Top 12 Sai lầm trong cách dạy con có thể làm hỏng tương lai của trẻ

Lan Huong Nguyen 1836 0 Báo lỗi

Tất cả chúng ta đều muốn con cái mình lớn lên trở thành một người hạnh phúc và thành công. Vì vậy, trong hành trình nuôi dạy con, chúng ta dùng nhiều biện pháp ... xem thêm...

  1. Bố mẹ nào cũng đều muốn giúp con mình sống tốt và tự tin, nhưng điều này đôi khi thường bị quá đà. Xây dựng cho một đứa trẻ sự tự tin là tốt, nhưng không phải bằng cách khen ngợi quá lên mỗi khi bé đạt được một thành tích gì đó. Bạn hãy thể hiện sự công nhận những cố gắng và kết quả tốt mà con đạt được, nhưng hãy có chừng mực đủ để con có động lực tiếp tục phát huy chứ không phải cảm thấy mình hơn người.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)

  2. Cách cha mẹ đối xử với nhau rất quan trọng trong việc phát triển các mối quan hệ ở một đứa trẻ, đặc biệt là khi trẻ đang lớn. Nếu các bạn đối xử không tốt với nhau, hoặc nếu các bạn chọn cách giải quyết mọi việc bằng cách gào thét vào mặt nhau, đồng nghĩa với việc các bạn đang đẩy con mình vào cách giải quyết tương tự. Con trẻ thường học bằng cách nhìn việc bố mẹ làm hơn là nghe nói suông. Vậy nên bạn, với tư cách là người làm bố mẹ, hãy đối xử với nhau bằng tình yêu và sự tôn trọng, để đứa trẻ cảm nhận được giá trị và tình cảm gia đình, giúp bé cảm thấy gia đình là một tổ ấm an toàn cho bé.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  3. Không nên để trẻ có suy nghĩ bé sẽ nhận được tiền khi làm các việc lặt vặt trong nhà. Một số ý kiến cho rằng tiền thưởng là một cách rất hay để… khuyến khích trẻ làm nhiều việc hơn. Nhưng nhà không phải là khách sạn, bố mẹ nên giúp con ý thức được rằng bé là một phần của gia đình và cần đỡ đần bố mẹ. Nếu một đứa trẻ đã sớm không có trách nhiệm, làm sao có thể hi vọng khi chúng lớn lên có thể giữ được công việc hoặc thậm chí hoàn thành việc học tại trường? Vậy nên hãy giao cho con những việc phù hợp với tuổi của bé như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát… Bố mẹ hãy đảm bảo rằng con không phải làm việc quần quật như nô lệ nhưng cũng không thảnh thơi như chỉ là khách trong nhà.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  4. Ngày nay nhiều bậc cha mẹ chăm sóc con mình đến tận răng, và điều đó làm mất giá trị của việc nỗ lực và tự lập khi đứa trẻ lớn lên thành người lớn. Đừng tự mình tạo ra một đứa trẻ ỉ lại, muốn mọi thứ đều được hoàn thành sẵn cho chúng từ việc dọn phòng ốc cho đến việc luôn được che chở khỏi mọi tổn thương… Dạy cho con trở nên mạnh mẽ và biết tự làm mọi thứ không có nghĩa là bạn yêu chúng ít hơn, mà ngược lại, bạn đang yêu con rất nhiều.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  5. Nếu nhà bạn ra ngoài dùng bữa tối, và bạn mong muốn đứa con mới hai tuổi của mình ngồi yên và ăn nghiêm túc như người lớn, bạn đã tự tạo nên thất vọng cho mình. Cũng như thế, nếu bạn mong con trở thành một ngôi sao bóng đá trong khi bé chỉ cân nặng 45kg và thích chơi đàn, thì hãy điều chỉnh lại kỳ vọng của mình. Đừng đặt ra cho con và cho chính bạn những kỳ vọng không thực tế. Sự kỳ vọng duy nhất cha mẹ nên có là: Mong muốn các con được hạnh phúc..

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  6. Trẻ con dù còn bé nhưng vẫn đã là một cá thể riêng, có suy nghĩ, mơ ước, và một tương lai riêng. Cha mẹ không nên hướng cách ăn mặc như người lớn lên trẻ con. Chỉ vì giấc mơ được giàu có của cha mẹ, không có nghĩa là họ để đứa con gái bốn tuổi của mình ăn mặc như một “quý bà thành đạt”; tương tự như việc đàn hay, vẽ giỏi – đó là thứ bố mẹ muốn chứ chưa chắc đã phải là ý thích của con. Tất nhiên bạn hãy dạy con về đam mê, giới thiệu cho con về cuộc sống, nhưng hãy tôn trọng lựa chọn của con chứ đừng nên chủ quan nghĩ điều gì là tốt mà bắt con mình phải theo.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  7. Không có gì phải nghi ngờ việc cha mẹ luôn yêu thương con cái và mong muốn cho con những điều tốt đẹp nhất mà họ chưa có được. Tuy nhiên, đã có không ít trường hợp, mục đích tốt đẹp ban đầu “cho con yêu tất cả” đã kết thúc bằng việc làm hỏng đứa trẻ, đến mức chúng chẳng bao giờ hài lòng về những gì mình đang có, lúc nào cũng đòi hỏi và không bao giờ chịu cố gắng hay suy nghĩ vì người khác.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  8. Khi răn đe con rằng chúng sẽ bị phạt nếu cứ làm việc A hay việc B, hoặc đã hứa hẹn gì với con, bạn hãy theo đến cùng lời nói của mình. Cả việc hứa thưởng lẫn hứa phạt, nếu không được thực hiện thì đều không hay. Hãy để con hiểu thế nào là “đã nói là làm”, thế nào là chữ tín. Nếu bạn không giữ lời, con sẽ cho rằng những gì bạn nói chẳng có gì là nghiêm túc cả, và thế thì làm sao bạn dạy được con mình đây?

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  9. Bố mẹ lười biếng trong việc đặt ra kỷ luật dạy dỗ con mình cũng có nghĩa họ đã tạo ra một “tên quỷ nhỏ” cho người thân, thầy cô và bạn bè của bé. Đừng để con xem ngôi nhà như một “hành tinh nhảy” cả, bởi như thế, bé sẽ đối xử với ngôi nhà chẳng khác nào một đồ chơi của mình và mặc sức mà quậy phá tanh bành. Trẻ con nên được dạy dỗ để đối xử tốt không chỉ với mọi người mà còn với cả đồ vật. Có những đứa bé ngỗ nghịch đến mức thường xem chiếc ghế so-fa đắt tiền trong nhà như tấm bật lò xo và trêu chọc bạn bè bằng những từ ngữ rất tệ… Nếu bạn không răn đe, kỷ luật con mình, thì một ai khác sẽ làm điều đó và như thế chẳng hay chút nào.

    Thiếu kỷ luật
  10. Trường học là nơi bọn trẻ dành nhiều thời gian hơn bất cứ nơi đâu khác ngoài gia đình, đây chính là nơi chịu trách nhiệm không nhỏ trong việc định hình nhân cách con trẻ. Vậy tại sao bạn lại dửng dưng, không quan tâm đến những gì diễn ra tại đó? Vì bạn mệt, vì bạn không hiểu về sư phạm, vì bạn bận, vì công việc của bạn quá căng thẳng?

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  11. Sự mệt mỏi từ công việc và những mối quan hệ hằng ngày làm bạn cảm thấy khó chịu và áp lực, khiến bạn dễ dàng tức giận, hét lên, thậm chí quát mắng con vô cớ. Bạn đang mất kiểm soát với chính mình và khi đó trẻ sẽ “học tập” sự nóng giận và mất kiểm soát của bạn .


    Nếu bạn mắc phải lỗi này thì bạn cần học cách tiết chế cảm xúc của mình lại. Mọi thứ xung quanh từ công việc cho đến những đứa trẻ của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn có thể làm cho chính mình tốt hơn.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  12. Cha mẹ luôn có thói quen để những đứa con của mình “mặc cả” về hình phạt khi chúng phạm lỗi. Sau nhiều lần như vậy, chúng sẽ không còn sợ về hậu quả cho hành vi của chúng, đó chính là lúc chúng đã “bắt thóp” được bạn.


    Đừng để trẻ thay đổi qui tắc hay đàm phán về những hình phạt mà bạn đưa ra, sự rõ ràng và cương quyết của bạn buộc bọn trẻ có trách nhiệm với hành vi của chúng.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |