Top 15 Sự thật thú vị nhất về bọ cánh cứng

Hoàng Thu Thuỷ 874 0 Báo lỗi

Bọ cánh cứng có mặt ở hầu như mọi hệ sinh thái trên hành tinh này. Nhóm côn trùng này bao gồm một số loài rất được yêu thích nhưng cũng có những loài gây khá ... xem thêm...

  1. Bọ cánh cứng là nhóm côn trùng với số lượng loài lớn nhất được biết đến. Chúng được phân loại thành bộ Cánh cứng (Coleoptera phát âm /ˌkoʊliˈɒptərə/; từ tiếng Hy Lạp κολεός, koleos nghĩa là "màng bọc, bao, vỏ, áo" và πτερόν, pteron nghĩa là "cánh"), gồm nhiều loài được mô tả hơn bất kỳ bộ nào khác trong giới động vật, chiếm khoảng 25% tất cả các dạng sống đã biết.


    Khoảng 40% côn trùng được mô tả là bọ cánh cứng (khoảng 400.000 loài) và ngày càng nhiều loài mới được khám phá.


    Bọ cánh cứng là nhóm sinh vật có số lượng loài lớn nhất được biết đến và chúng chiếm khoảng ¼ trong tất cả các loài sinh vật sống mà ta đã biết. Các nhà khoa học đã thống kê được hơn 350.000 loài bọ cánh cứng nhưng vẫn còn rất nhiều loài bọ cánh cánh khác vẫn chưa được khám phá. Theo một số ước tính, có thể có khoảng 3 triệu loài bọ cánh cứng sống trên hành tinh này. Hơn nữa, Bộ Cánh cứng là giai cấp lớn nhất trong vương quốc động vật.

    Bọ cánh cứng chiếm số lượng lớn trên Trái Đất
    Bọ cánh cứng chiếm số lượng lớn trên Trái Đất
    Bọ cánh cứng chiếm số lượng lớn trên Trái Đất
    Bọ cánh cứng chiếm số lượng lớn trên Trái Đất

  2. Bọ cánh cứng thuộc bộ côn trùng Coleoptera, nó là bộ côn trùng có số lượng lớn nhất. Có khoảng 250,000 loài bọ cánh cứng ở trên thế giới và phân bố rộng rãi. Ấu trùng loài bọ cánh cứng, gây ra thiệt hại lớn và nghiêm trọng cho cây trồng hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loại bọ cánh cứng này nhé.


    Theo nhà côn trùng học Stephen Marshall, bạn có thể tìm thấy bọ cánh cứng ở hầu hết mọi nơi trên hành tinh, từ cực này đến cực kia. Chúng sống cả trên mặt đất và những vùng nước ngọt, từ những cánh rừng đến đồng cỏ, từ vùng sa mạc đến các đài nguyên và từ các bãi biển lên đến những ngọn núi cao.

    Bạn thậm chí có thể tìm thấy bọ cánh cứng trên một số hòn đảo xa xôi nhất trên thế giới. Nhà di truyền học người Anh (và là người theo thuyết vô thần) J. B. S. Haldane cho rằng chắc hẳn Chúa phải có một tình yêu vô bờ đối với loài bọ cánh cứng này. Có lẽ điều này giải thích tại sao chúng luôn hiện diện ở mọi ngõ ngách trên quả địa cầu mà chúng ta gọi là Trái Đất.

    Bọ cánh cứng sống khắp nơi
    Bọ cánh cứng sống khắp nơi
    Bọ cánh cứng sống khắp nơi
    Bọ cánh cứng sống khắp nơi
  3. Bọ cánh cứng dễ dàng xác định bởi hình dạng và màu sắc cơ thể. Cơ thể có hình bầu dục đến gần tròn (dài 2,8 – 5 mm).

    Bọ cánh cứng có râu và bộ nhai phát triển tốt, cũng như phần cánh trước dạng vỏ được gọi là phần cánh cứng. Chúng thường giấu cánh thật bên dưới lớp vỏ cứng và chỉ có thể hoạt động khi cánh cứng mở hoàn toàn.


    Phần cánh cứng này không thấm nước, nó được xem như là một lớp bảo vệ cơ thể khỏi những thương tổn và mất nước.

    Không giống như nhiều loài côn trùng khác, bọ cánh cứng hầu hết đều bay không giỏi. Chúng có tất cả các màu đen với một số đặc điểm như: vảy màu vàng và màu trắng trên đầu và đôi cánh.


    Bọ cánh cứng có nhiều dáng vẻ, kích thước và màu sắc. Một vài loài, như con bổ củi có cơ thể dài và mảnh mai. Một vài loài khác như bọ rùa và bọ tháng sáu có hình dạng bầu dục hoặc tròn. Và thậm chí có những loài bọ cánh cứng nhìn giống con nhện.

    Nhận dạng các loại bọ cánh cứng nói chung
    Nhận dạng các loại bọ cánh cứng nói chung
    Nhận dạng các loại bọ cánh cứng nói chung
    Nhận dạng các loại bọ cánh cứng nói chung
  4. Bọ cánh cứng sinh trưởng theo vòng đời gồm 4 giai đoạn: Trừng - Ấu trùng - Nhộng – Thành trùng. Mỗi lần đẻ bọ cánh cứng cái đẻ khoảng 90 trứng. Vòng đời của một con trưởng thành từ 30 – 60 ngày. Các con đực trưởng thành sống tầm 13 ngày, trong khi con cái sống từ 14 – 44 ngày.


    Tuy nhiên, chiều dài của vòng đời cũng phụ thuộc vào lượng thức ăn có sẵn cho ấu trùng cũng như các điều kiện môi trường.


    Và tùy theo từng loài bọ cánh cứng, có một số loài bọ cánh cứng lớn rất nhanh và chúng có thể sản sinh nhiều hơn một thế hệ mỗi năm. Nhưng có những loài, ví như loài bọ ăn gỗ có thể mất vài năm đến hàng thập kỷ để phát triển từ trứng thành một con bọ trưởng thành

    Vòng đời sinh trưởng
    Vòng đời sinh trưởng
    Vòng đời sinh trưởng
    Vòng đời sinh trưởng
  5. Một số loài bọ cánh cứng có thể trở thành côn trùng phá hoại với sức tàn phá lớn. Ấu trùng bọ thảm ăn sợi tự nhiên và lông vũ. Chúng thường làm hỏng len và các loại vải khác. Những loài khác, như mọt phấn, thì ăn gỗ cứng và tre. Chúng tấn công đồ nội thất và các vật dụng khác làm bằng gỗ. Một số loài, như mọt bột mỳ và mọt ngũ cốc, tấn công thực phẩm trong nhà. Chúng cũng làm hư thực phẩm trong các cơ sở sản xuất và cửa hàng.


    Một số loài bọ phá hoại bãi cỏ và cảnh quan. Ấu trùng bọ tháng sáu tấn công rễ cỏ. Bọ lá hủy hoại cây bằng cách ăn lá. Nhiều loài bọ cánh cứng là côn trùng có ích. Bọ rùa (hay bọ hoàng hậu, bọ cánh cam) ăn côn trùng gây hại cho cây cối như rệp vừng và rệp sáp.


    Tuy nhiên bọ cánh cứng, gồm cả bọ rùa và bọ chân chạy, lại trở thành nỗi phiền toái. Vào cuối hè và mùa thu, chủ nhà có thể tìm thấy hàng trăm cá thể tập trung bên ngoài ngôi nhà. Chúng đang cố gắng tràn vào căn nhà để tìm nơi trú ẩn qua mùa đông hoặc tránh khỏi những điều kiện khắc nghiệt.


    Bọ cánh cứng gây hại bắt đầu từ tháng 4-5 thiệt hại nặng nhất vào giai đoạn tháng 9, 10 khi mật số chúng đạt cao nhất. Mật số sâu tăng vào mùa mưa vì các lá non phát triển sẽ là nguồn thức ăn phong phú. Nhiệt độ ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng bọ cánh cứng.

    Khả năng gây hại của các loại bọ cánh cứng
    Khả năng gây hại của các loại bọ cánh cứng
    Khả năng gây hại của các loại bọ cánh cứng
    Khả năng gây hại của các loại bọ cánh cứng
  6. Bọ rùa: là một số loài bọ được tìm thấy rộng rãi nhất trên thế giới. Những loài này thường có cơ thể màu đỏ hoặc cam với những đốm đen. Một số loài bọ này cũng có thân màu hồng với những mảng màu đen. Những con bọ này có hình dạng nhỏ, từ tròn đến bầu dục và thường có cánh màu vàng. Nghiên cứu cho thấy bọ rùa cái có thể đẻ từ 20 đến hơn
    1000 trứng chỉ trong khoảng thời gian ba tháng. Những quả trứng này được gửi gần rệp, trong thân cây và lá để bảo vệ
    chúng khỏi kẻ thù của chúng.

    Bọ đất: Bọ đất thường có màu đen, chỉ lớn đến 1-2 cm. Còn được gọi là bọ đất đen. Những con bọ này có màu đen đậm, với những mảng màu nâu sẫm trên chân và râu của chúng. Hầu hết loại này vô hại đối với người vì chúng không cắn
    chúng. Chúng thích ở ngoài trời ở những nơi ẩm ướt, dưới đá, lá và khúc gỗ. Trong trường hợp chúng xâm nhập vào bên trong, chúng có thể tàn phá. Vì vậy, làm sạch và hút bụi khu dân cư, chỗ ở là một bước quan trọng để loại bỏ chúng.

    Bọ vằn hổ: Bọ vằn hổ (cả ấu trùng và con trưởng thành) là những kẻ ăn thịt. Những con bọ này có thân hình mảnh mai và chân dài. Với kích thước khoảng 10 đến 20mm. Đôi mắt to và lồi giúp chúng nhìn rõ hơn hầu hết các loại bọ hung khác.
    Những con bọ này có vẻ ngoài kỳ lạ do chúng có nhiều màu sắc như cam, lục, lam và đỏ tươi. Chúng cũng là những kẻ
    chạy nhanh và có thể tóm gọn con mồi trong vài giây.

    Bọ ăn lá: Những con bọ này có cơ thể hình bầu dục, chân ngắn và râu có kích thước bằng một nửa chiều dài cơ thể của chúng. Nhìn chung, những sinh vật này có tổng chiều dài nhỏ hơn 12 mm. Như tên gọi của chúng được gợi ý, bọ lá thích ăn lá cũng như hoa màu. Ngoài việc lá là nguồn thức ăn thực sự của chúng. Những loài này còn thích cư trú ở những khu vực tập trung nhiều lá. Thói quen tiêu thụ lá của chúng có thể ảnh hưởng xấu đến điều kiện môi trường. Loài côn trùng này có khả năng sản xuất ra các chất độc hóa học đóng vai trò là cơ chế bảo vệ chính của chúng. Những chất độc này không chỉ gây hại cho các động vật ăn thịt khác mà còn cho cả con người. Chất độc tiết ra từ miệng của chúng có thể ngay lập tức gây ra các bệnh về thần kinh cho con người.


    Bọ hung: Bọ hung là loài côn trùng nặng, hình bầu dục, với những chiếc râu đặc biệt dẹt trông giống như một cái gậy. Chân
    trước của chúng có răng giúp chúng đào bới để trốn khỏi những kẻ săn mồi và xây dựng môi trường sống. loài côn trùng này thích ăn côn trùng và thực vật chết, hoặc phân, trong khi những loài khác thích ăn lá, rễ và nấm đang phát triển.

    Bọ hoa hồng: Như tên của nó, đây là những loài tấn công hoa hồng. Vì những bông hoa này là nguồn thức ăn chính của chúng. Để bảo vệ vườn hoa hồng của bạn, hãy sử dụng thuốc diệt côn trùng được thiết kế đặc biệt để tiêu diệt sâu bệnh mà không làm hỏng vẻ đẹp của bông hoa đáng yêu.

    Bọ cánh cứng Dogbane: Với màu xanh lá cây tươi sáng, bọ cánh cứng dogbane là một trong những loài bọ cánh cứng hấp dẫn nhất. Do kích thước nhỏ bé, người ta dễ dàng bỏ qua chúng. Nhưng trong một cánh đồng thoáng và ánh sáng thích hợp. Những sinh vật sáng bóng này có thể hấp dẫn người nhìn.Những loài này có đầu màu xanh lá cây trong khi cánh của
    chúng là vàng, đồng và ngọc lục bảo với những đốm nhỏ trên chúng. Bọ cánh cứng dogbane ăn cây gai dầu Mỹ hoặc cây gai dầu Ấn Độ. Con cái đẻ trứng trong phân của chính mình. Chúng bảo vệ chúng bằng cách gắn chúng vào mặt dưới của một chiếc lá.

    Các loại bọ cánh cứng
    Các loại bọ cánh cứng
    Các loại bọ cánh cứng
    Các loại bọ cánh cứng
  7. Bọ cánh cứng Hercules: Bọ cánh cứng lực sĩ (Hercules) là loại bọ có kích thước lớn xuất hiện đầu tiên tại Nam Mỹ, Trung Mỹ và đã xuất hiện tại Việt Nam. Được mọi người nuôi để mang đi thi đấu, chúng sẽ chiến đấu với khi tìm được người chiến thắng. Bọ Hercules thường sống về ban đêm nhưng đôi khi bạn sẽ phát hiện chúng hoạt động vào ban ngày. Giống với tên gọi, chúng có sức mạnh hơn hẳn những loài bọ khác, có khả năng mang vật nặng hơn cơ thể của chúng đến hơn 850 lần.


    Bọ cánh cứng ba sừng Chacosoma: Bọ hung ba sừng chacosoma nằm trong danh sách đỏ Việt Nam vào những 2000 bị đe dọa và cần được bảo vệ. Loại bọ cánh cứng này có kích thước lớn nhất tại Đông Nam Á. Chúng có màu đen bóng, ánh xanh với 3 chiếc sừng đặc trưng. 2 sừng trên phát triển từ lưng ngực còn sừng dưới biến đổi từ phần đầu. Nhưng những con cái không có sừng, màu ánh xanh rêu. Lưng ngực và cánh của chúng không nhẵn bóng và có những nốt sần.


    Bọ cánh cứng Coleoptera: Coleoptera (bọ hung) là một trong những loại bọ cánh cứng phổ biến ở Việt Nam được nhiều người biết đến. Loài bọ này có hai màu là màu đỏ và màu đen, tại Việt Nam màu đen phổ biến hơn. Loại bọ này rất khỏe với bề ngoài cực kỳ mạnh mẽ. Bên cạnh đó, chúng sở hữu một cặp sừng rất lớn, tuổi thọ của chúng kéo dài từ 9 – 11 tháng.


    Bọ cánh cứng Goliath: Bọ cánh cứng khổng lồ (Goliathus Giganteus) xuất hiện đầu tiên tại khu vực rừng nhiệt đới vùng Châu Phi. Đây là loài bọ cánh cứng nặng nhất trên thế giới. Con cái có một bộ phận giống chữ V để làm dụng cụ đào hang và đẻ trứng. Con đực có một chiếc sừng to trên trán để làm vũ khí săn mồi và chiến đấu.


    Bọ cánh cứng xén tóc: Bọ cánh cứng xén tóc là một trong những loài bọ cánh cứng có thân hình dài, dẹt, cùng đôi râu dài đặc trưng. Đây cũng là một loài côn trùng có cánh phổ biến tại các vùng quê ở Việt Nam. Loài bọ này có sải cánh dài và cứng sáng bóng, phía bụng dưới có 5 đốt. Bọ cánh cứng xén tóc có mắt màu đen, miệng rộng. Phần ngực trước và ngực sau đều có các đường ngang song song. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường sinh sống riêng mà chúng sẽ có màu sắc biến đổi đa dạng để ngụy trang.


    Bọ cánh cứng kẹp kìm: Bọ cánh cứng kẹp kìm là một trong những loài bọ cánh cứng khá có tiếng tăm tại Việt Nam. Chúng thuộc họ Lucanidae có râu với 10 phân đoạn càng về cuối sẽ có kích thước to hơn. Bọ kẹp kìm sẽ có màu nâu đỏ đến màu đen. Những con đực sẽ có cái kìm dài bằng một nửa cơ thể. Bọ cánh cứng kẹp kìm sử dụng chiếc kìm làm vũ khí lợi hại để chiến đấu với con đực khác để chiếm lãnh thổ.

    Các loại bọ cánh cứng phổ biến ở Việt Nam
    Các loại bọ cánh cứng phổ biến ở Việt Nam
    Các loại bọ cánh cứng phổ biến ở Việt Nam
    Các loại bọ cánh cứng phổ biến ở Việt Nam
  8. Bọ cánh cứng có cặp cánh cứng phủ trên lưng, được gọi là elytra, bảo vệ các cánh thực nằm bên dưới chúng. Các elytra được đóng lại khi chúng nghỉ ngơi, một đường dọc tách đôi 2 phần cánh rõ ràng. Tính đối xứng này đặc trưng cho hầu hết các thành viên của bộ cánh cứng Coleoptera. Trong khi bay, con bọ cánh cứng mở elytra ra để cân bằng và sử dụng cánh thực (một lớp màng) của nó để di chuyển về trước.


    Ký sinh trùng bọ cánh cứng có thể sống trên côn trùng khác hoặc thậm chí động vật có vú. Một vài bọ cánh cứng nhặt rác phân hủy chất hữu cơ hoặc xác chết. Bọ phân sử dụng phân như thức ăn và nơi là nơi để chúng đẻ trứng.Bọ cánh cứng trải qua kiểu biến thái hoàn toàn gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành tùy thuộc vào loài.


    Một số loài bọ cánh cứng phát triển rất nhanh, chúng có thể tạo ra hơn một thế hệ mỗi năm. Thế nhưng, loài bọ đá quý (Buprestid) có thể mất đến vài năm để trưởng thành.


    Bên cạnh đó, điều kiện môi trưởng cũng ảnh hưởng nhiều đến thời gian phát triển của chúng. Điều kiện lý tưởng gồm có các yếu tố: thức ăn, nguồn nước, nhiệt độ. Nếu thiếu các yếu tố này, thời gian phát triển của chúng cũng bị ảnh hưởng.

    Hành vi của bọ cánh cứng
    Hành vi của bọ cánh cứng
    Hành vi của bọ cánh cứng
    Hành vi của bọ cánh cứng
  9. Bọ cánh cứng ăn thực vật, côn trùng nhỏ và xác động vật (tùy thuộc vào loài). Một số loài được coi là sâu bệnh trong vườn nhưng cũng có những loài giúp ích cho người nông dân như bọ rùa.


    Món ăn yêu thích của bọ cánh cứng là các loại côn trùng có kích thước nhỏ hơn như cánh cam, cánh đom đóm,... Ngoài ra còn thích ăn những loại trái cây sầu riêng, lá hoa hồng, hoa quả với vị ngọt. Trong quá trình thưởng thức những loại thức ăn, chúng sẽ thò vòi dài như chiếc ống hút ra để đâm vào thức ăn. Toàn bộ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn sẽ bị chúng hút cạn.


    Đặc biệt, bọ cánh cứng cũng rất thích ăn rau câu, tại các nước Tây Âu hoa quả rất đắt đỏ nên họ thường sử dụng thạch rau câu để nuôi bọ cánh cứng.


    Trong môi trường tự nhiên, bọ cánh cứng sẽ tự săn mồi vào lúc chiều muộn để tìm kiếm thức ăn cho mình. Nếu bạn nuôi tại nhà thì nên cho chúng ăn khoảng 5h chiều, thay đổi thức ăn mỗi ngày để đảm bảo chúng ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên, cần đảm bảo thức ăn luôn sạch sẽ, không bị ôi thiu, nấm mốc, ruồi bâu,...

    Bọ cánh cứng ăn gì?
    Bọ cánh cứng ăn gì?
    Bọ cánh cứng ăn gì?
    Bọ cánh cứng ăn gì?
  10. Sự phát quang sinh học của chúng xảy ra thông qua một phản ứng hóa học liên quan đến một enzym gọi là luciferase.


    Đom đóm (thuộc họ Lampyridae) phát ra những dấu hiệu để thu hút bạn tình bằng một cơ quan ánh sáng trên bụng. Đom đóm đôi khi còn có thêm một cơ quan ánh sáng trên đầu phát ra những ánh sáng màu đỏ. Đom đóm là động vật tiêu biểu cho vùng ôn đới mặc dù phần lớn các loài sống ở vùng nhiệt và cận nhiệt đới. Chúng là loài động vật ăn thịt nên ăn sâu bọ hoặc các loại ốc. Chúng là những sinh vật có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ. Nhiều loài, con cái không có cánh. Con đực, con cái và ấu trùng phát ra ánh sáng lạnh và thường có màu đỏ cam hay vàng xanh; một số loài thậm chí trứng cũng phát quang. Người ta cho rằng, ánh sáng giữ vai trò quan trọng trong tập tính sinh sản của chúng với mục đích hấp dẫn con khác giới. Tuy nhiên, ở ấu trùng thì sự phát sáng nhằm mục đích cảnh báo các động vật ăn thịt là chủ yếu, do ấu trùng đom đóm chứa các hóa chất có mùi vị khó chịu và có thể là độc hại đối với các động vật ăn thịt khác.


    Bọ cánh cứng nhiệt đới (thuộc họ Elateridae) cũng tạo ra ánh sáng bằng một cặp cơ quan ánh sáng hình bầu dục trên ngực và cơ quan ánh sáng thứ ba nằm trên bụng.

    Một số loại bọ cánh cứng phát sàng trong đêm.
    Một số loại bọ cánh cứng phát sàng trong đêm.
    Một số loại bọ cánh cứng phát sàng trong đêm.
    Một số loại bọ cánh cứng phát sàng trong đêm.
  11. Nhiều loài côn trùng khá nổi tiếng vì những âm thanh mà chúng tạo ra. Ví dụ như : Ve sầu, dế, châu chấu và châu chấu Mỹ đều hát những bài hát của riêng chúng. Nhiều loài bọ cánh cứng cũng tạo ra âm thanh, mặc dù không được duyên dáng như những người anh họ trong Bộ Cánh thẳng của chúng. Ví dụ như việc mọt gỗ tạo ra những tiếng “kẽo kẹt” trong nhiều giờ…


    Ve sầu hay còn gọi là kim thiền là một siêu họ côn trùng có đầu to, hai cánh có nhiều vân. Có khoảng 2.500 loài ve sầu trên thế giới, trong vùng ôn đới lẫn nhiệt đới. Ve sầu là các loài sâu bọ được nhiều người biết nhất vì kích thước to lớn hơn, hình dáng đặc biệt có đầu lớn và khả năng tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi, suốt mùa hè. Ở khu vực dãy núi Appalachian, dân Mỹ gọi ve sầu là ruồi khô vì xác ve sau khi lột còn nguyên hình và khô.


    Dế xuất hiện tại nhiều môi trường, từ đồng cỏ, bụi rậm, và rừng tới đầm lầy, bãi biển và hang động. Các loài dế mèn đa số sống về đêm, và con trống có tiếng gáy to dai dẳng để thu hút con mái, dù vài loài không gáy được. Điều thú vị là tiếng kêu vang này không phải là được phát ra từ trong miệng của con dế, mà là được phát sinh thông qua sự ma sát giữa đôi cánh. Dế trưởng thành thường thấy đều có hai đôi cánh. Cánh trước tương đối cứng, có tác dụng phát tiếng kêu và bảo vệ cơ thể; cánh sau mềm có tác dụng bay lượn. Khi dế đực kêu, răng phát âm của cánh phải trước và gân ngang của cánh trái trước không ngừng ma sát phát ra âm thanh.

    Bọ cánh cứng rất ồn ào.
    Bọ cánh cứng rất ồn ào.
    Bọ cánh cứng rất ồn ào.
    Bọ cánh cứng rất ồn ào.
  12. Chỉ một phần rất nhỏ số lượng côn trùng có thể gây ra phiền toái cho chúng ta, còn hầu hết chúng không bao giờ gây ra bất kỳ rắc rối nào cả.


    Nhưng vì có rất nhiều loài côn trùng ăn thực vật, nên họ Bộ Cánh cứng cũng bao gồm một số loài có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Bọ cánh cứng ăn vỏ cây ( giống như loài bọ thông) và mọt gỗ ( như loài bọ đục thân ) đã phá hoại hàng triệu cây cối mỗi năm. Những nông dân đã chi hàng triệu đô la cho thuốc trừ sâu và các biện pháp kiểm soát đối với dịch hại nông nghiệp như sâu hại rễ ngô phía tây hoặc bọ cánh cứng Colorado. Nhưng một số loài sâu bệnh như bọ cánh cứng Khapra ăn hạt ngũ cốc cũng gây khá nhiều thiệt hại về kinh tế và mùa màng sau khi họ thu hoạch. Số tiền mà những người làm vườn dùng để đặt bẫy pheromone của Nhật Bản (có thể nói là một sự lãng phí) thậm chí còn lớn hơn GDP của một số quốc gia nhỏ.


    Cuộc xâm lược của loài bọ cánh cứng sừng dài châu Á, Anoplophora glabripennis, đã dẫn đến việc loại bỏ hàng ngàn cây ở New York và New Jersey. Con bọ cánh cứng được tìm thấy ở châu Á vào năm 1996, thâm nhập vào nước Mỹ thông qua các khúc gỗ và các kiện hàng.

    Bọ cánh cứng ảnh hưởng lớn đến kinh tế
    Bọ cánh cứng ảnh hưởng lớn đến kinh tế
    Bọ cánh cứng ảnh hưởng lớn đến kinh tế
    Bọ cánh cứng ảnh hưởng lớn đến kinh tế
  13. Những con mọt ngũ cốc rất dễ dàng để nhận ra bởi cái vòi thon dài và hài hước của chúng, nhưng thực chất chúng cũng là một loại bọ cánh cứng. Liên họ bọ Curculionoidea bao gồm các loài bọ cánh cứng có vòi và rất nhiều loài mọt gỗ khác nhau. Khi bạn nhìn vào chiếc vòi của mọt ngũ cốc, bạn có thể cho rằng chúng ăn bằng cách đâm chiếc vòi vào và hút bột, giống như những loài bọ khác. Nhưng thực tế không phải như vậy, giống như tất cả các loài bọ cánh cứng khác, mọt ngũ cốc cũng có cơ hàm để nhai thức ăn.


    Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chúng có cái miệng khá nhỏ và được tìm thấy ở đằng sau chiếc vòi dài. Rất nhiều loài mọt ngũ cốc đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho mùa màng và cây cối nên chúng cũng được gọi là những loài sâu bệnh.


    Mọt ngũ cốc được biết đến là côn trùng hại kho, thường gây thiệt hại và nhiễm bẩn nguyên liệu thô dùng trong thực phẩm tại nhà hay doanh nghiệp. Một số thực phẩm thông thường bị mọt ngũ cốc xâm nhập gồm thóc gạo, ngũ cốc, trái cây khô và hạt giống. Loài mọt này là mối nguy cho sức khỏe tại nhà và doanh nghiệp như các nhà máy chế biến thực phẩm, nhà hàng và cửa hàng. Chúng có thể gây thiệt hại kinh tế khổng lồ qua việc gây thiệt hại và nhiễm bẩn đối với các sản phẩm thực phẩm.

    Mọt ngũ cốc cũng là bọ cánh cứng
    Mọt ngũ cốc cũng là bọ cánh cứng
    Mọt ngũ cốc cũng là bọ cánh cứng
    Mọt ngũ cốc cũng là bọ cánh cứng
  14. Những sinh vật giống bọ cánh cứng đầu tiên đã xuất hiện trong hóa thạch từ thời kỳ Permian, khoảng 270 triệu năm trước. Còn những con bọ cánh cứng thực sự – giống như loài bọ cánh cứng hiện đại ngày nay – đã xuất hiện lần đầu tiên cách đây 230 triệu năm.


    Bọ cánh cứng thậm chí đã tồn tại trước khi sự tan vỡ của siêu lục địa Pangea, và chúng còn sống sót qua cả sự kiện tuyệt chủng của những loài khủng long. Vậy làm thế nào Bọ cánh cứng có thể sống sót và trụ vững được lâu như vậy? Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm hiểu điều thú vị này, bọ cánh cứng đã chứng tỏ khả năng tốt trong việc thích ứng với những thay đổi của hệ sinh thái.


    Một đặc điểm phổ biến ở hầu hết bọ cánh cứng trưởng thành và những con non đó là chúng bắt buộc phải dùng miệng để nhai. Phần lớn bọ cánh cứng đều ăn thực vật, nhưng một số loài khác (như bọ rùa) săn mồi và ăn các con côn trùng nhỏ hơn. Chúng sử dụng những hàm răng chắc khỏe để gặm trên bề mặt da của con mồi. Một số loài thậm chí còn ăn cả nấm. Bất kể là ăn thứ gì, bọ cánh cứng đều nhai rất kỹ trước khi nuốt. Trên thực tế, tên của bọ cánh cứng được cho là xuất phát từ một phiên âm tiếng Anh cũ là bitela, có nghĩa là kẻ cắn phá nhỏ bé.

    Bọ cánh cứng đã xuất hiện được 270 triệu năm
    Bọ cánh cứng đã xuất hiện được 270 triệu năm
    Bọ cánh cứng đã xuất hiện được 270 triệu năm
    Bọ cánh cứng đã xuất hiện được 270 triệu năm
  15. Bọ cánh cứng có kích thước rất đa dạng từ những loài cực kỳ nhỏ đến những loài thật sự khổng lồ. Loài bọ cánh cứng ngắn nhất là bọ cánh cứng lông vũ (họ Ptiliidae), hầu hết chúng có kích thước nhỏ hơn 1 mm. Trong số này, loài nhỏ nhất là bọ cánh cứng viền tua – Nanosella fungi, chỉ dài 0.25 mm và nặng 0.4 miligam. Mặt khác, bọ cánh cứng khổng lồ (Goliathus goliathus) có thể nặng tới 100 gram. Con bọ cánh cứng dài nhất được biết đến tới từ Nam Mỹ và có tên gọi Titanus giganteus, chúng có thể dài tới hơn 30 cm.


    Bọ cánh cứng khổng lồ mặc dù có kích cỡ đáng sợ nhưng nó hoàn toàn vô hại với con người. Loài côn trùng này ẩn náu trong những khu rừng rậm nhiệt đới ở Nam Mỹ và chỉ bò ra ngoài khi tìm bạn đời. Thật ngạc nhiên là người ta chưa bao giờ nhìn thấy ấu trùng của loài sinh vật này, tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng ấu trùng có thể có đường kính hơn 5cm và dài tới 30cm.


    Bọ cánh cứng khổng lồ lớn đến nỗi nó không đủ năng lượng để bay từ mặt đất, do đó nó phải leo lên cây và phóng mình từ một cành cây để có thể bay. Con cái chờ con đực tới tìm mình và đẻ trứng nên thường rất hiếm khi được nhìn thấy. Chúng tự bảo vệ bằng cách phát ra tiếng xì để cảnh báo và dùng chiếc hàm lớn để cắn kẻ thù.

    Bọ cánh cứng có nhiều kích thước khác nhau
    Bọ cánh cứng có nhiều kích thước khác nhau
    Bọ cánh cứng có nhiều kích thước khác nhau
    Bọ cánh cứng có nhiều kích thước khác nhau



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |