Top 6 Sự kiện Y tế - Sức khỏe trong nước nổi bật nhất tháng 3 năm 2022

Hoàng Thế Dân 16 0 Báo lỗi

Trong khi đại dịch COVID-19 vẫn hoành hành với làn sóng lây lan của biến thể Omicron chưa có dấu hiệu lắng xuống, vấn đề sức khỏe - y tế luôn được mọi người ... xem thêm...

  1. Ngày 10/3, trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận nam bệnh nhân (54 tuổi, Đội Cấn, Hà Nội) ngộ độc do uống nhầm 100ml cồn. Đáng chú ý, chai cồn bệnh nhân này uống có nồng độ cồn công nghiệp methanol là 56%.


    Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng đau đầu, mờ mắt, chóng mặt. Gia đình bệnh nhân cho biết: Do dịch bệnh Covid bùng phát nên gia đình đã mua cồn về để ở mỗi phòng 1 chai với mục đích tiện cho công tác sát khuẩn. Chai cồn 70 độ được đó được gia đình mua tại hiệu thuốc gần nhà. Do mua tại hiệu thuốc nên gia đình tin tưởng để sử dụng cho mọi công tác sát khuẩn mà không đọc kỹ công dụng ghi trên nhãn mác: “Dùng làm chất đốt và rửa kính”. Bệnh nhân đến viện kịp thời, các bác sĩ đã xử trí lọc máu khẩn cấp nên bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch. Hiện tại, bệnh nhân còn di chứng mờ mắt.


    TS, BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Loại cồn sát trùng thực sự chúng ta cần dùng phổ biến là ethanol, còn cồn công nghiệp methanol thì lại là hóa chất độc hại không được dùng làm sát trùng.


    Do đó, bác sĩ Nguyên cảnh báo, sản phẩm cồn công nghiệp methanol nêu trên có nguy cơ rất cao gây ngộ độc cho người sử dụng. Thứ nhất, trên nhãn ghi công dụng “dùng làm chất đốt và rửa kính”, có nghĩa là hóa chất độc hại, hoàn toàn không liên quan y tế nhưng lại được bán ở hiệu thuốc. Thứ hai, về hình thức có nhiều điểm làm người mua hiểu là cồn sát trùng như đóng chai giống hệt chai cồn sát trùng, có chữ “cồn 70 độ”.


    TS, BS Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo người dân khi mua cồn về sát trùng phải xem kỹ các thông tin trên nhãn mác, đặc biệt về công dụng, thành phần cụ thể rõ ràng để tránh sử dụng nhầm mục đích và sẽ dẫn đến gây hại cho sức khỏe.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Theo báo cáo của Bộ Y tế về công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, ngày 5-3, so với tháng trước, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng trên cả nước tăng 197,9%, số ca tử vong giảm 47,1%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 24,5%, số ca nặng, nguy kịch giảm 43,1%. Tỉ lệ tử vong/mắc của 30 ngày qua là 0,2%, giảm so với tháng trước (1%).


    Bộ Y tế nhận định đến nay dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" theo Nghị quyết 128.


    Tuy vậy, số mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong tháng qua (với khoảng 50.000-75.000 ca mỗi ngày, ngày cao nhất là hơn 125.000 ca), số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vắc-xin, nhất là nhóm dưới 12 tuổi. Biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây phổ biến ở các tỉnh, thành phố, nhất là TP Hà Nội và TP HCM thay thế dần biến thể Delta. Tuy nhiên, do tỉ lệ bao phủ vắc-xin cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ chết/mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu.


    Hiện nay, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đã triển khai đánh giá và công bố cấp độ dịch, được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế theo Hướng dẫn của Bộ, theo Nghị quyết 128 và căn cứ kết quả đánh giá, các địa phương tổ chức thực hiện linh hoạt các biện pháp đáp ứng phù hợp, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên địa bàn.


    Bộ Y tế xin ý kiến Ban Chỉ đạo cho phép tạm dừng việc thông báo số nhiễm SARSCoV-2 hàng ngày để tránh gây hoang mang vì số ca nhiễm chỉ là 1 trong 8 chỉ số để đánh giá tình hình cấp độ dịch mà chưa phản ánh đúng bản chất tình hình dịch bệnh.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Tối nay 14-3, hơn nửa ngày sau khi quy định cho phép F0 rời nơi cách ly trong điều kiện đeo khẩu trang và đảm bảo giữ khoảng cách thì Bộ Y tế đã lên tiếng "đính chính", cho rằng cách hiểu cho F0 ra khỏi nhà là "hiểu nhầm".


    Theo Bộ Y tế, "nơi cách ly" trong hướng dẫn này cần được hiểu là "phòng cách ly" trong nhà, F0 được rời khỏi phòng cách ly và đi lại trong nhà, với điều kiện đeo khẩu trang và đảm bảo giãn cách với người trong nhà, không phải cho phép F0 rời khỏi nhà. Hiện COVID-19 vẫn là bệnh truyền nhiễm gây dịch và Tổ chức Y tế thế giới chưa công bố kết thúc thời kỳ đại dịch với căn bệnh này. Các quy định hiện hành vì vậy vẫn yêu cầu cách ly F0 và thực hiện các biện pháp phòng dịch như hướng dẫn của Bộ Y tế.


    Trước đó, trưa 14-3, do văn bản của Bộ Y tế không rõ ràng, nhiều ý kiến đã băn khoăn nếu cho F0 ra khỏi nhà sẽ khó giữ khoảng cách để phòng dịch, có thể dẫn tới lây lan COVID-19.


    Trong thực tế hiện nay, dù chưa cho F0 ra khỏi nhà nhưng nhiều F0 không có người chăm sóc, không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ vẫn đi chợ, đi khám, đi mua thuốc... Một số cơ sở y tế cũng khuyến khích F0 không triệu chứng hoặc chỉ số CT trên 30 đi làm (chăm sóc bệnh nhân COVID-19) trong điều kiện nhiều nhân viên y tế của bệnh viện là F0.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã bảo đảm cơ số thuốc, điều kiện vật chất, nguồn nhân lực; quản lý chặt F0, tổ chức tốt các tổ hỗ trợ, theo dõi, chăm sóc F0 tại nhà, theo dõi các ca F0 chuyển tầng, tử vong. Đồng thời tăng cường điều phối, bố trí, phân luồng; hoàn thiện phương án tăng cường nhân lực hỗ trợ cho y tế phường bao gồm lực lượng y tế tư nhân, các cán bộ y tế đã nghỉ hưu, sinh viên, nhất là huy động sự hỗ trợ của cộng đồng, tổ phòng, chống dịch COVID-19 cộng đồng.


    UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Sở Y tế tiếp tục rà soát, kiến nghị Bộ Y tế xem xét điều chỉnh, tháo gỡ khó khăn cho lực lượng cơ sở, giảm thiểu thủ tục hành chính trong quản lý F0 tại nhà. Tăng cường ứng dụng phần mềm cơ sở dữ liệu dân cư; cung cấp bảo đảm thuốc cho các bệnh nhân tại các tầng điều trị, đặc biệt những người có yếu tố nguy cơ điều trị tại nhà để hạn chế người bệnh chuyển tầng điều trị. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế bảo đảm bao phủ một cách nhanh nhất mũi nhắc lại cho người dân trên địa bàn.


    Hà Nội cũng yêu cầu Sở Thông tin và truyền thông và Sở Y tế phối hợp tăng cường tuyên truyền rộng rãi tới người dân về ý thức phòng chống dịch, tránh tình trạng chủ quan, lơ là. UBND TP giao UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục rà soát để có chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng, chống dịch, những người tham gia tổ COVID-19 cộng đồng; thực hiện công khai minh bạch, chi trả kịp thời chế độ, chính sách. Các địa phương tiếp tục chỉ đạo rà soát, đôn đốc, thiết lập lại và phát huy vai trò, bảo đảm hoạt động hiệu quả, thực chất của các tổ COVID-19 cộng đồng, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng tại địa phương, đặc biệt hỗ trợ F0 triệu chứng nhẹ, không triệu chứng điều trị tại nhà.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 đến sáng 15-3, tổng số liều vắc-xin Covid-19 đã tiêm ở nước ta là gần 200,5 triệu liều vắc-xin. Trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là hơn gần 183,4 triệu liều và số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là hơn 17 triệu liều.


    Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, hiện ngành y tế đang lên phương án tiêm vắc-xin Covid-19 (về nhân lực, cơ sở hạ tầng) để sẵn sàng tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi và kể cả phương án tiêm vắc-xin mũi thứ 4 đối với người có bệnh nền và một số đối tượng cần bảo vệ.


    Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 lớn nhất đã triển khai thành công với hơn 200 triệu liều vắc-xin, trong đó tỉ lệ bao phủ tiêm vắc-xin hiện nay thuộc những nước hàng đầu trên thế giới và đã về đích sớm hơn so với mục tiêu khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).


    Trong chiến dịch này, Việt Nam đã nhận được hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ, nhân dân các nước và các tổ chức quốc tế như UNICEF, WHO qua cơ chế phân bổ vắc-xin quốc tế COVAX. Từ lô vắc-xin đầu tiên từ COVAX vào ngày 1-4-2021 với hơn 800.000 liều, đến nay COVAX đã hỗ trợ Việt Nam hơn 53 triệu liều.


    Cùng với viện trợ song phương, Việt Nam cũng đã nhận được 29,5 triệu liều, nâng tổng số viện trợ qua COVAX và kênh song phương là gần 83 triệu liều, chiếm gần 40% trong tổng số 217 triệu liều vắc-xin mà Việt Nam nhận được tính đến thời điểm này.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  6. Giải thưởng Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu là giải thưởng thường niên do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp Bộ Y tế tổ chức. Đây cũng là lần thứ 10 giải thưởng được diễn ra, nhằm mục đích tôn vinh, biểu dương thành tích của các thầy thuốc trẻ tiêu biểu trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, ứng dụng khoa học công nghệ, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng nhằm nhân rộng những tấm gương Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu.


    Năm nay, thế giới và Việt Nam đã trải qua hơn 2 năm chiến đấu với đại dịch Covid-19, Giải thưởng được tổ chức với chủ đề "Thầy thuốc trẻ trên mặt trận phòng, chống đại dịch Covid-19", nhằm kịp thời biểu dương những điển hình thầy thuốc trẻ tiên tiến, xuất sắc trên mặt trận phòng chống đại dịch Covid-19.


    10 gương mặt “Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu” năm 2021 - Thầy thuốc trẻ trên mặt trận phòng chống đại dịch Covid-19 gồm có: Bác sĩ Nguyễn Đăng Quang, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Phục hồi chức năng-Điều trị bệnh nghề nghiệp TP Hồ Chí Minh; TS, BS Lê Tuấn Thành, Phó chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Hà Nội, Thường trực Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành; ThS, BS Lê Xuân Tùng, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Bệnh viện Nhi Trung ương, cán bộ Trung tâm Chỉ đạo tuyến-Bệnh viện Nhi Trung ương; BS Đặng Văn Hòa, Trưởng phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Bắc Giang; BS Đặng Thị Yến Vy, BS. điều trị khoa Y học cổ truyền-phục hồi chức năng Bệnh viện đa khoa Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương; Thượng úy Nguyễn Đức Tiến, Khoa Hóa sinh, Bệnh viện 19-8, Bộ Công an, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Bệnh viện 19-8; BS Lê Thị Lan, khoa Bán cấp tính nam, Phụ trách khu thu dung điều trị bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19, Bí thư Ban chấp hành Đoàn cơ sở Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; BS Lê Minh Ngọc-Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; Bác sĩ Lò Thị Thanh Hợp, Trưởng khoa Nhi Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên; Thiếu tá Vũ Sơn Giang, Phó chủ nhiệm chính trị, Kiêm Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Bệnh viện Quân y 175.


    Sau 9 lần tổ chức, giải thưởng đã vinh danh 200 gương mặt thầy thuốc trẻ là những bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên ưu tú, có nhiều đóng góp và cống hiến trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Lễ trao giải dự kiến diễn ra tối ngày 21/3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |