Top 10 Quốc gia người dân có thu nhập bình quân cao nhất thế giới

Vũ Minh Hoàng 16316 1 Báo lỗi

Trong thế giới kinh tế đang phát triển, việc xác định các quốc gia với thu nhập bình quân cao nhất không chỉ là một chỉ số kinh tế mà còn là độ đo quan trọng ... xem thêm...

  1. Macau là đất nước giàu nhất thế giới đứng top đầu với mức GDP bình quân đầu người (theo PPP) là 143.116 USD năm 2020. Macau dần soán ngôi của Qatar, trở thành nước giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người tăng liên tục trong vòng năm năm tới. Theo dự đoán của IMF cho thấy nền kinh tế và GDP đầu người của quốc gia này vào năm 2023 sẽ chạm đỉnh 172.681 USD, vượt xa các quốc gia khác.


    Theo The World Factbook của CIA, năm 2012, Ma Cao xếp thứ 2 toàn cầu về bình quân tuổi thọ. Ngoài ra, Ma Cao còn là một trong số ít khu vực tại châu Á có Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức rất cao. Người dân Ma Cao có mức thu nhập bình quân đầu người cao hàng đầu trên thế giới, Ma Cao được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xếp loại là 1 vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển, hoạt động kinh tế của Ma Cao phụ thuộc nhiều vào thương mại, dịch vụ, kinh doanh sòng bài và du lịch, ngoài ra nơi này cũng phát triển một số ngành sản xuất nhỏ.


    Lý do khiến Qatar, đất nước giàu top đầu trong năm 2019 bị Macau soán ngôi trong năm nay chính là sự phát triển ngành công nghiệp cờ bạc. Sòng bài, cá cược tại Macau được xem là hợp pháp, nơi đây thu hút nhiều tay chơi cờ bạc giàu có đến từ khắp nơi trên thế giới.


    Macau (Trung Quốc) – 143.116 USD

    Dân số: 0.63 triệu người
    Diện tích: 115.3 km2

    Macau (Trung Quốc)
    Macau (Trung Quốc)
    Macau (Trung Quốc)
    Macau (Trung Quốc)

  2. Top 2

    Qatar

    Đứng thứ hai trong danh sách nước giàu nhất thế giới không ai khác chính là Qatar. Qatar(tiếng Ả Rập: قطر‎, chuyển tự: Qaṭar) tên chính thức là Nhà nước Qatar (tiếng Ả Rập: دولة قطر‎‎, chuyển tự: Dawlat Qaṭar) là một quốc gia có chủ quyền tại châu Á, thuộc khu vực Tây Nam Á, phía đông bắc của bán đảo Ả Rập, nằm trong Vịnh Ba Tư. Qatar chỉ có đường biên giới trên bộ với Ả Rập Xê Út về phía nam, vịnh Ba Tư bao quanh phần còn lại của quốc gia này. Một eo biển thuộc vịnh Ba Tư chia tách Qatar khỏi đảo quốc láng giềng Bahrain, ngoài ra, đất nước này còn có biên giới hàng hải với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) ở phía nam và Iran ở phía tây.

    Mức GDP bình quân (theo PPP) của Qatar hiện là 139.151 USD, GDP 91,2 tỷ USD. Ngành công nghiệp dầu khí của quốc gia này phát triển mạnh mẽ, chiếm lượng lớn doanh thu của chính phủ (70%), kim ngạch xuất khẩu (85%) và GDP (60%). Nhờ tập trung vào phát triển kinh tế nên nhiều năm qua, Qatar luôn thuộc top đầu trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,… Tuy trong năm 2020, nền kinh tế Qatar tụt hạng hai nhưng vẫn có mức GDP đáng nể so với các quốc gia giàu có khác.

    Mặc dù là một quốc gia giàu có, tuy nhiên, Qatar hiện cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức cả trong và ngoài nước như bất bình đẳng kinh tế - xã hội đặc biệt ở trong nhóm lao động nhập cư, là đối tượng của lệnh cấm vận ngoại giao và kinh tế của các nước láng giềng: Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain, Maldives, Mauritanie, Yemen cùng Ai Cập, bắt đầu vào tháng 6 năm 2017, trong đó, Ả Rập Xê Út đã đề xuất xây dựng kênh đào Salwa, sẽ chạy dọc biên giới Ả Rập-Qatar, biến Qatar thành một hòn đảo.


    Qatar – 139.151 USD

    Dân số: 2.8 triệu người
    Diện tích : 11.571 km2

    Qatar
    Qatar
    Qatar
    Qatar
  3. Một trong top 10 nước giàu nhất thế giới, Luxembourg được xem như biểu tượng của sự giàu có. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ giúp quốc gia này có GDP bình quân (theo PPP) là 118.149 USD, GDP 74,7 tỷ USD. Mức GDP đáng ngưỡng mộ đã giúp đất nước này chễm chễ ở vị trí top 3 nước giàu có, chỉ xếp sau Macau và Qatar.


    Suốt những năm qua, Luxembourg không ngừng đầu tư và phát triển các ngành xương sống: Công nghiệp, thép, lĩnh vực tài chính và chính sách tài khóa. Bên cạnh đó, khu vực ngân hàng của Luxembourg còn được mệnh danh là “anh cả” của nền kinh tế cung cấp lượng tài sản lớn với hơn 1.240 tỷ USD.


    Trong những năm qua, Luxembourg luôn là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong EU. Thu nhập GDP đầu người thuộc loại cao nhất thế giới. Các lĩnh vực thế mạnh là thương mại, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, hoá chất cao su, nhựa, sản xuất thép, thực phẩm. Khu vực dịch vụ nói chung và dịch vụ tài chính ngân hàng nói riêng là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng (Tài chính – ngân hàng hiện đóng góp 28% GDP của Luxembourg). Cơ cấu GDP: nông nghiệp 1%, công nghiệp 14% và dịch vụ 85% (2007). Các bạn hàng chủ yếu của Luxembourg là Bỉ, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Mỹ. Điều đáng chú ý là cán cân thương mại (hàng hoá) của Luxembourg thường xuyên thâm hụt, tuy nhiên cán cân thanh toán lại thặng dư, nhờ thu hút được nhiều luồng tài chính từ bên ngoài. Luxembourg hiện tham gia khu vực đồng euro. Ngành công nghiệp luyện kim và gang thép tập trung ở vùng Tây Nam, công nghiệp thực phẩm gồm: sữa, thịt chế biến, rượu. Khu vực kinh tế thứ ba sử dụng 90% lực lượng lao động.


    Luxembourg – 118.149 USD

    Dân số: 0.63 triệu người

    Diện tích: 2.586 km2

    Luxembourg
    Luxembourg
    Luxembourg
    Luxembourg
  4. Singapore là một trong các trung tâm thương mại lớn của thế giới, với vị thế trung tâm tài chính lớn thứ tư và một trong năm cảng bận rộn nhất. Nền kinh tế mang tính toàn cầu và đa dạng của Singapore phụ thuộc nhiều vào mậu dịch, đặc biệt là chế tạo, chiếm 26% GDP vào năm 2005. Theo sức mua tương đương, Singapore có thu nhập bình quân đầu người cao thứ ba trên thế giới. Quốc gia này xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế liên quan đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sự minh bạch của chính phủ, và tính cạnh tranh kinh tế.


    Mặc dù là đảo quốc có diện tích nhỏ, chỉ chiếm 1/3 so với các quốc gia khác nhưng Singapore có thu nhập GDP bình quân (theo PPP) 105.796 USD, GDP 602 tỷ USD. Chính sách tập trung phát triển ngành dịch vụ tài chính, công nghiệp hóa chất xuất khẩu đã đưa Singapore lên tầm cao mới. Cùng với đó là chính sách kinh tế tự do hướng tới sự đổi mới, tạo điều kiện cho đảo quốc sư tử tiếp tục đảm nhận vị trí hàng top những nước giàu nhất thế giới.


    Singapore là một trong năm thành viên tham gia sáng lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), là nơi đặt Ban thư ký APEC, là một thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á, Phong trào không liên kết, Thịnh vượng chung các quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế khác. Quốc đảo này có bình quân mức sống, mức tiêu chuẩn sinh hoạt và Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt vào loại rất cao, người dân Singapore sở hữu cuốn hộ chiếu quyền lực hạng 2 toàn cầu (2021), trong đó từng nhiều lần vươn lên dẫn đầu thế giới, đứng hạng 1 thế giới trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2019, có nền kinh tế phát triển theo phân loại của IMF, WB, CIA và Liên Hợp Quốc. Quy mô nền kinh tế tính theo GDP danh nghĩa của Singapore lớn thứ 4 tính riêng ở khu vực Đông Nam Á, xếp hạng 12 tại châu Á, thứ 34 thế giới (2020). Sự phát triển nhanh chóng và bền vững của Singapore đã tạo cho quốc gia này một vị thế đáng kể, có tầm ảnh hưởng tương đối lớn trong các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là về kinh tế, khiến các nhà phân tích đều có chung một nhận định rằng: Singapore, mặc dù diện tích nhỏ, dân số ít nhưng vẫn được coi là cường quốc khu vực tại Đông Nam Á cũng như là một tiểu cường quốc trên thế giới.


    Singapore – 105.796 USD

    Dân số: 5.7 triệu người

    Diện tích: 728 km2

    Singapore
    Singapore
    Singapore
    Singapore
  5. Top 5

    Brunei

    Brunei vốn là quốc gia có diện tích nhỏ bé nhưng có nền kinh tế cực kỳ phát triển trong bảng xếp hạng nền kinh tế thế giới, và quốc gia này cũng nằm trong danh sách nước giàu nhất thế giới. Thu nhập GDP bình quân đầu người (theo PPP) của Brunei khoảng 94.374 USD, GDP 42 tỷ USD. Kinh tế giàu có đều đến từ sự đóng góp của doanh nhân trong nước và một số từ nước ngoài rót vốn đầu tư vào. Brunei có một nền kinh tế quy mô nhỏ song thịnh vượng, pha trộn giữa các hãng ngoại quốc và nội địa, quy định của chính phủ, các biện pháp phúc lợi, và truyền thống làng xã. Sản xuất dầu thô và khí thiên nhiên đóng góp khoảng 90% cho GDP của quốc gia. Khoảng 167.000 thùng (26.600 m3) dầu được sản xuất mỗi ngày, biến Brunei trở thành nhà sản xuất dầu lớn thứ tư ở Đông Nam Á. Quốc gia cũng sản xuất ra xấp xỉ 25,3 triệu mét khối (8.95×108 cu ft) khí đốt thiên thiên hóa lỏng mỗi ngày, biến Brunei thành nước xuất khẩu đứng thứ chín về tài nguyên này trên thế giới. Thu nhập đáng kể từ đầu tư ra hải ngoại bổ sung vào thu nhập từ sản xuất nội địa. Hầu hết các khoản đầu tư này do Cơ quan Đầu tư Brunei thực hiện, đây là một nhánh của Bộ Tài chính quốc gia. Chính phủ cung cấp toàn bộ các dịch vụ y tế, và trợ cấp gạo cùng nhà ở. Brunei phụ thuộc nặng vào nhập khẩu các mặt hàng như nông sản, ô tô và sản phẩm điện tử từ các quốc gia khác. Hàng nhập khẩu đáp ứng 60% nhu cầu lương thực của Brunei, trong đó có khoảng 75% đến từ các quốc gia ASEAN. Tính đến năm 2016, GDP của Brunei đạt 10.458 USD, đứng thứ 134 thế giới, đứng thứ 34 châu Á và đứng thứ 10 Đông Nam Á.


    Quốc gia này trải qua quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong thập niên 1970 và 1990, đạt mức tăng trưởng bình quân 5.6%/năm trong giai đoạn từ 1999 đến 2008. Brunei hiện nay là một quốc gia công nghiệp mới. Quốc gia này trở nên thịnh vượng nhờ các mỏ dầu và khí đốt thiên nhiên có trữ lượng lớn. Brunei có chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức rất cao, xếp thứ hai trong số các quốc gia Đông Nam Á chỉ sau Singapore, đồng thời được phân loại là một nước phát triển. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Brunei xếp hạng thứ năm thế giới về thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương. IMF cũng ước tính rằng vào năm 2011, Brunei là một trong hai quốc gia có nợ công ở mức 0% trong quy mô GDP danh nghĩa. Tạp chí Forbes cũng xếp hạng Brunei là quốc gia giàu thứ năm trên thế giới. Hiện nay Brunei tiếp tục đề ra những quy định, chính sách và phúc lợi xã hội cao tạo điều kiện cho ngành khí đốt tự nhiên, kim ngạch xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu đáng nể.


    Brunei – 94.374 USD

    Dân số: 0.45 triệu người

    Diện tích: 5.765 km2

    Brunei
    Brunei
    Brunei
    Brunei
  6. Top 6

    Ireland

    Ireland được xếp vào hàng 25 quốc gia thịnh vượng nhất thế giới theo GDP bình quân, và là quốc gia thịnh vượng thứ mười thế giới theo một xếp hạng vào năm 2015. Sau khi gia nhập EEC, Ireland ban hành một loạt chính sách kinh tế tự do, kết quả là tăng trưởng nhanh chóng. Quốc gia đạt được thịnh vượng đáng kể trong giai đoạn "Con hổ Celtic" 1995-2007. Giai đoạn này bị ngưng lại do khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2008, kết hợp với khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Ireland có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Liên minh châu Âu trong năm 2015, và nhanh chóng trở lại đứng hàng đầu trong các xếp hạng về của cải và phồn vinh quốc tế. Năm 2015, Ireland được xếp đồng hạng sáu (cùng Đức) theo chỉ số phát triển con người của Liên Hiệp Quốc. Ireland cũng đạt thành tích tốt trong một số thước đo như tự do báo chí, tự do kinh tế và tự do dân sự. Ireland là một thành viên của Liên minh châu Âu và là thành viên sáng lập của Ủy hội châu Âu và OECD. Chính phủ Ireland theo chính sách trung lập về quân sự thông qua không liên kết, chính sách này có từ ngay trước Chiến tranh thế giới thứ hai, và Ireland sau đó không gia nhập NATO, song là một thành viên trong chương trình Quan hệ đối tác vì Hòa bình của NATO.


    Khám phá các nước phát triển nhất thế giới và giàu có không thể không nhắc tới đất nước Ireland. Thu nhập GDP bình quân đầu người (theo PPP) của Ireland vào năm 2020 là 94.374 USD, GDP 428 tỷ USD. Sự giàu có của đất nước này đến từ sự thúc đẩy phát triển ngành sản xuất thực phẩm, khai thác và dệt may. Trong đó, theo xếp hạng của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Ireland đứng thứ tư.


    Ireland chính thức thoát khỏi suy thoái vào năm 2010 nhờ tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu.Tuy nhiên, do gia tăng đáng kể chi phí vay nợ công vì chính phủ đảm bảo nợ ngân hàng tư nhân, chính phủ Ireland chấp thuận một chương trình trợ giúp 85 tỷ euro từ EU, IMF và các khoản vay song phương từ Anh, Thụy Điển và Đan Mạch. Sau ba năm suy thoái, kinh tế tăng trưởng 0,7% trong năm 2011 và 0,9% trong năm 2012. Tỷ lệ thất nghiệp đạt 14,7% vào năm 2012, bao gồm 18,5% trong các tân di dân. Đến tháng 3 năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp được ghi nhận là 8,6%, giảm từ mức kỷ lục là 15,1% trong tháng 2 năm 2012. Di cư ròng từ Ireland từ năm 2008 đến năm 2013 là 120.100 người, tức khoảng 2,6% tổng dân số theo điều tra năm 2011. Một phần ba số người xuất cư trong độ tuổi 15-24. Năm 2013, Ireland được Forbes mệnh danh là "quốc gia tốt nhất để kinh doanh". Ireland ra khỏi chương trình cứu trợ tài chính của EU-IMF vào ngày 15 tháng 12 năm 2013.


    Ireland – 87.868 USD

    Dân số: 4.8 triệu người

    Diện tích: 70.273 km2

    Ireland
    Ireland
    Ireland
    Ireland
  7. Top 7

    Na Uy

    Trong năm 2020, quốc gia Bắc Âu vẫn tiếp tục nâng cao và phát triển nền kinh tế ngày càng mạnh mẽ hơn. Điển hình nhất chính là mức thu nhập GDP bình quân đầu người (theo PPP) là 78.544 USD, GPD 430 tỷ USD. Từ trước đến nay, Na Uy luôn là nước dẫn đầu về thăm dò dầu khí, đánh bắt cá và có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.


    Na Uy đi theo mô hình phúc lợi Bắc Âu với hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân và an sinh xã hội toàn diện, bắt nguồn từ lý tưởng của Chủ nghĩa quân bình. Na Uy nắm giữ vị trí quan trọng trong các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, với lượng dự trữ tài nguyên dồi dào gồm có dầu mỏ, khí tự nhiên, khoáng sản, gỗ, thủy sản và nước ngọt. Ngành dầu khí chiếm đến khoảng 1/4 tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nếu tính trên bình quân đầu người, Na Uy là chính là nước sản xuất dầu mỏ và khí tự nhiên lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Đông.


    Mức thu nhập bình quân đầu người của Na Uy cao thứ tư thế giới theo danh sách của tổ chức Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ thế giới IMF. Còn theo danh sách của CIA (ước tính 2015) Na Uy xếp thứ 11. Quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy cũng là lớn nhất thế giới, với giá trị 1 nghìn tỷ USD, chỉ số Phát triển Con người HDI cũng xếp số 1 kể từ năm 2009, xếp thứ nhất trong báo cáo hạnh phúc thế giới năm 2017 và hiện tại đang đứng đầu về Chỉ số Cuộc sống tốt đẹp hơn của OECD, chỉ số liêm chính công, chỉ số dân chủ. Na Uy cũng là một trong những nước có tỷ lệ tội phạm thấp nhất trên thế giới.


    Không chỉ vậy, Nauy còn đóng góp lớn cho thế giới với lượng xuất khẩu khí thiên nhiên (hạng 3), dầu thô (hạng 8) và dầu tinh luyện (hạng 9). Điều này tạo ra nhiều việc làm, giúp dân cư của quốc gia có năng suất tập trung sản xuất, đưa nền kinh tế phát triển.


    Na Uy – 78.544 USD

    Dân số: 5.4 triệu người

    Diện tích: 385.207 km2

    Na Uy
    Na Uy
    Na Uy
    Na Uy
  8. Bên cạnh các đất nước trên thì tiểu vương quốc Arab thống nhất cũng nằm trong top những nước giàu nhất thế giới. Nền kinh tế UAE phát triển nổi trội, tạo GDP bình quân đầu người (theo PPP) 71.613 USD, GDP 793 tỷ USD. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có kinh tế lớn thứ nhì trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (sau Ả Rập Xê Út), với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 377 tỷ USD (1,38 nghìn tỷ AED) vào năm 2012. Kể từ khi độc lập vào năm 1971, kinh tế Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tăng trưởng gần 231 lần để đạt tới 1,45 nghìn tỷ AED vào năm 2013. Mậu dịch phi dầu mỏ tăng trưởng đạt 1,2 nghìn tỷ AED, tăng khoảng 28 lần từ năm 1981 đến năm 2012. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất xếp hạng 26 trên thế giới về nơi tốt nhất để kinh doanh theo tiêu chí môi trường kinh tế và điều tiết, trong báo cáo năm 2017 của Nhóm Ngân hàng Thế giới.


    Abu Dhabi là tiểu vương quốc rộng nhất (67.350 km²) với lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ khoảng 80% dầu mỏ được khai thác ở UAE từ Abu Dhabi.Ngoại trừ Dubai, hầu hết liên bang dựa vào thu nhập từ dầu. Dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong kinh tế, đặc biệt là tại Abu Dhabi. Trên 85% kinh tế Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất dựa vào xuất khẩu dầu theo số liệu của năm 2009. Trong khi Abu Dhabi và các tiểu vương quốc khác vẫn tương đối bảo thủ trong cách tiếp cận để đa dạng hóa, thì tiểu vương quốc có trữ lượng dầu ít hơn nhiều là Dubai đã dũng cảm hơn trong chính sách đa dạng hóa. Năm 2011, xuất khẩu dầu chiếm 77% ngân sách nhà nước của UAE. Các nỗ lực thành công nhằm đa dạng hóa kinh tế giúp giảm tỷ lệ GDP dựa trên sản xuất dầu mỏ xuống còn 25%.


    Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt chính là nguồn tài nguyên giúp UAE trở thành một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Hiện nay UAE tiếp tục chú trọng xuất khẩu nguồn tài nguyên này tới các quốc gia phát triển, nhằm thu được lợi nhuận và đưa nền kinh tế giữ vững ở mức đáng ngưỡng mộ.


    Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) – 71.613 USD

    Dân số: 11 triệu người

    Diện tích: 83.600 km2

    Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) –
    Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) –
    Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) –
    Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) –
  9. Top 9

    Kuwait

    Một quốc gia thuộc Tây Á có diện tích nhỏ bé nhưng giàu có nhất nhì trên thế giới. Đất nước này có GDP bình quân đầu người (theo PPP) 70.933 USD, GDP 339.3 tỷ USD. Sự phát triển kinh tế của đất nước này chủ yếu đến từ nguồn tài nguyên dầu mỏ (lớn thứ 6 trên thế giới). Chính sự không ngừng đầu tư xuất khẩu nguồn nguyên liệu này đã tạo ra giá trị lớn cho Kuwait trở thành quốc gia giàu đứng top 9.


    Kuwait là một tiểu vương quốc lập hiến, có hệ thống chính trị bán dân chủ. Đây là một quốc gia thu nhập cao nhờ có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ sáu thế giới. Đồng dinar Kuwait là tiền tệ có giá trị cao nhất thế giới. Hiến pháp Kuwait được ban hành vào năm 1962, khiến Kuwait trở thành quốc gia dân chủ nhất trong khu vực. Kuwait có nhà hát nhạc kịch lớn nhất tại Trung Đông. Trong thế giới Ả Rập, Kuwait thường được mệnh danh là "Hollywood Vùng Vịnh" do tính phổ biến của các phim truyền hình dài tập và sân khấu.


    Kuwait có trữ lượng dầu thô chứng minh là 104 tỷ thùng, ước tính chiếm 10% trữ lượng thế giới. Theo hiến pháp, toàn bộ tài nguyên thiên nhiên trong nước là tài sản quốc gia.Kuwait có hệ thống y tế được nhà nước tài trợ, theo đó công dân Kuwait được điều trị miễn phí. Tồn tại các phòng khám ngoại trú trong mỗi khu vực dân cư Kuwait. Một chương trình bảo hiểm công cộng tồn tại nhằm cung cấp chăm sóc y tế chi phí thấp cho ngoại kiều. Các nhà cung cấp dịch vụ y tế tư nhân cũng điều hành các hạ tầng y tế tại nước này, khả dụng đối với thành viên của chương trình bảo hiểm tương ứng. Kuwait có 29 bệnh viện công. Nhiều bệnh viện mới đang được xây dựng. Bệnh viện Sheikh Jaber Al-Ahmad là bệnh viện lớn nhất Trung Đông. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Kuwait đang phát triển. Đến năm 2017, Kuwait đã đăng ký 284 bằng sáng chế, cao thứ nhì trong thế giới Ả Rập, sau Ả Rập Xê Út.


    Kuwait – 70.933 USD

    Dân số: 4.78 triệu người

    Diện tích: 17.818 km2

    Kuwait
    Kuwait
    Kuwait
    Kuwait
  10. Top 10 các nền kinh tế lớn nhất thế giới thuộc về đất nước Hong Kong (Trung Quốc). Quốc gia này đã vượt qua New York để chiếm vị trí top những nước giàu nhất thế giới. GDP bình quân đầu người (theo PPP) tại quốc gia này là 70.354 USD, GDP 534,2 tỷ USD. Nơi đây cũng tập trung nhiều tỷ phú giàu có với lượng tài sản khổng lồ. Nơi đây còn là cửa ngõ của Trung Quốc, vị trí đắc địa để tiếp cận, kết nối và giao dịch, thu hút nhiều nhà đầu tư, giúp tăng cường và phát triển nền kinh tế quốc gia.


    Hồng Kông là một trong '4 con rồng kinh tế Châu Á' (cùng với Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore), và được phân loại là một thành phố toàn cầu hạng Alpha+ (α+) - cho thấy mức độ ảnh hưởng rất lớn của thành phố đối với nền kinh tế toàn cầu. Hồng Kông là một trong những trung tâm tài chính toàn cầu quan trọng nhất, nắm giữ điểm số về chỉ số phát triển tài chính cao nhất và luôn được xếp hạng là khu vực kinh tế cạnh tranh cũng như tự do nhất trên thế giới trong nhiều năm. Đây cũng là nơi có số lượng cao ốc, nhà chọc trời nhiều nhất trên thế giới, tập trung xung quanh khu vực cảng Victoria. Hồng Kông liên tục được xếp hạng rất cao về chỉ số phát triển con người (HDI) và là một trong những lãnh thổ có bình quân tuổi thọ cao nhất trên thế giới. Hơn 90% dân số của Hồng Kông sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm không khí từ các nhà máy, khu vực công nghiệp lân cận của Trung Quốc đại lục đã gây ra một lượng lớn các tác động xấu, ảnh hưởng tới chất lượng môi trường của Đặc khu.

    Mặc dù là một vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển cao, tuy nhiên, bất ổn chính trị cùng những chính sách can thiệp từ phía Trung Quốc đại lục đã và đang góp phần kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như ảnh hưởng tới quá trình dân chủ hóa của khu vực này.


    Hong Kong (Trung Quốc) - 70.354 USD

    Dân số: 7.6 triệu người.

    Diện tích: 1.106 km2

    Hong Kong (Trung Quốc).
    Hong Kong (Trung Quốc).
    Hong Kong (Trung Quốc).
    Hong Kong (Trung Quốc).



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |