Top 14 Sự thật thú vị nhất về loài lạc đà

Hoàng Thu Thuỷ 581 0 Báo lỗi

Lạc đà là tên gọi để chỉ một trong hai loài động vật guốc chẵn lớn trong chi Camelus, là Lạc đà một bướu và Lạc đà hai bướu. Cả hai loài này có nguồn gốc từ ... xem thêm...

  1. Tuổi thọ trung bình của lạc đà từ 45 đến 50 năm. Một con lạc đà trưởng thành cao 1,85m đến bướu ở vai và 2,15m ở bướu. Lạc đà có thể chạy 65 km/h ở vùng có cây bụi ngắn và duy trì tốc độ lên đến 65 km/h. Lạc đà 2 bướu nặng 300 đến 1000 kg và lạc đà một bướu nặng 300 đến 600 kg.


    Lạc đà chịu được sự khắc nghiệt của sa mạc vì chúng có lớp lông bờm để bảo vệ khỏi cái nóng và cái lạnh trong lúc trời nắng hoặc vào ban đêm trên sa mạc. Bàn chân chúng có những chiếc móng to kềnh giúp nó đi vững trên con đường gồ ghề sỏi đá hoặc trên lớp cát mềm. Quan trọng hơn là chúng biết cách giữ nước trong cơ thể.


    Lạc đà không chảy mồ hôi và cũng mất rất ít nước trong quá trình bài tiết. Ngay cả chất lỏng ở mũi cũng được giữ lại thông qua một khe xuống miệng. Lạc đà có thể đi trong một thời gian dài trên sa mạc, khi đó trọng lượng của nó sẽ giảm đi khoảng 40%. Nhưng chủ yếu nó sống được trên sa mạc lâu là nhờ cái bướu.


    Lạc đà được biết đến nhiều nhất nhờ các bướu của chúng. Các bướu này không chứa nước như đa số người tin tưởng. Các bướu này là các nguồn dự trữ các mô mỡ, trong khi nước được lưu trữ trong máu của chúng. Điều này cho phép chúng sống được nhiều ngày mà không có thức ăn và nước uống. Mỡ lạc đà sử dụng khi khan hiếm lương thực. Bướu lúc đó sẽ co lại và mềm đi. Đến khi có nước, nó có thể uống được liền một hơi nước để bù lại phần chất lỏng bị mất. Không giống như các động vật có vú khác, hồng cầu của chúng là hình bầu dục chứ không phải hình tròn. Điều này tạo điều kiện cho dòng chảy của các tế bào hồng cầu trong quá trình mất nước. và làm cho chúng tốt hơn trong việc chống lại dao động thẩm thấu cao thẩm thấu mà không bị vỡ khi uống một lượng lớn nước: một con lạc đà có cân nặng 600 kg (1.300 lb) có thể uống 200 L (53 gal Mỹ) nước trong 3 phút.

    Đặc điểm sinh học
    Đặc điểm sinh học

  2. Lạc đà hai bướu có hai lớp lông: lớp lông tơ bên trong để giữ ấm và lớp lông thô bên ngoài dài hơn giống như tóc. Chúng sản xuất khoảng 2,3 kg (5 pound) sợi len hàng năm. Cấu trúc của sợi len lông lạc đà tương tự như len casơmia. Lông tơ thông thường dài từ 2,5-7,5 cm (1-3 inch). Lông tơ của lạc đà không tách ra dễ dàng. Lông tơ được xe thành sợi để dệt kim.


    Loài người đã thuần hóa lạc đà khoảng 5000 năm trước đây. Lạc đà một bướu và lạc đà hai bướu vẫn được sử dụng để lấy sữa, thịt và làm động vật chuyên chở—lạc đà một bướu ở Bắc Phi và Tây Á; lạc đà hai bướu ở vùng đông và bắc của khu vực Trung Á.


    Mặc dù hiện nay còn khoảng 13 triệu lạc đà một bướu còn sống, loài này đã tuyệt chủng trong điều kiện sống hoang dã: tất cả đã được thuần hóa (chủ yếu ở Sudan, Somalia, Ấn Độ và các quốc gia lân cận), cũng như ở Cộng hòa Nam Phi, Namibia và Botswana. Tuy nhiên, có một quần thể sống hoang dã khoảng 700.000 con ở miền trung nước Úc, chúng là hậu duệ của các cá thể đã thoát khỏi cuộc sống giam cầm vào cuối thế kỷ 19. Quần thể này tăng trưởng khoảng 11% mỗi năm và trong thời gian gần đây chính quyền Nam Úc đã quyết định tiêu diệt loài động vật này, nguyên nhân là chúng ngốn quá nhiều các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn của các trang trại nuôi cừu.


    Lạc đà hai bướu đã từng rất phổ biến, nhưng hiện nay quần thể của chúng đã giảm xuống chỉ còn khoảng 1,4 triệu con, chủ yếu là đã được thuần hóa. Người ta cho rằng còn khoảng 1.000 con lạc đà hai bướu sống hoang dã trong sa mạc Gobi, và một lượng nhỏ ở Iran, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.


    Một quần thể nhỏ lạc đà (một và hai bướu) nhập khẩu đã từng sống ở miền tây nam nước Mỹ cho đến đầu thế kỷ 20. Các động vật này được nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, là một phần trong thực nghiệm của US Camel Corps và được sử dụng như là động vật kéo xe trong các mỏ, và chúng đã trốn thoát hoặc được giải thoát sau khi dự án kết thúc.

    Thuần hóa lạc đà
    Thuần hóa lạc đà
  3. Lạc đà là tên gọi để chỉ một trong hai loài động vật guốc chẵn lớn trong chi Camelus, là Lạc đà một bướu và Lạc đà hai bướu. Cả hai loài này có nguồn gốc từ các vùng sa mạc của châu Á và Bắc Phi. Đây là loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc và các vùng khô cằn thiếu nước uống.


    Tuổi thọ trung bình của lạc đà từ 45 đến 50 năm. Một con lạc đà trưởng thành cao 1,85m đến bướu ở vai và 2,15m ở bướu. Lạc đà có thể chạy 65 km/h ở vùng có cây bụi ngắn và duy trì tốc độ lên đến 65 km/h. Lạc đà 2 bướu nặng 300 đến 1000 kg và lạc đà một bướu nặng 300 đến 600 kg.


    Loài người đã thuần hóa lạc đà khoảng 5000 năm trước đây. Lạc đà một bướu và lạc đà hai bướu vẫn được sử dụng để lấy sữa, thịt và làm động vật chuyên chở—lạc đà một bướu ở Bắc Phi và Tây Á; lạc đà hai bướu ở vùng đông và bắc của khu vực Trung Á.


    Mặc dù hiện nay còn khoảng 13 triệu lạc đà một bướu còn sống, loài này đã tuyệt chủng trong điều kiện sống hoang dã: tất cả đã được thuần hóa (chủ yếu ở Sudan, Somalia, Ấn Độ và các quốc gia lân cận), cũng như ở Cộng hòa Nam Phi, Namibia và Botswana.


    Tuy nhiên, có một quần thể sống hoang dã khoảng 700.000 con ở miền trung nước Úc, chúng là hậu duệ của các cá thể đã thoát khỏi cuộc sống giam cầm vào cuối thế kỷ 19. Quần thể này tăng trưởng khoảng 11% mỗi năm và trong thời gian gần đây chính quyền Nam Úc đã quyết định tiêu diệt loài động vật này, nguyên nhân là chúng ngốn quá nhiều các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn của các trang trại nuôi cừu.

    Lạc đà là loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc
    Lạc đà là loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc
  4. Trong các loài động vật, động vật chịu vất vả giỏi nhất phải kể đến lạc đà. Một con lạc đà có thể thồ được 200 kg hàng, hằng ngày đi được 40 km và có thể đi liên tục 3 ngày trong sa mạc. Nếu đi không, chúng có thể chạy được 15 km/h, liên tục trong 8 tiếng không nghỉ. Do vậy, dùng tên gọi “chiếc thuyền của sa mạc” để khen thưởng chúng, quả thật là không hổ thẹn.


    Đi trên sa mạc, thường xuyên gặp phải tình huống đáng sợ như bão cát bốn bề, cát vàng bay mù mịt, trời đất quay cuồng. Lúc này, lạc đà bình thản nằm xuống, nhắm mắt, lớp lông mi dài và dày của chúng giống như một lớp rèm chặn đứng gió cát lại, bảo vệ đôi mắt. Đợi cho trận gió cát qua đi, chúng mới đứng dậy, rũ hết cát trên mình, lặng lẽ tiếp tục tiến về phía trước…


    Mùa hè, Mặt Trời gay gắt như lửa, nhiệt độ sa mạc lên tới trên 50 độ C, đi trên sa mạc giống như đi trên lò lửa vậy, nửa bước cũng khó đi. Vậy mà, lạc đà lại không để ý một chút nào cả. Những móng chân to lớn của chúng đi trên sa mạc giống như đi trên mặt đất bằng phẳng vậy, vững chãi, không bị lún xuống. Hơn nữa, dưới chân của chúng có một lớp đệm sừng dày, giống như một chiếc “ủng” đặc biệt, không hề sợ nóng một chút nào.


    Bản lĩnh lớn nhất của lạc đà là vất vả bôn ba không nghỉ trên sa mạc, có thể 10 ngày, nửa tháng không uống nước. Hoá ra, trong trường hợp hạn hán, lạc đà có chức năng sinh lí đặc biệt chống mất nước.


    Lạc đà chịu được sự khắc nghiệt của sa mạc vì chúng có lớp lông bờm để bảo vệ khỏi cái nóng lạnh trong lúc trời nắng hoặc vào ban đêm trên sa mạc. Bàn chân chúng có những chiếc móng to kềnh giúp nó đi vững trên con đường gồ ghề sỏi đá hoặc trên lớp cát mềm. Quan trọng hơn là chúng biết cách giữ nước trong cơ thể.

    Lạc đà - loài chịu vất vả giỏi nhất
    Lạc đà - loài chịu vất vả giỏi nhất
  5. Mồm và mũi rất lớn của lạc đà là bộ phận quan trọng để giữ nước. Lớp trong lỗ mũi của lạc đà cuộn theo hình xoắn ốc, làm tăng diện tích thở khí. Ban đêm, lớp trong lỗ mũi lạc đà thu hồi lượng nước từ trong không khí thở ra, đồng thời làm lạnh khí, làm cho chúng thấp hơn nhiệt độ cơ thể 8,30C. Theo thống kê, những khả năng đặc biệt này của lạc đà có thể giúp chúng tiết kiệm được 70% lượng nước trong khí nóng thở ra so với con người.


    Thông thường thân nhiệt lạc đà sau khi tăng lên đến 40,50 độ C mới bắt đầu toát mồ hôi. Ban đêm, lạc đà thường trước tiên giảm thân nhiệt của mình xuống dưới 34 độ C, thấp hơn thân nhiệt bình thường ban ngày. Ngày thứ hai, thân nhiệt muốn tăng thêm một chút nhiệt độ để toát mồ hôi thì cần thời gian rất dài. Như vậy, lạc đà rất ít khi toát mồ hôi, thêm nữa lại rất ít khi đi tiểu, nên đã tiết kiệm được sự tiêu hao lượng nước trong cơ thể.


    Những người bị chết khát trên sa mạc, đa số là do bị mất đi lượng nước trong máu, máu trở nên đặc, cái nóng trong cơ thể rất khó phát tán, dẫn tới thân nhiệt tăng lên đột ngột mà chết. Còn lạc đà lại có thể vẫn giữ được dung lượng máu khi mất nước. Dường như chỉ sau khi mọi khí quan của lạc đà mất nước, nó mới mất đi lượng nước trong máu.


    Điều thú vị là, lạc đà vừa có thể “tiết kiệm nguồn nước”, lại vừa chú ý đến “khai thác nguồn nước”. Dạ dày của lạc đà chia làm ba ngăn, hai ngăn trước có thêm rất nhiều “túi nước”, có tác dụng dự trữ nước phòng hạn hán. Do vậy, một khi chúng gặp nước liền ra sức uống, ngoài việc tích trữ nước vào trong “túi nước” ra, chúng còn có thể nhanh chóng đưa nước vào máu tích trữ lại để dùng dần.


    Lạc đà lặn lội đường dài trên sa mạc cần phải dự trữ đầy đủ năng lượng. Lượng mỡ dự trữ trong bướu của lạc đà tương đương với 1/5 trọng lượng cả cơ thể chúng. Khi chúng không tìm được thức ăn thì có thể dựa vào lượng mỡ của hai cục bướu này để duy trì sự sống. Đồng thời, trong quá trình mỡ bị oxy hoá vẫn có thể sản sinh ra lượng nước, hỗ trợ cho việc duy trì lượng nước cần thiết cho hoạt động của sự sống. Do vậy, có thể nói rằng, lạc đà vừa là “kho thực phẩm” vừa là “kho nước”.

    Những khả năng đặc biệt của lạc đà
    Những khả năng đặc biệt của lạc đà
  6. Lạc đà thích nghi với đời sống trên sa mạc là do chúng có lớp lông bờm để bảo vệ khỏi cái nóng lạnh trong lúc trời nắng hoặc vào ban đêm trên sa mạc. Hai là, bàn chân chúng có những chiếc đệm móng to kềnh giúp nó đi vững trên con đường gồ ghề sỏi đá hoặc trên lớp cát mềm. Chúng đi trên đệm dầy của gan bàn chân chứ không phải đi trên móng, do đó không bị lún trên cát mềm. Quan trọng hơn là chúng biết cách giữ nước trong cơ thể. Chúng đái rất ít và cho phép thân nhiệt tăng lên nên gián tiếp giảm sự mất nước.


    Lạc đà không chảy mồ hôi và cũng mất rất ít nước trong quá trình bài tiết. Ngay cả chất lỏng ở mũi cũng được giữ lại thông qua một khe xuống miệng. Chúng chỉ đổ mồ hôi khi quá nóng. Lỗ mũi có thể khép lại không chỉ để chống cát mà còn giúp ngăn nước bốc hơi khi thở. Các bướu dự trữ đầy mỡ giàu năng lượng nên có thể nhịn đói hàng tuần trên sa mạc. Lạc đà có thể đi trong một thời gian dài trên sa mạc, khi đó trọng lượng của nó sẽ giảm đi khoảng 40%. Nhưng chủ yếu nó sống được trên sa mạc lâu là nhờ cái bướu.


    Nước được lưu trữ trong máu của chúng. Điều này cho phép chúng sống được nhiều ngày mà không có nước uống. Mỡ lạc đà sử dụng khi khan hiếm lương thực. Bướu lúc đó sẽ co lại và mềm đi. Đến khi có nước, nó có thể uống được liền một hơi 57 lít nước để bù lại phần chất lỏng bị mất.

    Cách lạc đà giữ nước trong cơ thể
    Cách lạc đà giữ nước trong cơ thể
  7. Lạc đà dự trữ năng lượng trong bướu của chúng cho những thời điểm khi nguồn thức ăn khan hiếm. Bất cứ khi nào một sa mạc khô héo hoặc một mùa đông khắc nghiệt giết chết thảm thực vật ở vùng đất cát, hy vọng duy nhất của nó là chất béo mà chúng tích trữ trong bướu.


    Nhiều người nghĩ rằng bướu của lạc đà là kho dự trữ nước để giúp nó vượt qua hàng trăm km sa mạc nóng bỏng. Điều đó hoàn toàn sai. Bướu không chứa nước mà chứa chất béo con vật tích lũy được khi ăn cỏ. 80% khối lượng của nó là chất béo hơi cô đặc.


    Không chứa nước, nhưng bướu thực sự là một nơi dự trữ năng lượng. Một cách chính xác, cái khối trắng đó gồm 2/3 axit béo no, có nhiệt độ trên 80 độ C. Vì vậy ngay dưới mặt trời nóng gắt, bướu vẫn không bị chảy ra. Ngược lại, khi lạc đà đốt phần năng lượng dự trữ đó thì da nó co lại và cái bướu xẹp đi.


    Bướu thay đổi tùy theo tình trạng dinh dưỡng, nặng từ 1 kg đến 90 kg cho một con vật từ 300 kg đến 800 kg. Đó là một đặc sản mà dân du mục chia nhau khi lạc đà chết, dùng để nấu các món xúp, thậm chí còn dùng để xông chữa bệnh cúm. Trong trường hợp khẩn cấp, người chăn lạc đà bị lạc, bị đói có thể dùng dao cắt một miếng bướu của con vật để ăn tạm mà sống. Sau đó vết thương của con vật lại mau chóng lành lặn.


    Lạc đà chống chọi lại được với cái khát đến mươi ngày trong sa mạc cháy bỏng, không phải là nhờ cái bướu, mà theo một cơ chế sinh lý và một hình thái giải phẫu rất đặc biệt. Trên thực tế, sự chuyển hóa của bướu chậm lại khi sức nóng tăng lên từ 34 đến 42 độ.

    Bướu chính là kho lưu trữ năng lượng của lạc đà
    Bướu chính là kho lưu trữ năng lượng của lạc đà
  8. Bạn đã bao giờ trải qua một đêm trong sa mạc? Nếu không, có lẽ bạn không biết nhiệt độ sa mạc biến động như thế nào. Nhiệt độ bị nóng vào ban ngày và lạnh cóng vào ban đêm. Điều này là do các tính chất của cát. Tuy nhiên, các mô mỡ trong bướu lạc đà có tác dụng cách nhiệt để chống lại sự biến động nhiệt độ khắc nghiệt như vậy.


    Có hai loài lạc đà là lạc đà hai bướu sống ở các vùng phía Tây Trung Quốc và Trung Á và lạc đà Ả Rập phổ biến hơn chỉ có một bướu. Những con lạc đà hai bướu đó được gọi là lạc đà Bactrian. Chúng thường lớn hơn lạc đà Dromedary chỉ có một bướu. Thật không may, không có bằng chứng khoa học nào có thể giải thích tại sao lạc đà Bactrian có hai bướu. Tuy nhiên, có những suy đoán lỏng lẻo nói rằng lạc đà Bactrian đã phát triển hai bướu vì chúng sống trong môi trường khắc nghiệt hơn.


    Ví dụ, môi trường sống chính của lạc đà Bactrian là sa mạc Gobi thực sự được biết đến với môi trường khắc nghiệt. Sa mạc có đặc trưng bởi khí hậu lạnh bất thường, nơi nhiệt độ có thể đạt tới -40 Fahrenheit (-40 độ C). Mặc dù nhiều loài động vật tích trữ chất béo xung quanh bụng và hai bên hông, nhưng lạc đà lại có thực hiện điều này theo chiều dọc. Một giả thuyết cho rằng chất béo được tích trữ trong các bướu thay vì xung quanh hai bên giúp lạc đà tiếp xúc với ít ánh sáng mặt trời và ít nhiệt hơn.


    Vì bướu lạc đà tích trữ thức ăn nên loài chúng cần những cách khác để đối phó với tình trạng khan hiếm nước. Ví dụ, lạc đà có thể uống tới 114 lít nước trong một lần ngồi, chúng bài tiết phân khô để giữ nước và thận của chúng loại bỏ hiệu quả các chất độc khỏi nước trong cơ thể để có thể giữ lại nhiều nhất có thể. Lạc đà có một số cách khác để di chuyển xa chẳng hạn như bằng cách hút hơi ẩm từ mỗi hơi thở chúng.

    Bướu của lạc đà giúp chúng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể
    Bướu của lạc đà giúp chúng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể
  9. Nếu bạn có hiểu biết về sinh tồn ngoài trời, thì bạn sẽ biết rằng ngoại trừ lạc đà, xác của nhiều loài động vật không thể tiếp cận dễ dàng vì hậu quả rất nguy hiểm. Những du khách bị lạc trong sa mạc và đang cực kỳ đói có thể cố gắng lấy thịt và nước từ xác một con lạc đà, nhưng nếu bạn nhìn thấy một cái xác sưng tấy, hãy cẩn thận.


    Bởi vì, sau khi lạc đà chết, một số lượng lớn vi khuẩn sẽ phát triển trong thân thịt, ngay cả khi nó được bảo quản bằng nước, nó cũng không thể ăn được. Ngoài ra, các sinh vật hoại sinh và cadaverine có thể sinh sôi các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, và sự lây nhiễm của con người có thể dẫn đến ngộ độc.


    Mặt khác, xác một con lạc đà sẽ có khả năng phát nổ. Chất béo trong bướu của lạc đà chết trên sa mạc sẽ được chuyển hóa thành axit hữu cơ, mêtan và carbon dioxide trong môi trường yếm khí; protein bị vi sinh vật phân hủy để tạo ra các khí như amoniac và hydro sulfua. Các khu vực sa mạc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao, tốc độ phân hủy của xác lạc đà cũng nhanh hơn. Bằng cách này, khí trong cơ thể của nó cũng phát triển nhanh chóng, và cuối cùng khí tích tụ ngày càng nhiều, khiến cho xác chết phồng lên thành một "quả bóng" đầy đặn.


    Lúc này, một chút thay đổi nhỏ có thể khiến cơ thể lạc đà phát nổ. Nếu con người tiếp cận một cách bất cẩn, họ có thể sẽ gặp nạn. Do đó, một số nhà khoa học mô tả xác một con lạc đà như một "vũ khí sinh hóa". Một số bạn có thể tò mò: Sức mạnh của xác động vật phát nổ có lớn đến vậy không? Trên thực tế, những điều tương tự đã xảy ra trước đây, sau đây là ví dụ về vụ nổ xác cá voi. Vụ nổ của xác lạc đà có thể không mạnh bằng xác cá voi nhưng cũng không nên coi thường, sau khi nổ, những người ở gần đó sẽ bị trúng máu và sóng không khí, vì vậy họ sẽ bị thương và sẽ bị vi khuẩn tấn công. Do đó, nếu bạn nhìn thấy xác lạc đà ngoài tự nhiên, tốt nhất bạn không nên tiếp cận nó.

    Vì sao không được phép chạm vào xác lạc đà chết trong sa mạc?
    Vì sao không được phép chạm vào xác lạc đà chết trong sa mạc?
  10. Vải len tạo từ lông của loài lạc đà này còn quý hơn cả lông dê Cashmere vốn đã rất đắt đỏ. So với các loài lạc đà thông thường thì lạc đà Vicuña rất đáng yêu và duyên dáng. Đặc biệt, lông của nó có thể dệt thành vải như lông cừu. Và hơn thế nữa là loại vải này cực kỳ quý hiếm. Ngay cả ngày nay, nó vẫn đắt hơn các loại vải chất lượng khác chí ít là 5 lần.


    Nếu như bạn tự hỏi vì sao loài động vật này quý đến vậy thì nguyên nhân đến từ lông của chúng. Vải len Vicuña được thu hoạch từ lông của loài động vật quý giá nhất từng trên bờ vực tuyệt chủng này chính là loại len đắt đỏ nhất thế giới. Các đỉnh núi Andes nổi tiếng về sự khắc nghiệt, dinh dưỡng nghèo nàn, nhiệt độ thất thường, có thể ấm áp vào ban ngày, song lại giá rét khủng khiếp vào ban đêm. Sự tồn tại của Vicuña ở đây được xem như kỳ tích và điều này có thể lý giải một phần nhờ vào bộ lông quý giá mà chúng sở hữu.


    Trong thời kỳ Đế quốc Inca, lạc đà Vicuña còn được xem như loài động vật thần thánh. Người ta cấm giết nó, và chỉ sử dụng lông của nó để dệt may trang phục cho hoàng gia mà thôi. Dù bề ngoài yểu điệu nhưng lạc đà Vicuña không phải là loài yếu đuối. Do sống ở trên cao, lại là vùng núi khắc nghiệt Andes, nó phát triển số lượng hồng cầu trong máu cực lớn để tăng khả năng tận dụng oxy.


    Hệ tiêu hóa của lạc đà Vicuña cũng thuộc vào hàng khỏe như máy. Nó có thể nghiền mịn các loại cỏ vừa khô vừa cứng dễ như không. Song đáng chú ý hơn cả là lớp lông của lạc đà Vicuña. Chúng bao gồm các sợi lông tơ xốp, mềm, có tính năng cách điện cực cao. Chúng ta đều biết, hầu hết các sản phẩm bằng len đều có tính chất tích điện, nhưng lông lạc đà Vicuña thì không. Mỗi sợi của nó lại chỉ dày từ 12-14 micron, trong khi sợi lông của dê Cashmere là gần 19 micron, còn lông cừu thì những 25 micron.


    Trong ngành công nghiệp dệt may, sợi tự nhiên càng mỏng bao nhiêu thì càng giá trị bấy nhiêu. Thêm vào đó, lông lạc đà Vicuña cũng mọc cực chậm nên lại càng quý hiếm. Chí ít, loại "lông cừu vàng" này cũng đắt hơn vải lông dê Cashmere những 5 lần.

    Vải len tạo từ lông của loài lạc đà vô cùng quý hiếm
    Vải len tạo từ lông của loài lạc đà vô cùng quý hiếm
  11. Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Công ty sinh học Arập (ABC) vừa tuyên bố phát triển thành công một loại thuốc gồm một số hợp chất chiết suất từ sữa và nước tiểu của lạc đà để điều trị bênh ung thư. Các nhà nghiên cứu cho rằng hệ miễn dịch của lạc đà là một trong các hệ miễn dịch mạnh nhất. Bởi vậy, loại thuốc mới có chứa những tế bào có sức sống mạnh mẽ của lạc đà sẽ tấn công các chất độc trong các tế bào ung thư để tiêu diệt chúng mà không gây hiệu ứng phụ.


    Nhóm các nhà nghiên cứu trên khẳng định, các thí nghiệm trên chuột cho thấy, tỷ lệ thành công là 100%. Sau sáu tháng được tiêm loại thuốc mới, các con chuột thí nghiệm mang các khối ung thư vẫn sống và hoạt động bình thường như những con chuột khoẻ mạnh khác.


    Tiến sĩ Abdalla Al-Naja, Chủ tịch Tổ chức Khoa học và Công nghệ Arập (ASTF) cho biết, loại thuốc mới là hỗn hợp sữa và nước tiểu lạc đà có khả năng chữa nhiều loại bệnh ung thư như ung thư máu (Leukemia), ung thư phổi, gan và vú. Thuốc đã được thử nghiệm có kết quả tốt trên chuột và sắp tới sẽ được thử nghiệm cho người.


    Trên thế giới mỗi năm có tới 6 triệu người chết vì bệnh ung thư, và căn bênh này đứng thứ hai trong số các bênh gây chết nhiều người nhất trong thế giới Arập, sau bệnh tim mạch.

    Sữa và nước tiểu lạc đà có thể chữa bệnh ung thư
    Sữa và nước tiểu lạc đà có thể chữa bệnh ung thư
  12. Khi lạc đà cần phải nạp nước trước những chuyến đi dài, một con trưởng thành có thể uống hết 113 lít nước chỉ trong vòng 13 phút. Ngoài ra, lạc đà cũng sở hữu cơ thể bù nước nhanh hơn bất kỳ loài động vật có vú nào khác trên hành tinh. Không giống như các động vật có vú khác, hồng cầu của chúng là hình bầu dục chứ không phải hình tròn.


    Lạc đà mang trên mình rất nhiều đặc điểm tiến hóa độc nhất để giúp chúng có thể sinh sống trong môi trường khắc nghiệt như sa mạc. Chẳng hạn, lạc đà sẽ có ba mí mắt và hai bộ lông mi để tránh bụi và cát. Chúng có một đôi môi và lớp da khoang miệng cực dày, cho phép “chén” tốt các loại thực vật có gai dài, nhọn mà gần như tất các loài động vật khác đều không thể ăn được. Bàn chân lớn, phẳng giúp lạc đà không bị lún xuống cát và cho phép chúng đứng vững hơn. Loài động vật này thậm chí còn có thể đóng mở lỗ mũi linh hoạt để tránh bụi.


    Không chỉ là vật cưỡi, thồ hàng, lạc đà còn đóng vai trò là nguồn thực phẩm quan trọng cho con người dưới dạng thịt và sữa trong hàng ngàn năm qua. Sữa lạc đà vô cùng bổ dưỡng, chứa lượng sắt nhiều gấp 10 lần và vitamin C gấp ba lần so với sữa bò. Đặc biệt, sữa lạc đà cũng có cấu trúc và thành phần dinh dưỡng gần với sữa mẹ hơn bất kỳ loại nào khác. Nó cũng chứa ít lactose hơn bất cứ loại sữa nào, vì vậy ngay cả những người không dung nạp được lactose cũng có thể uống sữa lạc đà bình thường.

    Lạc đà có thể uống 113 lít nước chỉ trong vòng 13 phút.
    Lạc đà có thể uống 113 lít nước chỉ trong vòng 13 phút.
  13. Đôi môi linh hoạt cho phép lạc đà gặm cỏ mọc sát mặt đất và các loài thực vật đầy gai để sinh tồn trên sa mạc khắc nghiệt. Cả ba loài lạc đà - Camelus dromedarius, Camelus bactrianus và Camelus ferus - đều đã tiến hóa để có thể sống trên sa mạc. Ngoài một hoặc hai chiếc bướu trên lưng chứa đầy chất béo bổ dưỡng, hoạt động như một kho dự trữ năng lượng, chúng còn có đôi môi chuyên biệt để tận dụng tối đa nguồn thức ăn hiếm hoi trong môi trường khắc nghiệt.


    Môi trên của lạc đà chẻ làm đôi, với mỗi nửa có khả năng di chuyển độc lập, cho phép con vật gặm các loại cỏ ngắn mọc sát mặt đất, điều rất quan trọng ở sa mạc, nơi mọi thứ đều phát triển chậm. Môi lạc đà có da dày nhưng vẫn mềm dẻo, giúp chúng bẻ gãy và ăn cả thực vật có gai. Ngoài ra, bên trong miệng của sinh vật còn có các nhú gai đóng vai trò như lớp lót để ngăn gai nhọn chọc vào, giúp lạc đà nhai và nuốt thức ăn dễ dàng hơn, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London.

    Nhìn chung, lạc đà ăn cỏ, lá và cành từ bất kỳ loài thực vật nào trên sa mạc, bao gồm cả cỏ khô và cây bụi chịu mặn. Vậy điều gì xảy ra tiếp theo sau khi chúng nuốt thức ăn? Dạ dày của lạc đà có từ 3 đến 4 ngăn. Thức ăn bị phá vỡ một phần trong hai ngăn đầu tiên trước khi bị trào ngược ra ngoài để nhai lại. Ở lần nuốt thứ hai, thức ăn đi vào một hoặc hai ngăn dạ dày còn lại, nơi nó được tiêu hóa bởi vi khuẩn.


    Một khả năng đáng kinh ngạc khác là lạc đà có thể tồn tại hơn một tuần mà không uống nước và hàng tháng không cần gặm cỏ, do đó chúng có thể lang thang nhiều ngày với chiếc bụng đói để tìm kiếm thức ăn, theo PBS.

    Lạc đà kiếm ăn trên sa mạc như thế nào?
    Lạc đà kiếm ăn trên sa mạc như thế nào?
  14. Xưa kia, chỉ có tầng lớp quý tộc Inca (một tộc người da đỏ tại miền nam châu Mỹ) mới được mặc áo lông lạc đà Vicuña mà thôi. Nó quý đến nỗi được gọi là "lông cừu vàng". Lạc đà Vicuña có tên khoa học là Vicugna vicugna, chỉ sống trên vùng núi cao của dãy Andes. Nó có thân hình nhỏ, đôi mắt to ngây thơ như mắt nai và bộ lông màu vàng. Nhìn bề ngoài, lạc đà Vicuña cực kỳ duyên dáng và thanh lịch.


    Tại Peru, đất nước sở hữu phần Andes có lạc đà Vicuña sinh trưởng, người ta xem loài động vật này như là biểu tượng quốc gia, và lấy hình của nó in trên cờ tổ quốc, huy hiệu, tiền xu. Hiện tại, Peru có khoảng 2 triệu lạc đà Vicuña. Trong thời kỳ Đế quốc Inca, lạc đà Vicuña còn được xem như loài động vật thần thánh. Người ta cấm giết nó, và chỉ sử dụng lông của nó để dệt may trang phục cho hoàng gia mà thôi.


    Dù bề ngoài yểu điệu nhưng lạc đà Vicuña không phải là loài yếu đuối. Do sống ở trên cao, lại là vùng núi khắc nghiệt Andes, nó phát triển số lượng hồng cầu trong máu cực lớn để tăng khả năng tận dụng oxy. Hệ tiêu hóa của lạc đà Vicuña cũng thuộc vào hàng khỏe như máy. Nó có thể nghiền mịn các loại cỏ vừa khô vừa cứng dễ như không. Song đáng chú ý hơn cả là lớp lông của lạc đà Vicuña. Chúng bao gồm các sợi lông tơ xốp, mềm, có tính năng cách điện cực cao.


    Chúng ta đều biết, hầu hết các sản phẩm bằng len đều có tính chất tích điện, nhưng lông lạc đà Vicuña thì không. Mỗi sợi của nó lại chỉ dày từ 12-14 micron, trong khi sợi lông của dê Cashmere là gần 19 micron, còn lông cừu thì những 25 micron.


    Trong ngành công nghiệp dệt may, sợi tự nhiên càng mỏng bao nhiêu thì càng giá trị bấy nhiêu. Thêm vào đó, lông lạc đà Vicuña cũng mọc cực chậm nên lại càng quý hiếm. Chí ít, loại "lông cừu vàng" này cũng đắt hơn vải lông dê Cashmere những 5 lần. Nếu chỉ mang đến hiệu quả thẩm mỹ thì chưa đủ. Hãy thử một phép so sánh giữa len Cashmere, một trong những loại len nổi tiếng lấy từ dê Cashmere sinh sống ở vùng núi Himalaya.

    Lạc đà Vicuña là biểu tượng cho quốc gia Peru
    Lạc đà Vicuña là biểu tượng cho quốc gia Peru

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |