Top 9 sai lầm cần tránh khi trẻ sốt cao

NChip's Dung Lê 489 0 Báo lỗi

Sốt là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, hiện nay dân gian cũng đã có rất nhiều cách hạ sốt cho trẻ, tuy nhiên không phải cách nào cũng đúng và khoa học. Các bố ... xem thêm...

  1. Khi trẻ bị sốt cao thì những ông bố bà mẹ thường cho bé mặc nhiều quần áo, trùm chăn kín vì cho rằng làm như vậy sẽ giúp cho bé toát mồ hôi ra và giúp giảm nhiệt, hạ sốt. Tuy nhiên đây là phương pháp không đúng và kết quả sẽ ngược lại,lượng nhiệt quá thừa tản ra nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao nhanh chóng, trẻ không chỉ khó chịu mà còn có thể gây ra co giật.


    Khi trẻ sốt cao thường làm tuần hoàn ngoại vi kém vì thế có hiện tượng đầu và thân người nóng còn chân tay thì lạnh. Lúc này bố mẹ nên nới rộng quần áo, thậm chí mặc đồ mỏng cho trẻ, xoa hai chân cho trẻ cho đến khi chân ấm lên thì mới dễ tản nhiệt và hạ sốt được.

    Không nên mặc đồ kín, trùm chăn cho trẻ khi bị sốt.
    Không nên mặc đồ kín, trùm chăn cho trẻ khi bị sốt.

  2. Một số người già cho rằng khi trẻ sốt thì không được tắm, không được ngồi máy quạt hay điều hòa nếu không trẻ sẽ bị nhiễm lạnh và nặng thêm. Tuy nhiên cách này không khoa học tí nào. Trên thực tế, khi trẻ bị sốt thì ngâm trong nước ấm là phương pháp giảm nhiệt rất hiệu quả.


    Nếu bé không chịu tắm thì có thể dùng nước ấm để lau người cũng rất tốt. Nếu lau 1 lần bé chưa giảm sốt thì có thể lau lại lần 2, cách này còn hiệu quả hơn cả dùng thuốc. Các bạn lưu ý lau nước ấm vào vùng bẹn, nách cổ tay chân cho bé vì đây là nơi giúp hạ nhiệt cơ thể cho bé rất nhanh.

    Khi trẻ sốt cao nên tắm bằng nước ấm.
    Khi trẻ sốt cao nên tắm bằng nước ấm.
  3. Một số phụ huynh cho rằng cho trẻ uống thuốc hạ sốt, khi trẻ hạ sốt mới đến bác sỹ sẽ ảnh hưởng đến sự chẩn đoán của bác sỹ. Thực tế cách nghĩ này không đúng. Ngay trong khi di chuyển trẻ đi viện hay đi khám, thì các bậc phụ huynh nên chuẩn bị sẵn nhiệt kế và thuốc hạ sốt để bất cứ khi nào bé sốt thì cho uống ngay.


    Nếu trẻ sốt vượt quá 38.5 độ C có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt và chờ bác sỹ khám. Nếu trẻ có tiền sử sốt co giật, nên tích cực giảm sốt, có thể khi nhiệt độ vừa đến 38 độ C thì uống thuốc hạ sốt hoặc dùng viên nhét hậu môn luôn nếu bé có tiền sử cho giật. Như vậy sẽ giúp trẻ tránh được nhiệt độ cơ thể tăng quá cao và tránh phát sinh khả năng co giật, động kinh.

    Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì có thể dùng thuốc hạ sốt
    Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì có thể dùng thuốc hạ sốt
  4. Một số phụ huynh có tính lo lắng quá, cứ thấy trẻ vừa sốt là cho uống thuốc, thậm chí còn chưa dùng nhiệt kế là sốt bao nhiêu độ là đã cho uống thuốc. Nhưng trên thực tế nếu trẻ sốt ở dưới 38 độ C rất ít khi gây ra các trường hợp nghiêm trọng và không cần uống thuốc hạ sốt, bởi vì uống lúc này không có lợi cho bệnh tình, ngược lại còn tăng thêm “gánh nặng” không cần thiết cho gan, thận.


    Cần lưu ý, trẻ dưới 3 tháng uống thuốc giảm sốt càng phải thận trọng. Trước khi cho trẻ uống nên tư vấn ý kiến của bác sỹ. Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi khi sốt nên chọn cách giảm sốt sinh lý là chính, nên tắm chườm bằng nước ấm, dán miếng giảm sốt và thận trọng khi dùng thuốc hạ sốt. Trẻ còn quá nhỏ nên uống thuốc giảm sốt không dễ khống chế, dễ xuất hiện mất nước hoặc tổn thương cho dạ dày, đường ruột gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

    Không nên lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ.
    Không nên lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ.
  5. Khi trẻ có hiện tượng sốt cao là các phụ huynh liền yêu cầu truyền hoặc tiêm thuốc cho trẻ. Tuy nhiên trên thực tế thì việc trẻ bị sốt và đến mức phải truyền hoặc tiêm là rất ít. Đa phần là do cảm virus, bản thân virus cảm có tính tự giới hạn, cho nên phụ huynh cứ yên tâm không tiêm thuốc cũng sẽ tự khỏi.


    Truyền, tiêm chỉ làm trẻ thêm đau đớn, sợ hãi, lãng phí tiền bạc không đáng, còn làm ảnh hưởng đến tâm lý, thời gian nghỉ ngơi của trẻ.

    Truyền hay tiêm sẽ làm trẻ hoảng sợ hơn thôi
    Truyền hay tiêm sẽ làm trẻ hoảng sợ hơn thôi
  6. Nếu trẻ bị sốt cao trong thời gian dài (trên 7 ngày), trẻ ít uống nước hoặc không chịu uống nước, uống thuốc quá khó khăn thì lúc đó phụ huynh mới nên nghĩ đến biện pháp truyền hoặc tiêm cho trẻ. Tiêm hoặc truyền trong thời gian này chủ yếu là bổ sung nước, phòng ngừa mất nước, cung cấp điện giải cho cơ thể trẻ.

    Khi trẻ sốt thời gian dài và mất nước thì mới truyền hoặc tiêm
    Khi trẻ sốt thời gian dài và mất nước thì mới truyền hoặc tiêm
  7. Cạo gió vốn là một biện pháp được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Trong Đông y, cạo gió cũng được xem là một thủ thuật chữa bệnh nhưng phải do bác sĩ trực tiếp làm với từng bệnh nhân nhất định. Cạo gió thường cạo các bộ phận chính trên cơ thể như hai bên xương sống từ vai xuống thắt lưng, dọc theo xương sống nửa thân trên, dọc cánh tay mặt theo mặt trước và mặt trong theo lòng bàn tay.


    Tuy nhiên, cạo gió chỉ có tác dụng trong trường hợp bị cảm lạnh, còn các trường hợp khác (ví dụ sốt do nguyên nhân nhiễm trùng) thì cạo gió gần như rất ít tác dụng. Đặc biệt với trẻ em, tuyệt đối không tiến hành cạo gió với trẻ em. Da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ xung huyết, khí huyết cũng rất yếu sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió.

    Cạo gió
    Cạo gió
  8. Các mẹ thường cho nước đá vào túi nilon hoặc bọc vải rồi chườm đặt vào hai bên người bé gần nách. Cách này chỉ giúp làm mát tại vị trí chườm nhưng lại dễ làm trẻ bị bỏng lạnh. Biện pháp này còn làm co mạch, khiến lỗ chân lông không “mở” để thân nhiệt thoát ra ngoài. Sờ thấy trẻ mát bên ngoài chỉ là cảm giác do đá lạnh mang lại, còn thực tế trẻ vẫn sốt cao.


    Việc có suy nghĩ phải hạ sốt nhanh bằng mọi cách cũng cần phải cân nhắc. Khi thân nhiệt xuống quá nhanh, đột ngột dễ gây nguy hiểm cho trẻ do cơ địa trẻ không chịu được sự thay đổi quá nhanh. Việc giảm sốt cần làm từ từ. Thông thường thuốc hạ sốt hiện nay sau 30 phút uống bắt đầu có tác dụng, nhiệt độ giảm dần sau 1-2 giờ.

    Tuyệt đối không chườm đá lạnh khi trẻ bị sốt
    Tuyệt đối không chườm đá lạnh khi trẻ bị sốt
  9. Việc các che mẹ truyền nhau cách để lươn bò lên lưng để hạ sốt các mẹ không nên áp dụng bởi chưa có bằng chứng khoa học chứng minh được hiệu quả hạ sốt của biện pháp này. Trong đông y lươn là một vị thuốc nhưng phải với điều kiện được chế biến và nấu chín (hoặc hầm, hấp cách thủy) thì mới có tác dụng. Để lươn bò lên lưng trẻ (vốn rất nhạy cảm) có thể tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng cho trẻ.

    Tuyệt đối không cho lươn bò lên lưng trẻ
    Tuyệt đối không cho lươn bò lên lưng trẻ



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |