Top 12 Sự thật thú vị nhất về gấu Koala
Nước Úc nổi tiếng với những loài động vật kỳ lạ và đặc trưng của mình, chuột túi, quỷ Tasmania… Nhưng loài động vật mà khiến cho nhiều người cảm thích thích ... xem thêm...thú nhất chắc chắn đó chính là Koala. Vậy Koala là con gì và có điều gì thú vị? Hãy cùng Toplist tìm hiểu nhé
-
Ngày nay những con Koala đã trở thành một trong những loài động vật được yêu quý nhất trên thế giới bởi sự dễ thương của mình. Bạn hoàn toàn có thể bắt gặp hình ảnh của loài động vật này tại bất kỳ đâu và nổi tiếng nhất với người Việt chúng ta chính là những chiếc bánh Koala được lấy hình ảnh từ loài động vật này.
Một chú gấu Koala trưởng thành thường có chiều dài cơ thể từ 60 cm cho đến 85 cm với khối lườn từ 4 kg đến 5 kg. Bạn có thể dễ dạng nhận ra một chú gấu túi với chiếc mũi to và đen hai tai tròn và long màu xám bạc hoặc sô cô la. Tuy đáng yêu là vậy nhưng có một sự thật đó chính là Koala là một trong những loài động vật có vú “đần” nhất trên thế giới với tỷ lệ bộ não chỉ 2% trọng lượng cơ thể (bé nhất trong các loài động vật có vú) và đặc biệt tương đối “phẳng”.
Gấu koala được tìm thấy ở vùng dọc theo bờ biển phía Đông và phía Nam đảo chính, với chiều dài cơ thể khoảng 60- 85cm, khối lượng từ 4- 15kg, cùng với bộ lông từ xám bạc đến nâu socola. Những con gấu koala ở quần thể phía bắc nhỏ hơn và màu lồn sáng hơn so với những con sống ở phía Nam.
Gấu koala cái trưởng thành đủ để sinh sản vào tầm 2 3 tuổi, còn con đực ở độ tuổi 3- 4, một con gấu koala khỏe mạnh có thể đẻ một con mỗi năm trong vòng 12 năm. Chu kỳ mang thai là 35 ngày, và gấu koala rất hiếm khi sinh đôi. Con đực và con cái thường giao hợp trong khoảng tháng 12 đến tháng 3, tương ứng với mùa hè tại Nam Bán Cầu.
Gấu koala mới sinh không có lông, chưa mở mắt, chưa có tai và chỉ bé bằng hạt đậu. Khi lọt lòng mẹ, gấu koala trèo lên cái túi lộn ngược của mẹ nó, tùy ý đóng mở theo ý muốn của gấu koala mẹ, bám vào một trong 2 núm vú của mẹ. Koala nhỏ ở trong túi của mẹ trong khoảng 6 tháng đầu tiên, và chỉ bú sữa mẹ, trong khoảng thời gian này sẽ phát triển tai, mắt, lông. Sau một khoảng thời gian, gấu koala nhỏ sẽ đi ra ngoài. Khoảng 30 tuần tuổi, nó bắt đầu ăn thức ăn sệt gọi là “ pap” do gấu koala mẹ tiết ra.
Gấu Koala sẽ ở lại với mẹ thêm 6 tháng nữa, trèo lên lưng mẹ, bú sữa và ăn lá cây. Sau khoảng 12 tháng ở với mẹ, gấu koala sẽ tự đi kiếm ăn ở những vùng xung quanh. Tuy nhiên gấu koala nhỏ sẽ tiếp tục đi với mẹ cho đến khi được 2- 3 tuổi.
-
Gấu túi Koala là động vật có kích thước trung bình. Mõm bị xẹp, mắt nhỏ, dường như con vật hơi mù. Mũi tối cũng hơi dẹt, nhưng nó khá to và có da. Răng dùng để chế biến lá cứng rất chắc chắn, răng cửa được phân biệt đặc biệt bởi các cạnh sắc nhọn. Tai có hình tròn, cách nhau rất rộng, tương đối lớn, có lông dài ở rìa.
Tất cả các chi đều thon dài, vì bạn phải liên tục di chuyển qua những cái cây. Do đó, bàn chải của bàn chân trên bao gồm một số bộ phận – để dễ di chuyển. Chân thấp hơn, và chúng không quá mạnh. Móng vuốt của một con gấu gỗ có một số lợi thế: dài và cong theo hình vòng cung. Nhờ những phẩm chất như vậy, rất thuận tiện để ở trên cành, và bạn có thể giữ trọng lượng lên tới 15 kg.
Điều mà các nhà khoa học khá ngạc nhiên lúc đó là dấu vân tay của con vật. Hóa ra trong tất cả các khía cạnh, nó tương ứng với dấu ấn của con người. Có một thực tế khác thường, và nó liên quan đến cấu trúc của các cơ quan sinh dục. Con cái có nhiều như hai âm đạo và hai tử cung. Theo đó, con đực có hai dương vật.
Nhưng bộ não Koala có kích thước nhỏ đáng kinh ngạc so với tổng khối lượng – chỉ 0,02%. Có lẽ, tổ tiên của loài này có nhiều thông minh hơn, có khối lượng não lớn hơn, nhưng vì cuộc sống Koala không ngụ ý nhiều hoạt động của não, những thay đổi tiến hóa tương tự đã xảy ra. Tuy nhiên, sự đồng cảm này đối với anh không giảm.
Bộ lông của động vật ngắn và dày, rất dễ chịu khi chạm vào. Nhân tiện, phẩm chất này của cô đã dẫn đến việc động vật bị con người ồ ạt phá hủy vì sức hấp dẫn của lông thú. Màu của áo thường là màu xám khói, và trên bụng nhẹ hơn nhiều, một màu nâu cũng có thể xảy ra.
-
Gấu Koala là một cư dân điển hình của Úc. Và môi trường sống của nó hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiện diện của cây bạch đàn, vừa là nhà, vừa là phòng ăn, vừa là nơi nghỉ ngơi. Mọi người, tất nhiên, đang cố gắng tăng diện tích phân phối của gấu túi, nhưng theo thời gian, rõ ràng rằng chỉ có sự hiện diện của cây bạch đàn sẽ giúp ích cho cuộc sống bình thường của động vật chứ không phải những chiếc lá mang từ xa.
Koala là loài động vật bản địa của Úc. Theo tài liệu của Bộ Môi trường và Năng lượng (DEE) nước này, Koala chủ yếu phân bố ở phần lớn các bang miền đông đất nước là Queensland, New South Wales, Victoria, cũng như một phần nhỏ bang South Australia ở khu vực phía nam.
Tài liệu của Bộ Môi trường và Năng lượng Australia cho biết có sự khác nhau giữa những chú gấu Koala theo sự phân bố từ bắc xuống nam. Koala phía bắc có cân nặng trung bình nhỏ hơn Koala phía nam (tính theo con đực, trung bình khoảng 6,5 kg so với khoảng 12 kg). Koala phía bắc thường có lông ngắn hơn, màu xám bạc, trong khi đó Koala phía nam thường có lông dài, dày hơn, màu nâu xám.
-
Gấu koala cái trưởng thành đủ để sinh sản vào tầm 2-3 tuổi, còn con đực ở độ tuổi 3-4, một con gấu koala khỏe mạnh có thể đẻ một con mỗi năm trong vòng 12 năm. Chu kỳ mang thai là 35 ngày, và gấu koala rất hiếm khi sinh đôi. Con đực và con cái thường giao hợp trong khoảng tháng 12 đến tháng 3, tương ứng với mùa hè tại Nam Bán Cầu.
Gấu koala mới sinh không có lông, chưa mở mắt, chưa có tai và chỉ bé bằng hạt đậu. Khi lọt lòng mẹ, gấu koala trèo lên cái túi lộn ngược của mẹ nó, tùy ý đóng mở theo ý muốn của gấu koala mẹ, bám vào một trong 2 núm vú của mẹ.
Koala nhỏ ở trong túi của mẹ trong khoảng 6 tháng đầu tiên, và chỉ bú sữa mẹ, trong khoảng thời gian này sẽ phát triển tai, mắt, lông. Sau một khoảng thời gian, gấu koala nhỏ sẽ đi ra ngoài. Khoảng 30 tuần tuổi, nó bắt đầu ăn thức ăn sệt gọi là “ pap” do gấu koala mẹ tiết ra.
Gấu koala sẽ ở lại với mẹ thêm 6 tháng nữa, trèo lên lưng mẹ, bú sữa và ăn lá cây. Sau khoảng 12 tháng ở với mẹ, gấu koala sẽ tự đi kiếm ăn ở những vùng xung quanh. Tuy nhiên gấu koala nhỏ sẽ tiếp tục đi với mẹ cho đến khi được 2- 3 tuổi.
-
Một con gấu Koala trưởng thành sẽ phải ăn khoảng 2000 chiếc lá bạch đàn một ngày để có thể có đủ dinh dưỡng để tồn tại. Nguồn dinh dưỡng ít ỏi này cộng với bản chất khó tiêu hóa khiến cho chúng phải di chuyển thật chậm rãi, và ngủ tới 22 tiếng mỗi ngày để bảo tồn năng lượng. Để tiêu hóa hết một bữa ăn của mình, gấu Koala sẽ phải mất từ khoảng 100-200 tiếng.
Không những nghèo dinh dưỡng là vậy, lá bạch đàn còn rất độc nữa, nhưng loài động vật này đã giành cả lịch sử tiến hóa của mình để phát triển một hệ thống tiêu hóa có thể hấp thụ được chất độc đó.
Một sự thật thú vị là cơ thể của gấu Koala được cấu thành chủ yếu từ các bộ phận tiêu hóa. Những chú gấu Koala mới sinh sẽ không thể ăn được lá bạch đàn, và vì thế chúng phải ăn chính phân của gấu mẹ trong thời kì đầu để tồn tại.
Về cơ bản, gấu Koala chỉ có nhu cầu uống thêm khi gặp phải các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán hoặc cháy rừng. Thế nhưng do khí hậu nóng lên, lượng nước trong lá cây đã giảm xuống đáng kể.
-
Khẩu phần ăn chính của chúng đó chính là lá cây bạch đàn. Đây là một loại lá có rất ít chất dinh dưỡng và vô cùng khó tiêu hóa , chính vì thế mà loài Koala phải dùng thời gian rất lâu mới có thể tiêu hóa được. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng Koala cần phải ăn 2000 chiếc lá bạch đàn trong một bữa để có thể duy trì hoạt động cơ thể của mình và với một bữa ăn như thế chúng mất đến 100 đến 200 tiếng để tiêu hóa. Chính vì vậy mà chúng chọn ngủ để có thể tiết kiệm năng lượng.
Gấu túi có một nhóm gen hoạt động được tìm thấy trong tim, gan và một số cơ quan khác, và chúng giúp xác định thành phần của lá và nước ép, giúp nhận biết đồ ngọt. Thứ hai, chúng có nhiều vị giác, chịu trách nhiệm nhận biết vị đắng, hơn các động vật khác. Có những thụ thể khác trong cơ thể cho phép gấu túi đánh giá rõ ràng giá trị dinh dưỡng của cây.
Toàn bộ mối nguy hiểm của bạch đàn là nó có chứa một lượng lớn axit hydrocyanic, gây độc cho sinh vật sống. Nhưng gấu túi ít sợ tác dụng độc hại của nó.
Chúng hầu như hoàn toàn không uống nước để tránh bị tấn công bởi các loài động vật khác chỉ trừ những trường hợp như hạn hán hay cháy rừng. Chính việc ăn lá bạch đàn của loài động vật này đã góp phần không nhỏ với hệ sinh thái khi tỉa bớt lá cây bạch đàn giúp khu rừng trở nên thông thoáng hơn và những loài thực vật thấp có thể đón nhận ánh nắng mặt trời.
-
Mặc dù chúng ta ai cũng quen gọi chúng là gấu Koala, nhưng rõ ràng loài động vật này thuộc họ ‘masrupials’, tức là cùng họ với Kangaroo, Wallaby và Possum. Điều này có nghĩa là Koala cũng có…túi, và những bé koala mới được sinh ra sẽ được nuôi dưỡng trong túi của mẹ cho đến khi chúng phát triển đầy đủ.
Một trong những điểm thú vị của chúng là sở hữu bộ não rất nhỏ, tỉ lệ kích cỡ bộ não so với thân thể loài vật chỉ vào khoảng 2% - nhỏ nhất trong các loài động vật có vú. Đáng chú ý, bộ não này không chỉ có tỉ lệ cực nhỏ, nó còn có trọng lượng vô cùng khiêm tốn: Chỉ nặng khoảng 19.2g và chỉ chiếm khoảng 60% hộp sọ.
Thế nhưng đừng để dáng vẻ uể oải, chậm chạp của chúng đánh lừa bạn. Koala thực ra có thể chạy nhanh như thỏ, nhưng vì để tiết kiệm năng lượng cho việc tiêu hóa, chúng sẽ không chạy nếu không cần thiết. -
Trong tiếng Thổ dân, ‘Koala’ có nghĩa là ‘no drinks’ vì chúng rất hiếm khi uống nước. Rất nhiều người tin rằng koala giữ độ ẩm trong người từ việc ăn lá cây.
Thứ duy nhất mà Koala ăn là lá cây bạch đàn (eucalyptus) hay còn gọi là cây khuynh diệp. Chỉ có mỗi koala có thể tiêu hóa loại lá này vì trong cơ thể chúng có một bộ phận gọi là ‘cecum’, giúp chúng tiêu hóa loại lá cây này mà không bị gì cả.
Thế nhưng trong dạ dày của koala con thì cecum chưa phát triển đủ để có thể ăn được lá bạch đàn. Chúng phải ở trong túi của mẹ cho đến khi hệ tiêu hóa được hoàn thiện.
Vậy Koala ngủ nhiều là do ‘say’ lá bạch đàn?Chúng ngủ nhiều như vậy là do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn năng lượng từ lá cây bạch đàn. Đó là chưa kể đến việc phần lớn năng lượng của cơ thể đã phải dùng để…tiêu hóa rồi, tốt nhất là hạn chế vận động vậy.
Koala con sẽ được bảo vệ trong túi của koala mẹ từ 6 đến 7 tháng. Trong thời gian đó, chúng chỉ uống sữa từ mẹ, và tất cả các chất dinh dưỡng, cũng như loại vi sinh đặc biệt từ ruột của koala mẹ sẽ được truyền cho con, giúp hoàn thiện hệ tiêu hóa của chúng.
-
Một con gấu Koala có khả năng hát ra ít nhất 4 âm thanh giao tiếp. Những âm thanh được phát ra hoàn toàn không đáng yêu như vẻ ngoài của chúng. Đó là những tiếng kêu, gầm gừ, khóc lóc và âm thanh thu hút gấu túi cái trong mùa giao phối. Âm thanh đi xuyên qua khu rừng và có thể được phát hiện từ khoảng cách 1 km. Khi nghe âm thanh này, con cái biết con đực ở đâu và kích thước của chúng như thế nào vì gấu cái thường thích con đực lớn hơn.
Ngoài ra, theo các tài liệu khoa học, Koala có thị lực kém, phải phụ thuộc nhiều vào các giác quan khác. Nhờ thính giác tuyệt vời, cũng như khứu giác nhạy bén, chúng có thể phát hiện các con vật cùng loài lẫn các loài ăn thịt khác, hoặc có thể tìm thấy thực phẩm yêu thích.
Màu lông từ xám bạc đến nâu sô-cô-la. Koala ở các quần thể phía bắc nói chung nhỏ hơn và sáng màu hơn hơn các cá thể sống ở phía nam.
-
Con gấu Koala, một trong những sinh vật nổi tiếng đất Úc, đã được tuyên bố “tuyệt chủng về mặt chức năng - functionally extinct”. Nếu bạn chưa biết, tuyệt chủng chức năng của một loài hay một nhóm loài sẽ rơi vào một trong ba trường hợp sau:
- Không còn chút hóa thạch nào, không còn bằng chứng nào về việc chúng tồn tại.
- Số lượng cá thể giảm sút của chúng không còn đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.
- Số lượng cá thể loài quá ít, không đủ để sinh sản.
Việc phá rừng, khí hậu thay đổi và ấm hơn trước nhiều, hạn hán khiến lượng thức ăn ngày một khan hiếm. Việc số lượng gấu Koala giảm còn báo hiệu một sự kiện khác, là những bằng chứng cho thấy hành tinh của chúng ta đang đứng trước sự kiện đại diệt chủng lần thứ sáu.
Báo cáo mới do Liên Hợp Quốc đăng tải cho thấy 1 triệu loài có thể sớm biến mất, nhiều loài trong số đó sẽ tuyệt diệt chỉ trong vài thập kỷ, tất cả đều do ảnh hưởng của con người.
Tiếp tục nói về chủ thể của bài viết. Thời điểm hiện tại, 80% môi trường sống tự nhiên của gấu Koala đã biến mất. Theo AKF, loài koala đang bị đe dọa bởi chó dữ và phương tiện giao thông; hai nhân tố vừa nêu hạ sát tới 4.000 con koala mỗi năm.
-
Ngoài những lý do thiên tai như hạn hán và cháy rừng, môi trường sống của koala đã bị thu hẹp do chính loài người.
Trên toàn thế giới, chỉ có một đất nước duy nhất may mắn có sự xuất hiện của Koala, đó là nước Úc, và đặc biệt là chỉ ở khu vực Đông nước Úc, nơi có nhiều rừng cây bạch đàn. Thế nhưng loài người chúng ta lại chặt phá cây để xây dựng các nông trại hay sử dụng vào các mục đích khác mỗi lúc một nhiều, làm cho môi trường sống của koala ngày càng thu hẹp.
Thậm chí, sau thảm họa cháy rừng ở Úc đang xảy ra trong thời gian gần đây, số lượng Koala càng suy giảm khủng khiếp do bị thiêu cháy, sốc nhiệt hoặc mất môi trường sống. Những con gấu túi Koala run rẩy ôm gốc cây chờ đám cháy qua đi, hay ào ra đường xin nước từ con người là những hình ảnh khiến người ta không khỏi xót xa trước hậu quả mà vụ cháy rừng ở Úc đang gây ra...
-
The Australian Koala Foundation là tổ chức hàng đầu trong việc hướng tới việc bảo tồn gấu túi. Họ đã thúc giục chính phủ bảo vệ loài động vật đáng yêu này. Tổ chức này cũng đã thúc đẩy chính quyền địa phương hỗ trợ họ trong các chiến lược khác nhau về giáo dục, tạo ra luật để bảo vệ gấu Koala, theo dõi loài động vật này và nhiều hành động khác nữa.
Mặc dù đó là loài động vật chỉ sinh sống ở Úc nhưng quốc gia này có một số tổ chức phi lợi nhận nhằm tạo ra các chiến dịch trên toàn thế giới. Nếu bạn muốn chung tay hỗ trợ, bạn có thể quyên góp tiền trực tiếp, mua sản phẩm từ thiện và thậm chí trồng một cây bạch đàn. Nhưng phần thú vị nhất trong chương trình có thể sẽ làm tan chảy trái tim của bạn là bạn có thể nhận nuôi một chú gấu Koala.
Koala là một trong những động vật đặc biệt nhất của đa dạng sinh hoc Úc. Với những nỗ lực đang được thực hiện, hy vọng có thể ngăn chặn nó trở thành một loài mà chúng ta không thể cứu khỏi sự tuyệt chủng.