Top 15 Sự thật thú vị nhất về loài chim yến
Được biết đến là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, yến, yến sào hay tổ chim yến luôn được tìm mua với mức giá không hề rẻ. Yến cũng ... xem thêm...thuộc danh sách những “cao lương mỹ vị” dành cho vua chúa thời xưa. Tuy nhiên, bên cạnh đó, loài chim này cũng chứa đựng khá nhiều sự thật thú vị chưa được khám phá. Hãy cùng Toplist tìm hiểu về loài lông vũ nổi tiếng này nhé!
-
Chim Yến là loài chim thuộc họ nhà Yến (Apodidae), họ Yến lại được chia thành hai phân họ chính, bao gồm: 13 loài chim Cypseloidinae (chim Yến nguyên thủy) và 79 loài chim Apodinae (chim Yến ngày nay). Tên khoa học của chim Yến vốn được bắt nguồn từ một cái tên tiếng Hy Lạp có nghĩa là không có chân (apous), đó là bởi vì chân của chúng vô cùng ngắn, do đó mà chúng ta thường thấy chim Yến bay lượn khắp bầu trời là chính chứ ít khi đậu trên mặt đất.
Yến là những loài chim ở trên không nhiều nhất và một số, như yến thông thường, thậm chí ngủ và giao phối khi bay. Các loài lớn, như yến đuôi nhọn họng trắng, là một trong những loài bay nhanh nhất trong giới động vật.
Loài chim quý giá này xuất hiện vô cùng phổ biến tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á hoặc các nước có khí hậu ôn đới, nhiệt đới. Ở nước ta hiện nay, nơi nuôi dưỡng nhiều loài chim Yến nhất lại tập trung ở một số tỉnh thành phía Nam như Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Thuận. Bởi chúng là loài động vật mang lại giá trị kinh tế cực kỳ cao, đem lại cuộc sống tiền tỷ cho người dân địa phương.
-
Về kích thước: Chim Yến là loài chim có kích thước khá đa dạng do chủng loại của chúng khá lớn. Loài chim Yến nhỏ nhất được gọi là Yến lùn với trọng lượng chỉ vào khoảng 6g và chiều dài chỉ có 10cm mà thôi. Còn loài Yến lớn nhất là loài Yến đuôi nhọn, có trọng lượng lên đến 190g và chiều dài vào khoảng 25cm.
Về ngoại hình: Điểm dễ nhận biết loài chim Yến nhất phải kể đến đôi chân của chúng. Đây là loài chim có đôi chân vô cùng ngắn, gần như bạn sẽ khó có thể thấy được bằng mắt thường mà chỉ có thể nhận ra khi chúng ngừng bay và bám vào các vách đá hoặc những nơi thẳng đứng. Chính vì vậy mà loài chim này gần như dành cả đời cho việc bay lượn chứ ít khi dừng chân và đi lại như nhiều loài chim khác.
Bộ lông của chim Yến thường có màu đen hoặc hơi nâu, con đực và con cái có ngoại hình trông khá giống nhau. Thân của chúng có dạng hình thoi cùng với sải cánh lớn giúp chúng bay lượn nhẹ nhàng và dễ dàng trên bầu trời, đồng thời cấu tạo này của chúng giúp săn mồi ngay cả khi đang bay.Về tập tính: Loài chim Yến do có chân khá ngắn nhưng vuốt lại công và sắc nhọn nhằm giúp chúng có thể bám được vào các bề mặt thẳng đứng hoặc hiểm trở như bức tường, vách núi, vách đá,... Chúng sẽ sử dụng nước bọt của mình để kết thành tổ trên các bề mặt thẳng đứng đó và tiến hành quá trình sinh sản sau khi tổ chim được hoàn thành. Ngoài ra loài chim này sống thành bầy đàn với nhau với số lượng rất lớn.
Môi trường sống: Loài chim Yến chủ yếu ưa thích sống ở những nơi có khí hậu nhiệt đới hoặc ôn đới gió mùa. Môi trường sống của chúng cũng vì thế mà rất đa dạng như thảo nguyên, hẻm núi, đồng cỏ, sa mạc, đô thị,... Chúng được tìm thấy khá nhiều tại những nơi cao hơn mực nước biển khoảng 4000m và gần với nguồn nước.
-
Loài Chim Yến sử dụng chính nước bọt của chúng để làm tổ, nước bọt này có khả năng kết dính khá tốt giúp gắn kết tổ của chúng với nhiều loại chất nền khác nhau như cành cây, lá cây,... và gắn lên các bề mặt thẳng đứng, dựng đứng như bờ tường, vách đá, hẻm núi,...
Thông thường, quá trình làm tổ của loài Yến chỉ xảy ra khi chúng chuẩn bị bắt đầu vào mùa sinh sản, cụ thể như sau:
- Con đực sẽ kêu gọi con cái về sống chung cùng nhau trước thời điểm sinh sản. Sau đó cả hai sẽ cùng chung sức để xây tổ nhằm phục vụ cho việc đẻ trứng.
- Vào giai đoạn sinh sản, tuyến nước bọt của cả hai sẽ phát triển mạnh và phình ra ở hai bên má. Chúng bắt đầu tiết nước bọt và dùng mỏ để kéo dài ra thành từng sợi, sau đó con đực hoặc con cái sẽ dùng sợi đó để bện thành tổ.
- Quá trình này sẽ diễn ra liên tục trong khoảng 45-50 ngày, khi mà cả hai thay phiên nhau đi kiếm ăn rồi về tổ nghỉ ngơi. Thường thì nước bọt của chim Yến sẽ khô sau khoảng từ 2-3 tiếng.
- Càng gần đến lúc con cái đẻ trứng thì công việc bện và đan tổ bắt đầu được đẩy nhanh. Khi tổ chim được hoàn thành cũng là lúc con cái bắt đầu tiến hành sinh nở.
-
Mùa sinh sản ở loài Yến thường bắt đầu từ tháng 3 cho đến giữa tháng 4 hàng năm. Khi này con đực sẽ ghép cặp với con cái và cả hai cùng nhau tìm địa điểm phù hợp để xây tổ nhằm đẻ trứng sau này. Thông thường, chim Yến sẽ đi kiếm ăn vào ban ngày, và sẽ trở về nơi mà chúng định xây tổ vào lúc chiều tối tầm 18h. Sau đó chúng sẽ nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng rồi mới bắt đầu tiết nước bọt để xây tổ.
Chúng sẽ làm tổ liên tục từ tối cho đến tận 3-4h sáng ngày hôm sau. Giai đoạn đầu khi mới làm tổ thì chúng bện khoảng 12 sợi mỗi ngày, khi gần đến ngày sinh sản thì tốc độ sẽ tăng lên khoảng 15 sợi mỗi ngày. Quá trình xây tổ diễn ra liên tục trong gần 50 ngày.
Sau khi tổ đã được xây xong, cả hai sẽ giao phối với nhau để bắt đầu quá trình sinh sản của chúng. Thường thì loài Yến sẽ giao phối vào ban đêm, từ 21h-23h hoặc từ 1h đến 3h sáng hôm sau. Mỗi ngày chúng sẽ giao phối từ 3-4 lần, trước khi đẻ trứng sau đó khoảng 8-10 ngày. Sau khi đợt trứng đầu tiên được sinh ra, chim Yến sẽ giao phổi lần cuối để tạo ra đợt trứng thứ hai, rồi chúng sẽ tập trung vào nhiệm vụ chăm sóc đàn con của mình.
Trong quá trình ấp trứng, chỉ có một con thực hiện nhiệm vụ này, con còn lại sẽ phải đi kiếm ăn. Chúng thường đổi ca ấp trứng cho nhau mỗi ngày 4-5 lần. Sau khoảng 3 tuần thì trứng sẽ bắt đầu nở và tạo ra chim non. Thời gian đầu khi chim non mới nở, cả bố và mẹ sẽ cùng đi kiếm ăn rồi về cùng sưởi ấm cho đàn con của mình. Sau này khi chim non đã lớn hơn một chút thì bố mẹ sẽ chỉ chịu trách nhiệm cho chúng ăn mà không cần sưởi ấm nữa.
-
Thường chúng ta ăn tổ yến nhưng không để ý tới loài chim yến nào. Trên thế giới có rất nhiều loài chim yến. Tuy nhiên ở nước ta có 4 nhóm chim yến phổ biến sau:
- Chim yến trắng: Chỉ được tìm thấy ở Đông Nam Á, chim yến xây tổ chính bằng nước bọt của chúng nên có giá trị cao hơn các loài khác. Chim yến màu trắng có chiều dài và chiều dài thân ngắn hơn các loài yến khác chỉ khoảng 13cm, có lông ngực màu xám, lông sau nhạt hơn, trên lưng không có khoảng trắng, đuôi hình quả bầu.
- Chim yến đen: Yến đen được đánh giá về không cao bằng chim yến trắng, vì tổ của chúng chỉ chứa nước bọt và nhiều lông trên cơ thể. Sau khi khai thác, con người phải sử dụng kỹ thuật nhúng và tách lông, sau đó đông lạnh và sấy khô các sợi yến để tạo thành tổ yến tinh chế.
- Chim Yến Ấn Độ: Chúng là loài chim được đánh giá thấp nhất bởi tổ của chúng chỉ chứa khoảng 1 nửa là nước bọt, phần còn lại là sợi cỏ, rêu và lông vũ bám trên chúng. Loại tổ yến này sau khi phát triển cần được tách tạp chất và đông khô qua công nghệ làm khô sợi nước bọt để tạo thành tổ yến chất lượng cao.
Chim Yến Ấn Độ thường có màu lông tương đối giống nhau ở hai bên lông sau, đuôi chẻ nhẹ. Như tên cho thấy, chúng ta chỉ thấy loài chim này thường xuyên nhất ở Ấn Độ và Sri Lanka. - Chim yến nhà: Đây là loài chim có giá trị cao đối với người nuôi yến do nguồn sản phẩm thu được. Phần lớn tổ của chúng được làm bằng nước bọt, tùy thuộc vào kỹ thuật thu hoạch của người nuôi mà chúng ta có xử lý tạp chất hay không. Chim yến thường sống ở nhiều nơi, và chúng thích sống trong môi trường có nhiệt độ từ 28 độ C.
-
Chim yến trưởng thành thường ăn côn trùng với kích thước nhỏ (khoảng 0,01–0,72g), bay trong không khí như ong bắp cày, kiến cánh, ong nhỏ, ruồi muỗi, phù du, nhện hay các con bọ nhỏ.
Tỷ lệ các loại côn trùng có trong thức ăn của chim yến như sau:
- Bộ cánh màng (kiến) chiếm 61,1%
- Bộ cánh đều (mối) chiếm khoảng 14,7%
- Bộ hai cánh (ruồi) chiếm khoảng 7,8%
- Các loài khác còn lại chỉ chiếm tỷ lệ thấp
Thức ăn chim yến ưa thích chính là ong kiến (chiếm khoảng 50-70%), tiếp theo là mối, ruồi muỗi hay bọ rầy, bọ rùa, bọ xít nhỏ, chuồn chuồn kim, bướm đêm, cánh tơ và cào cào. Chim thường bắt thức ăn trong khi bay, với độ cao khoảng 30m và theo sự phân bố của côn trùng trên không trung. Có các loài cây đặc trưng được chim yến rất yêu quý, cũng có những nơi mà chúng rất thích đậu. Đó đều là nơi cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho loài chim quý này. Các cây thường thu hút nhiều côn trùng như cây táo nhơn, cây sung, …
-
Thức ăn dành cho chim con thường đều do bố mẹ chúng bắt về rồi mớm cho chúng ăn. Chim yến mớm mồi và cho chim con ăn cũng giống như khi cho con bú vậy. Chim bố mẹ có trộn enzym và những kháng thể khác trong nước bọt của chúng vào cục mồi để chim con ăn. Thành phần thức ăn của chim yến con khá đa dạng. Nhìn chung, chim yến con thường ăn thức ăn có vỏ kitin mỏng, tỷ lệ bọ rầy nâu, bọ rầy xanh chiếm 50% trong thành phần thức ăn, ruồi muỗi chiếm khoảng 20% và ong kiến chiếm khoảng 7%. Mỗi một chim yến con sẽ thấy trong cục mồi có khoảng 250 đến 350 con côn trùng nhỏ.
Trong trường hợp nuôi nhân tạo, chim yến con thường được cho ăn trứng, ấu trùng ong kiến non. Người nuôi chim yến hiện nay còn cho ăn thêm một vài loại sâu hay dế cắt nhỏ. Thời gian đầu, kéo dài khoảng 5 đến 6 tuần, chim yến con được cả hai bố mẹ mớm mồi cho. Trong thời gian này, cục mồi mà chim yến con ăn khoảng 0,6 – 1g. Sau dần, cục mồi có kích thước lớn hơn là 1,5 – 1,7g. Thời gian mớm mồi gần nhất cách nhau khoảng 30 phút. Khi nuôi chim yến con, thường cho chim con ăn 3 đến 4 lần một ngày. Cụ thể, 3 lần vào ban ngày, 1 lần vào khoảng 8 giờ tối. Chim yến con tiếp nhận thức ăn từ con người cung cấp bình thường và cũng sinh trưởng bình thường đến khi bay được.
-
Kết quả một cuộc khảo sát gồm hơn 80 chủng loại khác nhau gần đây cho thấy, yến là một trong những loài chim bay nhanh nhất thế giới với vận tốc bay tối đa có thể lên đến 130-160km/ h. Mặc dù có sải cánh hẹp nhưng lại cong vút, bay lượn chao liện liên tục trên không trung suốt nhiều giờ liền mà không cần nghỉ ngơi.
Tuy có khả năng bay cực nhanh nhưng yếu điểm của chim yến lại ở đôi chân vô cùng yếu ớt, lại kém phát triển khiến cho chúng gần như không thể đậu được trên các dây điện hay ăng-ten như nhiều loài chim khác. Ngoài ra, chính cái tên Apodidae (không chân) cũng tự nói lên đặc điểm nhận dạng của loài chim này.
Một loài thuộc họ Yến có kỷ lục bay nhanh nhất thế giới loài chim đó là chim Yến đuôi nhọn họng trắng là một trong những loài chim di trú, có kiểu bay vỗ cánh cùng tốc độ bay đạt đến 170 km/h. Chúng thường sinh sản trên ngọn đồi đá ở Trung bộ châu Á và miền nam Xibia. Đôi chân của loài này thường rất ngắn, không để giữ con mồi mà thường dùng để bám vào bề mặt thẳng đứng. Khe đá, vách đá hay hốc cây rỗng đều được chúng tận dụng để làm nơi cư trú. Cuộc sống của chim Yến đuôi nhọn họng trắng là dành trọn thời gian bay lượn trên không trung.
Yến đuôi nhọn họng trắng là một loài chim thuộc họ Yến (Apodidae). Yến đuôi nhọn họng trắng sinh sản ở ngọn đồi đá ở trung bộ châu Á và miền nam Xibia. Loài này là chim di cư, trú đông ở phía nam tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á và Úc. Nó là một loài lang thang hiếm gặp ở Tây Âu, nhưng đã được ghi nhận như xa đến phía tây tận Na Uy, Thụy Điển và Anh. Yến đuôi nhọn họng trắng là loài chim bay nhanh nhất kiểu bay vỗ cánh.
-
Một trong những điều cần lưu ý với kỹ thuật nuôi yến đó là phân biệt được kẻ thù của chúng. Làm được điều này thì sản lượng tổ yến sẽ ổn định, hiếm khi bị hao hụt và chất lượng yến sào cũng được đảm bảo.
Những kẻ thù có trong tự nhiên của loài chim yến:
- Dơi: Một số nơi nhà yến thu hút nhiều dơi hơn Yến và một khi dơi đã ngự trị thì yến khó lòng tăng trưởng.
- Chuột: Chắn hẳn bạn đã biết lũ chuột phá tới mức nào
- Kiến: Những côn trùng tuy nhỏ bé nhưng đủ sức phá những tổ yến.
- Giá
- Rắn
- Rết: Rết là loại ăn côn trùng tuy nhiên chúng cũng có thể xâm nhập và phá những tổ yến
- Tắc Kè: Là một trong những loài động vật ăn chim non
- Nhện:mMột số loài nhện có tiết ra chất độc và chúng sẽ phá hoại đàn yến của
- Chim Cú, Chim Heo: Là loài chim ăn thịt sống, một khi chúng ngự trị, những chú chim yến khó lòng sống yên ổn
- Mối Mọt
- Bọ Chét
-
Độ ẩm cao: Đặc tính chim yến là thích sinh sống, phát triển hay làm tổ ở những nơi có độ ẩm cao. Nhiệt độ yêu thích của loài chim này là từ 27 – 29 độ C, độ ẩm trên dưới 85%. Với mức nhiệt này, chim yến sẽ sinh sản rất nhanh và tạo ra nhiều tổ yến chất lượng, năng suất cao. Nếu môi trường sống không đáp ứng điều kiện về độ ẩm và nhiệt độ này thì ngay lập tức chim yến sẽ tìm đi nơi mới sinh sản và phát triển.
Không gian tối: Loài chim này thường thích sinh sống, sinh sản hay làm tổ ở những nơi có ánh sáng yếu. Bởi vì ở những nơi như thế này, chúng có thể tránh được ánh mắt của con người và tránh được những loài động vật gây hại như diều hâu, rắn rết… Sống ở những nơi có ánh sáng yếu, loài chim này sẽ cảm thấy an toàn hơn.
Gần ao hồ sông suối: Chim sẽ tự bay kiếm thức ăn nên chúng rất thích sống ở những nơi có nguồn thức ăn dồi dào. Thức ăn ưa thích của chim là những loại côn trùng nhỏ như ong bắp cày, kiến cánh, ong nhỏ, ruồi muỗi… Do đó nó sẽ rất thích sống ở những nơi gần ao, hồ, sông suối để tiện cho việc kiếm ăn được tốt hơn. Nếu bạn đang muốn đầu tư vào nhà yến để nuôi chim, nên chọn những vị trí này khi xây để dẫn dụ đàn chim hiệu quả.
-
Trung thành: Chim yến mặc dù sống theo thành đàn nhưng chúng bắt cặp sống chung một đôi. Một đôi chim yến sẽ sống cạnh nhau khi bay cũng như khi đậu. Vào mùa sinh sản, chim đực và chim cái sẽ cùng nhau làm tổ và sống ở tổ đó gần như suốt đời trừ khi tổ của chúng bị nguy hiểm hay phá hoại thì chúng mới bay đi.
Có giác quan tốt: Chúng cũng có khứu giác rất nhạy cảm, chỉ cần ngửi thấy mùi lạ trong nhà ở dù chỉ rất nhỏ thì chúng cũng sẽ phát hiện ra ngay tức khắc. Cũng chính vì vậy mà chim yến thường làm tổ ở những nơi mà có đồng loại cũng từng làm tổ, bởi mùi bầy đàn của chúng cho thấy đây là nơi an toàn cho chúng.
Không bao giờ đậu: Thường chúng ta sẽ nhìn thấy các loài chim khác bay và đậu ở trên cành cây, dây điện.. tuy nhiên chim yến lại không như vậy. Chúng chỉ đơn giản là treo mình trên những vách đá hoặc thanh làm tổ trong nhà mà không bao giờ đậu. Điều này một phần cũng do chân của chúng khá yếu, không thể đứng được. Nhưng bù lại thì tốc độ bay của chim yến có thể khiến bạn rất ngạc nhiên, vận tốc bay tối đa của nó lên tới 160km/h. Nó có thể bay liên tục mà không cảm thấy mệt mỏi, hằng ngày chim yến có thể đi trên 50km.
-
Có nhiều ý kiến cho rằng yến đảo tự nhiên tốt hơn yến nhà. Mùi vị khác nhau đem lại cảm nhận khác nhau. Nhưng sự thật chim yến sống trong nhà cũng hoàn toàn kiếm ăn ngoài tự nhiên giống như yến đảo, nguồn thức ăn chủ yếu vẫn là các côn trùng trên không trung và thức uống là các giọt nước sương mai tinh khiết. Yến trong nhà ngoài việc di chuyển nơi cư trú của chúng từ ngoài đảo vào, tạo ra 1 môi trường sống hoàn toàn giống ngoài đảo để duy trì quần thể bày đàn, còn lại không hề có 1 tác động gì khác như cho ăn, hay ấp trứng,…
Do thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt nên những tổ yến đảo thường có bề mặt sần sùi, tổ càng sần sùi có màu sắc càng vàng đậm thì tổ càng già. Yến đảo thường có hình dạng nhỏ, cum tròn, phần chân tổ yến rất cứng – chắc chắn và không bằng phẳng. Vì tổ yến đảo bám trên vách đá, bề mặt của vách đá không bằng phẳng nên bề mặt phần chân tổ yến (phần tiếp giáp của tổ yến với vách đá) cũng không thể bằng phẳng được.
Tổ yến trong nhà thường có màu trắng ngà, tổ lớn hơn, lông nhiều hơn, bề mặt phẳng hơn.
Giá yến đảo cao hơn yến nhà rất nhiều vì việc khai thác yến ngoài đảo vô cùng khó khăn, vất vả. Ngược lại, yến nhà việc khai thác khá dễ dàng.
-
Sở dĩ chim yến là loài chim được ưa chuộng không chỉ ở nước ta mà là toàn thế giới, đó là bởi vì chúng sở hữu loại nước bọt đặc biệt, chứa nhiều chất dinh dưỡng vô cùng giá trị và quan trọng với sức khỏe con người. Cho nên người ta mới nuôi chim với số lượng lớn để có thể khai thác được nguồn nước bọt loài yến, hay còn gọi là tổ yến này.
Một số công dụng của tổ yến đối với sức khỏe con người có thể kể đến như:
- Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
- Chống lại sự oxy hóa và lão hóa làn da.
- Giúp kích thích tiêu hóa tốt hơn, từ đó mang lại cảm giác thèm ăn, ngon miệng.
- Giúp tiêu đờm, giảm ho, giảm viêm họng hiệu quả.
- Bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu, bồi bổ trí não.
- Giúp kích thích cơ thể trẻ em phát triển tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ béo phì.
Chính vì những giá trị tuyệt vời đối với sức khỏe của con người mà loài chim Yến đã trở thành loài vật mang lại giá trị kinh tế rất cao cho những hộ nuôi chim hiện nay.
-
Mặc dù có vẻ ngoài rất giống nhau, lại sống lẫn vào nhau nên nhiều người hay nhầm tưởng hai loài là một. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy.
Rất nhiều người thường hay nhầm lẫn về 2 loài chim này bởi hình dáng bên ngoài trông khá giống nhau. Thế nhưng giữa chúng lại tồn tại những điểm khác biệt rất dễ thấy như sau:
- Chim yến có đôi chân vô cùng ngắn, khiến chúng không thể đi lại được bình thường như nhiều loài chim khác. Tuy nhiên chim én lại có đôi chân khỏe mạnh, linh hoạt.
- Chim én thường có kích thước lớn hơn chim yến, bộ lông màu xanh đậm cùng cái mỏ cũng lớn hơn so với loài Yến.
- Chim én có tốc độ bay lượn khá nhanh so với loài yến nhưng chúng lại ưa thích bay ở tầm thấp chứ không phải ở tầm cao như loài yến.
- Chim yến dùng nước bọt để làm tổ vào mùa sinh sản, trong khi chim én lại thích sử dụng bùn, đất để đắp tổ.
-
Những sự thật thú vị khác:
- Yến là một trong rất ít những loài chim có đặc tính săn mồi ngay cả khi đang bay; thậm chí chúng còn có khả năng ngủ và giao phối khi bay.
- Có nhiều loại chim yến khác nhau, cách làm tổ cũng tương ứng khác nhau: một số làm tổ bằng lông, một số làm tổ bằng cỏ hay rơm rạ, số khác lại làm bằng nước bọt. Chính loại nước bọt này là cơ sở để cho ra món yến sào thơm ngon và bổ dưỡng.
- Yến là loài chim vô cùng chung tình, sắt son; chúng gần như chỉ có một “bạn đời” trong suốt quãng đời của mình
Theo các chuyên gia, tổ yến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp bổ sung dưỡng chất, đẹp da và nâng cao hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, tổ yến còn có thể làm giảm khả năng phát triển của bệnh ung thư hay bệnh AIDS - ...