Top 10 Quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp (FDI) nhiều nhất ở Việt Nam
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần bổ sung vốn, công nghệ, năng lực quản ... xem thêm...lý, khả năng kinh doanh, khả năng tổ chức và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam là một trong số các nước vẫn duy trì được tăng trưởng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ổn định qua nhiều năm. Dưới đây là danh sách các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
-
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến tháng 3/2022, các nhà đầu tư Singapore có 2.866 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký trên 67,5 tỷ USD, đứng thứ 1/139 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Quy mô dự án bình quân của Singapore là trên 23,5 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô dự án bình quân chung của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam là trên 12,1 triệu USD/dự án. 3 “siêu dự án” đầu tư của Singapore tại Việt Nam, bao gồm: Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu, cấp phép vào năm 2020, với tổng vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD; Dự án Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (khu nghỉ dưỡng Nam Hội An), cấp phép năm 2010, tổng vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD tại tỉnh Quảng Nam; Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II, cấp phép năm 2021 với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,12 tỷ USD.
-
Hàn Quốc đang ngày càng trở thành đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam. Vào năm 2021, quy mô đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam đứng thứ nhất, đạt mức 74,7 tỷ USD. Hàn Quốc cũng đứng thứ nhất về tổng vốn đầu tư mới năm 2021. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, vị trí thứ nhất này đã được nhường lại cho Singapore.
Theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và GVMCP nhất trong 3 tháng năm 2022 (chiếm 18,1% số dự án mới, 34,6% số lượt điều chỉnh và 37,7% số lượt GVMCP). Xét về mặt địa lý, vốn FDI Hàn Quốc hiện tập trung lớn Bắc Ninh với 10.12 tỷ USD (chiếm 16.2% tổng vốn FDI Hàn Quốc đăng ký vào Việt Nam còn hiệu lực). Xếp thứ 2 là Thái Nguyên với 7.28 tỷ USD (chiếm 11.6%) và thứ 3 là Hải Phòng với 6.82 tỷ USD (chiếm 10.9%). Trong khi đó, có một số địa phương mặc dù không nằm trong top tỉnh thành thu hút FDI Hàn Quốc nhưng lại có một số dự án cá biệt có quy mô vốn bình quân lớn: Đăk Nông, Ninh Thuận, Yên Bái, Hải Phòng.
-
Trong lĩnh vực đầu tư, năm 2021, Đan Mạch có 145 doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đạt 466,17 triệu USD, đứng thứ 32 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Chỉ riêng trong quý I năm 2022, với việc hai dự án mới được cấp phép, trong đó có dự án Lego với quy mô hơn 1 tỉ USD, Đan Mạch đã vươn lên thứ 22 và là nhà đầu tư lớn thứ ba tại Việt Nam trong năm 2022.
Hiện nay, các doanh nghiệp Đan Mạch đang rất quan tâm đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực Đan Mạch có thế mạnh như năng lượng tái tạo, nông nghiệp, chăn nuôi, chế biến thực phẩm. Ngày 12/5/2022, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương và đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cùng đại diện các sở, ngành đã chứng kiến lễ ký ghi nhớ thỏa thuận thuê đất của Tập đoàn Pandora (sản xuất đồ trang sức) vào Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) 3 tại tỉnh Bình Dương. Dự kiến Pandora sẽ đầu tư 100 triệu USD để xây dựng cơ sở sản xuất đầu tiên tại Việt Nam, đáp ứng 60 triệu sản phẩm trang sức mỗi năm và tạo ra việc làm cho hơn 6.000 người.
-
Hiện nay, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến từ nhiều quốc gia. Trong đó, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc, vẫn duy trì rót tiền vào Việt Nam trong nhiều năm qua.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc liên tục rót tiền đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, tính đến hết năm 2021, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam khoảng 21.337 triệu USD với 3.325 và xếp thứ 7 trong tổng số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, tính riêng tháng 12/2021, Trung Quốc xếp thứ 4 trong danh sách các nước đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn lên tới 2.921 triệu USD và 204 dự án cấp mới. Tính đến 20/3/2022, số vốn Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam đạt 21.964 triệu USD với tổng 3.372 dự án. FDI của Trung Quốc có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành Việt Nam. Tuy nhiên, các dự án này chủ yếu tập trung tại các tỉnh biên giới có khu kinh tế cửa khẩu, ven biển, các thành phố đông dân, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
-
Đến nay, Hà Lan là đối tác EU có đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam với gần 400 dự án và tổng số vốn khoảng 11 tỷ USD, chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam.
Doanh nghiệp Hà Lan đầu tư 380 dự án, với tổng số vốn đầu tư trực tiếp 13,55 tỷ USD. Các dự án đầu tư chủ yếu thực hiện tại các tỉnh phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương…Nhiều dự án đầu tư của Hà Lan tại Việt Nam hoạt động rất hiệu quả, với các công ty lớn nổi tiếng như Heineken, Unilever, Rroyal Dutch Shell, Philips, Akzo Nobel Coating… Trong thời gian qua, hai nước đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực công nghiệp, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, sản xuất giảm phát thải... hướng đến phát triển bền vững.
-
Hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có nhiều tiến triển trong thời gian qua. Theo thống kê, đã có tổng số 4.935 dự án đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam được phê duyệt với tổng vốn đầu tư lên tới 64,5 tỷ USD (lũy kế).
Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) cho thấy 4 tháng đầu năm 2022, Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí đối tác quan trọng của Việt Nam trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhật Bản có 48 dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng ký đạt 255,9 triệu USD. Dòng vốn FDI của quốc gia này đã hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành của Việt Nam. Sự xuất hiện của nhiều thương hiệu hàng đầu nước này như: Honda, Toyota, Canon… đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam. Hiện dòng vốn FDI Nhật Bản tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, sản xuất phân phối điện và kinh doanh bất động sản.
-
Theo số liệu mới nhất của Bộ Kinh tế Đài Loan, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia và vùng lãnh thổ doanh nghiệp Đài Loan đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất (sau Hungary, British Virgin Islands, Hồng Kông, Mỹ). Trong khu vực ASEAN, đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam lũy kế chiếm khoảng 55%, vượt xa vị trí thứ hai là Indonesia chỉ chiếm khoảng 23%.
Không chỉ gia tăng về số lượng, đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam cũng có thay đổi về lĩnh vực và địa bàn trong vài năm qua. Nếu như từ 2017 trở về trước, DN Đài Loan chủ yếu tập trung vào các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... Thì hiện nay lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp điện tử, công nghệ Đài Loan là các địa phương khu vực phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Hải Phòng...
-
Hồng Kông hiện là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam và là nhà đầu tư lớn với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 27,83 tỉ USD (tính đến ngày 20.12.2021) với nhiều ngành nghề đầu tư đa dạng trong các lĩnh vực: Công nghiệp chế biến, chế tạo, bất động sản, sản xuất xuất khẩu, dệt may, dịch vụ nhà hàng khách sạn, vận chuyển, kho bãi…
Những năm qua, Việt Nam đã nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, là nước gia công hàng hóa xuất khẩu lớn của khu vực, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp FDI quốc tế, trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI của Hong Kong. Năm 2021, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hồng Kông và là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Hồng Kông trong các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Tính chung 4 tháng đầu năm, đầu tư FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt gần 170 triệu USD, đứng thứ 9 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Từ đầu năm 2022, nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đã tăng đầu tư vào Việt Nam. Mới nhất, Tập đoàn Quantum (Hoa Kỳ) và Công ty cổ phần BB Group (Tập đoàn BBG, Việt Nam) đã ký thỏa thuận với tỉnh Quảng Trị về việc nghiên cứu, hợp tác đầu tư hai dự án quy mô lớn tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Trước đó, 2 doanh nghiệp lớn khác của Hoa Kỳ là Exxon Mobil và Milennium cũng đề xuất các kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án điện khí tại Việt Nam... Không chỉ có các khoản đầu tư vào sản xuất, hay dịch vụ, sự có mặt của các tên tuổi lớn như Ford, General Electric, Pepsi, Coca-Cola, Nike, Microsoft, Citi Group, P&G, Metlife, UPS… cũng đã thể hiện sự quan tâm lớn của Hoa Kỳ tới thị trường Việt Nam.
-
Tính đến 20/02/2022, Malaysia có 668 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 12,8 tỷ USD, đứng thứ 10 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Quy mô dự án bình quân của Malaysia là trên 19 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô dự án bình quân chung của cả nước là 12 triệu USD/dự án.
Malaysia hiện đã có đầu tư tại 32/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam (không kể lĩnh vực dầu khí ngoài khơi). TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về vốn đầu tư của Malaysia tại Việt Nam với 296 dự án, tổng vốn đầu tư là 4,7 tỷ USD, chiếm 37% tổng vốn đầu tư của Malaysia tại Việt Nam; đứng thứ hai là Trà Vinh với 02 dự án, tổng vốn đầu tư trên 2,5 tỷ USD, chiếm 20% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là Hà Nội với 111 dự án, tổng vốn đầu tư 2,1 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng và các địa phương khác.
Trung Thành Nguyễn 2019-04-09 20:37:39
Bài viết được chọn làm video cho kênh youtube của Toplist. Thanks tác giả