Top 15 Quốc gia có trữ lượng khí tự nhiên nhiều nhất thế giới

Châu Châu 343 0 Báo lỗi

Tài nguyên thiên nhiên là trữ lượng nhiên liệu và khoáng sản ở các quốc gia. Với sự gia tăng dân số và nhu cầu, việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ... xem thêm...

  1. Top 1

    Nga

    Các mỏ khí đốt rộng lớn xung quanh bán đảo Yamal sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai năng lượng của Nga. Phát biểu tại Hội nghị Kinh doanh Quốc tế ngày 31.8, giám đốc tập đoàn dầu khí Nga Gazprom cho biết, Nga có trữ lượng khí đốt tự nhiên khổng lồ có thể đủ dùng hơn một thế kỷ.


    “Người tiêu dùng của chúng tôi, những công dân Nga, sẽ được tiếp cận với nguồn năng lượng đáng tin cậy, giá rẻ này. Điều đặc biệt quan trọng cần lưu ý là họ có thể lạc quan về tương lai khí đốt của đất nước. Tại sao? Bởi vì chúng tôi có nguồn dự trữ cho 100 năm tới” - RT dẫn lời ông Miller nói, đồng thời lưu ý rằng một số mỏ của Gazprom sẽ vẫn cung cấp khí đốt kể cả vào năm 2120. Giám đốc điều hành của gã khổng lồ năng lượng đưa ra dự báo lạc quan về sự phát triển của các nguồn tài nguyên rộng lớn ở bán đảo Yamal, phía Bắc của Nga. Ông Miller đồng thời cho biết thêm rằng Gazprom đang chuẩn bị khai trương mỏ khí Kharasavey và cũng đã bắt đầu phát triển các mỏ sâu của mỏ Bovanenkovo.

    Nga có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, ước tính khoảng 48 nghìn tỉ mét khối, tương đương 1/4 tổng trữ lượng toàn cầu. Trong một diễn biến khác, cổ phiếu của Gazprom phục hồi sau báo cáo về lợi nhuận khổng lồ. Ngày 31.8, cổ phiếu của Gazprom tăng 31%, lên 267,25 rúp (4,43 USD) trên Sàn giao dịch Mátxcơva, sau khi tập đoàn thông báo về lợi nhuận bội thu và chi trả cổ tức cho các cổ đông.


    Trữ lượng khí tự nhiên: 47.798 tỷ mét khối

    Trữ lượng dầu khí Nga đủ dùng đến ít nhất năm 2080
    Trữ lượng dầu khí Nga đủ dùng đến ít nhất năm 2080
    Lễ khởi công một đường ống dẫn khí đốt tại St. Petersburg (Nga) năm 2010
    Lễ khởi công một đường ống dẫn khí đốt tại St. Petersburg (Nga) năm 2010

  2. Top 2

    Iran

    Iran chiếm 16% trữ lượng khí đốt của Thế giới, giá trị 11.200 tỷ USD. Nước này cũng sở hữu trữ lượng dầu lửa lớn thứ ba thế giới, với 136,2 tỷ thùng, chiếm hơn 10% trữ lượng toàn cầu. Tuy nhiên, do chương trình hạt nhân gây tranh cãi, Iran gặp khó khăn trong việc xuất khẩu tài nguyên này. Thực hiện kế hoạch thu hút 125 tỷ USD đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành dầu khí của Iran trong vòng bốn đến tám năm tới, người đứng đầu Cơ quan Kế hoạch và Ngân sách Iran (PBO) Masoud Mirkazemi (M.Mia-ca-dê-mi) cho biết, chính phủ nước này đã ký thỏa thuận với các doanh nghiệp trong nước để đầu tư 29 tỷ USD vào các dự án dầu mỏ và khí đốt.


    Iran hiện là nước có trữ lượng khí tự nhiên lớn thứ hai thế giới sau Nga, nhưng các lệnh trừng phạt của Mỹ đã ngăn cản nước này tiếp cận công nghệ và làm chậm lại sự phát triển của lĩnh vực xuất khẩu dầu khí. Triển vọng Iran có thể tăng lượng dầu mỏ xuất khẩu nhờ tiến bộ trong đàm phán về JCPOA đã tác động đến thị trường "vàng đen" thế giới. Nhà phân tích thị trường cấp cao PRICE Futures Group, ông Phil Flynn (Ph.Phlin) cho biết, một số nhà giao dịch dầu đang kỳ vọng khả năng Iran và các nước phương Tây đạt được thỏa thuận, qua đó Tehran có thể tăng lượng dầu mỏ xuất khẩu cho thị trường thế giới. Ông Vivek Dhar (V.Ða), nhà phân tích của Ngân hàng Thịnh vượng cho rằng, Iran có thể tăng xuất khẩu dầu khoảng từ 1 đến 1,5 triệu thùng/ngày trong sáu tháng và việc khôi phục JCPOA có thể giúp "hạ nhiệt" giá dầu trên thị trường.


    Trữ lượng khí tự nhiên: 33.980 tỷ mét khối

    Một cơ sở khai thác khí đốt ở Iran
    Một cơ sở khai thác khí đốt ở Iran
    Một mỏ khai thác dầu ở Đảo Khark, Iran.
    Một mỏ khai thác dầu ở Đảo Khark, Iran.
  3. Top 3

    Qatar

    Nơi đây có North Field, mỏ khí đốt dưới nước lớn nhất thế giới mà Qatar chia sẻ với Iran. Mỏ khí đốt này chiếm khoảng 10% trữ lượng khí đốt tự nhiên được biết đến trên thế giới. Người dân nước này đang được hưởng nhiều quyền lợi và các khoản hỗ trợ hào phóng khi đất nước có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn hàng đầu thế giới. Dầu khí đã làm cho đất nước khoảng 50 tuổi này trở nên giàu có và có tầm ảnh hưởng lớn. Trong vài thập niên, có khoảng 300.000 công dân Qatar đã bỏ cuộc sống mưu sinh vất vả là đánh cá và mò ngọc trai.

    Hiện Qatar trở thành điểm trung chuyển quốc tế với Sân bay quốc tế Doha, có hãng hàng không quốc gia Qatar Airways và kênh truyền hình Al Jazeera với tầm ảnh hưởng rộng. Tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng hóa nền kinh tế, Qatar trở thành nước giàu nhất Trung Đông và có GDP đầu người cao nhất thế giới. Trên thế giới có nhiều quốc gia giàu dầu mỏ, nhưng không phải nước nào cũng tận dụng tốt nguồn tài nguyên này tốt như Qatar. Nhiều nước như Iraq, Libya, Nigeria… đều trở thành nạn nhân của lời nguyền nguồn tài nguyên ma lực này, dẫn tới kinh tế trì trệ và tăng trưởng hạn chế. Trong khi đó, Qatar biết cách tái đầu tư tiền từ dầu mỏ và đa dạng hóa nền kinh tế.


    Trữ lượng khí tự nhiên: 23.871 tỷ mét khối

    Qatar: Trữ lượng khí đốt đủ khai thác trong vòng 138 năm
    Qatar: Trữ lượng khí đốt đủ khai thác trong vòng 138 năm
    Một cơ sở khai thác khí đốt ở Qatar
    Một cơ sở khai thác khí đốt ở Qatar
  4. Ả Rập Xê-út có 49 mỏ dầu, với hai mỏ trong số này được coi là lớn nhất thế giới: (i) Mỏ Ghawar, nằm ở tỉnh Easter, là mỏ dầu lớn nhất thế giới, sản xuất từ 50 - 70% tổng sản lượng dầu thô của Ả Rập Xê-út và 6,4% tổng sản lượng của thế giới. (ii) Mỏ Safaniyah, nằm cách thành phố Dhahran 200 km về phía bắc, đây là mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất thế giới và là mỏ dầu lớn thứ hai của Ả Rập Xê-út, sản xuất hàng ngày hơn 1 triệu thùng dầu thô, với trữ lượng 37 tỷ thùng dầu. Cả hai mỏ dầu đều do Công ty Dầu khí Quốc gia Ả Rập Xê-út Saudi Aramco sở hữu và điều hành.

    Ả Rập Xê-út
    là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tháng 12/2018, sản lượng dầu từ Ả Rập Xê-út, Mỹ và Nga chiếm 40% sản lượng dầu toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng xu hướng thị trường và biến động dầu thô. Theo dữ liệu khai thác dầu thô của Ả Rập Xê-út được cập nhật hàng tháng trong giai đoạn từ tháng 1/2002 đến tháng 10/2021, sản lượng dầu thô trung bình của nước này là 9.423.500 thùng/ngày. Mức khai thác dầu thô cao nhất mọi thời đại của nước này là 11.642.000 thùng/ngày vào tháng 4/2020 và mức thấp kỷ lục là 7.121.000 thùng/ngày vào tháng 2/2002.


    Trữ lượng khí tự nhiên: 15.910 tỷ mét khối

    Mỹ là đối tác nhập khẩu dầu thô hàng đầu của Ả Rập Xê-út.
    Mỹ là đối tác nhập khẩu dầu thô hàng đầu của Ả Rập Xê-út.
    Ả Rập Xê-út là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới
    Ả Rập Xê-út là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới
  5. Top 5

    Mỹ

    Sản lượng khí đốt thiên nhiên tại Mỹ đã sụt giảm cho đến khi cách mạng dầu khí đá phiến xảy ra. Sản lượng khí đốt tại Mỹ đã tăng mạnh mẽ 86% trong giai đoạn 2005 - 2020, đưa Mỹ trở lại vị trí dẫn đầu toàn cầu trong số các nhà sản xuất khí đốt thiên nhiên lớn nhất.


    Mỹ đã thống trị sản xuất khí đốt thiên nhiên toàn cầu cho đến những năm 1980, thời điểm nước này nhường vị trí dẫn đầu cho Nga. Các nước Trung Đông cũng đã phát triển trữ lượng khí đốt thiên nhiên của mình với tốc độ nhanh chóng trong vòng 50 năm qua và đang trên đà dẫn đầu toàn cầu. Chuyên gia phân tích dầu khí Robert Rapier của trang tin Oilprice mới đây đã có bài viết tiếp theo xoay quanh báo cáo Thống kê năng lượng toàn cầu (Statistical Review of World Energy 2021) của tập đoàn dầu khí BP. Bài viết tập trung và tình hình về sản xuất và tiêu thụ khí đốt thiên nhiên của Mỹ. Sản lượng khí đốt thiên nhiên tại Mỹ đã sụt giảm cho đến khi cách mạng dầu khí đá phiến xảy ra. Sản lượng khí đốt tại Mỹ đã tăng mạnh mẽ 86% trong giai đoạn 2005 - 2020, đưa Mỹ trở lại vị trí dẫn đầu toàn cầu trong số các nhà sản xuất khí đốt thiên nhiên lớn nhất.


    Mức tiêu thụ khí đốt của Mỹ đã tăng lên nhanh chóng khi các nhà máy điện than được chuyển đổi sang tiêu thụ nhiên liệu khí và đảm bảo công suất dự phòng cho các nguồn phát điện NLTT. Sự gia tăng các nguồn cung khí đốt thiên nhiên và chuyển đổi nhiên liệu trong các nhà máy điện đã khiến khí đốt thiên nhiên trở thành nhiên liệu hóa thạch có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Trong thập kỷ vừa qua, tiêu thụ khí đốt thiên nhiên toàn cầu đã gia tăng với tốc độ trung bình hàng năm đạt 2,9% so với mức 1,5%/năm của dầu và 0,9% đối với nhiên liệu than.


    Trữ lượng khí tự nhiên: 13.167 tỷ mét khối

    Mỹ đã thống trị sản xuất khí đốt thiên nhiên toàn cầu cho đến những năm 1980, thời điểm nước này nhường vị trí dẫn đầu cho Nga.
    Mỹ đã thống trị sản xuất khí đốt thiên nhiên toàn cầu cho đến những năm 1980, thời điểm nước này nhường vị trí dẫn đầu cho Nga.
    Mỹ đứng ở vị trí dẫn đầu toàn cầu trong số các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên
    Mỹ đứng ở vị trí dẫn đầu toàn cầu trong số các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên
  6. Các mỏ khí chính của Turkmenistan được phát hiện ở các khu vực trung tâm và phía đông vào những năm 1940 và 1950 và trong thập niên 1980 nước cộng hòa này đã trở thành nước sản xuất khí thiên nhiên lớn thứ hai ở Liên Xô, sau Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Trong thời kỳ khí hậu Xô Viết, khí thiên nhiên được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Cộng hòa Xô viết khác, khi sản lượng của Turkmenistan tăng đều đặn từ khoảng 9,2 triệu m³ vào năm 1940 lên khoảng 234 triệu m³ vào năm 1960 và khoảng 51 tỷ m³ vào năm 1975. Việc xuất khẩu này nằm dưới sự kiểm soát tập trung và hầu hết doanh thu xuất khẩu đã được đóng góp vào ngân sách trung ương của Liên Xô.


    Một quan sát thấy rằng sản xuất và xuất khẩu đạt đỉnh điểm trong năm 2008 và bị suy giảm đáng kể trong năm 2009. Nguyên nhân là do một vụ nổ xảy ra ở hệ thống đường ống dẫn khí Trung Á - Trung tâm vào tháng 4 năm 2009 mà Turkmenistan đổ lỗi cho công ty Gazprom. Kể từ đó, Nga đã hạn chế nhập khẩu của nước này chỉ khoảng 10 tỷ mét khối. Sản xuất và xuất khẩu bắt đầu tăng trở lại từ năm 2010 do mở đường ống dẫn khí đốt Trung Á - Trung Quốc.

    Trữ lượng khí tự nhiên: 11.326 tỷ mét khối

    Nhà máy xử lý khí của Turkmenistan
    Nhà máy xử lý khí của Turkmenistan
    Giàn khoan dầu của Turkmenistan tại biển Caspi
    Giàn khoan dầu của Turkmenistan tại biển Caspi
  7. Sản lượng khai thác khí đốt tự nhiên của Trung Quốc đã vượt 100 tỷ m3/năm trong 5 năm trở lại đây. Thepaper.cn dẫn số liệu thống kê từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC). Các chuyên gia CNPC cho biết, kết quả này là nhờ bước tiến về công nghệ và nỗ lực tăng tốc phát triển khí đốt vì mục tiêu bảo vệ môi trường của quốc gia. Tuy nhiên, sản lượng này vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu quá lớn ở trong nước. Trung Quốc đã phải thành lập cơ sở sản xuất khí đốt tự nhiên tại khu vực Tây Bắc Trung Quốc (tỉnh Thanh Hải) và lưu vực sông Tarim (Tân Cương), theo báo cáo của Thepaper.cn.


    Sản lượng khí đốt tự nhiên của Trung Quốc tăng chủ yếu từ nỗ lực phát triển nguồn năng lượng sạch của các hãng năng lượng khổng lồ như CNPC. Tập đoàn này đã đẩy tỷ trọng khí đốt Trung Quốc từ 4,8% (năm 2012) lên 9,1% (năm 2021) trên tổng sản lượng cơ cấu khai thác năng lượng.

    Trong cuộc họp cổ đông mới đây, CNPC cho biết sẽ kinh doanh nguồn năng lượng mới là hydro sạch carbon thấp. Hiện nay, sản lượng sản xuất khí đốt của tập đoàn đã vượt mức 100 triệu tấn. Qian Zhijia, Tổng giám đốc công ty con CNPC, cho biết năm 2021 công ty đã bán hơn 200 tỷ m3 khí đốt, giúp thay thế 273 triệu tấn than tiêu chuẩn và giảm 274 triệu tấn carbon dioxide.


    Trữ lượng khí tự nhiên: 6.654 tỷ mét khối

    Sản lượng khai thác khí đốt tự nhiên của Trung Quốc đã vượt 100 tỷ m3/năm trong 5 năm trở lại đây
    Sản lượng khai thác khí đốt tự nhiên của Trung Quốc đã vượt 100 tỷ m3/năm trong 5 năm trở lại đây
    Một tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga tại một bến cảng ở Thiên Tân, Trung Quốc
    Một tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga tại một bến cảng ở Thiên Tân, Trung Quốc
  8. Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là một trong 10 nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. UAE là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Tổ chức các nước Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ (OAPEC), và thành viên Diễn đàn Các nước xuất khẩu khí đốt (Gas Exporting Countries Forum GECF).


    UAE được thành lập từ năm 1971, theo mô hình liên bang của 7 Tiểu Vương quốc là Abu Dhabi, Ajman, Dubai, Fujairal, Ras AI Khaimah (RAK), Sharjah và Umm AI Quwain. Tiểu Vương quốc Abu Dhabi nắm giữ đa số nguồn tài nguyên dầu khí, với 95% trữ lượng dầu mỏ của UAE tập trung ở Abu Dhabi. Abu Dhabi cũng nắm giữ đa số trữ lượng khí tự nhiên, với một số mỏ khí tự nhiên lớn nhất trên thế giới. Các Tiểu Vương quốc Dubai, Sharjah và RAK nắm giữ một số mỏ khí tự nhiên với trữ lượng còn lại. Mỗi Tiểu Vương quốc chịu trách nhiệm về các quy định quản lý dầu khí nằm trong diện tích của mình.


    Nguồn thu từ lĩnh vực dầu khí chiếm 30% GDP của UAE. Sản lượng dầu thô tháng 10/2021 của UAE là 2.828.000 thùng/ngày, ghi nhận sự gia tăng so với sản lượng tháng 9/2021 là 2.790.000 thùng/ngày. Dữ liệu khai thác dầu thô của UAE được cập nhật hàng tháng, trung bình là 2.578.000 thùng dầu/ngày từ tháng 1/2002 đến tháng 10/2021. Sản lượng khai thác dầu thô đạt mức cao nhất mọi thời đại là 3.841.000 thùng/ngày vào tháng 4/2020 và mức thấp kỷ lục 1.934.000 thùng/ngày vào tháng 2/2002.

    Trữ lượng khí nhiên: 6.088 tỷ mét khối

    Cơ sở dầu khí Taqa của UAE
    Cơ sở dầu khí Taqa của UAE
    Một cơ sở dầu khí của UAE
    Một cơ sở dầu khí của UAE
  9. Top 9

    Nigeria

    Mặc dù có trữ lượng lớn khí đốt tự nhiên, Nigeria lại rất ít dựa vào nhiên liệu này để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong khi đây có thể là một giải pháp cho tình trạng thiếu hụt lớn mà đất nước này đang phải đối mặt. Nigeria cam kết đạt được tính trung hòa carbon vào năm 2060 tại COP26. Một mục tiêu mà theo các nhà chức trách, đòi hỏi kinh phí lên tới 400 tỷ USD.

    Theo Bloomberg, 310 tỷ USD trong khoản tài trợ này sẽ phải được chi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất, truyền tải và phân phối điện và 75 tỷ USD để cải thiện tình trạng năng lượng cho các tòa nhà cao tầng. Những mục tiêu này có thể đạt được "nếu quốc gia nhận được hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực từ các quốc gia thành công và tiên tiến nhất", ông Buhari nói. Theo báo cáo của USAID, Nigeria chỉ chiếm 1,01% lượng phát thải khí nhà kính (GHG) toàn cầu vào năm 2014. Để đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2060, đất nước phải hướng tới một tương lai xanh. Hiện tại, Nigeria muốn tin tưởng vào việc tôn trọng các cam kết của các nước phát triển đối với các nước đang phát triển và mới nổi, tại COP21. Cam kết ủng hộ các khoản đầu tư tôn trọng khí hậu, đặc biệt là năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng xanh và đổi mới công nghệ.


    Trữ lượng khí nhiên: 5.748 tỷ mét khối

    Một cơ sở khai thác dầu tại Delta, Nigeria
    Một cơ sở khai thác dầu tại Delta, Nigeria
    Một cơ sở khác khai thác khí đốt tại Nigeria
    Một cơ sở khác khai thác khí đốt tại Nigeria
  10. Venezuela là quốc gia sở hữu trữ lượng dầu mỏ dồi dào nhưng đang chịu nhiều lệnh trừng phạt gây cản trở việc khai thác. Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ khá lớn, trước khi chịu các lệnh trừng phạt hà khắc dẫn đến giảm sản lượng, nước này khai thác tới gần 3 triệu thùng dầu mỗi ngày. Chuyên gia Jorge Pinon tại Đại học Texas (Mỹ) cho biết những năm qua, thiết bị và máy móc để sản xuất lượng lớn dầu tại Venezuela đã dần rỉ sét. Tờ Wall Street Journal (Mỹ) cho biết các nhà máy lọc dầu của Venezuela mặc dù đã “năng động” hơn trong 2 năm trở lại đây nhưng vẫn chưa thể đạt năng suất của thập niên 90 của thế kỷ trước. Một ví dụ là nhà máy lọc dầu Amuay xử lý khoảng 168.000 thùng dầu thô mỗi ngày trong năm 2021 nhưng vào năm 1998 cơ sở này có thể xử lý đến 570.000 thùng dầu.


    Theo dữ liệu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Venezuela hiện sản xuất 688.000 thùng dầu mỗi ngày. Hầu hết trong số này được xuất sang Trung Quốc, một phần nhỏ đến Nga và Iran. Khoảng 60.000 thùng dầu đến Cuba và một số nơi khác như Ấn Độ. Con số này được tờ Wall Street Journal đánh giá vẫn khá khiêm tốn và chỉ tương đương chưa đầy 1% so với 100 triệu thùng dầu các nước trên toàn thế giới khai thác mỗi ngày. Trong tháng 3, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố nước này và các đồng minh sẽ tung 60 triệu thùng dầu từ kho dữ trữ. Tuy nhiên, 60 triệu thùng dầu cũng chỉ tương đương lượng thị trường Mỹ tiêu thụ trong 3 ngày do vậy động thái này được coi là không mang lại nhiều tác động.


    Trữ lượng khí tự nhiên: 5.663 tỷ mét khối

    Một nhà máy lọc dầu tại Puerto La Cruz, Venezuela
    Một nhà máy lọc dầu tại Puerto La Cruz, Venezuela
    Khói bốc lên tại một cơ sở lọc dầu tại El Palito - nơi gần đây xảy ra tràn dầu
    Khói bốc lên tại một cơ sở lọc dầu tại El Palito - nơi gần đây xảy ra tràn dầu
  11. Top 11

    Algeria

    Algeria - nhà xuất khẩu khí đốt lớn nhất ở châu Phi và lớn thứ 7 trên thế giới trong năm 2020 – có trữ lượng khí đốt ít nhất khoảng 4,5 nghìn tỷ m3. Algeria sở hữu mạng lưới đường ống dẫn khí chạy dài từ những cánh đồng rộng lớn ở trung tâm và phía nam đất nước, đưa nhiên liệu đến Iberia và cực nam của Iatly. Quốc gia này cũng sở hữu 2 nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn ở Arzew và Skikda dọc bờ biển Địa Trung Hải. Điều này giúp Algeria dễ dàng vận chuyển LNG bằng tàu chở dầu tới nhiều điểm đến khác ở châu Âu.


    Tuy nhiên, tờ Rai Al Youm chỉ ra rằng phần lớn cơ sở hạ tầng năng lượng của Algeria đang cũ dần và nhu cầu tiêu thụ nội địa gia tăng. Đây là hai yếu tố đang cản trở quá trình thúc đẩy gia tăng sản lượng của nước này. Một số công ty năng lượng châu Âu - bao gồm Công ty Eni của Italy, Total của Pháp, Equinor của Na Uy và Wintershall của Đức – đều đã hoạt động tại quốc gia giàu khí đốt này. Họ cũng hợp tác với tập đoàn năng lượng quốc doanh khổng lồ Sonatrach của Algeria trong hàng loạt các dự án.

    Riêng Italy đã nhập khẩu khoảng 21 tỷ m3 khí đốt từ Algeria vào năm 2021. Nước này cũng đã ký thỏa thuận cung cấp thêm 9 tỷ m3 từ năm 2023 đến năm 2024 - tương đương với khoảng 12% lượng tiêu thụ khí đốt hàng năm của Rome. Trong khi đó, Wintershall đã ký hợp đồng với Algeria, dự kiến sản xuất 2,8 tỷ m3 khí đốt hàng năm cho đến năm 2041.


    Trữ lượng khí nhiên: 4.502 tỷ mét khối

    Nhà máy khí đốt Kechba, Algeria
    Nhà máy khí đốt Kechba, Algeria
    Khu vực mỏ Hassi R'mel
    Khu vực mỏ Hassi R'mel
  12. Top 12

    Iraq

    Với trữ lượng dầu 143,1 tỷ thùng (2,275×1010 m3) đã được xác định, Iraq xếp thứ 2 trên thế giới sau Ả Rập Xê Út về trữ lượng dầu. Sản lượng dầu đạt 3,4 triệu thùng/ngày vào tháng 12 năm 2012. Iraq dự định tăng sản lượng đến 5 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2014. Chỉ có khoảng 2.000 giếng dầu đã được khoan ở Iraq, so với khoảng 1 triệu giếng chỉ tính riêng ở Texas. Iraq là một trong những nhà sáng lập của tổ chức OPEC.


    Tính đến năm 2010, mặc dù cải thiện an ninh và hàng tỷ đô la doanh thu dầu, Iraq vẫn tạo ra khoảng một nửa lượng điện cho nhu cầu của khách hàng, dẫn đến các cuộc biểu tình trong những tháng hè nóng bức. Ngày 14 tháng 3 năm 2014, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết sản lượng dầu của Iraq đã tăng nửa triệu thùng một ngày vào tháng Hai tới trung bình 3,6 triệu thùng một ngày. Đất nước này đã không được bơm nhiều dầu như thế nhiều kể từ năm 1979, khi Saddam Hussein lên nắm quyền.

    Kinh tế Iraq phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lợi thu được từ dầu mỏ, hàng năm thu được khoảng 95% cho nguồn ngoại tệ của đất nước. Việc thiếu sự phát triển trong các lĩnh vực khác làm cho tỉ lệ thất nghiệp 18%–30% và kéo tụt GDP đầu người còn 4.000 USD. Việc làm trong lĩnh vực công chiếm gần 60% số lao động toàn thời gian năm 2011. Ngành công nghiệp xuất khẩu dầu tạo ra rất ít việc làm. Hiện nay chỉ có một tỷ lệ khiêm tốn phụ nữ (ước tính cao nhất cho năm 2011 là 22%) tham gia vào lực lượng lao động.[12] Tính đến năm 2016, GDP của Iraq đạt 156.323 USD (đứng thứ 56 thế giới, đứng thứ 20 châu Á và đứng thứ 6 Trung Đông).


    Trữ lượng khí nhiên: 3.738 tỷ mét khối

    Một cơ sở khai thác khí đốt tại Iraq
    Một cơ sở khai thác khí đốt tại Iraq
    Kinh tế Iraq phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lợi thu được từ dầu mỏ
    Kinh tế Iraq phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lợi thu được từ dầu mỏ
  13. Top 13

    Úc

    Nhiều khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt và gỗ chỉ là một vài trong số các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của Úc. Khí tự nhiên được sản xuất rộng rãi ở Úc. Các mỏ khí đốt tự nhiên có thể được tìm thấy trên khắp đất nước. Phần lớn khí đốt tự nhiên của Úc được sử dụng cho các mục đích gia dụng. Theo báo cáo, mọi bang trong liên minh đều có mỏ khí đốt tự nhiên thương mại.


    Các đường ống dẫn nối các cánh đồng với các thành phố lớn nhất của tiểu bang. Tại Úc, sản xuất khí đốt tự nhiên bắt đầu từ năm 1969 và tăng hơn 14 lần trong ba năm đầu tiên. Trữ lượng khí đốt tự nhiên của Australia được cho là lớn hàng nghìn tỷ tấn. Trên khắp lục địa, các tầng trầm tích chứa khí tự nhiên đã được lắng đọng ở đó. Trữ lượng dầu mỏ luôn được liệt kê trong số các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau của Úc. Dự trữ dầu mỏ là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị nhất của Úc, và chúng nằm ở Tây Úc. Dự trữ khí đốt tự nhiên của Australia được cho là có diện tích bề mặt là 3921 tỷ mét khối. Tính đến năm 2016, Úc có 1,193,000,000 thùng dự trữ dầu đã được chứng minh, xếp thứ 38 trong trữ lượng dầu của thế giới, với tổng số 1,650,585,140,000 thùng.


    Trữ lượng khí tự nhiên: 3.228 tỷ mét khối

    Khai thác than ở Australia
    Khai thác than ở Australia
    Sản lượng dầu khí lớn nhưng không đủ cung cho nhà máy điện
    Sản lượng dầu khí lớn nhưng không đủ cung cho nhà máy điện
  14. Mozambique bắt đầu xuất khẩu lô khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên. Mặt hàng xuất khẩu từ quốc gia Châu Phi này có thể giúp giảm bớt tình trạng khủng hoảng năng lượng của Châu Âu khi Nga siết chặt nguồn cung. Với Mozambique - một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới - việc xuất lô LNG đầu tiên đánh dấu sự kết thúc của một thập kỷ chờ đợi để kiếm tiền từ một trong những mỏ khí đốt ngoài khơi lớn nhất Châu Phi. Tổng thống Filipe Nyusi đã thông báo về việc lô LNG xuất khẩu trong thông cáo ngày 13.11.


    Dự án này có công suất 3,4 triệu tấn LNG mỗi năm - bằng khoảng 1/3 lượng LNG nhập khẩu vào Vương quốc Anh trong năm ngoái. Tháng trước, cơ quan quản lý dầu khí của Mozambique cho biết, chuyến hàng LNG đầu tiên sẽ được chuyển đến Châu Âu. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo, các thị trường LNG của Châu Âu đang chuẩn bị cho một mùa đông với nguồn cung không chắc chắn chưa từng có bởi các lệnh trừng phạt sau khi Nga phát động xung đột ở Ukraina. Cơ quan này lưu ý rằng không thể loại trừ khả năng các đường ống dẫn khí đốt đến Liên minh Châu Âu bị ngừng hoàn toàn. Điều này khiến các nguồn lực của Mozambique trở thành tâm điểm chú ý, ngay cả khi các dự án lớn nhất của nước này đối mặt với sự chậm trễ trong nhiều năm.


    Trữ lượng khí tự nhiên: 2.832 tỷ mét khối

    Tàu khí tự nhiên hóa lỏng nổi Coral-Sul của Eni ngoài khơi bờ biển phía bắc của Mozambique
    Tàu khí tự nhiên hóa lỏng nổi Coral-Sul của Eni ngoài khơi bờ biển phía bắc của Mozambique
    Mozambique khởi công dự án khí đốt 6 tỷ USD hợp tác với Trung Quốc
    Mozambique khởi công dự án khí đốt 6 tỷ USD hợp tác với Trung Quốc
  15. Top 15

    Canada

    Dù được kỳ vọng sẽ là nguồn cung thay thế quan trọng cho dầu mỏ và khí đốt của Nga nhưng các chuyên gia cho rằng, Canada sẽ khó có thể giúp châu Âu "hạ nhiệt" cuộc khủng hoảng năng lượng đang "căng như dây đàn". Sản lượng dầu của Canada hiện chủ yếu tập trung ở những bãi cát dầu tại tỉnh Alberta. Trữ lượng lớn và phong phú của khu vực này đã đưa Canada trở thành nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư trên thế giới và lớn nhất bên ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).

    Tuy nhiên, theo chuyên gia Tu Nguyen, trong khoảng 5 năm trở lại đây, các dự án khai thác dầu đã chịu nhiều sự phản đối từ phía dư luận xã hội và cộng đồng đầu tư khi nhiều nhà đầu tư cho rằng phát triển kinh tế cần phải chuyển hướng khỏi nhiên liệu hóa thạch để xây dựng “một tương lai tốt đẹp hơn”. Ông Johnston cho rằng, nhiều chính phủ, doanh nghiệp trong ngành đã nhận ra “tầm quan trọng của việc khử carbon trong nền kinh tế”, đồng thời áp dụng các mục tiêu và chính sách phát thải để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo; phát triển các công nghệ xanh, sạch như xe điện. “Dù vậy, việc thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch sẽ trở nên vô cùng khó khăn bởi vai trò to lớn của nguồn nhiên liệu này trong các lĩnh vực như giao thông vận tải – đặc biệt là vận tải đường dài như ngành hàng không”, ông nói.


    Trữ lượng khí tự nhiên: 2.067 tỷ mét khối

    Canada đang là niềm hy vọng lớn cho cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu
    Canada đang là niềm hy vọng lớn cho cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu
    Canada là một trong những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, chủ yếu là dầu cát.
    Canada là một trong những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, chủ yếu là dầu cát.




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |