Top 15 Sự thật thú vị nhất về loài mèo

Hoàng Thu Thuỷ 560 0 Báo lỗi

Mèo nhà là một loài động vật vô cùng đáng yêu, được thuần chủng và nuôi bên cạnh con người, chúng được nuôi để làm bạn, thú nuôi, tiêu diệt động vật gây hại. ... xem thêm...

  1. Thông thường mèo nặng từ 2,5 đến 7 kg; tuy nhiên, một số giống như Maine Coon có thể vượt quá 11,3 kg. Một số chú mèo từng đạt tới trọng lượng 23 kg vì được cho ăn quá nhiều. Điều này rất có hại cho sức khỏe mèo - khiến chúng có thể bị tiểu đường, đặc biệt đối với mèo đực đã thiến - có thể ngăn chặn tình trạng này thông qua biện pháp ăn kiêng và tập luyện (chạy nhảy), đặc biệt đối với những chú mèo luôn ở trong nhà. Trái lại, cũng có những chú mèo rất nhỏ.


    Ở tình trạng nuôi trong nhà, mèo thường sống 14 tới 20 năm, dù chú mèo già nhất từng biết đã sống 35 năm. Mèo nhà thường sống lâu hơn nếu ta không cho chúng ra ngoài (giảm nguy cơ bị thương tích khi đánh nhau và tai nạn cũng như dễ mắc bệnh) và nếu chúng được triệt sản.


    Mèo là những vận động viên điền kinh. Mèo chạy nước rút rất giỏi, chúng có thể đạt tới tốc độ 30 dặm một giờ trên những khoảng cách ngắn. Mèo có thể nhảy cao tới đỉnh rào hay một bức tường cao 7 ft từ tư thế đứng yên. Mèo nhà là một trong số ít loài vật bốn chân không có các xương đòn cứng. Điều này cho phép mèo chui qua lỗ hổng có kích thước bằng đầu chúng.

    Đặc điểm thể chất
    Đặc điểm thể chất
    Đặc điểm thể chất
    Đặc điểm thể chất

  2. Với 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe của tai, mèo có thể vểnh mỗi tai theo một hướng khác nhau. Nhờ tính năng động cao như vậy, mèo có thể quay người về một hướng và vểnh tai theo hướng khác. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao. Không giống như chó, các giống mèo có tai cụp rất hiếm. (Mèo giống Scottish Fold là một loài đã biến đổi như vậy.)


    Khi giận dữ hay sợ hãi, mèo thường chĩa tai về phía sau, đồng thời phát ra các âm thanh gầm gừ hay tiếng rít. Mèo cũng chĩa tai về phía trước khi chúng chơi đùa, hay thỉnh thoảng khi chú ý tới một tiếng động phát ra từ phía sau nó.

    Tai của mèo
    Tai của mèo
    Tai của mèo
    Tai của mèo
  3. Mèo giữ năng lượng bằng cách ngủ nhiều hơn đa số các loài động vật khác, đặc biệt khi chúng già đi. Thời gian ngủ hàng ngày có khác nhau, thường là 12–16 giờ, mức trung bình 13–14 giờ. Một số chú mèo có thể ngủ 20 giờ trong ngày. Vì thường chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay đùa nghịch vào buổi tối và chủ yếu ngủ vào sáng sớm, trưa và chiều. Tính khí mèo thay đổi tùy theo giống, hoàn cảnh sống và giới tính, mèo cái thường quấn chủ hơn mèo đực. Mèo lông ngắn thường gầy và ưa hoạt động, mèo lông dài thường to và lười nhác.


    Nhiệt độ cơ thể mèo trong khoảng 38 tới 39 °C. Một con mèo bị coi là sốt (cao) nếu có thân nhiệt ở mức 39,5 °C hay cao hơn, hay giảm nhiệt nếu thấp hơn 37,5 °C. Để so sánh, thân nhiệt thông thường của cơ thể người xấp xỉ 37 °C. Một chú mèo nhà bình thường có nhịp tim khoảng 140 đến 220 nhịp một phút, và nó phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng kích động hay không của mèo. Khi mèo đang nghỉ ngơi, nhịp tim bình thường trong khoảng 150 - 180 nhịp một phút, khoảng gấp đôi con người.

    Hoạt động
    Hoạt động
    Hoạt động
    Hoạt động
  4. Giống như chó, mèo là loài vật đi trên đầu ngón chân: chúng bước trực tiếp trên các ngón, các xương bàn chân của chúng tạo thành phần thấp nhìn thấy được của cẳng chân. Mèo có thể bước rất chính xác, bởi vì giống như mọi giống thuộc loài mèo khác, chúng ghi nhận trực tiếp; có nghĩa là chúng đặt bàn chân sau (hầu như) trực tiếp lên dấu của bàn chân trước, giảm thiểu tiếng ồn và dấu vết để lại. Điều này cũng giúp chúng có vị trí đặt chân sau tốt khi bước đi trên bề mặt gồ ghề.


    Giống như mọi thành viên khác của họ mèo, loại trừ loài báo gêpa, mèo có vuốt thu lại được. Bình thường, ở vị trí nghỉ các vuốt được thu lại trong da và lông quanh đệm ngón. Điều này giữ vuốt luôn sắc bởi chúng không tiếp xúc với mặt đất cũng như cho phép mèo đi nhẹ nhàng rình mồi. Các vuốt chân trước thường sắc hơn so với phía sau. Mèo có thể giương một hay nhiều vuốt ra tùy theo nhu cầu.


    Chúng thường giương vuốt khi săn mồi, tự vệ, hay leo trèo, nhào lộn, hay để tăng ma sát khi bước đi trên các bề mặt trơn (khăn trải giường, thảm dày, vân vân). Các vuốt cong có thể bị mắc vào thảm hay các tấm vải dày, khiến mèo bị thương nếu chúng không thể tự gỡ.

    Chân của mèo
    Chân của mèo
    Chân của mèo
    Chân của mèo
  5. Đa số các giống mèo đều thích trèo cao hay ngồi ở các vị trí cao. Các nhà nghiên cứu hành vi động vật đã đưa ra một số giải thích điều này, thông thường nhất là, "độ cao khiến mèo có điểm quan sát tốt hơn. Từ vị trí đó, chúng có thể giám sát vương quốc của mình và biết mọi hoạt động của con người cũng như các con vật khác. Trong môi trường sống hoang dã, một vị trí trên cao cũng được dùng làm nơi ẩn mình để săn mồi." Vì thế độ cao cũng có thể mang lại cho mèo cảm giác an toàn và uy thế.


    Tuy nhiên, sự ưa chuộng độ cao này có thể là một cách thử nguy hiểm đối với quan niệm thông thường rằng một chú mèo "luôn rơi chân xuống trước". Cơ quan bảo vệ động vật Hoa Kỳ đã cảnh báo những người chủ nên canh chừng những vị trí nguy hiểm trong nhà họ để tránh "hội chứng trèo cao", có thể khiến một chú mèo quá tự tin bị ngã từ độ cao quá lớn.

    Khi rơi, mèo có thể sử dụng cảm giác thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nó tự xoay thân tới vị trí thích hợp.


    Khả năng này được gọi là "phản xạ thăng bằng." Nó luôn chỉnh lại thăng bằng cơ thể theo một cách, khiến chúng luôn có đủ thời gian thực hiện phản xạ này khi rơi. Vì thế, những cú ngã từ trên cao (nhiều tầng) ít gây nguy hiểm hơn những cú ngã từ độ cao chỉ vài mét. Nhiều trường hợp đã được ghi nhận cho thấy những chú mèo ngã từ độ cao lớn (5 đến 10 tầng) vẫn sống sót, bình yên vô sự. Một số giống không có đuôi nên không có khả năng lấy lại thăng bằng này, bởi vì mèo quật đuôi và dựa trên mômen động lượng để lấy thăng bằng chuẩn bị tiếp đất.

    Trèo cao và ngã
    Trèo cao và ngã
    Trèo cao và ngã
    Trèo cao và ngã
  6. Trong khá nhiều nghiên cứu được các nhà khoa học tiến hành đối với loài mèo, các giác quan của loài mèo nói chung chẳng hạn như mắt mèo, ria mèo... được đặc biệt chú ý.


    Có khá nhiều điều thú vị về mắt của loài mèo. Mắt của chúng có khả năng siêu việt hơn nhiều so với mắt của con người. Đồng tử mắt mèo có thể thay đổi tới 3 lần trong ngày để thích nghi với sự thay đổi của ánh sáng. Khi ánh sáng mạnh chiếu vào, đồng tử của mắt mèo chỉ là một đường kẻ mỏng. Vào buổi sáng, đồng tử mở lớn hơn một chút, nhưng khi trời tối hẳn, đồng tử mắt mèo có thể mở rộng và tròn hết cỡ, do đó mèo có thể nhìn thấy rõ mọi thứ trong đêm tối.


    Ngoài ra, một số giác quan khác của chúng cũng khá phát triển, bộ ria có tác dụng như một bộ phận giữ thăng bằng và giúp cho mèo nhận biết những vật cản xung quanh một cách dễ dàng, lông mèo có chứa một số thành phần mà khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (mèo hay sưởi nắng) sẽ tạo ra vitamin D, do đó mèo thường liếm lông để bổ sung vitamin D cho cơ thể...


    Mèo rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, khí hậu và các tác động không dễ nhận thấy của môi trường xung quanh chúng. Vào một số thời điểm, chẳng hạn như đêm trăng tròn, mèo thường có những biểu hiện khá kỳ lạ. Chúng trở nên hung dữ hơn và thường dễ tấn công mọi thứ xung quanh. Tại Mỹ, Nhật Bản và một số quốc gia khác, để đề phòng trường hợp mèo hoang tấn công gây thương tích cho con người, trong những đêm trăng tròn, lực lượng cảnh sát thường xuyên phải tăng cường tuần tra, kiểm soát.

    Các giác quan nhạy bén
    Các giác quan nhạy bén
    Các giác quan nhạy bén
    Các giác quan nhạy bén
  7. Với khả năng leo trèo và ẩn mình cũng như săn mồi. Một con mèo có thể sống tự lập không phụ thuộc vào sự chăm sóc của con người hơn các động vật khác như chó, lợn... Ngoài ra một số con mèo dù được chăm sóc trong điều kiện tốt chúng vẫn có thể bỏ đi để sống cuộc sống tự do.


    Trở thành mèo hoang... Loài mèo gắn bó với con người từ rất lâu tuy nhiên chúng còn rất nhiều điều bí ẩn. Có những trường hợp mèo đặc biệt dự đoán được cái chết, dự đoán được nguy hiểm cho chủ nhân... Vì vậy để tìm hiểu thêm các bạn có thể trực tiếp nuôi một chú mèo trong gia đình. Ngoài ra khi nhìn thấy một chú mèo hoặc hình ảnh về loài mèo bạn sẽ có được cảm giác yên bình và nhẹ nhõm...

    Sống tự lập
    Sống tự lập
    Sống tự lập
    Sống tự lập
  8. Loài mèo có thể không cần quan sát kỹ và ghi nhận con đường vào trí nhớ khi rời khỏi nhà mà sau đó chúng vẫn trở về "mái nhà xưa" một cách bình thường!


    Mèo nhìn thấy được bề mặt bao phủ bởi một mạng năng lượng do các trường địa từ phát ra từ mặt đất. Trường địa - từ này giống như tấm thảm với các hoa văn rắc rối. Một số nhân vật ngoại cảm nói rằng, đây là một mạng được sắp đặt rất ngăn nắp tựa như tổ ong.


    Số người khác cho rằng bề mặt trái đất được kẻ thành các ô vuông; và cũng không loại trừ trường hợp cũng có những đường song song đôi khi cắt ngang các khu vực lân cận. Các nhà động vật học tin rằng, loài ếch, thằn lằn, cá heo mỏ và chắc chắn cả loài mèo đều có năng lực tự định hướng rất tốt với sự hỗ trợ của mạng nói trên.


    Ngày xưa, con người thường hoài nghi trước những phóng sự báo chí kể rằng, mèo có thể trở về nhà cho dù trước đó bị bắt đi khỏi nhà đến hàng trăm kilomet! Ví dụ, con mèo mang tên Sugar ở California đã phóng khỏi xe chủ nhân trong một chuyến du lịch rồi mất tích; nhưng sau đó 1 năm Sugar đã tìm được đường trở về “mái nhà xưa” qua một khoảng cách lên đến... 2.400 km!


    Trường hợp khác, con mèo mun tên gọi Suti đã cùng với nữ chủ nhân dọn đến một căn nhà mới, song có lẽ do không khoái chỗ ở mới nên Suti đã quyết định phải quay về căn nhà cũ. Điều kỳ diệu là sau 5 tháng vượt quãng đường bộ dài trên 150 km, con Suti đã đặt chân đến “cố hương” của nó!


    Ngày nay, các nhà khoa học đã đạt được các tiến bộ rất lớn trong nghiên cứu và khám phá bí ẩn của thế giới loài mèo. Ký ức thị giác của mèo là rất tuyệt vời song chúng chỉ sử dụng khả năng này để tìm đường về nhà trong các khoảng cách ngắn, tại khu vực chúng sinh sống.


    Một khi ký ức thị giác tỏ ra bất lực, mèo ta sẽ được dẫn đường bởi mạng địa - từ trên bề mặt trái đất. Điều lý thú là loài mèo không cần phải nhìn con đường để ghi nhận vào ký ức khi chúng rời khỏi căn nhà. Một con mèo có khả năng nhớ con đường một cách dễ dàng ngay cả khi nó bị nhốt trong một cái túi trong lúc di chuyển đến một nơi nào đó cách nhà rất xa.

    Khả năng ghi nhớ đường đi dù không được nhìn thấy
    Khả năng ghi nhớ đường đi dù không được nhìn thấy
    Khả năng ghi nhớ đường đi dù không được nhìn thấy
    Khả năng ghi nhớ đường đi dù không được nhìn thấy
  9. Mèo là động vật ăn thịt nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn là những loài vật nhỏ như: chuột, rắn, cóc nhái, cá... Vũ khí săn mồi của mèo là móng vuốt ở đầu ngón chân, có chiều dài hơn 1 cm, hình cong bán nguyệt, đầu móng vuốt nhỏ và nhọn. Móng vuốt của loài mèo là vũ khí khá lợi hại đối với đối tượng của nó đang săn mồi.


    Để săn mồi, khi gặp đối tượng hay con vật nó cần bắt làm mồi, loài mèo thường đứng từ xa cách con mồi khoảng chừng 5 đến 6 mét. Sau đó nó nằm bẹp hạ cơ thể xuống sát đất, mắt chăm chăm nhìn không nháy mắt đến đối tượng đồng thời bước tới con mồi cần săn rất nhẹ nhàng. Khi đến gần khoảng cách mà nó cảm thấy ăn chắc, loài mèo tung ra sức mạnh cuối cùng bằng cách đẩy mạnh 2 chân sau và đồng thời phóng mạnh toàn cơ thể tới phía trước và dùng móng sắc nhọn duỗi thẳng ra và cào lấy con mồi. Loài mèo thường bắt lấy mồi khá hiểm và độc đáo bằng cách duỗi móng ở hai bàn chân trước ra và túm lấy vào gáy đối tượng. Đây là cách săn mồi khá ấn tượng và hiệu quả của loài mèo và sau đó dùng miệng cắn lên đầu con mồi cho đến chết mới thả ra.


    Ngày nay, loài mèo luôn sống với người qua nhiều thế hệ con cháu. Cho nên, thức ăn của loài mèo là cơm. Thế nhưng dù là loài ăn thịt thú rừng cá là loại thức ăn khoái khẩu nhất của họ hàng nhà mèo. Con người thường cho mèo ăn cá trộn với cơm. Đây là thứ thức ăn mà mèo thích vì nó có mùi tanh của cá. Loài mèo nhà cũng ăn thịt thú rừng nhưng thực tế cho thấy rằng nó thích ăn cá hơn nhiều. Mèo thường đến bên bờ ao uống nước và bắt cá. Cá và chuột luôn là thức ăn được ưa chuộng nhất của Mèo.

    Săn mồi và tập tính ăn
    Săn mồi và tập tính ăn
    Săn mồi và tập tính ăn
    Săn mồi và tập tính ăn
  10. Mèo được biết đến nhờ sự sạch sẽ của nó. Loài mèo luôn biết tự bảo vệ cơ thể của nó tránh những nơi ẩm ướt, nó là động vật không mấy mặn mà gì với tắm, thường nó không thích lông trên cơ thể của nó bị ướt hay có những tác động của các vật khác dính lên cơ thể của nó khi nó vô tình đi vào một lùm bụi cây qua một bờ ao hay rúc vào nơi kín đáo. Tất cả những nơi đó có khả năng gây vết tích lên lông của nó. Ngay cả con người vuốt tay lên người nó cũng có thể động lại mùi khác lạ. Chính vì vậy, nó được mệnh danh là một trong các loài thú sạch sẽ nhất.


    Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra và tiết nước bọt vào chân của nó và bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói quen thường thấy ở loài mèo ngay cả khi cơ thể của nó không có vết bẩn nào cả. Loài mèo là thú vật luôn coi trọng vệ sinh cơ thể.

    Mèo luôn tự ý thức tự vệ sinh cơ thể mình
    Mèo luôn tự ý thức tự vệ sinh cơ thể mình
    Mèo luôn tự ý thức tự vệ sinh cơ thể mình
    Mèo luôn tự ý thức tự vệ sinh cơ thể mình
  11. Mèo động dục bắt đầu từ 5 đến 9 tháng tuổi, cũng có một số trường hợp 4 tháng tuổi đã động dục. Thời điểm tốt nhất để mèo sinh sản là lúc chúng được 1 năm tuổi lúc đó chúng đã phát triển toàn diện về sức khỏe và sinh lý.


    Khi chúng giao phối, mèo cái sẽ cắn, cào mèo đực và chúng kêu rất nhiều và to, cơ quan sinh dục sẽ có hiện tượng chảy máu. Mèo đực trong thời gian động dục, chúng sẽ tưới nước tiểu để đánh dấu lãnh thổ. Khoảng thời gian này hệ thống sinh sản của mèo luôn sẵn sàng và rất hưng phấn.


    Thời gian động dục thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày, nếu không mang thai thì mèo cái sẽ động dục trở lại.

    Mèo cái sẽ mang thai khoảng 9 tuần, mỗi năm chúng có thể sinh từ 3 đến 4 lứa, mỗi lần sinh từ khoảng 3 đến 4 chú mèo con.


    Khi mèo con sinh ra, mắt của chúng sẽ nhắm chăt, hai tai sẽ cụp xuống rất đáng yêu. Khi lần đầu tiên chúng mở mắt, mắt chúng sẽ có màu xanh, khi được vài tháng màu mắt của chúng sẽ thay đổi vài lần.

    Tập tính sinh sản
    Tập tính sinh sản
    Tập tính sinh sản
    Tập tính sinh sản
  12. Những giống mèo hung dữ nhất:


    Mèo Xiêm: Đây là giống mèo hung dữ nhất. Mèo Xiêm sẽ không cho phép bất cứ xâm phạm đến chúng bất kể là thức ăn hay chỗ ở của chúng. Mèo xiêm cũng vô cùng hiếu chiến và sẵn sàng tấn công kẻ thù, với hàm răng sắc nhọn và móng vuốt dài. Đồng thời nó còn sở hữu sự khéo léo, chính xác; có thể di chuyển âm thầm và nhảy xa. Đây là một kẻ săn mồi vô cùng tài ba.


    Mèo sậy: Một giống mèo hung dữ không kém là loài mèo sậy. Mèo sậy là một trong những giống mèo có kích thước lớn nhất hiện nay với trọng lượng đạt đến 14-15 kg. Về kích thước, con mèo có thể so sánh với một con chó trưởng thành. Mèo sậy được trang bị móng vuốt bám chặt và hàm răng sắc nhọn, nó sẵn sàng chạy đến kẻ thù của nó khi bị khiêu khích và tấn công kẻ thù.


    Mèo Siberia: Giống mèo Siberia nổi tiếng vì sự độc lập. Những cá thể như vậy khá lớn và có khuôn mặt khá hung dữ. Một con đực thuộc giống này có thể nặng tới 12 kg. Bình thường, những chú mèo Siberia rất vui vẻ và duyên dáng. Đồng thời, con mèo sẽ đặc biệt cảnh giác với những người lạ sẽ có mặt ở nhà. Ngoài ra, các cá nhân Siberia thường nhận thức các động vật khác trên lãnh thổ của mình và tấn công chúng.

    Những giống mèo hung dữ nhất
    Những giống mèo hung dữ nhất
    Những giống mèo hung dữ nhất
    Những giống mèo hung dữ nhất
  13. Những giống mèo hiếm nhất thế giới:


    Mèo cát: Mèo cát hay được gọi là mèo đụn cát là một loài thuộc chi Mèo sinh sống ở vùng sa mạc của Châu Phi và Châu Á. Mèo cát sống trong những vùng đất khô hạn, thậm chí khô hạn tới mức mèo rừng Châu Phi Cũng không chịu nổi. Mèo cát có kích thước khá nhỏ, trông bè bè với chân ngắn, đuôi dài và đôi tai rất lớn và nhộn. Mèo cát có bộ lông vàng nhạt như màu của cát điểm xuyết những vằn vàng xanh khó nhìn thấy, phần cằm và bụng có màu trắng. Mèo cát có lông mọc ra ở giữa các ngón chân, điều này tạo ra một lớp lông cách nhiệt giúp chúng không bị bỏng khi đi trên sa mạc và dễ dàng dọc theo núi đá. Mèo cát thích nghi với nơi sống ở vùng khô hạn nên việc nuôi nhốt mèo cát rất dễ bị tổn thương và nhiễm trùng bởi các bệnh đường hô hấp. Mèo cát đang có nguy cơ tuyệt chủng bởi nạn săn bắn trái phép và môi trường sống thu hẹp.


    Mèo chân đen: Mèo chân đen là loại động vật ăn thịt ít được nghiên cứu ở Châu Phi và được liệt vào danh sách loài dễ tổn thương bởi Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế năm 2002, chúng chỉ còn hơn 8300 con. Mèo chân đen là loài mèo nhỏ nhất thế giới, phía dưới chân và phần bàn chân của mèo có màu đen. Màu sắc của bộ lông của chúng khác nhau tùy theo cá thể, trên màu lông thường hay điểm xuyết những đốm nâu hay đen trộn lẫn với nhau thành các vòng ở chân, cổ và đuôi. Tuy nhiên da cổ của mèo chân đen có màu hồng và không đốm, mắt của chúng rất lớn. Mèo chân đen thường sống ở Nam Phi, môi trường sống thích hợp của chúng là các xavan khô và mở các đồng cỏ và các bán hoang mạc có bụi cây lớn.


    Mèo manul: Mèo manul còn có tên gọi khác là mèo Pallas là loài mèo hoang nhỏ thuộc họ Mèo. Mèo manul có kích thước tương tự như mèo nhà, lông màu nâu sẫm với những sọc dọc sẫm màu trên thân và hai chân trước, có các vòng màu đen rõ ràng trên đuôi và có đốm sẫm màu trên trán. Bộ lông mùa đông xám hơn và ít hoa văn hơn bộ lông mùa hè. Chúng có các chân ngắn cân xứng theo tỉ lệ so với những con mèo khác, tai nằm rất thấp và xòe rộng và móng vuốt của chúng cũng ngắn bất thường. Mèo manul phân bố rộng khắp nhưng đứt đoạn ở các vùng đồng cỏ và thảo nguyên miền núi Trung Á. Chúng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ suy thoái môi trường sống, sự suy giảm con mồi và bị săn bắn, số lượng còn hơn 9000 con, do đó đã được IUCN phân loại là sắp bị đe dọa năm 2002.


    Mèo báo: Mèo báo là một loài mèo nhỏ trong họ mèo phân bố ở Nam Á và Đông Á. Nhìn chúng, các bạn sẽ nghĩ ngay đến những chú báo nhỏ nhưng chúng lại có phân hệ xa so với báo. Chúng có kích thước tương tự như mèo nhà nhưng sở hữu bộ da với hoa văn đẹp như báo đốm. Cũng vì sở hữu bộ da đẹp mà chúng bị loài người săn đuổi, số lượng càng ít trên thế giới chỉ còn hơn 1000 con nên mèo báo đang được vào diện cần bảo vệ. Cùng với mèo lửa xứ Borneo Pardofelis badia hợp thành chi Pardofelis, mèo báo xuất hiện nhiều tại Nam Mỹ (Từ phía Bắc Mexico tới gần điểm cực Nam quần đảo Nam Thule). Là một trong những giống mèo có giá trị thương mại cao, bộ lông của mèo báo chính là điều mà các nhà săn thú luôn khao khát có được để mua bán, tuy nhiên ngày nay tính pháp lý đã ngăn chặn bất kỳ hành vi nào làm tiêu giảm số lượng mèo báo trong suốt hơn 1 thập kỷ qua.


    Mèo cây Châu Mỹ: Mèo cây Châu Mỹ hay còn được gọi là mèo rừng Châu Mỹ là loài mèo hoang có kích thước nhỏ. Chúng có quan hệ họ hàng gần loài báo sư tử to lớn nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều. Chúng có thân ngắn, thân và đuôi dài, cùng một bộ lông xám đen. Sở dĩ, chúng có tên mèo cây bởi vì môi trường sống thoải mái nhất của chúng là tên các thân cây cao. Loài này ăn tạp, chúng ăn tất cả những gì chúng bắt được, hầu hết là các động vật chân đốt và lá cây. Loài mèo này đang có nguy cơ bị đe dọa vì sự suy giảm môi trường và nạn săn bắn, theo thống kê năm 2007 của Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế mèo cây chỉ còn khoảng 6000 con. Mèo cây châu Mỹ hay mèo rừng châu Mỹ có họ hàng với báo và sư tử nhưng kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Mèo cây châu Mỹ trưởng thành chỉ nặng khoảng 3,5kg - 9,1kg, dài chưa đến 1m. Loài mèo này không chỉ ăn tạp mà còn có tập tính kỳ lạ: thích sống trên cây.

    Những giống mèo hiếm nhất thế giới
    Những giống mèo hiếm nhất thế giới
    Những giống mèo hiếm nhất thế giới
    Những giống mèo hiếm nhất thế giới
  14. Mèo ta:

    • Mèo mướp: Mèo mướp hay mèo vằn thật ra không phải là một giống mèo riêng biệt. Thay vào đó, bất kỳ một con mèo nào có bộ lông sọc vằn đều được gọi là mèo mướp. Đặc điểm nhận diện của mèo mướp chính là hình chữ M ngay trên trán và cả những đường vân nguệch ngoạc trên mặt. Trên thực tế không phải cá thể mèo mướp nào cũng có bông lông vằn vện, thêm vào đó mèo mướp có tới 5 kiểu lông khác nhau, giúp bạn phân biệt nó với các loài mèo khác.
    • Mèo Xiêm (mèo Siamese) được xem như một vị thần may mắn ở nhiều nước châu Á và đặc biệt là Đông Nam Á. Như tên gọi, mèo Xiêm có nguồn gốc từ “xứ sở chùa vàng” Thái Lan, xuất hiện tại Mỹ lần đầu vào năm 1879. Mèo Xiêm có các đặc trưng ngoại hình nổi bật như: Đôi mắt to và xanh thẫm, rất sâu và ấn tượng; chúng có bộ lông ngắn nhưng bóng, thường có màu sáng ở thân và màu đen ở mặt, mu bàn tay bàn chân, lỗ tai và đuôi. Thân hình của chúng “ú na ú nần” nhưng di chuyển lại uyển chuyển, điệu nghệ.
    • Mèo vàng là một trong những giống mèo ta phổ biến nhất tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác ở châu Á. Như tên gọi, phần lớn cá thể của giống mèo này có màu lông vàng, ngắn và đặc việt óng mượt. Mèo vàng thường có kích thước trung bình, cơ thể rất “mi-nhon” nhỏ gọn nhưng săn chắc. Mèo vàng bẩm sinh có tính cách tự lập, không ưa cưng nựng hay quấn quýt với chủ. Chúng rất hay chạy nhảy tinh nghịch và cũng là một tay bắt chuột cừ khôi. Ngoài ra, mèo vàng còn có sở thích tắm nắng, chải chuốt cơ thể và rất hay liếm lông.


    Mèo nhập:

    • Mèo Anh lông ngắn hay mèo Aln là giống mèo được giới trẻ vô vùng yêu thích. Đây cũng là một trong những giống mèo cổ xưa nhất trên thế giới, xuất hiện từ thời La Mã cổ đại khi đế quốc này xâm chiếm Anh. Do có tính thích nghi tốt nên giống mèo này trở thành thú cưng phổ biến trong giới quý tộc Anh mãi đến cuối thế kỷ 19 thì bị thất sủng bởi sự xuất hiện của mèo Ba Tư.
    • Mèo Anh lông dài: Nếu bạn đang tìm kiếm một chú mèo xinh yêu mập mạp nhưng dễ nuôi, dễ bảo, đặt đâu nằm đấy thì Mèo Anh lông dài là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn. Giống mèo này thường được gọi tắt là mèo Ald có nguồn gốc từ Vương quốc Anh. Chúng thường được miêu tả giống như những quý ngài lịch lãm đậm chất quý tộc hay những quý cô thướt tha, yêu kiều với bộ áo choàng lông dày sụ. Điều này phần nào đúng vì cốt cách quý phái ấy phần nhiều đến từ nguồn gốc tổ tiên chúng: Sự kết hợp giữa mèo Ba Tư và mèo Anh lông ngắn.
    • Mèo Ba Tư: Có lẽ ấn tượng đầu tiên của nhiều người về Mèo Ba Tư chính là khuôn mặt khó ở khó gần, rất chi là “quạu mèo” của nó. Nhưng, đừng để vẻ mặt đấy đánh lừa bởi vì theo bản năng tính cách của mèo Ba Tư khá thân thiện và hiền hòa. Ngoại hình của chúng khá bắt mắt với tỷ lệ cơ thể cân đối, đặc biệt là bộ lông dài, dày gồm 2 lớp rất “chanh sả”. Bộ lông của mèo Persian có nhiều màu khác nhau: Màu kem, màu trắng, màu đỏ, màu nâu, màu cafe sữa, màu xám xanh,...
    Những giống mèo phổ biến được yêu thích tại Việt Nam
    Những giống mèo phổ biến được yêu thích tại Việt Nam
    Những giống mèo phổ biến được yêu thích tại Việt Nam
    Những giống mèo phổ biến được yêu thích tại Việt Nam
  15. Một số tiết lộ thú vị về mèo:

    • Chúng là loài vật ăn thịt nên khẩu phần ăn của chúng mỗi ngày cần phải có 30% protein, mỗi ngày cần phải cho mèo ăn 1 ít rau hoặc ngũ cốc.
    • Mèo có khả năng ghi nhớ tốt dù chúng không nhìn thấy đường đi
    • Mèo thường ngủ rất nhiều, bởi vì khi ngủ các hocmon tăng trưởng sẽ sản sinh ra.
    • Chúng có thể nghe thấy tần số âm thanh của loài cá heo
    • Chân trước của chúng có 5 ngón còn chân sau chỉ có 4 ngón
    • Mèo có thể học cách giao tiếp với con người và chúng có thể hiểu chúng ta nói.
    • Con mèo không thích ăn ngọt bởi chúng không thể nào cảm nhận được vị ngọt.
    • Ở con người có dâu vân tay riêng còn mèo có dấu mũi riêng.
    • Mèo có thể chạy với tốc độ tối đa 50km/ giờ.
    • Mèo có thể uống nước biển, thận của chúng có nhiệm vụ lọc muối ra khỏi nước.
    Một số tiết lộ thú vị về mèo
    Một số tiết lộ thú vị về mèo
    Một số tiết lộ thú vị về mèo
    Một số tiết lộ thú vị về mèo



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |