Top 6 Sách về lễ Vu Lan hay nhất

Thu Hoai 19 0 Báo lỗi

Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày lễ lớn, quan trọng của Phật giáo. Đây là dịp để các Phật tử bày tỏ lòng tưởng nhớ, đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. ... xem thêm...

  1. Sự tích Vu Lan báo hiếu được ghi lại trong kinh Vu Lan. Theo đó Mục Kiền Liên là đại đệ tử của Đức Phật, trải qua quá trình tu tập mà được lên cõi Niết Bàn.


    Nhớ tới người mẹ sinh thành dưỡng dục mình, ông dùng phép thần thông soi tỏ sáu cõi để tìm mẹ thì thấy bà vì tích nhiều ác nghiệp nên đang ở cõi ngạ quỷ, phải chịu muôn vàn khổ cực, đói kém.


    Trong lòng thương cảm, Mục Kiền Liên mang cơm tới cho mẹ ăn nhưng cơm vừa đưa vào miệng thì biến thành lửa nóng, không sao ăn được.


    Ông đành quay trở về cầu xin Đức Phật chỉ cách cứu mẹ. Đức Phật nói rằng chỉ có cách hợp lực chư tăng 10 phương mới có thể cứu mẹ của Mục Kiền Liên cùng những người khác được siêu độ, thoát chốn ngạ quỷ.


    Link mua: shopee.vn/Sách-Kinh-Vu-Lan-Và-Báo-Hiếu-i.579413639.20708695532?

    Kinh Vu Lan và báo hiếu
    Kinh Vu Lan và báo hiếu
    Kinh Vu Lan và báo hiếu
    Kinh Vu Lan và báo hiếu

  2. Bông Hồng Cài Áo là tên một đoản văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và cũng là tên một ca khúc bất hủ do Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác trong thập niên 1960, lấy ý từ bài viết trên.


    Ban đầu, Bông Hồng Cài Áo là tên một bài viết rất cảm động về Mẹ, do Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết năm 1962 tại Sài Gòn. Trong bài viết, Thiền sư Thích Nhất Hạnh kể về một tập tục đẹp mà ông gặp ở Nhật Bản: "Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."


    Trong bản văn, thay vì như ca khúc Lòng Mẹ ví tình Mẹ như biển bao la, như suối ngọt không cạn, Bông Hồng Cài Áo của nhà sư Nhất Hạnh vẽ nên người Mẹ qua những hình ảnh và lời văn đơn sơ mà gần gũi, và rất đỗi thân thương: Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một như đường mía lau. Nhà sư cũng viết "Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên... Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ... Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ."


    Cuối cùng bản văn, nhà sư Nhất Hạnh viết :"Ðó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Ðóa hoa mầu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi!"


    Như vậy ban đầu bông hoa ở đây không nhất thiết là hoa hồng. Tuy nhiên, khi tập tục này du nhập vào Việt Nam, thì hoa hồng là loại hoa được sử dụng phổ biến nhất.


    Trong những năm 1965-1966, khi Phạm Thế Mỹ bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam vì đấu tranh trong phong trào Phật giáo, ông đã lấy ý từ bài văn trên của sư Nhất Hạnh để viết ca khúc này. Từ đó, bài ca "Bông hồng cài áo" không chỉ luôn luôn được hát lên ở mỗi mùa lễ Vu Lan, mà còn là một trong những ca khúc cảm động, chân thành nhất về Mẹ.


    Link mua: shopee.vn/Sách-Bông-Hồng-Cài-Áo-by-Thích-Nhất-Hạnh-i.187014105.19281466236?

    Bông hồng cài áo
    Bông hồng cài áo
    Bông hồng cài áo
    Bông hồng cài áo
  3. Kinh Vu lan báo hiếu là tên gọi tắt của Kinh Vu-lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ, dạy về đạo hiếu thảo của Phật giáo theo truyền thống Bắc tông. Hai tụng bản trong nghi thức này là bản dịch song thất lục bát của HT. Thích Huệ Đăng, mà phần lớn Tăng Ni và Phật tử đều thuộc lòng.


    Nghi thức được biên soan gồm ba phần: Phần dẫn nhập, phần Chánh kinh và phần hồi hướng. Đây là nghi thức thuần Việt có nhiều bài sám nguyện, thường đọc tụng suốt mùa Vu-lan tháng bảy như là tháng báo hiếu của người con Phật. Nhưng thật ra kinh này có thể được đọc tụng hàng ngày để hồi hướng công đức cho cha mẹ hiện tiền, đồng thời thắp sáng truyền thống hiếu đạo cho con cháu.


    Ngoài ra, nghi thức này có thể được sử dụng trong những dịp chúc mừng sinh nhật mẹ cha, chúc thọ cho ông bà và ngay cả các khóa lễ kỳ siêu cho cha mẹ quá cố và cửu huyền thất tổ. Vì tính đa dạng của nghi thức, người thọ trì đọc tụng phải chọn đúng bài sám nguyện với nội dung thích hợp. Tụng nghi thức này là để tiếp tục nuôi lớn các hạt giống biết ơn và đền ơn đối với hai đấng sinh thành.


    Link mua: shopee.vn/Sách-Kinh-Vu-Lan-Bao-Hiếu-(-Khổ-Lớn-)-i.424470641.18151668999?

    Kinh Vu lan báo hiếu
    Kinh Vu lan báo hiếu
    Kinh Vu lan báo hiếu
    Kinh Vu lan báo hiếu
  4. Đây là tuyển tập các truyện tích Phật giáo liên quan đến ý nghĩa của mùa Vu Lan, hay nói rõ hơn là ý nghĩa hiếu kính cha mẹ. Những câu chuyện được kể lại ở đây đều đã được ghi chép rải rác trong nhiều kinh điển hoặc sách vở khác, nhưng nay được sưu tầm và đưa vào đây với chung một chủ đề để khuyến khích việc hiếu dưỡng và báo đáp công ơn cha mẹ.

    Tập truyện này là một món quà quý giá mang ý nghĩa giáo dục đạo đức rất cao mà các bậc cha mẹ có thể dành tặng cho con em mình. Những nội dung này sẽ giúp các em thấu hiểu sâu xa hơn về công ơn dưỡng dục của cha mẹ cũng như việc phải sống như thế nào để xứng đáng là một người con hiếu thảo.


    Link mua: shopee.vn/Sách-Truyện-Tích-Vu-Lan-Phật-Giáo-i.272746128.10753553603?

    Truyện tích Vu Lan Phật giáo
    Truyện tích Vu Lan Phật giáo
    Truyện tích Vu Lan Phật giáo
    Truyện tích Vu Lan Phật giáo
  5. Vu Lan là một lễ hội có từ lâu đời, đây là một truyền thống hết sức nhân văn của văn hóa Á Đông, diễn ra ở nhiều nơi như Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Lễ hội này trùng với Tết Trung Nguyên của Nông lịch, do đó từ lâu những người nghiên cứu lịch sử Phật giáo đều nghĩ rằng đây là một lễ hội có nguồn gốc từ Phật giáo Trung Hoa. Tuy nhiên lễ Vu Lan lại có nguồn gốc từ kinh Vu Lan Bồn, một bản kinh được cho là dịch từ tiếng Phạn, với nội dung chỉ nói về đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ, hiện tiền và quá vãng. Do có sự tương đồng và khác biệt như thế, cho nên từ đời Đường trở đi, người ta không ngừng tìm kiếm nguồn gốc của lễ hội cũng như Phạn bản của kinh này, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.


    Trong nghiên cứu này, tác giả Viên Như cũng làm công việc tương tự, nhưng lại đưa ra một kiến giải khác với những gì mà người ta đã bàn luận cả ngàn năm qua, không chỉ về nguồn gốc lễ Vu Lan, mà còn cả nguồn gốc Phật giáo Việt Nam; trong đó có gợi mở ở một góc độ nào đó về nguồn cội một số truyền thống và văn hóa nước ta nữa.


    Đây là những thông tin, tư liệu mới mẻ giới thiệu với quý thức giả nghiên cứu này, hy vọng rằng tác giả sẽ tìm được sự tán đồng và tán trợ của những người nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng, lịch sử nước nhà nói chung.


    Link mua: shopee.vn/Sách-Nghiên-cứu-về-nguồn-gốc-Lễ-Vu-Lan-i.115509426.3454428819?

    Nghiên cứu về nguồn gốc Lễ Vu Lan
    Nghiên cứu về nguồn gốc Lễ Vu Lan
    Nghiên cứu về nguồn gốc Lễ Vu Lan
    Nghiên cứu về nguồn gốc Lễ Vu Lan
  6. Tháng Bảy âm lịch là tháng cô hồn. Rất nhiều quỷ quái trong âm gian địa phủ xuất hiện ở nhân gian. Vì vậy, trong tháng này, việc Phật sự siêu độ theo đó cũng rất bận rộn.


    Một số thắc mắc được đặt ra: "Liệu việc siêu độ rốt cục có hiệu quả hay không? Việc siêu độ có nhất thiết phải do người xuất gia thực hiện hay không?"


    Nhà Phật có phương pháp và lý luận của việc siêu độ rất hợp tình, hợp lý và hợp pháp. Thế nhưng cách thức siêu độ quy mô lớn này lại không thường thấy trong Phật giáo nguyên thủy.


    Link mua: shopee.vn/Sách-Vu-Lan-Bàn-Về-Lý-Luận-Của-Việc-Siêu-Độ-i.272746128.18436137802?

    Vu Lan bàn về lý luận của việc siêu độ
    Vu Lan bàn về lý luận của việc siêu độ
    Vu Lan bàn về lý luận của việc siêu độ
    Vu Lan bàn về lý luận của việc siêu độ



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |