Top 12 Sự thật lạ kỳ nhất về Trái đất
Trái đất bao la luôn ẩn chứa vô vàn những điều bí ẩn trong cuộc sống. Với nhiều năm nghiên cứu của mình, các chuyên gia đã tổng hợp lại những sự thật kỳ thú về ... xem thêm...Trái đất khiến không ít bạn phải "đứng hình".
-
Internet là một không gian rộng lớn không thể tưởng tượng được với hằng hà sa số các video, hình ảnh, tin bài, sách vở và dữ liệu. Không những thế, nó còn phình lên theo cấp số nhân hàng ngày hàng giờ. Vậy bạn đã bao giờ thử tự hỏi mình rằng, rốt cuộc toàn bộ không gian Internet nặng bao nhiêu?
Internet là một mạng lưới được cấu thành từ 75 cho đến 100 triệu máy chủ. Để vận hành số máy chủ chạy trên điện thế 3 Volt này ngốn một lượng điện năng tương đương 40 tỉ Watt. Từ đây chúng ta tính ra cường độ dòng điện đổi ra Ampere. Và bất cứ dòng điện 1 Ampere nào cũng có từ 10 đến 18 electron đang trôi nổi mỗi giây. Trọng lượng của 1 electron, bé tí xíu cỡ 9 x10-28 grams, thế là hóa ra, cả Internet chỉ còn là 50 gram electron đang dịch chuyển.
Bằng một số phép toán, các nhà nghiên cứu đã tính ra được trọng lượng của thế giới Internet không giới hạn của chúng ta chỉ nặng vỏn vẹn... 50 gram. Trọng lượng này tương đương với một quả dâu tây cỡ lớn mà thôi.
-
Nghe có vẻ khó tin nhưng đây là sự thật. Chúng ta bị lấn át hoàn toàn về số lượng. Dân số thế giới hiện nay vào khoảng 7-8 tỉ người, còn số lượng của hơn 12.000 loài kiến trên khắp thế giới (trừ Nam Cực) rơi vào khoảng... 10 triệu tỉ con.
Như vậy, xét về "tương quan lực lượng", mỗi người chúng ta phải so sánh với khoảng 1,5 triệu chú kiến. Một người trưởng thành trung bình nặng 70kg, trong khi đó cứ 150 chú kiến nặng khoảng 7gr.
Được biết, sinh khối là tổng trọng lượng của sinh vật sống trong sinh quyển hoặc số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích, thể tích vùng.
-
Có một sự thật, 98% địa hình của Nam Cực là băng, phần còn lại là đá. Nhưng có một nơi tại Nam Cực được gọi là “thung lũng khô hạn” bởi nơi đây chưa từng có một hạt mưa nào rơi xuống trong vòng 2 triệu năm trở lại đây.
Khi nghe đến châu Nam Cực, người ta hiếm khi nghĩ đến bất cứ thứ gì khác ngoài băng và sông băng. Tuy nhiên, thung lũng khô McMurdo của châu Nam Cực lại là một trong những nơi khô cằn nhất trên trái đất. Thung lũng này là vùng không có băng lớn nhất trên lục địa. Sự hiện diện của những ngọn núi cao cũng ngăn sự hình thành băng ở thung lũng. Các nhà khoa học đã so sánh hệ sinh thái của thung lũng với hệ sinh thái của Hỏa tinh do khí hậu khô hạn và vi khuẩn quang hợp có thể được tìm thấy sống ở đó.
-
Từ trường Trái đất vốn vô hình trong mắt chúng ta, tuy nhiên lại "hữu hình" trong mắt các loài chim di trú. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng những phân tử trong mắt chim di trú có sự liên kết với một khu vực trong não có chức năng định hướng, giúp chúng có thể dễ dàng "nhìn" được từ trường Trái đất và bay đến nơi tránh rét.
Trên thực tế, khả năng cảm nhận từ trường của các loài chim dường như chỉ xuất hiện khi có ánh sáng ở đó. Nói cách khác, nó phụ thuộc hoàn toàn vào ánh sáng xanh từ Mặt trời. Điều này cũng có nghĩa rằng, khả năng ấy liên quan đến thị giác, và các loài chim thực sự "nhìn" được từ trường.
-
Trả lời cho câu hỏi "Tên của loài sinh vật khổng lồ trên Trái đất?", hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến cá voi xanh, voi hay thậm chí là khủng long. Nhưng tất cả những sinh vật to lớn ấy vẫn chỉ là "tí hon" nếu so sánh với Armillaria solidipes, loài nấm khổng lồ sống trong khu rừng ở tiểu bang Oregon, Mỹ.
Armillaria solidipes hay nấm mật ong là một loại nấm trong họ Physalacriaceae, sinh trưởng và lan rộng chủ yếu dưới lòng đất, bên những thân gỗ trong những cánh rừng thuộc khu vực Bắc Mỹ. Cho đến nay, "cây" nấm Armillaria solidipes lớn nhất được tìm thấy rộng gần 9km và ước tính có tuổi thọ gần 2.500 năm.
Nấm mật ong là loài có hại bởi nó xâm chiếm và tiêu diệt rất nhiều cây cối. Vào năm 1998, rất nhiều cây lớn trong rừng quốc gia Malheur, tiểu bang Oregon bị chết và nguyên nhân chính là do loài nấm này.
-
Bạn có tin, gần như toàn bộ vàng trên Trái đất có nguồn gốc từ không gian. Những cơn mưa vàng trút xuống địa cầu từ 4 tỷ năm trước đã giúp hành tinh của chúng ta có nhiều kim loại quý. Mưa vàng kéo dài trong suốt 200 triệu năm do thiên thạch va chạm với bề mặt địa cầu. Các chuyên gia ước tính rằng, vàng trên địa cầu có thể đã từng phủ kín toàn bộ mặt đất với độ dày cỡ 0,5 - 3,6m.
Vàng đại diện cho một phần rất nhỏ những nguyên tố trong vũ trụ mà con người đã biết. Lý do cho sự quý hiếm của vàng nằm ở quá trình hình thành của nó. Vàng được hình thành trong các ngôi sao, nhưng chỉ ở những ngôi sao đang nổ tung trong các siêu tân tinh khổng lồ, hoặc những ngôi sao mật độ cực kỳ dày đặc kết hợp với nhau trong những vụ va chạm cực mạnh.
Sau khi bị bắn văng ra ngoài không gian, vàng và các nguyên tố khác từ từ kết hợp lại với nhau để tạo thành hành tinh Trái đất non trẻ của chúng ta. Theo thời gian, khi Trái đất nguội đi và tách thành các lớp lõi, lớp phủ và lớp vỏ, vàng bị mắc kẹt sâu bên trong bị đẩy lên bề mặt. Nhiệt độ và áp suất đã ép nước lỏng hướng lên trên, mang theo vàng hòa tan trong nó. Khi nước nguội, vàng sẽ kết tủa, tạo thành các mạch vàng lắng trong nước.Theo thời gian, vàng theo dòng nước bị đẩy đến nơi xa hơn lên bề mặt và xuống đáy sông, bắt đầu bị con người phát hiện và khai thác.
-
Các nhà khoa học cho rằng hai vệ tinh từng xoay quanh trái đất, song sau một vụ va chạm chúng trở thành mặt trăng ngày nay.
Trên mặt trăng, phần mà con người nhìn thấy từ trái đất có địa hình phẳng. Ngược lại, phần không nhìn thấy khá gồ ghề với những dãy núi với độ cao hơn 3.000 m. Trong suốt nhiều thập kỷ qua giới khoa học đã cố gắng lý giải sự khác biệt ấy. Hàng loạt giả thuyết đã được đưa ra.
Một giáo sư ở trường Đại học California đã đưa ra giả thuyết rằng từng tồn tại một mặt trăng 'sinh đôi' vài triệu năm về trước và nó biến mất sau cuộc va chạm với Mặt trăng của chúng ta ngày nay. Ông nói rằng : "Mặt trăng thứ hai có kích thước nhỏ hơn và chỉ tồn tại trong một vài triệu năm, nó bay vòng quanh Trái đất với tốc độ và khoảng cách tương tự, cho đến khi va chạm với một Mặt trăng lớn hơn khác”.
-
Trái đất hình cầu nhưng do lực hấp dẫn, hành tinh của chúng ta không phải là một hình cầu hoàn hảo. Thực tế, có một chỗ phình ra xung quanh đường xích đạo và tạo nên một hình cầu dẹt. Theo tính toán của các khoa học gia, bán kính địa cực của Trái đất là 6.320 km, trong khi bán kính xích đạo là 6.341km.
Hình dạng của Trái Đất rất gần với hình phỏng cầu là hình cầu bị nén dọc theo hướng từ địa cực tới chỗ phình ra ở xích đạo. Phần phình ra này là kết quả của quá trình tự quay và khiến cho độ dài đường kính tại đường xích đạo dài hơn 43 km so với độ dài đường kính tính từ cực tới cực.
-
Biển bao phủ hơn 70% bề mặt Trái Đất với nước ở dạng lỏng. Khoảng 97,2% lượng nước của Trái Đất ở trên biển, với khoảng 1,36 tỷ km³ nước mặn. 2,15% số còn lại là băng trong các sông băng, băng trên bề mặt biển, 0,65% còn lại là hơi nước và nước ngọt trong các hồ, sông, đất và không khí.
Đại dương bao la rộng lớn hơn nhiều so với chúng ta tưởng tượng. Đây là nơi sinh sống của hàng ngàn loài động vật biển phong phú khác nhau trên Trái đất.
-
Ngũ Đại Hồ bao gồm 5 hồ lớn chứa 23 triệu tỷ lít nước, cung cấp nước uống cho 40 triệu người Mỹ và nuôi dưỡng hơn 3.500 loài động thực vật. Ngũ Đại Hồ (Great Lakes) là năm hồ lớn nằm gần biên giới Hoa Kỳ – Canada. Nơi đây là nguồn dự trữ nước ngọt lớn nhất trên Trái đất. Tuy nhiên, danh hiệu này hoàn toàn có thể bị xóa bỏ khi... băng ở hai cực tan chảy với tốc độ mạnh như hiện nay.
5 hồ lớn đó là:
- Hồ Superior, hồ lớn và sâu nhất, lớn hơn Cộng hòa Séc
- Hồ Michigan, hồ duy nhất toàn là của Hoa Kỳ, hồ lớn thứ ba theo thể tích
- Hồ Huron, hồ lớn thứ hai theo diện tích\Hồ Erie, hồ nhỏ nhất theo thể tích và nông nhất
- Hồ Ontario, hồ nhỏ nhất theo diện tích, thấp hơn các hồ kia
-
Sao Neutron hình thành nhờ sự sụp đổ trọng lượng của một ngôi sao lớn sau khi vụ nổ siêu tân tinh diễn ra. Sau quá trình này, sao neutron được hình thành với bán kính khá nhỏ - khoảng 12 km nhưng lại mang trên mình trọng lực cực lớn, gấp 1,4 lần Mặt trời. Các khoa học gia so sánh điều này giống như nhét toàn bộ kim tự tháp Ai Cập vào bên trong một hạt cát.
Với mật độ vật chất cực lớn này, một muỗng cà phê vật chất trên sao Neutron cũng nặng hàng tỉ tấn khiến sao neutron trở thành thành vật thể đặc nhất trong vũ trụ dù chỉ rộng 19 km.