Top 6 Soạn bài Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến (Ngữ Văn 11) hay nhất

Thai Ha 100 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được những ... xem thêm...

  1. Bố cục

    - Đoạn 1 (hai câu đầu): Giới thiệu về sự ra đi đột ngột của Dương Khuê

    - Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 22): Nhớ lại những kỷ niệm giữa hai người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ.

    - Đoạn 3 (phần còn lại): Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỷ.


    Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bài thơ có thể chia thành ba đoạn:

    - Đoạn 1 (hai câu đầu): Giới thiệu về sự ra đi đột ngột của Dương Khuê

    - Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 22): Nhớ lại những kỷ niệm giữa hai người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ.

    - Đoạn 3 (phần còn lại): Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỷ.


    Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    *Kỉ niệm của tác giả với người bạn của mình

    - Cùng nhau thi đỗ làm quan

    - Cùng nhau dong chơi khắp chốn non nước

    - Cùng ngân nga hát ả đào

    - Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn

    - Cùng nhau trải qua những buổi hoạn nạn, vật đổi sao rời

    * Nỗi đau, trống vắng khi mất bạn

    - Chân tay rụng rời khi nghe tin bạn mất

    - Rượu ngon không có bạn hiền

    - Câu thơ hay không có người bình luận

    - Đàn kia gảy cũng không ai thấu hiểu

    ⇒ Cho thấy tình cảm thắm thiết giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. CÙng với tâm trạng lúc đột ngột, lúc ngậm ngùi, luyến tiếc, lúc lắng đọng thấm sâu chi phối tuổi già của tác giả. Hai câu kết là nỗi đau không nước mắt, nỗi đau như dồn vào lòng.


    Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    - Nghệ thuật nói giảm nói tránh “Bác Dương thôi đã thôi rồi”

    - Nghệ thuật sử dụng các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối bài thơ. Hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội về ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên, ... Để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi

    - Điệp từ không dùng rất hợp hoàn cảnh và đặc sắc. Chỉ một cặp lục bát mà chồng xếp 5 chữ không diễn tả thật đúng cái trống vắng khi mất bạn. Để rồi kết đọng trong tiếng khóc đáng thương của người bạn già tri kỉ. Câu thơ cuối buông nhẹ mà khơi gợi, xót đau, hờn tủi.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Bố cục

    Bài thơ này có thể chia thành 3 đoạn:

    Phần 1 (hai câu thơ đầu): Nỗi đau khi nghe tin bạn mất.

    Phần 2 (từ câu 3 đến câu 22): Những kỉ niệm về tình bạn qua dòng hồi tưởng của tác giả.

    Phần 3 (đoạn còn lại): Sự đau đớn, hụt hẫng khi quay trở lại đối diện với hiện thực.


    Câu 1 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Bố cục như trên.


    Câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Tình bạn thắm thiết, thủy chung:

    - Cách xưng hô: tôi – bác đầy thân mật, nghĩa tình.

    - Nỗi đau đớn lúc nghe tin bạn qua đời: sử dụng điệp ngữ “thôi” với mức độ biểu cảm cao, sử dụng các từ láy “man mác”, “ngậm ngùi” diễn tả tâm trạng.

    - Những kỉ niệm tình bạn đẹp đẽ:

    + Thưở đăng khoa, sớm hôm cùng nhau.

    + Kính yêu, khác đâu duyên trời.

    + Cùng nhau trải qua nhiều khoảng thời gian quý báu: lúc chơi nơi dặm khách, khi từng gác cheo leo, lúc rượu ngon cùng nhắp, khi bàn soạn câu văn.

    + Cùng nhau trải qua nhiều gian khó, biến cố cuộc đời: buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn, phận đẩu thăng chẳng dám tham trời.

    - Nỗi trống vắng khi bạn mất:

    + Chân tay rụng rời: nỗi đau tinh thần chuyển hóa thành nỗi đau thể xác.

    + Rượu ngon không có bạn hiền, câu thơ nghĩ đắn đo không viết, viết đưa ai, ai biết mà đưa: không có người tri âm, tri kỉ, không có người thấu hiểu.

    + Giường kia treo cũng hững hờ, đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn: vật còn mà người đi vật, đồ vật trở nên vô tri.


    Câu 3 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Biện pháp tu từ:

    + Phép điệp liên hoàn, điệp vòng tròn: Không mua không phải không tiền không mua; Viết đưa ai, ai biết mà đưa.

    + Thủ pháp đối lập giữa cái còn và cái mất, vật còn mà người đã đi xa: rượu ngon không có bạn hiền; Giường kia treo cũng hững hờ; Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

    + Sử dụng thể thơ song thất lục bát, thể thơ quen thuộc của ngâm khúc để bày tỏ cảm xúc da diết, quặn thắt.


    Ý nghĩa

    Bài thơ với những biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã thể hiện được tình bạn chân thành, thủy chung, nỗi đau, niềm mong nhớ của tác giả đối với người bạn đã khuất của mình.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Bài thơ có thể chia thành ba đoạn:

    - Đoạn 1 (hai câu đầu): Nỗi đau đột ngột khi mất bạn.

    - Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 22): Nhớ lại những kỷ niệm giữa hai người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ.

    - Đoạn 3 (phần còn lại): Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỷ.


    Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Tình bạn thắm thiết, thủy chung giữa hai người được tác giả diễn đạt qua sự vận động của cảm xúc thơ.

    - Hai câu thơ đầu: Nỗi đau đớn của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất:

    + Từ ngữ: Thôi đã thôi rồi, man mác, ngậm ngùi.

    → Tin bạn mất đến với Nguyễn Khuyến một cách đột ngột, bàng hoàng, sửng sốt.

    + Nhịp thơ bị phá vỡ 2/1/3: Như một tiếng nấc tức tưởi, tắc nghẹn trước nỗi đau mất bạn của nhà thơ.

    - Đoạn thơ thứ 2: Tác giả gợi nhớ lại những kỉ niệm trong quá khứ:

    + Cùng thi đỗ, cùng làm quan, cùng nhau trải qua nhiều thú vui tao nhã.

    → Là bạn tri âm, tri kỉ.

    + Về già vẫn viếng thăm nhau.

    → Dòng hồi tưởng hiện lên một tình bạn đẹp. Đó là lí do khiến Nguyễn Khuyến đau đớn, sững sờ khi nghe tin bạn qua đời.

    - Đoạn thơ thứ 3 (đoạn còn lại): Nỗi trống trải khi bạn qua đời: Mất bạn, Nguyễn Khuyến cảm thấy vô cùng trống trải, cuộc sống chẳng còn ý vị. Nỗi đau thể hiện ở nhiều cung bậc: lúc đột ngột, lúc ngậm ngùi, luyến tiếc, lúc lắng đọng thấm sâu chi phối tuổi già của tác giả. Hai câu kết là nỗi đau không nước mắt, nỗi đau như dồn vào lòng:

    Tuổi già hạt lệ như sương

    Hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan


    Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    - Bài thơ rất thành công trong nghệ thuật tu từ như nói giảm nói tránh, điệp ngữ. Nhưng đặc sắc nhất nhất là nghệ thuật sử dụng các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối bài thơ.

    - Ngôn ngữ thơ đạt đến mức trong sáng tuyệt vời: Lặp 5 từ không trong tổng số 14 từ để diễn tả một cái không trống rỗng đến ghê gớm khi mất bạn.

    - Cách sử dụng từ và hình ảnh, sử dụng điển tích, âm điệu của câu thơ song thất lục bát, nhân vật trữ tình tự bộc lộ tâm trạng.

    => Bài thơ giúp ta hiểu về tình bạn thủy chung, gắn bó, hiểu thêm về khía cạnh khác của nhân cách Nguyễn Khuyến.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Bố cục

    3 phần

    - Phần 1: 2 câu đầu: Nỗi đau của nhà thơ khi hay tin bạn mất.

    - Phần 2: Câu 3 - 22: Hồi ức về tình bạn đẹp.

    - Phần 3: Còn lại: Bày tỏ nỗi đau mất bạn.


    Nội dung bài học

    Bài thơ giúp khắc họa thành công tình bạn thủy chung, gắn bó, đồng thời cho thấy nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến.


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    Bài thơ có thể chia thành 3 phần

    - Phần 1: 2 câu đầu: Nỗi đau của nhà thơ khi hay tin bạn mất.

    - Phần 2: Câu 3 - 22: Hồi ức về tình bạn đẹp.

    - Phần 3: Còn lại: Bày tỏ nỗi đau mất bạn.


    Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    + Nhớ lại những kỉ niệm thời còn đi học, lúc thi đậu và thời gian làm quan:

    • Sớm hôm đèn sách;

    • Tình bạn như có duyên cơ từ trước;

    • Cùng nhau ngắm cảnh, ôn bài ngâm thơ, uống, rượu, ca hát, bàn bạc chuyện sách vở;

    • Cùng nhau góp công sức xây dựng đất nước…

    • Lần gặp nhau gần nhất vẫn thấy vui mừng vì cả hai còn khỏe mạnh.

    + Nhà thơ “trách” bạn vội vàng ra đi, vội “chán đời”, vội “lên tiên”.

    + Bạn mất đi, mọi thú vui ở đời không còn ý nghĩa gì: không mua và uống rượu, thơ không viết, giường không nằm, đàn không gảy.

    => Tình bạn thắm thiết


    Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    + Nói giảm, nói tránh: thôi, về, lên tiên, để chỉ cái chết.

    + Những từ láy: man mác, ngậm ngùi,rụng rời, ngẩn ngơ để chỉ nỗi đau mất bạn.

    + Biện pháp lặp từ vựng tạo sự tha thiết, bâng khuâng trăn trở trong tâm trạng tác giả (thôi, ai, cũng có lúc… )

    + Dùng những điển tích điển cố: đông bích, giường treo, đàn..

    => Nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Trả lời câu 1 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Bố cục: 3 phần:

    - Phần 1 (câu 1,2): nỗi đau mất bạn.

    - Phần 2 (câu 3 đến câu 22): hồi tưởng kỉ niệm.

    - Phần 3 (còn lại): nỗi đau đớn, trống trải trong hiện tại.


    Trả lời câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Tình bạn thủy chung thắm thiết giữa nhà thơ và Dương Khuê:

    - Cách xưng hô thân thiết kính trọng: bác Dương – tôi.

    - Nỗi đau đớn, bàng hoàng khi bạn mất: thôi đã thôi rồi (nói giảm nói tránh, điệp từ thôi).

    - Giọng điệu tê tái, trầm lắng, buồn thương: man mác, ngậm ngùi (từ láy).

    - Những kỉ niệm gắn bó thắm thiết giữa đôi bạn:

    + Khi còn trẻ: đồng môn cùng thi cử đỗ đạt (từ thuở đăng khoa), cùng vãn cảnh (chơi nơi dặm khách), cùng nghe hát ả đào, cùng thưởng rượu ngon, cùng làm thơ, cùng khốn khổ khi đất nước lâm cảnh hoạn nạn.

    + Khi về già: cùng tuổi cao sức yếu (bác già tôi cũng già rồi), cùng mang nặng tâm sự thời thế (biết thôi thôi thế thì thôi mới là), niềm vui gặp bạn (cầm tay hỏi hết xa gần/…chưa can).

    - Nỗi tiếc thương, trống trải:

    + Đau đớn như chân tay rụng rời

    + Trách bạn vội lìa xa sao vội vàng đã mải lên tiên

    + Nỗi cô đơn trống vắng khi mất bạn (không uống rượu, không làm thơ, Giường kia treo cũng hững hờ/Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn vì thiếu bạn).


    Trả lời câu 3 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Phân tích các biện pháp tu từ:

    - Điệp từ không (6 lần):

    + Nhấn mạnh hiện thực đau xót là bạn đã đã không còn nữa

    + Thể hiện khoảng trống lớn lao trong cuộc sống và tâm hồn nhà thơ khi bạn không còn nữa.

    - Sử dụng điển tích điển cố:

    + Giường treo gợi câu chuyện của Trần Phồn, Từ Trĩ;

    + Đàn kia gợi câu chuyện của Bá Nha, Tử Kì.

    - Thể thơ song thất lục bát cùng giọng điệu du dương, da diết.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  6. Câu 1 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Theo anh (chị), bài thơ này có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì?

    Lời giải chi tiết:

    Bài thơ có thể được chia thành ba đoạn:

    - Đoạn 1 (hai câu thơ đầu): Nỗi đau đột ngột khi mất bạn.

    - Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 22): Những kỉ niệm tươi rói về tình bạn sống lại trong hồi tưởng của nhà thơ.

    - Đoạn 3 (phần còn lại): Nỗi đau tắc nghẹn, hẫng hụt, chơi vơi khi đối diện với hiện thực phũ phàng (mất người tri âm, tri kỉ).


    Câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Tình bạn thắm thiết, thủy chung giữa hai người được thể hiện như thế nào?

    Lời giải chi tiết:

    Bác Dương thôi dã thôi rồi,

    Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

    - Câu thơ đọc lên nghe nhói đau, quặn thắt bởi cái sự không lành kia đến đột ngột quá. Câu lục ngắt nhịp 2/1/3 thể hiện đúng cái trường độ đứt đoạn của những tiếng nấc tắc nghẹn trong nỗi đau đến quá đỗi bất ngờ. Trong khi đó nhịp thơ dàn trải và đều đặn ở câu bát làm nỗi đau lan toả ra khắp không gian, trời đất. Một tượng đài đáng kính, đáng trọng trong lòng nhà thơ vừa mất đi một cách quá bàng hoàng khiến người trong cuộc choáng váng, tiếc nuối mà biết rằng không thể cưỡng lại được.

    - Đau gắn với nhớ, càng nhớ càng đau. Hiện tại phũ phàng khơi gợi về những ngày tươi đẹp trong quá khứ đê rồi khi những ki niệm kia vụt tan thì hiện thực lại càng gợi sự đớn đau quặn thắt hơn. Câu thơ lặng lẽ trôi về quá khứ, dựng dậy cả một thời "quá khứ hoàng kim" của tình bạn, với mấy chục năm trời gắn bó:

    + Từ buổi đầu gặp gỡ ("thủa đăng khoa ngày trước") đến tận khi tóc bạc da mồi ("Bác già tôi cũng già rồi");

    + Có lúc thật phong lưu tài tử ("Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang") lại có khi chia sẻ cay đắng gian nan ("Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn"),...

    => Dường như nỗi đau mất bạn như đang muốn tựa vào quá khứ để níu giữ một cái đã vĩnh viễn mất đi. Nguyễn Khuyến không đối diện với quá khứ mà sống cùng nó, sống trong nó. Cái chết không thể chôn vùi được những giá trị tinh thần cao quý. Tình bạn nặng trĩu trong từng câu chữ. Cái tình không chỉ là yêu thương, quý mến,... mà là "kính yêu" - cái tình cúa hai trí thức lớn. Đoạn thơ hồi tướng không ồn ào mà đằm thắm, thiết tha, sâu lắng.


    Câu 3 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Đây là một bài thơ có nghệ thuật tu từ đặc sắc. Hãy phân tích những biện pháp nghệ thuật tu từ thể hiện nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời.

    Lời giải chi tiết:

    - Nghệ thuật nói giảm nói tránh “Bác Dương thôi đã thôi rồi”

    - Bài thơ rất thành công trong nghệ thuật tu từ, nhất là nghệ thuật sử dụng các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối của bài thơ. Hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội vê ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên,... để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi:

    Rượu ngon không cố bạn hiền,

    Không mua không phải không tiền không mua.

    - Hư từ không dùng trong trường hợp này thật hợp và cũng thật sắc. Không mua rượu không phải vì không tiền, mà vì mất bạn. Không có tri kỉ thì độc ẩm chỉ tăng thêm nỗi xót xa. Chữ không tạo thành nghịch lí: Có tiền mà không mua. Chuyên uống rượu đối với nhà thơ đã thành "nghĩa tửu" bới thế mà nó không chỉ còn là câu chuyện vật chất tầm thường nữa. Chỉ một cặp lục bát mà chồng xếp 5 chữ không diễn tả thật đúng cái trống vắng khủng khiếp khi mất bạn: Câu thơ không viết, câu thơ không biết đưa ai, chiếc giường treo không bạn, tiếng đàn ngơ ngẩn không tri âm. Ý thơ trống vắng, chơi vơi để rồi kết đọng trong tiếng khóc đáng thương của người bạn già tri kỉ:

    Tuổi già hạt lệ như sương,

    Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

    => Câu thơ buông nhẹ mà khơi gợi, xót đau, hờn tủi.

    Hình minh họa
    Hình minh họa




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |