạn có thể thưởng thức loại cà phê voi là tại Macau. Tại Macau, bạn có thể mua cà phê voi với giá "mềm" hơn là 488 patacas (1,3 triệu đồng) cho 35 gram – cộng thêm phí dịch vụ.


    Quá trình lao động sản xuất phía sau loại cà phê thượng hạng này bắt đầu từ những chú voi ở Thái Lan. Tại đây, voi được cho ăn quả cà phê Arabica của Thái, sau đó người ta sẽ đi gom cà phê từ phân voi sau một thời gian chúng được "lên men tự nhiên".


    Voi được cho ăn quả cà phê Arabica của Thái, sau đó người ta sẽ đi gom cà phê từ phân voi sau một thời gian chúng được "lên men tự nhiên". Cà phê chồn cũng được tạo ra theo cách tương tự với những chú chồn châu Á. Mỗi năm chỉ có 200kg cà phê phân voi được sản xuất. 33kg quả cà phê Arabica của Thái mới thu hoạch được 1kg cà phê phân voi. Sản phẩm cuối cùng được cho là có hương thơm đậm đà, mùi socola hạt dẻ và vị anh đào cùng thuốc lá.


    Người ta sẽ đi gom cà phê từ phân voi sau một thời gian. Nổi tiếng với phong cách thanh tao, tinh tế, cà phê voi cũng được phục vụ ở một số khu resort 5 sao tại Thái Lan, Malaysia và Maldives. Tại MGM Macau, cà phê voi chỉ được phục vụ ở những phòng đánh bạc VIP. Cà phê không chỉ được ưa chuộng tại Macau. Ở Hong Kong, số quán cà phê mọc lên rất nhiều trong nhiều năm qua, với khẩu vị thưởng thức ngày càng tinh tế.

    Cà phê phân voi là loại cà phê đắt nhất hành tinh
    Cà phê phân voi là loại cà phê đắt nhất hành tinh
    Cà phê phân voi là loại cà phê đắt nhất hành tinh
    Cà phê phân voi là loại cà phê đắt nhất hành tinh
  15. Con voi là đối tượng của miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau trong văn hóa đại chúng, trong thần thoại và biểu tượng đặc biệt là ở châu Á và châu Phi nơi có sự hiện diện của chúng. Kể từ thời kỳ đồ đá, con voi đã được khắc họa bởi bức tranh khắc đá cổ trong hang động nghệ thuật. Theo thời gian, chúng được mô tả trong nghệ thuật trong các hình thức khác nhau, bao gồm cả hội họa, tác phẩm điêu khắc, âm nhạc, phim ảnh, và thậm chí cả kiến trúc.


    Điểm chung của các nền văn hóa là sự mô tả đều có ý nghĩa yêu mến và tôn kính đối với voi, đặc biệt là trong tôn giáo nhất là ở các vùng Ấn Độ va Đông Nam Á. Voi còn được biết đến với sức mạnh của chúng trong chiến tranh và cũng là con vật gắn liền với sinh hoạt hàng ngày của dân cư bản địa, một số còn sử dụng trong việc hành hình (voi giày). Voi từng là đối tượng bị săn bắt lấy ngà của thực dân phương Tây.


    Voi đã thuần hóa là con vật nuôi có ích và rất thân thiện với con người. Từ hàng nghìn năm nay, những con voi đã được thuần hóa để làm những công việc như kéo gỗ, kéo cày, kéo cây và để biểu diễn trong các lễ hội. Voi là động vật thông minh nên có thể học và ghi nhớ rất nhanh các kỹ năng đơn giản. Người dân vùng Đông Á thường dùng voi để kéo các cây gỗ lớn mà xe ủi hoặc xe kéo không làm được. Người châu Á cũng dùng voi để làm loài vật chiến đấu (voi trận) như Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia...... Người Việt từ lâu đã biết sử dụng voi phục vụ cho đời sống, đặc biệt là trong việc quân sự. Từ người Việt, Chăm, Khơme cho đến các tộc người ở Tây Nguyên đều có nhiều huyền thoại, truyện cổ về loài voi.


    Voi đóng vai trò quan trọng trong văn hóa của khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Chúng xuất hiện trong các câu truyện thần thoại ở Jataka và Panchatantra. Trong tôn giáo, chúng có vai trò thiêng liêng và nhiều đền thờ có thờ các tượng voi. Trong đạo Hindu, đầu của thần Ganesha là một chiếc đầu voi. Chúng được trang điểm đẹp đẽ để sử dụng trong các đám rước lớn ở Kerala. Trước đây chúng cũng được sử dụng trong chiến tranh như những đội tượng binh ở Ấn Độ, Việt Nam v.v. Voi còn là biểu tượng quốc gia, là linh vật (quốc thú) của Lào (còn gọi là Vạn Tượng hay đất nước Triệu voi) là hình tượng nghệ thuật phổ biến và đặc trưng của hai quốc gia Lào và Thái Lan.


    Trong văn hóa Ấn Độ giáo thì con voi là hình tượng phổ biến. Voi là biểu tượng của vật linh trong Ấn Độ giáo vì nó là vật cưỡi của thần Inđra hay còn gọi là Thần Sấm sét - Thần Chiến tranh hay Thần Hộ mệnh). Hình tượng voi trong kiến trúc được thể hiện rất phong phú, sinh động với nhiều tư thế khác nhau, mang ý nghĩa tôn giáo, voi thường được khắc tạc cùng với thần Inđra. Người Chăm ở Việt Nam, chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thường khắc tạc voi với nhiều loại hình như tượng, phù điêu, đất nung trang trí… Trong thánh ca tiếng Phạn của người Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, con voi là động vật duy nhất có tay, đây là biểu tượng của sự cho đi và nhận lại. Một nguyên nhân nữa khiến voi là biểu tượng của sự giàu có và may mắn là bởi chỉ các gia điình giàu có, quý tộc ở Ấn Độ xưa mới có voi. Voi chính là một biểu tượng của giai cấp, phân biệt giàu nghèo trong xã hội.


    Trong Phật giáo, voi là một biểu tượng của sức mạnh tâm thức. Vào khởi đầu của việc tu tập, tâm thức chưa được kiểm soát được tượng trưng bằng một con voi xám có thể chạy hoang bất cứ lúc nào và phá huỷ mọi thứ trên đường. Sau khi thực hành pháp và tu tập, tâm bây giờ đã được kiểm soát, lại được tượng trưng bằng một con voi trắng mạnh mẽ và hùng dũng, có thể đi đến bất cứ nơi đâu nó muốn và huỷ diệt tất cả những chướng ngại ở trên đường. Voi trắng sáu ngà còn là vật cưỡi của Phổ Hiền bồ tát tượng trưng cho trí tuệ chiến thắng sáu giác quan. Vì voi là con vật khôn nhất trong các loài thú nên theo truyền thuyết, Phật Thích Ca khi nhập vào trong bụng mẫu hậu Sirimahamaya qua hình dáng một con bạch tượng, ám chỉ ngài là một bậc hiền giả giáng sinh.


    Trong văn hóa Việt Nam, voi được nhiều lần nhắc đến qua những câu chuyện, câu thành ngữ, tục ngữ. Ví dụ:

    • Mười voi không bằng bát nước xáo: Chỉ những người huênh hoang khoác lác nhưng chẳng có thực chất.
    • Tránh voi chẳng xấu mặt nào: Chỉ cách ứng phó, đối nhân xử thế, không chấp nhất
    • Thầy bói xem voi: Câu chuyện dân gian.
    • Được voi đòi tiên: Chỉ sự tham lam, đòi hỏi quá đáng.
    • Voi giày ngựa xé: Liên tưởng đến một hình phạt tàn khốc.
    • Đầu voi đuôi chuột: Chỉ về sự việc làm không đến nơi, đến chốn, mang tính khoa trương.
    Hình tượng con voi trong văn hóa
    Hình tượng con voi trong văn hóa
    Hình tượng con voi trong văn hóa
    Hình tượng con voi trong văn hóa

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |