Top 9 Sự kiện nổi bật trong tháng 6 mà bạn nên biết

Thu Hoai 1604 0 Báo lỗi

Bạn đã biết hết những sự kiện nổi bật trong tháng 6 dương lịch của Việt Nam chưa? Toplist xin gửi tới bạn đọc bài viết danh sách các sự kiện nổi bật nhất trong ... xem thêm...

  1. Ngày Quốc tế Thiếu nhi (ngày 1 tháng 6) (tại Việt Nam còn gọi là Tết Thiếu nhi) là ngày lễ vì trẻ em, vì thế hệ tương lai của loài người. Đồng thời cũng là ngày nhắc nhở mọi người hãy bảo vệ và chăm sóc trẻ em tốt hơn. Tháng 8 năm 1925, Hội nghị Thế giới vì Hạnh phúc Trẻ em (World Conference for the Well-being of Children) tại Geneva, Thụy Sĩ đã tuyên bố ngày 1 tháng 6 là ngày Quốc tế Thiếu nhi.


    Chưa có giải thích chắc chắn do đâu mà ngày 1 tháng 6 được chọn: Một giả thuyết cho rằng Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại San Francisco (Hoa Kỳ) đã tập hợp một số trẻ mồ côi Trung Quốc để chào mừng Lễ hội Thuyền rồng (Dragon Boat Festival) vào ngày 1 tháng 6 năm 1925, và cũng trùng hợp với hội nghị tại Geneva. Sau này ngày này được CHND Trung Hoa, Liên Xô và các nước đồng minh tiếp nhận.


    Sau Thế chiến thứ 2, việc thành lập một Ngày quốc tế trẻ em hàng năm đã được đề xuất vào tháng 12 năm 1948 trong một nghị quyết của Đại hội Thế giới lần thứ hai của Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế (Women's International Democratic Federation) họp tại Budapest và được quyết định chính thức tại cuộc họp Hội đồng của Liên đoàn này trong tháng 11 năm 1949 tại Moskva và ngày 1 tháng 6 đã được thiết lập như là ngày của trẻ em. Ý tưởng này cũng được Liên đoàn Thanh niên Dân chủ Thế giới (World Federation of Democratic Youth) theo định hướng xã hội chủ nghĩa chấp nhận trong tháng 1 năm 1950. Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên được tổ chức trong cùng năm đó vào ngày 1 tháng 6 năm 1950 và sau đó lan rộng ở nhiều quốc gia theo xã hội chủ nghĩa, lúc đó còn gọi là "ngày đấu tranh cho tương lai hạnh phúc và yên bình cho tất cả các trẻ em".


    Ngày lễ được cử hành vào ngày 1 tháng 6 hằng năm. Ngày lễ thường được đánh dấu bằng các bài phát biểu về quyền của trẻ em và an sinh, các chương trình truyền hình trẻ em, các buổi tiệc, những hoạt động khác nhau liên quan hoặc dành riêng cho trẻ em, gia đình sinh hoạt ngoài trời v.v...


    Khoảng 30 quốc gia đã từng có tổ chức Ngày Quốc tế Thiếu nhi như: Liên Xô và các quốc gia khối Xô Viết cũ như Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva, Moldova, Montenegro, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina, Uzbekistan, Albania, Ba Lan, Bénin, Bosna và Hercegovina, Bulgaria, Croatia, Cuba, Czech, Slovakia, România, Serbia, Slovenia, Tanzania, Cộng hòa Dân chủ Đức (sau khi ly khai, một số quốc gia chọn ngày khác), và Angola, Campuchia, Ethiopia, Eritrea, Lào, Macedonia, Mông Cổ, Mozambique, CHDCND Yemen, CHND Trung Hoa, CHXHCN Việt Nam.

    Ngày Quốc tế thiếu nhi: 1 tháng 6
    Ngày Quốc tế thiếu nhi: 1 tháng 6
    Ngày Quốc tế thiếu nhi: 1 tháng 6
    Ngày Quốc tế thiếu nhi: 1 tháng 6

  2. Ngày Môi trường Thế giới (tiếng Anh: World Environment Day - viết tắt: WED) được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã quyết định chọn ngày 5 tháng 6 từ năm 1972 và giao cho Chương trình Môi trường (UNEP) của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Nairobi, Kenya tổ chức kỷ niệm sự kiện này.


    Ngày 5 tháng 6 năm 1972, nhân ngày khai mạc Hội nghị Môi trường Thế giới đầu tiên tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển, Ngày Môi trường thế giới đã chính thức được công bố bởi Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme). Trong phiên họp ngày 15 tháng 12 năm 1972, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ra quyết nghị chính thức. Kể từ đó, hơn 150 quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng tham gia vào ngày kỷ niệm này. Cách hoạt động hưởng ứng thường được tổ chức trong tuần lễ quanh ngày 5 tháng 6 hàng năm.


    Chủ đề các năm:

    • 2019: Ô nhiễm không khí
    • 2018: Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon
    • 2017: Connecting People to Nature – in the city and on the land, from the poles to the equator (Kết nối Con người với Thiên nhiên - trong thành phố và trên đất liền, từ các cực đến xích đạo)
    • 2016: Fight against the illegal trade in wildlife (Đấu tranh chống lại việc buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã)
    • ...
    Ngày Môi trường Thế giới (World Environment Day): 5 tháng 6
    Ngày Môi trường Thế giới (World Environment Day): 5 tháng 6
    Ngày Môi trường Thế giới (World Environment Day): 5 tháng 6
    Ngày Môi trường Thế giới (World Environment Day): 5 tháng 6
  3. Quốc khánh Thụy Điển (Thụy Điển: Sveriges nationaldag) là một ngày lễ quốc gia được tổ chức hàng năm ở Thụy Điển vào ngày 6 tháng 6. Trước năm 1983, ngày này được tổ chức là Ngày Quốc kỳ Thụy Điển (Thụy Điển: Svenska flaggans dag). Vào thời điểm đó, ngày được đổi tên thành Ngày Quốc khánh Thụy Điển bởi Riksdag.


    Truyền thống kỷ niệm ngày này bắt đầu từ năm 1916 tại Stockholm Sân vận động Olympic, để vinh danh cuộc bầu cử của Vua Gustav Vasa vào năm 1523, vì đây được coi là nền tảng của Thụy Điển hiện đại. Một số người đặt câu hỏi về tính hợp lệ của việc coi đây là ngày lễ quốc gia, vì nó không được coi là ngày lễ cho đến nhiều thập kỷ sau. Tuy nhiên, sự kiện này biểu thị sự kết thúc của Liên minh Kalmar do Đan Mạch cai trị, vì vậy theo một nghĩa nào đó, nó là một sự đánh dấu nền độc lập của Thụy Điển, mặc dù sự kiện đã xảy ra quá lâu nên nó không có sự hiện diện mạnh mẽ ở ý thức xã hội cũng vậy, chẳng hạn như Ngày Hiến pháp Na Uy, Syttende Mai.

    Năm 2005, nó trở thành một ngày lễ chính thức của Thụy Điển, thay thế cho Whit Thứ Hai. Sự thay đổi này dẫn đến số ngày nghỉ làm ít hơn (ngày làm việc nhiều hơn) vì ngày 6 tháng 6 định kỳ rơi vào cuối tuần, không giống như ngày thứ Hai Whit, luôn được tổ chức vào thứ Hai. Trong số các truyền thống mới hơn đã xuất hiện kể từ ngày Quốc khánh chuyển sang màu đỏ là lời mời từ Nhà vua tới công chúng tham quan các khu vực lớn của Cung điện Stockholm cả ngày mà không phải trả phí vào cửa thông thường.

    Ngày Quốc khánh Thụy Điển: Ngày 06 tháng 06
    Ngày Quốc khánh Thụy Điển: Ngày 06 tháng 06
    Ngày Quốc khánh Thụy Điển: Ngày 06 tháng 06
    Ngày Quốc khánh Thụy Điển: Ngày 06 tháng 06
  4. Ô nhiễm biển nói riêng và ô nhiễm đại dương nói chung là những vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu hiện nay. Với sự nóng lên của trái đất, băng tan ở hai cực đã gây ra những tác động hệ lụy cho cả hiện tại và tương lại. Do đó, ngày Đại dương Thế giới 8 tháng 6 là ngày để con người nhìn lại những gì đã và đang làm đối với biển cả, đại dương của mình để có những giải pháp bền vững phục hồi và phát triển về sau.


    Được đề xuất năm 1992 bởi Canada trong Hội nghị Trái Đất ở Rio de Janeiro, Brasil và sau đó được Liên Hợp Quốc công nhận chính thức là ngày lễ quốc tế vào năm 2008. Từ đó đến nay ngày lễ này đã được điều phối và tổ chức bởi các tổ chức quốc tế là Dự án Đại dương Thế giới (Ocean Project) và Mạng lưới Đại dương Thế giới (World Ocean Network) với sự tham gia của nhiều nước trên toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam.


    Ngày Đại dương Thế giới hướng đến mục tiêu chung là nâng cao ý thức người dân cũng như những nhà quản lý về tầm quan trọng của biển và đại dương. Mặt khác, đây cũng là ngày mà mọi người trên thế giới bày tỏ sự tri ân, tôn vinh những gì mà đại dương đã cung cấp đến cho cuộc sống con người.

    Ngày Đại dương Thế giới: 8 tháng 6
    Ngày Đại dương Thế giới: 8 tháng 6
    Ngày Đại dương Thế giới: 8 tháng 6
    Ngày Đại dương Thế giới: 8 tháng 6
  5. Ngày Thế giới chống lao động trẻ em, viết tắt là WDACL (World Day Against Child Labour) là ngày 12 tháng 6, là ngày được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra năm 2002 và được Liên Hợp Quốc công nhận, nhằm nâng cao nhận thức và hành động để ngăn chặn lao động trẻ em.


    Những năm trở lại đây, khi nền kinh tế có sự phân cấp giàu nghèo rõ rệt đã khiến đời sống xã hội của người dân có những chuyển biến tiêu cực hơn, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ em. Tỷ lệ lao động trẻ em đang diễn ra phổ biến ở mọi nơi trên thế giới khiến nhiều trẻ em phải bỏ học, bị thương tật do tai nạn khi lao động hoặc làm việc quá sức, thậm chí bị đánh đập, xâm hại tình dục gây tổn thương tinh thần, thể chất. Ở Việt Nam, hiện nhiều trẻ em đã phải lao động khi còn khá nhỏ để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình, trang trải học hành bằng những công việc như bán vé số, nhặt ve chai, hát rong...

    Ngày Thế giới chống Lao động trẻ em 12/06 không chỉ đơn thuần là một ngày kỷ niệm, mà còn là một cơ hội để tạo ra sự thay đổi đáng kể. Chúng ta cần có nhìn nhận đúng hơn, chính xác hơn về quyền của trẻ em, những đóng nhỏ từng ngày sẽ bảo vệ tương lai cho thế hệ trẻ, chấm dứt sự khốn khổ và bất công mà lao động trẻ em phải chịu đựng. Ấy mà chẳng phải Việt Nam đã có bài hát: Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai sao, do đó hãy hành động ngay từ hôm nay.

    Ngày Thế giới chống lao động trẻ em: 12 tháng 6
    Ngày Thế giới chống lao động trẻ em: 12 tháng 6
    Ngày Thế giới chống lao động trẻ em: 12 tháng 6
    Ngày Thế giới chống lao động trẻ em: 12 tháng 6
  6. Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (ngày 21 tháng 6) là ngày kỉ niệm ra đời của báo "Thanh niên" do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập 21 tháng 6 năm 1925. Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có "Gia Định báo" và một số báo khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác.


    Nhưng báo "Thanh niên" đã mở ra một dòng báo chí mới: báo chí cách mạng Việt Nam. Từ khi có báo "Thanh niên", báo chí Việt Nam mới giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Do ý nghĩa đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 5 tháng 2 năm 1985 lấy ngày 21 tháng 6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.


    Ngày 21 tháng 6 năm 2000, nhân kỉ niệm 75 năm Ngày báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

    Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: 21 tháng 6
    Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: 21 tháng 6
    Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: 21 tháng 6
    Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: 21 tháng 6
  7. The United Nation Day - Dịch vụ công cộng được tổ chức vào ngày 23 tháng 6 hàng năm. Uy tín của Liên hợp quốc Giải thưởng dịch vụ công cộng được cho đi vào ngày này. The Day Dịch vụ công cộng của Liên Hiệp Quốc đã được chỉ định bởi các Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ‘s giải quyết A / RES / 57/277 của năm 2003, để “chào mừng các giá trị và đức độ của dịch vụ công cộng cho cộng đồng".


    Các Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc thành lập rằng United Nations Giải thưởng dịch vụ công cộng được ban cho ngày Dịch vụ công cộng cho những đóng góp cho sự nghiệp nâng cao vai trò, uy tín và khả năng hiển thị của các dịch vụ công cộng.

    Ngày Dịch vụ Công cộng Liên Hiệp Quốc (United Nations Public Service Day): 23 tháng 06
    Ngày Dịch vụ Công cộng Liên Hiệp Quốc (United Nations Public Service Day): 23 tháng 06
    Ngày Dịch vụ Công cộng Liên Hiệp Quốc (United Nations Public Service Day): 23 tháng 06
    Ngày Dịch vụ Công cộng Liên Hiệp Quốc (United Nations Public Service Day): 23 tháng 06
  8. Ngày gia đình Việt Nam là một ngày lễ tôn vinh gia đình Việt Nam, là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có cha mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc "Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc". Từ năm 2001, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Gia Khiêm ký ban hành Quyết định 72/2001/QĐ-TTG chọn ngày 28 tháng 6 hàng năm là ngày gia đình Việt Nam.


    Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải lấy gia đình làm gốc, phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình.

    Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu, như: yêu quê hương, yêu đất nước, yêu đồng bào, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Người khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”. Theo Người: “Một gia đình mới, một gia đình tốt là một gia đình mà trong đó các thành viên trong gia đình phải biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ những khó khăn trong công việc cùng nhau, nam nữ bình đẳng. Phải đề cao và tôn trọng người phụ nữ”.

    Với ý nghĩa vô cùng quan trọng đó, ngày 4 tháng 5 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam. Đây là ngày tôn vinh truyền thống gia đình, ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, hướng về gia đình, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ, các cặp vợ chồng thấu hiểu giá trị mái ấm và cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

    Ngày Gia đình Việt Nam: 28 tháng 6
    Ngày Gia đình Việt Nam: 28 tháng 6
    Ngày Gia đình Việt Nam: 28 tháng 6
    Ngày Gia đình Việt Nam: 28 tháng 6
  9. Tương tự những người mẹ vất vả chăm sóc nuôi dưỡng con cái, thì người cha cũng góp phần đáng kể trong công cuộc ấy để mỗi một người con khi trưởng thành đều là người có ích cho gia đình và xã hội. Khác với người phụ nữ được tôn vinh trong lễ 8/3 hay ngày của mẹ, thì người cha chỉ có một ngày duy nhất là Chủ nhật thứ ba của tháng 6 để tôn vinh người.


    Ngày của cha trong tiếng Anh được dịch là Father's Day là một ngày lễ tôn vinh quyền làm cha, gắn kết gia đình, cũng như ảnh hưởng của những người cha trong xã hội. Tại các quốc gia Công giáo ở Châu Âu, nó đã được tổ chức vào ngày 19 tháng 3 (Ngày Thánh Giuse) kể từ thời Trung cổ. Lễ kỷ niệm này được người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mang sang Mỹ Latinh, nơi ngày 19 tháng 3 vẫn thường được sử dụng làm ngày lễ, mặc dù nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Mỹ lấy ngày theo nước Mỹ, đó là Chủ nhật thứ ba của tháng 6.

    Ngày kỷ niệm được tổ chức vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới, phổ biến nhất là vào các tháng 3, tháng 4 và tháng 6 theo phong tục của quốc gia. Tại Việt Nam, Ngày của Cha chưa chính thức trở thành lễ kỷ niệm trên toàn quốc nhưng nhiều bạn trẻ đã hưởng ứng chào mừng, nhiều người đã lựa chọn nghỉ phép về quê thăm gia đình, hoặc một món ăn tự tay nấu. Đối với những người ở xa thì có thể gọi điện, là một lời chúc, lời cám ơn từ tận đáy lòng. Hoặc có thể lựa chọn những món quà ý nghĩa, thiết thực tặng cha.

    Ngày của Cha: Chủ nhật thứ ba của tháng 6
    Ngày của Cha: Chủ nhật thứ ba của tháng 6
    Ngày của Cha: Chủ nhật thứ ba của tháng 6
    Ngày của Cha: Chủ nhật thứ ba của tháng 6




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |